• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hs đọc ngữ liệu Tập làm văn sgk/ (Ngữ Văn 8 tập 1) hoàn thiện phiếu học tập sau:

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hs đọc ngữ liệu Tập làm văn sgk/ (Ngữ Văn 8 tập 1) hoàn thiện phiếu học tập sau:"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Tuần 17( 27/12-1/1/2022): NGỮ VĂN 8-HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Tiết 65: Văn bản: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC ( khuyến khích học sinh tự đọc)- ( PHAN BỘI CHÂU)

Tiết 66: Văn bản: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI ( khuyến khích học sinh tự đọc)- TẢN ĐÀ

Tiết 67: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI LÀM THƠ BẢY CHỮ Tiết 68: ÔN TẬP TỔNG HỢP HKI

--- Tiết 65: Văn bản: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC ( khuyến khích học sinh tự đọc)- ( PHAN BỘI CHÂU)

GỢI Ý TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Hs đọc ngữ liệu văn bản “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” sgk/ (Ngữ Văn 8 tập 1) hoàn thiện phiếu học tập sau:

Câu hỏi Dự kiến sản phẩm

1.Nêu vài nét về tác giả-tác phẩm ? * Phan Bội Châu (1867-1940)

- Là một nhà yêu nước, nhà CM lớn của dân tộc đầu TK XX.

- Là nhà thơ, nhà văn lớn

PTBĐ: Biểu cảm ->Thể loại thơ trữ tình.

- Thể thơ : thất ngôn bát có Đường luật + Toàn bài có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

+ Hiệp vần ở cuối các câu: 1, 2, 3, 5, 8 và là vần bằng

+ Hai cặp 3-4 và 5-6 đối nhau.

+ Kết cấu: 4 phần: Đề (câu 1-2), Thực (câu3-4), Luận( câu 5- 6), Kết ( câu 7-8) - Bài thơ là cảm xúc được viết trong hoàn cảnh tù đày, lao động khổ sai.

- Nhân vật trữ tình là hình ảnh người tù yêu nước

Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

(2)

2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Hs đọc ngữ liệu văn bản “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” sgk/ (Ngữ Văn 8 tập 1) hoàn thiện phiếu học tập sau:

Câu hỏi Dự kiến sản phẩm 1. Khí phách và phong thái của

nhà chí sĩ yêu nước PBC khi rơi vào vũng tự ngục được thể hiện trong bài thơ như thế nào?

Qua đó cho ta thấy được khí phách và phong thái gì của tác giả ?

+ Xem nhà ngục chỉ là một trạm nghỉ chân sau chặng đường dài (Thái độ bình tĩnh, chủ động, chấp nhận trước mọi tai ương, hoạn nạn. Khẩu khí ngang tàng, rắn rái, mang tính chất tự khẳng định).

=>Phong thái ung dung, đường hoàng, bình tĩnh, tự chủ ngay cả trong nguy nan.

2. Trong 2 câu 3,4 tác giả đó nói về cuộc đời mình như thế nào? Nhận xét âm hưởng, giọng điệu của 2 câu thơ này so víi 2 câu thơ đầu ? Lời tâm sự đó có ý nghĩa như thế nào? Lời tâm sự đó cho ta thấy được nét đẹp nào trong tâm hồn người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu?

+ Cuộc đời: khách không nhà trong bốn biển, có tội giữa năm châu

+ Âm điệu hài hước, giễu cợt bản án phi chính nghĩa, phản công lý của kẻ thự pha chút chua chát

->Một cuộc đời bôn ba sóng gió, đầy bất trắc và hiểm nguy + Lời tâm sự không phải là để than thân mà có ý nghĩa như một lời tố cáo tội ác của thực dân xâm lược đồng thời làm nổi bật khí phách hiên ngang của người cách mạng trong cảnh ngục tù.

->Tầm vóc lớn lao phi thường, giàu đức hi sinh vì sự nghiệp lớn

=>Lạc quan, kiên cường, chấp nhận nguy nan trên đường tranh đấu.

3. Nhận xét âm hưởng và biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai câu 5,6? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó? Qua đó cho ta thấy được nét đẹp nào của người anh hùng?

+ Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế -> ôm ấp lí tưởng hoài bão trị nước cứu đời.

+ Mở miệng cười tan cuộc oán thù ->Tiếng cười có sức mạnh chiến thắng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, thể hiện niềm tin thắng lợi của cuộc chiến đấu ->Âm hưởng: hào hùng, lóng mạn, lối nói quỏ, khoa trương, nghệ thuật đối (đối ý và thanh) => Khẳng định lí tưởng hoài bão lớn lao, khí phách anh hùng của bậc trượng phu

4. Em hiểu như thế nào về hai câu kết của bài thơ? Nhận xét giọng điệu, lời thơ, biện pháp nghệ thuật đựơc sử dụng ở hai câu kết và tác dụng của nó? Hai câu kết thể hiện tư tưởng gì của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu?

+ Thân ấy hãy còn ... -> Còn sống là còn chiến đấu, còn theo đuổi lí tưởng và hoài bão mà mình đó lựa chọn: đấu tranh giải phóng dân tộc, bất chấp mọi thử thách, gian nan

+ Giọng thơ mạnh mẽ,dứt khóat, dừng dạc

+ Nghệ thuật: điệp từ “còn”, dấu phẩy ngắt giữa câu ->làm cho lời nói trở nờn dừng dạc, dứt khóat, tăng ý khẳng định cho câu thơ.

=>Tư thế hiên ngang bất khuất, ý chớ kiên cường và quyết tâm sắt đá coi thường mọi thử thách, gian lao

(3)

3 Tiết 68

ÔN TẬP TỔNG HỢP HKI I. Mục tiêu bài học:

Kiến thức:

- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức của các văn bản được học ở kì I lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về ND tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản.

- Hệ thống được các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.

- Hệ thống hoá các kiến thức và kỹ năng phần tập làm văn đã học trong HKI: Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự.

1. Học sinh hiểu được: Đánh giá việc nắm các nội dung cơ bản của cả ba phần Văn bản- Tiếng Việt-Tập làm văn SGK Ngữ văn 8 tập một.

5. Nêu những nét đặc sắc về ND và NT của hai bài thơ?

Tổng kết:

-Ghi nhớ/sgk 6. Hs đọc phần Luyện tập:

Hãy cho biết 2 bài thơ có điểm gì giống nhau? Điểm nào khác nhau?

- Dựa vào kiến thức đó học hãy thuyết minh ngắn gọn về thể thơ của 2 bài thơ này ?

- PTBĐ: Biểu cảm ->Thể loại thơ trữ tình.

- Thể thơ : thất ngôn bát có Đường luật

- Nhân vật trữ tình đều là h/ảnh người tù yêu nước

- Đều thể hiện khí phách hiên ngang, quyết tâm sắt đá, coi thường thử thách, gian nan.

- Bút pháp lóng mạn, giọng điệu hào hùng * Điểm khác nhau:

- “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” được PBC sáng tác khi vừa bị bắt giam ở QĐ.

7.Viết đoạn văn từ 5 đến 6 câu trình bày cảm nghĩ của em về hình tượng người tù đập đá ở Côn Đảo thể hiện trong bài thơ

“Đập đá ở Côn Lôn”

-Bài làm của HS:

8.Sưu tầm một số hình ảnh và thơ văn về côn đảo hoặc nhà từ thực dân để hiểu rõ hơn hai văn bản trên

-Bài làm của HS:

(4)

4

- Nhận ra được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình về nội dung và hình thức trình bày. Từ đó thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi trong bài để bài sau làm tốt hơn

2. Học sinh làm được:

- Vận dụng kiến thức đã học vào trình bày văn bản hoàn chỉnh.

Xem xét sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của ba phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn của môn học Ngữ văn trong một bài kiểm tra.

3. Học sinh đạt được:

- Biết tự học, giải quyết vấn đề, năng lực phân tích . - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Yêu văn chương.

II. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học

1.Hình thức : Tổ chức các hoạt động học tập cặp đôi, nhóm, hoạt động cá nhân.

2.Phương pháp : Phân tích mẫu, quy nạp, gợi tìm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề…

3.Kĩ thuật dạy học : Thảo luận nhóm, trình bày một phút...

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU GV: - Thiết kế bài giảng

- Phiếu học tập

HS: đọc, soạn bài, hoàn thành phiếu học tập…..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU(thực hiện ở nhà, trước giờ học) a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài

b) - GV chuyển bài cho học sinh thông qua hệ thống quản lí học tập:

c) -GV giao cho HS các nhiệm vụ sau đây và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học

- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức của các văn bản được học ở kì I lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về ND tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản.

- Hệ thống được các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.

- Hệ thống hoá các kiến thức và kỹ năng phần tập làm văn đã học trong HKI: Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự.

b) Nội dung: HS vận dụng vào kiến thức hiểu biết của mình để trả lời.

- Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi:

(5)

5

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Hs đọc ngữ liệu văn bản sgk/ (Ngữ Văn 8 tập 1) hoàn thiện phiếu học tập sau:

Hệ thống hóa các văn bản truyện kí Việt Nam đã học sgk/ (Ngữ Văn 8 tập 1)

TT Văn bản

Tác

giả PTBĐ Thể loại

Ý nghĩa văn

bản Đặc điểm nghệ thuật

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Hs đọc ngữ liệu văn bản sgk/ (Ngữ Văn 8 tập 1) hoàn thiện phiếu học tập sau:

Câu hỏi Dự

kiến sản phẩm 1.Qua văn bản “Tôi đi học” (Thanh Tịnh), em có cảm nhận gì về thái độ cử chỉ của

người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học?

2.Tình thương yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh (Trong văn bản “Trong lòng mẹ –Nguyên Hồng) thể hiện như thế nào?

3.Em hiểu thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không?

4.Nhận xét về hai nhân vật Ông Giáo và Lão Hạc (Nam Cao) để thấy tình người với người trong văn bản?

5.Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện “Em bé bán diêm” nói chung và đoạn kết truyện nói riêng.

6.Những điểm tốt của Xan chô pan xa và Đôn-ki-hô-tê, em học được gì?

7.Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinhcủa Giôn-xi? Hành động của cụ Bơ-men cho em suy nghĩ gì? 8.Thế nào là kiệt tác nghệ thuật theo quan niệm của O. Hen-ri?

9.Trong đoạn trích Hai cây phong, ai đã trồng hai cây phong ấy và gởi vào đó ước mơ gì?

10.Vì sao ngày 22/04/2000 VN phát đi thông điệp: “Một ngày ... ni lông”? Theo em, một ngày không dùng bao bì ni lông có lợi ích gì?

11.Đối với những người xung quanh, việc hít phải thuốc lá của người hút có thể gây ra những tác hại ntn ? Bản thân em làm gì?

(6)

6 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Hs đọc ngữ liệu Tiếng Việt sgk (Ngữ Văn 8 tập 1) hoàn thiện phiếu học tập sau:

1. Trường từ vựng:

-Khái niệm:

-Đặc điểm:

2. Từ tượng hình và từ tượng thanh:

-Từ tượng hình:

Công dụng:

-Từ tượng thanh:

-Công dụng:

3. Trợ từ, thán từ, tình thái từ:

4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:

- Từ ngữ địa phương -Cách sử dụng:

- Biệt ngữ xã hội:

-Cách sử dụng:

5. Đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh:

6. Câu ghép -Khái niệm:

- Cách nối các vế câu ghép

7. Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép- công dụng:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Hs đọc ngữ liệu Tập làm văn sgk/ (Ngữ Văn 8 tập 1) hoàn thiện phiếu học tập sau:

12.Qua văn bản “Bài toán dân số”, em có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xh? Bản thân em làm gì?

13.Đập đá Côn Lôn cho em thấy chí làm trai phải như thế nào? ?Bản thân em làm gì để giúp ích cho đất nước ?

Câu hỏi Dự

kiến sản phẩm 1.Thế nào là chủ đề của văn bản và tính thống nhất về chủ đề của văn bản?

2.Nêu cách trình bày nội dung phần thân bài?

(7)

7 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Hs đọc ngữ liệu Tập làm văn sgk/ (Ngữ Văn 8 tập 1) hoàn thiện phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

Hs đọc ngữ liệu Tập làm văn sgk/ (Ngữ Văn 8 tập 1) hoàn thiện phiếu học tập sau:

Viết bài tập làm văn:

c) Sản phẩm: hoàn thành nhiệm vụ.

HS thực hiện nhiệm vụ phần nội dung, chuẩn bị đầy dủ nội dung phiếu bài tập, xem nghiên cứu trước bài học trong sgk Ngữ Văn 8 tập 1.

d) Tổ chức thực hiện:

a) - GV chuyển bài cho học sinh thông qua hệ thống quản lí học tập:

b) -GV giao cho HS các nhiệm vụ sau đây và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học

c) 1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

d) 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.

e) 3. HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.

3.Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản?

4.Thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự? Nêu các bước tóm tắt?

5.Thế nào là văn bản thuyết minh ? Mục đích của văn bản thuyết minh là gì ? 6.Để làm tốt một bài văn thuyết minh, người làm văn cần phải thực hiện như thế nào?

7.Nêu bố cục của bài văn thuyết minh?

Câu hỏi Dự kiến sản phẩm

1. Lập dàn ý cho các đề bài sau:

+ Đề 1: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

+ Đề 2: Kể về một việc làm khiến bố, mẹ, thầy cô, ..vui lòng.

+ Đề 3: Thuyết minh đồ vật (kính đeo mắt, bút bi, phích nước..)

Đề Dự kiến sản phẩm

Thuyết minh đồ vật (kính đeo mắt, bút bi, phích nước..)

(8)

8

f) 4. GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: HD HS ôn tập kiến thức Văn bản đã học trong HKI.

a)Mục tiêu: - Hệ thống được các kiến thức về các văn bản đã học trong HKI lớp 8 b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

- Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp.

- Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

c. Sản phẩm: -HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác -HS nắm rõ về nội dung bài ho ̣c.

- Nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm.

- HS hoàn thành nhiệm vụ.

d)Tổ chức thực hiện:

1.GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.

- GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài.

- GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh.

2. Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ .

- GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài.

3. GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đâ

Hoạt động của GV, HS Nội dung

Hoạt động 1: HD HS ôn tập kiến thức Văn bản đã học trong HKI.

a)Mục tiêu: - Hệ thống được các kiến thức về các văn bản đã học trong HKI lớp 8

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy ( phiếu học tập, phiếu bài tập)

-HS làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ.

I. Nội dung ôn tập A. Văn bản

1. Hệ thống hóa các văn bản truyện kí Việt Nam đã học (Ôn tập truyện kí)

2. Tóm tắt các văn bản truyện kí Việt Nam và nêu ý nghĩa.

(9)

9 - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Đáp án của HS

Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- Hs trình bày báo cáo, thảo luận

-Cá nhân (hoặc nhóm) học sinh báo cáo phần chuẩn bị ở nhà.

- HS khác nhận xét đánh giá -Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

- GV: lưu ý bổ sung, mở rộng ,nhấn mạnh nội dung bài học.

3. Nắm các khái niệm như: truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí.

4. Nêu sơ lược về các tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm trong truyện kí Việt Nam.

5. Nội dung chủ yếu, nghệ thuật đặc sắc, thể loại, tác giả của phần văn học nước ngoài đã học.

6. Nêu nội dung, biện pháp, ý nghĩa, thể loại của các văn bản nhật dụng.

7. Học thuộc lòng những bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật của các văn bản đó.

TT Văn bản

Tác

giả PTBĐ Thể loại

Ý nghĩa văn

bản Đặc điểm nghệ thuật 1 Tôi đi

học

Thanh Tịnh

Tự sự miêu tả biểu cảm

Truyện ngắn

Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh

- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học - Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật.

- Giọng điệu trữ tình trong sáng.

2 Trong lòng mẹ

Nguy ên Hồng

Tự sự miêu tả và biểu cảm

Hồi kí Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.

- Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên, chân thực.

- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng đọc giả.

- Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động tâm trạng sinh động, chân thực.

(10)

10

3 Tức

nước vỡ bờ

Ngô Tất Tố

Tự sự Tiểu thuyết

Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản khán mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phát.

- Tạo tình huống truyện có tính kịch Tức nước vỡ bờ

- Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí,..)

4 Lão Hạc

Nam Cao

Tự sự, miêu tả và biểu cảm

Truyện ngắn

Văn bản thể hiện phẩm giá người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc.

- Kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động.

- sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hóa cao.

5 Cô bé bán diêm

An- đéc- xen

Tự sự, miêu tả và biểu cảm

Truyện ngắn

Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.

- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi cực khổ của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.

- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lý em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.

- Sáng tạo trong cách kẻ chuyện

(11)

11 6 Chiếc

lá cuối cung

O.He n-ri

Tự sự, miêu tả và biểu cảm

Truyện ngắn

Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó, tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.

- Cốt truyện hấp dẫn, các tình tiết được sắp xếp tạo nên hứng thú đối với độc giả.

- Nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống hai lần tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện.

7 Hai cây phong

Ai- ma- tốp

Tự sự, miêu tả và biểu cảm

Truyện ngắn

Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niện tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku- rêu.

- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.

- Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.

- Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú,...

8 Thông

… năm 2000

Thuyế t minh, nghị luận

Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ,có tính khả thi trong việ bảo vệ môi trường Trái Đất

- Văn bản giải thích rất đơn giản, ngắn gọn mà sáng tỏ tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông - Ngôn ngữ diễn đạt sáng tỏ, chính xác, thuyết phục.

(12)

12 9 Ôn

dịch, thuốc lá

Thuyế t minh, nghị luận

Với phân tích khoa học tác giả đã chỉ ra tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá

- Biện pháp so sánh để thuyết minh một cách rất thuyết phục một vấn đề y họ liên quan đến tệ nạn xã hội.

- Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học.

10 Bài toán dân số

Thuyế t minh, nghị luận

Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại:

Dân số và tương lai của nhân loại, dân tộc

- Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học.

- Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến tệ nạn xã hội.

11 Đập đá ở Côn Lôn

Phan Châu Trinh

Biểu cảm

Thơ thất ngôn bát cú

Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lý tưởng của người chí sĩ cách mạng

- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa

- Sử dụng bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng.

- Sử dụng thủ pháp đối lập, nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng cách mạng.

12 Ông đồ

Vũ Đình Liên

Biểu cảm, tự sự

Thơ tự do

Khắc hoạ hình ảnh ông đồ nhà thơ thể hiện nỗi tiếc

- Thể thơ ngũ ngôn hiện đại (vừa phù hợp với lối kể chuyện, vừa thích hợp để diễn tả tâm tình.)

(13)

13 nuối cho những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.

- Xây dựng hình ảnh đối lập(làm nổi bật chủ đề tác phẩm và quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học.

- Kết hợp giữa biểu cảm với kể, tả.

- Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc

Hoạt động 2: HD HS ôn tập kiến thức Tiếng Việt đã học trong HKI.

a)Mục tiêu: - Hệ thống được các kiến thức về các Tiếng Việt đã học trong HKI lớp 8 b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy ( phiếu học tập, phiếu bài tập)

-HS làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Đáp án của HS

Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- Hs trình bày báo cáo, thảo luận

-Cá nhân (hoặc nhóm) học sinh báo cáo phần chuẩn bị ở nhà.

- HS khác nhận xét đánh giá -Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

- GV: lưu ý bổ sung, mở rộng ,nhấn mạnh nội dung bài học.

B. Tiếng Việt:

1. Trường từ vựng:

* Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa .

* Đặc điểm:

- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.

- Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc nhiều từ loại khác nhau

- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.

2. Từ tượng hình và từ tượng thanh:

*Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.

+ Công dụng: gợi hình ảnh âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.

*Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người: hu hu, ư ử...

+ Công dụng: gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao.

3. Trợ từ, thán từ, tình thái từ:

(14)

14

*Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ trong câu để nhấn mạnh, biểu thị thái độ giá trị sự vật, sự việc được nói đến.

*Thán từ: là những từ dùng để bộ lộ tình cảm, cám xúc hoặc để gọi đáp.

Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi tách riêng thành một câu độc lập.

*Tình thái từ: là những từ được thêm vào trong câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.

Có 4 loại tình thái từ thường gặp:

+ TTT nghi vấn: à, ư, chứ, chăng...

+ TTT cầu khiến: đi, với, nào...

+ TTT cảm thán: thay, sao...

+ TTT biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, mà, vậy…

4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:

*Từ ngữ địa phương: Khác với từ toàn dân từ địa phương là từ chỉ sử dụng ở 1 địa phương nhất định.

*Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định

Cách sử dụng:

- Khi sử dụng cần lưu ý đến đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp cao.

- Không nên lạm dụng lớp từ ngữ này một cách tuỳ tiện vì nó dễ gây ra sự tối nghĩa, khó hiểu

(15)

15

5. Đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh:

a. Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

b. Nói giảm nói tránh: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề;

hoặc thô tục, thiếu lịch sự.

6. Câu ghép

*Câu ghép: là câu do 2 hoặc nhiều cụm c-v không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm c-v này được gọi là 1 vế câu

*Cách nối các vế câu ghép: Có 2 cách nói các vế câu ghép:

Cách 1: Dùng từ ngữ có tác dụng nối - Nối bằng quan hệ từ : Và, rồi

- Nối bằng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân, điều kiện, nhượng bộ: Càng...càng, chưa... đã,

Cách 2: Không dùng từ nối

- Giữa các vế câu thường được ngăn cách bằng dấu phẩy, dấu hai chấm.

*Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu : các vế quan hệ với nhau rất chặt chẽ.

- Quan hệ mục đích:VD: Các em phải cố gắng học để thầy cô vui lòng.

- Quan hệ điều kiện - Kết quả: VD: Nếu trời mưa to thì em không đến.

(16)

16

- Quan hệ tương phản: VD: Tuy Huy chăm học nhưng chưa đạt được kết quả tốt.

- Quan hệ tăng tiến: VD : Gió càng to trời càng mưa nhiều.

-> Quan hệ từ: Nếu - thì, mặc dù - nhưng; Tuy nhưng...

7. Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép:

*Dấu ngoặc đơn: Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)

*Dấu hai chấm dùng để:

+ Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó

+ Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)

*Công dụng dấu ngoặc kép:

- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

- Đánh dấu lời nói có ý mỉa mai.

- Đánh dấu tên của các tác phẩm.

8. Xem lại tất cả các bài tập trong sgk Hoạt động 3: HD HS ôn tập kiến thức Tập

làm văn đã học trong HKI.

a)Mục tiêu: - Hệ thống được các kiến thức về các Tập làm văn đã học trong HKI lớp 8 b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy ( phiếu học tập, phiếu bài tập)

C. Tập làm văn

1. Chủ đề của văn bản và tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

2. Cách trình bày nội dung phần thân bài - Trình bày theo trình tự tùy thuộc vào kiểu văn bản

(17)

17 -HS làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm

vụ.

- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

c) Sản phẩm: Đáp án của HS

Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- Hs trình bày báo cáo, thảo luận

-Cá nhân (hoặc nhóm) học sinh báo cáo phần chuẩn bị ở nhà.

- HS khác nhận xét đánh giá -Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

- GV: lưu ý bổ sung, mở rộng ,nhấn mạnh nội dung bài học.

- Trình tự sắp xếp các sự việc phần thân bài:

theo thời gian không gian, theo sự phát triển của sự việc ....

3. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.

4. Tóm tắt một văn bản tự sự Các bước tóm tắt

*Những yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt - Đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu cần tóm tắt.

- Bảo đảm tính khách quan.

- Bảo đảm tính hoàn chỉnh.

- Bảo đảm tính cân đối.

5. Văn bản thuyết minh:

- Mục đích của văn bản thuyết minh - Bố cục của bài văn thuyết minh LUYỆN TẬP

1. Lập dàn ý cho các đề bài sau:

+ Đề 1: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

+ Đề 2: Kể về một việc làm khiến bố, mẹ, thầy cô, ..vui lòng.

+ Đề 3: Thuyết minh đồ vật (kính đeo mắt, bút bi, phích nước..)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hs nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

b) Nội dung: HS sử dụng khả năng đọc của mình để thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ d) Tổ chức thực hiện:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Hs đọc ngữ liệu Tập làm văn sgk/ (Ngữ Văn 8 tập 1) hoàn thiện phiếu học tập sau:

Câu hỏi Dự kiến sản phẩm

(18)

18 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

Hs đọc ngữ liệu Tập làm văn sgk/ (Ngữ Văn 8 tập 1) hoàn thiện phiếu học tập sau:

Viết bài tập làm văn:

1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.

2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

3. – GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm Hoạt động 5: Những thắc mắc, các trở ngại khi em thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Lớp:

Họ tên học sinh

Môn học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

Ngữ Văn Mục I: ….

Phần 1: ….

1.

2.

1. Lập dàn ý cho các đề bài sau:

+ Đề 1: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

+ Đề 2: Kể về một việc làm khiến bố, mẹ, thầy cô, ..vui lòng.

+ Đề 3: Thuyết minh đồ vật (kính đeo mắt, bút bi, phích nước..)

-Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục Nội dung; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập.

- HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.

-GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung.

- GV nhận xét và kết luận:

1/ GV kết luận như mục Sản phẩm và nhấn mạnh lưu ý 2/ GV nhận xét và kết luận .

Đề Dự kiến sản phẩm

Thuyết minh đồ vật (kính đeo mắt, bút bi, phích nước..)

(19)

19

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có

* Tác giả chọn một cảnh điển hình của cuộc cướp đoạt ấy là cảnh lính tráng trở một cây đa cổ thụ về phủ chúa (đây là một chi tiết tiêu biểu làm rõ chủ đề). Tác giả miêu

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật)?. + Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện

Đây cũng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Ê đê, mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê.. Ngoài ra

=> Thể hiện niềm khát khao hòa hợp giữa những con người và tình yêu quê hương đất nước kín đáo của nhà thơ.( Con người sống trên quê hương mà vẫn thấy thiếu quê

Trong tiếng Anh, thuật ngữ corpus cũng có ý nghĩa tương tự như ngữ liệu, đó là kho dữ liệu ngôn ngữ, là một tập hợp các tài liệu ở dạng viết hoặc nói, được

- Thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đặt vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với dân

- Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người