• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền

Tiết 49: DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM

Môn học: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Hiểu rõ công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm hoàn thiện công việc được giao.

3. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. Luôn tự giác hoàn thành công việc được giao và vươn lên trong học tập.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Biết vận dụng kiến thức của bản thân để nhận ra công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, phiếu HT, sgk, thiết kế bài giảng, các tư liệu liên quan - Sgk, vở soạn, vở ghi

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Trò chơi Ai lên cao hơn c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs d. Tổ chức thực hiện

- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi Ai lên cao hơn bằng cách trả lời các câu hỏi. Mỗi câu hỏi đúng sẽ đc 10 điểm

(2)

- Gv nhận xét thái độ, ý thức tham gia của hs 2. Hoạt động hình thành kiến thức

2.1. Hoạt động 1: Dấu ngoặc đơn

a. Mục tiêu: Hs hiểu được công dụng của dấu ngoặc đơn b. Nội dung: Bài học trong sgk

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chiếu ngữ liệu, y/c học sinh đọc các ngữ liệu - Y/c hs hoạt động nhóm

- Gv chia lớp thành 3 nhóm theo tổ, y/c các nhóm thảo luận nội dung phần I

? Dấu ngoặc đơn trong các ví dụ trên dùng để làm gì ?

? Nếu bỏ phần dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích có thay đổi không ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hs thảo luận

+ Gv quan sát, nhắc nhở, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả

+ Hs trình bày kết quả + Kết quả dự kiến - Dùng đề đánh dấu :

a. Phần giải thích để làm rõ ngụ ý chỉ ai ( những người bản xứ ) phần này nhằm mục đích giải thích giúp người đọc hiểu rõ hơn được phần chú thích .

b. Phần thuyết minh về một loài động vật mà tên gọi của nó ( ba khía ) được dùng để gọi tên một con kênh, nhằm giúp người đọc hình dung được rõ hơn về con kênh này , c. Phần bổ sung thêm về năm sinh, năm mất của nhà thơ Lí Bạch, cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào .

- Không. Vì khi đặt một phần nào đó trong dấu ngoặc đơn thì người viết đã coi đó là phần chú thích, nhằm cung cấp thông tin kèm thêm, chứ nó không thuộc phần nghĩa cơ bản .

- Bước 4: Kết luận, nhận đinh

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu :

+ Phần giải thích để làm rõ ngụ ý chỉ ai (a).

+ Phần thuyết minh về một loài động vật mà tên gọi của nó được dùng làm tên gọi của một con kênh (b).

+ Phần bổ sung thêm về Lí Bạch (c).

(3)

+ Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt

- GV nói thêm về trường hợp dùng dấu ngoặc đơn ở phần I.

Trong VD : “ Trong tất cả những cố gắng của các nhà khai hoá nhằm bồi dưỡng cho dân tộc Việt Nam và dìu dắt họ lên con đường tiến bộ (?) thì phải kể việc bán rượu ti cưỡng bức !”

? Nguyễn Ái Quốc dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm hỏi và dấu chấm than có ý nghĩa như thế nào ?

- Tỏ ý mỉa mai, hoài nghi -> cách dùng đặc biệt .

? Vậy qua phần tìm hiểu trên, theo em dấu ngoặc đơn dùng để làm gì ?

2. Ghi nhớ 1

2.2. Hoạt động 2: Dấu hai chấm

a. Mục tiêu: Hs hiểu được công dụng của dấu hai chấm b. Nội dung: Bài học trong sgk

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs tìm hiểu công dụng của dấu hai chấm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chiếu ngữ liệu, y/c học sinh đọc các ngữ liệu - Y/c hs hoạt động nhóm

- Gv chia lớp thành 3 nhóm theo tổ, y/c các nhóm thảo luận nội dung phần II

? Dấu hai chấm trong các VD trên dùng để làm gì ?

? Dấu hai chấm còn được dùng với dấu nào ?

? Như vậy theo em dấu hai chấm có những công dụng gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hs thảo luận

+ Gv quan sát, nhắc nhở, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả

+ Hs trình bày kết quả + Kết quả dự kiến

- Dùng để đánh dấu ( Báo trước )

a. Lời đối thoại của Dế Mèn đối với Dế Choắt và của Dế Choắt đối với Dế Mèn )

- Dấu gạch ngang .

b. Lời dẫn trực tiếp ( TM dẫn lại lời của người xưa ) - Dùng với dấu ngoặc kép .

c. Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học .

- Bước 4: Kết luận, nhận đinh

+ Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Dấu hai chấm dùng để đánh dấu (Báo trước):

+ Lời đối thoại ( dùng với dấu gạch ngang) của DM và DC.

+ Lời dẫn trực tiếp (Dùng với dấu ngoặc kép)

+ Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu đi học

2. Ghi nhớ 3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

(4)

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS c. Sản phẩm: Bài làm của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chia lớp thành 6 nhóm theo sở thích ngành nghề (công việc) – Bác sĩ, Kế toán, Sáng chế máy móc, nghiên cứa khoa học, tiếp viên hàng không, hướng dẫn viên du lịch, y/c các nhóm thảo luận nội dung các bài tập trong sgk theo KT công đoạn. Sau khi các nhóm hoàn thiện bài tập của mình sẽ chuyển cho nhóm khác nhận xét, bổ sung lần lượt.

Bước 2: Thực hện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận trong vòng 7’

Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs báo cáo kết quả tìm hiểu - Kết quả dự kiến:

Bài tập 1:

Công dụng của đấu ngoặc đơn :

a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ : tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại thư .

b. Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn trong 2290m chiều dài của cầu có cả phần cầu dẫn

c. ở vị trí 1: đánh dấu phần bổ sung . VD : Anh ( chị ) hãy ...

ở vị trí 2: đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ những P. tiện ngôn ngữ ở đây là gì . Bài tập 2 : Giải thích công dụng của dấu hai chấm

a.Đánh dấu ( Báo trước) phần giải thích ý : họ thách nặng quá .

b. Đánh dấu (Báo trước ) lời đối thoại của DC với DM và thuyết minh nội dung mà DC khuyên DM

c. Đánh dấu (Báo trước) phần thuyết munh cho ý : đủ màu là những màu nào . Bài tập 3 : Hướng dẫn học sinh làm

- Có thể bỏ được nhưng nghĩa phần sau của dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng

Bài tập 4

- Khi thay như vậy nghĩa của câu cơ bản không thay đổi , nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm .

- Nếu viết lại “ Phong Nha gồm : Động khô và động nước” thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn , vì trong câu này vế “ động khô và động nước” không thể coi là phần thuộc phần chú thích .

Bài tập 5

- Sai, vì dấu ngoặc đơn (cũng như dấu ngoặc kép) bao giờ cũng được dùng thành cặp - Sửa lại : đặt thêm một dấu ngoặc đơn

Bài tập 6 : GV hướng dẫn học sinh làm.

HS Đọc bài, GV nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét

- GV chốt - động viên.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu: Hs biết vận dụng kiến thức dã học để viết đoạn văn b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS

c. Sản phẩm: Bài làm của hs d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

(5)

Hãy viết một đonạ văn từ 5 đến 7 câu nêu suy nghĩ của em về vấn đề gia tăng dân số và kế hoạch háo gia đình ở địa phương trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, tìm hiểu, viết đoạn Bước 3: Báo cáo

- Hs báo cáo kết quả

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét

IV. Hướng dẫn về nhà

- Học kĩ bài, nắm vững các đơn vị kiến thức đã học - Hoàn chỉnh các bài tập

- Xem bài : Dấu ngoặc kép , đọc và trả lời các câu hỏi.

+ Chuẩn bị bài tập phần luyện tập V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền

Tiết 50: LUYỆN NÓI

THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG

Môn học: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Củng cố, nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minhvề một thứ đồ dùng.

- Biết trình bày thuyết minh một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập và luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả cao trong học tập.

- Trách nhiệm: Nâng cao ý thức trách nhiệm bản thân với công việc.

3. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. Luôn tự giác hoàn thành công việc được giao và vươn lên trong học tập.

+ Năng lực hợp tác: Hiểu được nhiệm vụ của bản thân; Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm;

Phân tích được các công việc cần thực hiện trong nhóm và trách nhiệm của bản thân, đánh

(6)

giá được khả năng của mình và thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của bản thân trong công việc phù hợp với bản thân, với nhóm; sẵn sàng nhận công việc khó.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Biết vận dụng từ ngữ tiếng việt một cách tốt nhất để tìm hiểu về đối tượng và cách làm một bài văn thuyết minh về một tthứ đồ dùng

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục tinh thần sống co trách nhiệm, hòa bình, tôn trọng, tự do khi thuyết minh

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, sgk, thiết kế bài giảng - Sgk, vở soạn, vở ghi

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Hình ảnh về một số đồ dùng trong sinh hoạt

c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs d. Tổ chức thực hiện

- Gv chiếu hình ảnh một số đồ dùng học tập cho hs quan sát

- Y/c hs trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về những đồ dùng trên?

- Hs trả lời, gv dẫn dắt vào bài 2. Hoạt động thực hành

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đề

a. Mục tiêu: Hs hiểu được yêu cầu đề bài đặt ra : thể loại, đối tượng, nội dung…

b. Nội dung: Hiểu biết về cách tìm hiểu đề c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. T ch c th c hi nổ ứ ự ệ

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs tìm hiểu đề bài Đề bài: Thuyết minh về cái phích

(7)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ + Gv chiếu đề bài trên màn hình

+ Y/c hs đọc kỹ đề bài và trả lời các câu hỏi:

1. Hãy xác định thể loại cho đề văn trên?

2. Đối tượng thuyết minh là gì?

3. Nội dung thuyết minh như thế nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hs suy nghĩ trả lời

+ Gv quan sát

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động + Hs trả lời cá nhân

+ Kết quả dự kiến

1. Thể loại: Thuyết minh 2. Đối tượng: cái phích nước 3. Nội dung: Công dụng, cấu tạo + Cách giữ nhiệt

+ Cách bảo quản

- Bước 4: Kết luận, nhận định + Gv và hs cùng nhau nhận xét + Gv chốt trên màn hình

nước (bình thuỷ)

1. Thể loại: Thuyết minh 2. Đối tượng: cái phích nước 3. Nội dung: Công dụng, cấu tạo + Cách giữ nhiệt

+ Cách bảo quản

2.2. Hoạt động 2: Quan sát và tìm hiểu

a. Mục tiêu: Hs quan sát và tìm hiểu được cấu tạo của phích nước b. Nội dung: Hiểu biết về cấu tạo của phích nước

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. T ch c th c hi nổ ứ ự ệ

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs quan sát và tìm hiểu - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Gv chiếu hình ảnh cái phích nước trên màn hình + Y/c hs quan sát thật kỹ và trả lời các câu hỏi:

? Nhìn vào hình dưới đây và cho biết em quan sát được gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hs suy nghĩ trả lời

+ Gv quan sát

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động + Hs trả lời cá nhân

+ Kết quả dự kiến - Phích nước

- Gồm 2 phần: vỏ và ruột + Vỏ có quai xách, nắp đậy + Đế phích

+ Ruột phích

- Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gồm 2 phần: vỏ và ruột + Vỏ có quai xách, nắp đậy + Đế phích

+ Ruột phích

(8)

+ Gv và hs cùng nhau nhận xét + Gv chốt trên màn hình

2.3. Hoạt động 3: Lập dàn ý

a. Mục tiêu: Hs biết lập dàn ý hoàn chỉnh cho đề bài

b. Nội dung: Dàn ý của bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng c. Sản phẩm: Bố cục của đề văn

d. T ch c th c hi nổ ứ ự ệ

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs lập dàn ý - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ + Y/c hs lập dàn ý cho đề văn - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hs suy nghĩ viết ra giấy nháp + Gv quan sát

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động + Hs trả lời cá nhân

+ Kết quả dự kiến 1. Mở bài:

- Giới thiệu cái phích nước (bình thủy) 2. Thân bài:

a) Cấu tạo của phích nước:

- Chất liệu vỏ: sắt hoặc nhựa - Màu sắc: nhiều màu khác nhau - Ruột: 2 lớp chân không ở giữa. Phía trong lớp chân không được tráng bạc nhằm hắt nhiệt lại để giữ nhiệt.

- Miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt

b) Công dụng:

- Dùng trong đời sống của con người. Giữ nhiệt được trong vòng 6 tiếng đồng hồ (nước từ 1000 C còn 700 C )

c) Cách bảo quản và sử dụng:

3. Kết bài:

- Vai trò của phích nước trong đời sống hằng ngày - Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Gv và hs cùng nhau nhận xét + Gv chốt trên màn hình

III. Lập dàn ý

1. Mở bài:

- Giới thiệu cái phích nước (bình thủy)

2. Thân bài:

a) Cấu tạo của phích nước:

- Chất liệu vỏ: sắt hoặc nhựa - Màu sắc: nhiều màu khác nhau - Ruột: 2 lớp chân không ở giữa. Phía trong lớp chân không được tráng bạc nhằm hắt nhiệt lại để giữ nhiệt.

- Miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt

b) Công dụng:

- Dùng trong đời sống của con người.

Giữ nhiệt được trong vòng 6 tiếng đồng hồ (nước từ 1000 C còn 700 C ) c) Cách bảo quản và sử dụng:

3. Kết bài:

- Vai trò của phích nước trong đời sống hằng ngày

3. Hoạt động luyện nói

a. Mục tiêu: Hs viết thành từng đoạn và luyện nói trước gương b. Nội dung: Các đoạn văn theo bố cục

c. Sản phẩm: Bài viết của hs d. T ch c th c hi nổ ứ ự ệ

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

(9)

* Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs viết các đoạn theo bố cục - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Y/c hs viết đoạn mở bài, thân bài và kết bài

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Hs suy nghĩ viết ra giấy nháp

+ Gv quan sát

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

+ Hs trình bày bài viết của mình

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ Gv và hs cùng nhau nghe, nhận xét

* Gợi ý :

Kính thưa các thầy cô, thưa các bạn thân mến ! Hiện nay tuy nhiều gia đình khá giả đã có bình nóng lạnh, hoặc các loại phích hiện đại, nhưng đại đa ...

... Vì vậy từ lâu cái phích đã trở thành một vật dụng vô cùng quan trọng và quen thuộc trong nhiều gia đình người Việt Nam chúng ta ...

Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe .

1. Viết đoạn mở bài

+ Giới thiệu khái quát về cái phích.

2. Viết đoạn thân bài

a. Cấu tạo ngoài của phích nước

* Vỏ phích :- Chất liệu: nhựa, sắt - Màu sắc: đa dạng

- Trang trí

* Quai phích:

- Quai phần thân phích - Quai phía trên

* Nắp đậy:

- Nắp trong:

- Nắp ngoài:

* Đế phích: Có tác dụng gì?

b. Cấu tạo trong của phích

- Ruột phích được làm bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài tác dụng …

- Phía trong lớp thuỷ tinh tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt ....

- Miệng thu nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt ....

- Đáy bình là … tác dụng ...

c. Công dụng, cách bảo quản và sử dụng phích.

* Công dụng:

- Giữ cho nước luôn được nóng - Mọi người đều cần đến nước nóng

* Cách sử dụng và bảo quản:

- Lúc mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay mà cho nước ấm vào ½ phích và để 30 phút rồi mới đổ nước sôi vào

- Để tránh khỏi vỡ nên để chỗ bằng phẳng. Không nên rót đầy nước nước để giữ nhiệt được lâu

- Tránh gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

- Không làm rơi, không để mạnh tay 3. Viết đoạn kết bài

+ Vai trò của phích nước trong đời sống hằng ngày IV. Hướng dẫn về nhà

- Học bài, xem lại văn thuyết minh - Viết hàn chỉnh toàn bộ bài văn trên - Chuẩn bị ôn tập văn thuyết minh V. Rút kinh nghiệm

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền

(10)

Tiết 51:

DẤU NGOẶC KÉP

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Khuyến khích hs tự đọc) Môn học: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép và biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết . 2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm hoàn thiện công việc được giao.

3. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. Luôn tự giác hoàn thành công việc được giao và vươn lên trong học tập.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Biết vận dụng kiến thức của bản thân để nhận ra công dụng và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, sgk, thiết kế bài giảng - Sgk, vở soạn, vở ghi

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Đoạn văn có sử dụng dấu hai chấm c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực thiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chiếu đoạn văn, y/c hs đọc và trả lời câu hỏi

- Chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn sau :

Này ! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo rằng : “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !

( Lão Hạc - Nam Cao ) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs suy nghĩ, trả lời miệng Bước 3: Báo cáo kết quả - Câu trả lời của hs

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt, dẫn dắt vào bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức

2.1. Hoạt động 1: Công dụng của dấu ngoặc kép

(11)

a. Mục tiêu: Hs nhận ra những công dụng của dấu ngoặc kép và phân biệt được lời dẫn trực tiêp, lời dẫn gián tiếp

b. Nội dung: Các đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs phân tích ngữ liệu để tìm ra công dụng của dấu ngoặc kép

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chiếu ngữ liệu, y/c hs đọc ngữ liệu - Hs trả lời cá nhân

? Dấu ngoặc kép trong các trường hợp trên dùng để làm gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ, trả lời ra giấy nháp - Gv quan sát, hướng dẫn

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs báo cáo kết quả, hs khác nghe - Kết quả dự kiến

- Dùng để đánh dấu:

a. Lời dẫn trực tiếp (một câu nói của Găng đi )

b. Từ ngữ được hiểu theo một nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ - dùng từ dải lụa để chỉ chiếc cầu (xem chiếc cầu như một dải lụa).

c. Từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Ở đây, tác giả mỉa mai bằng việc dùng lại chính những từ ngữ mà Thực dân Pháp thường dùng khi nói về sự cai trị của chúng đối với Việt Nam: khai hóa văn minh cho một dân tộc lạc hậu. Vì vậy cũng có thể coi dấu ngoặc kép trong đoạn trích được dùng với cách: đánh dấu lời dẫn trực tiếp

d. Đánh dấu tên của các vở kịch.

Bước 4. Đánh giá, kết luận, nhận định - Gv và hs nhận xét, đánh giá, bổ sung

? Vậy từ việc tìm hiểu trên em thấy dấu ngoặc kép có những công dụng gì ?

- Học sinh lấy thêm ví dụ

* GV chiếu BT và y/c hs suy nghĩ trả lời

Vì sao trong hai câu sau đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau?

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

b. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Người chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Đánh dấu từ ngữ, câu,đoạn dẫn trực tiếp.

- Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai .

- Đánh dấu tên của các tác phẩm, từ báo, tập san.

2. Ghi nhớ * Lưu ý

- Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép cần chính xác cả về từ ngữ lẫn dấu câu

- Khi chuyển lời dẫn trực

(12)

- Gợi ý:

 Dùng dấu ngoặc kép và dấu hai chấm vì câu nói được dẫn nguyên văn (lời dẫn trực tiếp).

 Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp).

tiếp sang lời dẫn gián tiếp, không dùng dấu ngoặc kép và cần thay đổi một số từ ngữ cho phù hợp

- Trong văn bản in thì tên tác phẩm, tập san… có thể in đậm, in nghiêng hoặc gạch chân nhưng trong văn bản viết tay cần dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu là tiện lợi và phổ biến.

2. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua các bài tập.

b. Nội dung: Các bài tập trong sgk c. Sản phẩm: Bài làm của hs d. Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV y/c hs đọc các bài tập trong sgk - Y/c hs làm BT ra giấy nháp

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ, trả lời

Bước 3:Báo cáo kết quả

- Gv gọi 2 hs lên bảng trình bày kết quả lên bảng - Kết quả dự kiến

Bài 1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau:

a. Nó cứ làm y như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng : “A!

Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

 Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp. Đây là những câu nói mà lão Hạc tưởng như là cậu Vàng muốn nói với lão

b. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

 Đánh dấu từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai

c. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn

 Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp

d. Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn : Nghe càng đắm, ngắm càng say,

Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.

Cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quả không lấy gì làm đẹp!

(Hoài Thanh, trong tập nghị luận và phê bình văn học, tập I)

 Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp

Bài 2. Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết) trong những đoạn trích sau và giải thích lí do.

a. Đặt sau “ cười bảo”- đánh dấu lời đối thoại, dấu ngoặc kép ở “cá tươi” và “tươi”

( Đánh dấu từ ngữ được dẫn lại )

b. Đặt sau “chú Tiến Lê”- đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Cháu - viết hoa bắt đầu câu c. Đặt sau “ bảo hắn” - đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Đặt dấu “’’ cho phần “ Đây là ...sào” ( Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, viết hoa từ đây). Lời dẫn trực tiếp trong trường hợp

(13)

này không phải là lời của người khác mà là lời của chính người nói (ông giáo) được dùng vào một thời điểm khác (lúc con trai lão Hạc trở về )

3. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Viết đoạn văn có sử dụng các loại dấu đã học c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Viết đoạn văn thuyết minh ngắn có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh viết ra giấy nháp

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - Hs báo cáo kết quả

Ví dụ: Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.

Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ…) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải…).Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. Bảo vệ tốt môi trường giúp con người tạo ra cuộc sống tốt đẹp, phát triển bền vững lâu dài. Vì vậy, để bảo vệ môi trường, con người cần sống và hành động theo lời kêu gọi: “Vì một thế giới xanh, sạch đẹp”.

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động - Gọi 2 hs đọc bài viết của mình

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá IV. Hướng dẫn về nhà

- Học bài, hoàn thành các BT vào vở

- Học bài, nắm vững các đơn vị kiến thức bài học - Hoàn thành các bài tập

- Tự ôn tập lại về dấu câu . V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền Tiết 52:

VĂN BẢN: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN

(14)

(Phan Châu Trinh)

- Ôn luyện về dấu câu (khuyến khích hs tự đọc) Môn học: Ngữ Văn - Lớp 8

Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Thấy được đóng góp của nhà chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh cho nền văn học VN đầu thế kỉ XX.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của những người chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

2. Phẩm chất

- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương, đất nước (tinh thần yêu nước).

- Trách nhiệm: Sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước, biết bảo vệ bờ cõi dân tộc khỏi sự xâm lược của kẻ thù bằng việc noi gương các anh hùng dân tộc.

3. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi xấu có hại đến người khác.

+ Năng lực hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực đọc – hiểu văn bản: Biết cách phân tích, tìm hiểu về một văn bản thơ về tinh thần yêu nước.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: tôn vinh, biết ơn những người xả thân vì nước - Lên án kẻ thù cướp nước, đàn áp nghười yêu nước

- Có khát vọng độc lập, hòa bình

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời giuan bị tù đầy trong nhà ngục của tưởng Giới Thạch

* Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh: Ví dụ minh họa về hình ảnh của các nhà yêu nước, chiến sỹ cộng sản trong các nhà lao đế quốc

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, phiếu HT, sgk, thiết kế bài giảng - Sgk, vở soạn, vở ghi

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung c. Sản phẩm

d. Tổ chức thực hiện

- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi Du lịch cùng Doremon b ng cách tr l i các câuằ ả ờ h i. M i câu úng ỏ ỗ đ được 10 i mđ ể

(15)

- Gv nhận xét ý thức, thái độ tham gia của hs 2. Hoạt động hình thành kiến thức

2.1. Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Hs có những hiểu biết cơ bản về nhà thơ Phan Châu Trinh, biết cách đọc bài thơ, nắm được bố cục bài thơ

b. Nội dung: Một số thông tin về tác giả tác phẩm c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs đọc văn bản

- GV nêu yêu cầu đọc : Đọc diễn cảm, chú ý thể hiện khẩu khí ngang tàng và giọng điệu hào hùng của bài thơ .

- GV đọc, gọi hai học sinh đọc - nhận xét.

- Học sinh giải thích các chú thích 4, 5, 6.

Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu về tác gải, tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Y/c hs hoạt động cá nhân bằng cách trả lời câu hỏi vào phiếu HT

1. Đọc và tìm hiểu chung chung

2. Tác giả, tác phẩm

Phiếu HT số 1 Tác giả, tác phẩm

? Bằng những hiểu biết của mình và kiến thức trong sgk hãy trình bày những nét cơ bản về tác giả?

? Bài "Đập đá ở Côn Lôn" được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào ?

(16)

? Bài thơ được làm theo thể thơ nào ?

? Hãy xác định nhân vật trữ tình của bài thơ ?

? Người đập đá có liên quan như thế nào đối với tác giả bài thơ này?

? Theo dõi văn bản em thấy nhân vật trữ tình được biểu hiện qua những nội dung nào ?

? Hãy phân định các lời thơ tương ứng với hai nội dung trên?

? Văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào ? Trong đó phương thức nào là chính ?

? Phần nội dung nào sử dụng tự sự như một yếu tố để biểu cảm?

? Phần nội dung nào thuần túy biểu cảm ?

? Ấn tượng chung về giọng điệu chung của bài thơ này là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs trả lời

Phiếu HT số 1 Tác giả, tác phẩm

? Bằng những hiểu biết của mình và kiến thức trong sgk hãy trình bày những nét cơ bản về tác giả?

? Bài "Đập đá ở Côn Lôn" được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào ?

? Bài thơ được làm theo thể thơ nào ? - Thất ngôn bát cú Đường luật

? Hãy xác định nhân vật trữ tình của b ià

th ? ơ - Người đập đá xưng làm trai và kẻ vá trời .

? Người đập đá có liên quan như thế nào

đối với tác giả bài thơ này? - Chính là Phan Châu Trinh.

? Theo dõi văn bản em thấy nhân vật trữ

tình được biểu hiện qua những nội dung nào ?

- Công việc đập đá; cảm nghĩ từ việc đập đá .

? Hãy phân định các lời thơ tương ứng với

hai nội dung trên? - Bốn câu đầu; Bốn câu cuối

? Văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào ? Trong đó phương thức nào là chính ?

- Biểu cảm và tự sự, trong đó biểu cảm là chính .

? Phần nội dung nào sử dụng tự sự như một yếu tố để biểu cảm?

- Công việc đập đá.

? Phần nội dung nào thuần túy biểu cảm ? - Cảm nghĩ từ việc đập đá. Bài thơ thuộc về loại thơ tỏ chí, tỏ lòng từ truyền thống thơ phương đông thời trung đại, trong mạch thơ tù. Với ý nghĩa này nó thật gần gũi với bài thơ

"Vào nhà ngục QĐ cảm tác" của PBC.

? Ấn tượng chung về giọng điệu chung của

bài thơ này là gì? - Hùng tráng khỏe khoắn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, chốt

a. Tác giả

- Phan Chu Trinh ( 1872- 1926 ) hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã.

- Ông là người đề xướng dân chủ, bãi bỏ chế

(17)

độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.

b. Tác phẩm

- Bài thơ được làm khi PCT bị bắt lao động khổ sai ở Côn Đảo .

- Bố cục : 2 phần.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm (kết hợp tự sự).

2.2. Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Hs hiểu được Hình ảnh người tù cách mạng và những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả

b. Nội dung: Nội dung trong bài học c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu hình ảnh người tù cách mạng qua 4 câu đầu

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv y/c hs hoạt động cá nhân bằng cách trả lời các câu hỏi

? Đập đá là một công việc bình thường nhưng đập đá ở Côn Lôn có phải là một công việc bình thường không ? Vì sao ? - Không bình thường vì đây là công việc khổ sai, buộc tù nhân phải làm.

? Chủ thể làm trai trong lời thơ: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn ...núi non có thể gợi ra cho em những cách hiểu nào ? và em chọn cách hiểu nào ?

- H/a con người đang dũng cảm LĐ đập đá ở Côn Lôn.

- Làm trai là làm người con trai giữa đảo khơi nguy hiểm - Làm trai là tư thế sống của con người có thể làm những điều phi thường ở chốn hiểm nguy.

- Làm trai là quan niệm sống anh hùng của các đấng nam nhi dám chống chọi với gian nguy để chiến thắng.

- Nguyễn Công Trứ :

"Chí làm trai nam bắc tây đông Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể"

- Làm trai cho đáng nên trai

Xuống đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài yên ( ca dao ) "Làm trai đứng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông"

( Nguyễn Công Trứ ) - Đã sinh làm trai cũng phải khác đời. (Phan Bội Châu) Đó là quan niệm nhân sinh truyền thống, là lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khẳng định bản thân người đàn ông, người trai thời loạn, là khát vọng hành động cao cả phi thường. Còn người tù đứng giữa đất Côn Lôn, giữa một hòn đảo xa, giữa biển trời núi non hùng vĩ không hề cảm thấy mình nhỏ bé mà tự hào về vị thế của mình, ý chí cương dũng của mình.

? Lừng lẫy ở đây được hiểu như thế nào ? - Ngạo nghễ, lẫm liệt. Lở núi non

? Phá núi lấy đá thì có gì mà lừng lẫy?

1. Hình ảnh người tù cách mạng

(18)

Hiểu theo nghĩa tượng trưng và theo cách nói khoa trương thì đó là công việc phi phàm của thần trụ trời, của bà Nữ Oa đội đá vá trời, của chàng Hậu Nghệ bắn mặt trời. Người tù đập đá, trong tư thế vung búa phá núi thoắt bỗng trở thành dũng sĩ huyền thoại với vị thế và tầm kích lớn lao dị thường mang vẻ đẹp hùng tráng, khôi vĩ .

? Từ đó đã làm sáng lên phẩm chất nào của người yêu nước trong bài thơ này ?

- Khí phách hiên ngang; không sợ nguy nan.

? Từ hai câu thơ tiếp theo hãy cho biết công việc đập đá được miêu tả như thế nào ? Những hình ảnh và hành động đập đá của những người tù có gây cho em cảm giác nặng nhọc vất vả không ?

- Xách búa đập tan ...nét bút khoa trương...

? Hình dung của em về tính chất thực của công việc đập đá này ?

- Bằng thủ công; việc nặng khối lượng lớn ; chỉ dành cho tù khổ sai

Nhưng với hành động dũng mãnh: xách búa đập tan ...và ra tay đập bể...thì việc đập đá ở Côn Lôn mang một ý nghĩa khác. Theo em đó là ý nghĩa gì ?

- Ý nghĩa tinh thần: dám đương đầu, vượt lên, chiến thắng mọi gian khổ

? Nhận xét về giọng điệu, cách dùng từ, phép đối trong bốn câu thơ đầu và tác dụng của chúng ?

- Giọng điệu hùng tráng sôi nổi; dùng động từ mạnh; đối ở câu 3 và 4 .

- Tác dụng : gợi tả công việc đập đá; diễn tả khí phách hiên ngang của con người

? Từ đó vẻ đẹp nào của người tù yêu nước được bộc lộ?

- Hiên ngang kiên cường trước gian nan. Có thể nói bốn câu thơ đầu đã dựng lên bức tượng đài uy nghi về những tù nhân Côn Đảo, những anh hùng cứu nước giữa địa ngục trần gian, với khí phách hiên ngang, lẫm liệt giữa đất trời.

Việc lao động khổ sai ở Côn Lôn đã gợi lên ở người tù yêu nước những cảm nghĩ sâu sắc về bản thân

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hs làm vào phiếu HT

- Bước 3: Báo cáo kết quả + Hs trình bày kết quả

- Bước 4: Kết luận, nhận đinh

+ Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt

- Hình ảnh người tù trong tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt thể hiện khí phách hiên ngang, kiên cường trước gian nguy, cái thế vượt lên trên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh của người tù yêu nước.

Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Y/c hs hoatonạt đô cá nhân

? Từ câu thơ: "Tháng ngày bao quản thân sành sỏi" cho em hiểu cảm nghĩ nào của con người được biểu hiện ?

- Tự thấy mình có tấm thân dày dạn, phong trần qua nhiều thử

2. Những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả

(19)

thách

? Từ chú thích 5 trong sgk em hiểu cảm nghĩ nào của con người được biểu hiện trong câu thơ: Mưa nắng càng bền dạ sắt son ?

- Tự thấy mình có tinh thần cứng cỏi, trung kiên không sờn lòng, đổi chí trước mọi gian lao thử thách .

? Phép đối trong cặp câu này có tác dụng như thế nào ?

- Làm rõ sức chịu đựng mãnh liệt về thể xác lẫn tinh thần của con người trước thử thách gian nan. Không có khó khăn nào, công việc nặng nhọc nào có thể làm chùn bước, làm đổi thay, quyết tâm và ý chí của người tù trên đảo. Càng khó khăn, càng bền chí, càng gian khổ càng son sắt một lòng.

? Từ đó toát lên p/c cao quý nào của người tù yêu nước ? - Bất khuất trước gian nguy, trung thành với lí tưởng yêu nước .

? Theo dõi cặp câu kết của bài thơ, hãy cho biết hai câu thơ : Những kẻ vá trời khi ....con con nói về điều gì ? Mạch thơ khoa trương ở hai câu kết lại tăng mạnh, em hãy chỉ rõ ? - Những người có gan làm việc lớn, khi phải chịu cảnh tù đày chỉ là việc nhỏ, không có gì đáng nói.

? Tự thấy mình là kẻ vá trời khi lỡ bước, điều đó cho thấy con người ở đây nghĩ gì về bản thân ?

- Tự hào kiêu hãnh về công việc to lớn mà mình theo đuổi;

xem thường việc tù đày

? Sự đối lập về cấu trúc giữa lời thơ: những kẻ vá trời và việc cỏn con có ý nghĩa gì ? Từ đó phẩm chất tinh thần cao quý nào của người tù được bộc lộ?

- Khẳng định lí tưởng yêu nước lớn lao mới là điều quan trọng nhất .

? Từ đó phẩm chất tinh thần cao quý nào của người tù được bộc lộ ?

- Tin tưởng mãnh liệt ở sự yêu nước của mình; coi khinh gian lao, tù đầy .

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hs làm vào phiếu HT

- Bước 3: Báo cáo kết quả + Hs trình bày kết quả

- Bước 4: Kết luận, nhận đinh

+ Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt

- Tinh thần bất khuất trước gian nguy, trung thành với lí tưởng yêu nước của người tù CM khẳng định niềm tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp mình đã chọn.

* Nhiệm vụ 3: Hướng dẫn hs tổng kết văn bản

? Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn đã làm hiện lên những vẻ đẹp nào của người tù yêu nước ?

- Hiên ngang trung thành với lí tưởng yêu nước.

? Từ đó giúp em hiểu thêm những điều cao quý nào về con người PCT cũng như các nhà yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX ?

? Hình ảnh lẫm liệt của người tù đập đá ở Côn Lôn gợi những cảm xúc suy nghĩ nào trong em ?

- Khí phách hiên ngang, chấp nhận mọi gian lao thử thách trên con đường cứu nước được thể hiện trong nhiều bài thơ của

3. Tổng kết 3.1. Nội dung

- Hình ảnh người tù với công việc lao độngkhổ sai cực nhọc.

- Hình tượng người anh hùng trong cảnh nguy nan.

+ Khí phách hiên ngang, lẫm liệt.

+ Niềm tin vào lí tưởng và ý chí chiến đấu sắt son.

(20)

những người yêu nước Việt Nam .

? Em biết thêm bài thơ nào về chủ đề này ?

? Em hãy nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu của văn bản? ? Em học tập được điều gì từ phong cách nghệ thuật của tác giả trong bài thơ này ?

+ Hành động phi thường, tầm vóc lớn lao.

3.2. Nghệ thuật:

- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa.

- Sử dụng bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng.

3.3. Ghi nhớ 3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS c. Sản phẩm: Bài làm của hs

d. Tổ chức thực hiện:

- Y/c hs đọc diễn cảm bài thơ - Gv gọi 2-3 hs lên đọc diễn cảm - Gv và hs nhận xét

* Ôn luyện về dấu câu (hs tự tìm hiểu theo sgk) IV. Hướng dẫn về nhà

- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích được hai bài thơ - Chuẩn bị bài : Muốn làm thằng cuội; Hai chữ nước nhà.

+ Chuẩn bị bài Muốn làm thằng Cuội - Tìm hiểu về tác giả Tản Đà.

+ Xem lại thể thơ thất ngôn bát cú, Song thất lục bát và tìm ra những điểm mới giữa bài thơ này so với một số bài thơ khác - ví dụ: bài Qua đèo ngang, Sau phút chia li.

+ Tìm hiểu về tâm trạng thi sĩ, ước muốn của tác giả.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ba là, gắn việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Quận 1, TPHCM Các nhà sáng lập Chủ nghĩa xã hội khoa học

+ Lập kế hoạch học tập rõ ràng, chi tiết, phù hợp với năng lực bản thân. + Tự đặt ra phần thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu học tập và hình phạt khi không đạt

Tự chủ - Tự học - Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập các nội dung học hát, nhạc lý.. 6 Giao tiếp

Bài báo này đề cập những khó khăn của giáo viên Tiểu học trong việc dạy một số bài học thực hành trong môn học Tự nhiên- Xã hội và giới thiệu một Kế hoạch dạy học như

B.Phân tích cho Hà thấy việc làm của Hoa thể hiện bạn quan tâm và sống chan hòa với mọi người, biết giúp đỡ người khác, việc làm đó cần phải được nêu gương trước tập

Tự chủ - Tự học - Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập các nội dung ôn TĐN..

-Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong học tập và sinh hoạt ở trường -Hình thành cho HS năng lực tự chủ qua việc tự lực, tự giác trong học tập và rèn luyện, thể

Như vậy, có thể nói, sinh viên Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông có khả năng tương đối tốt trong việc thực hiện các kỹ năng cơ bản trên lớp