• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 10, 11 Tập làm văn - Thế nào là kể chuyện? | Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 10, 11 Tập làm văn - Thế nào là kể chuyện? | Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 chi tiết"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập làm văn - Thế nào là kể chuyện?

I. Nhận xét

Câu 1 phần 1 trang 10 VBT Tiếng Việt 4 tập 1: Dựa theo câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể, trả lời câu hỏi:

a) Câu chuyện có những nhân vật nào? Đánh dấu X vào □ thích hợp.

□ Chỉ có một nhân vật là bà cụ ăn xin.

□ Chỉ có ba nhân vật là bà cụ ăn xin và hai mẹ con bà goá.

□ Chỉ có bốn nhân vật là bà cụ ăn xin, hai mẹ con bà goá và giao long.

□ Ngoài bốn nhân vật trên, những người dự lễ hội cũng là nhân vật.

b) Nêu các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.

M: - Bà cụ đến lễ hội xin ăn nhưng không ai cho.

-……….

-……….

c) Nêu ý nghĩa của câu chuyện

……….

……….

Câu 2 phần 1 trang 11 VBT Tiếng Việt 4 tập 1: Bài Hồ Ba Bể (Tiếng Việt 4, tập một, trang 11) có phải là bài văn kể chuyện không? Vì sao?

Hồ Ba Bể

Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.

(2)

Mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim, cho đến từng loài thủy tộc nơi đây đều gắn với một sự tích li kì, sắc nước, hương trời ở đây cũng mang màu sắc huyền thoại. Các cô gái ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm soi bóng xuống hồ. Người Việt Bắc nói rằng: "Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết hát. Ai chưa biết làm thơ đến Ba Bể sẽ làm được thơ". Ai chưa tin điều đó xin hãy đến Ba Bể một lần.

Theo DƯƠNG THUẤN - Thuyền độc mộc: thuyền dài và hẹp, làm bằng một cây gỗ to khoét trũng.

- Thủy tộc: các loài vật sống dưới nước.

- Huyền thoại: câu chuyện lạ kì, hoàn toàn do tưởng tượng.

- Thổ cẩm: vải dệt bằng sợi nhiều màu sặc sỡ, tạo thành những hình đa dạng.

Phương pháp giải:

1) a. Em đọc kĩ để xác định xem những nhân vật nào xuất hiện trong truyện.

b. Em đọc kĩ để xác định các sự việc chính xuất hiện trong câu chuyện.

c. Từ việc hình thành hồ Ba Bể và việc mẹ con bà goá cứu bà ăn xin khiến cho em rút ra điều gì về ý nghĩa câu chuyện.

2) Một bài văn được xem là văn kể chuyện khi có các nhân vật, sự việc và có ý nghĩa nhất định.

Đáp án:

1)

a) Câu chuyện có những nhân vật:

Là cụ ăn xin, mẹ con bà nông dân, những người dự lễ hội.

b) Nêu các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.

M: - Bà cụ đến lễ hội xin ăn nhưng chẳng ai cho.

- Hai mẹ con nông dân cho bà cụ ăn xin ăn và ngủ trong nhà.

(3)

- Đêm khuya, bà cụ hiện hình là một con giao long lớn.

- Sáng sớm, trước lúc đi, bà cụ cho hai mẹ con một gói tro và hai mảnh trấu.

- Nước lụt dâng cao, mẹ con bà nông dân lấy mảnh trấu ra lập tức vỏ trấu hóa thành thuyền.

Họ chèo thuyền để cứu người.

c) Nêu ý nghĩa của câu chuyện

- Ca ngợi những con người có lòng nhân áí, sẵn sàng giúp đỡ đồng loại: khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể.

2) Bài Hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể.

Vì bài văn không có các nhân vật cũng không có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật, mà chỉ giới thiệu về vị trí, độ cao, chiều dài.

II. Luyện tập

Câu 1 phần 2 trang 11 VBT Tiếng Việt 4 tập 1: Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy viết những sự việc chính của câu chuyện (để chuẩn bị kể miệng trước lớp).

Câu 2 phần 2 trang 11 VBT Tiếng Việt 4 tập 1:

a) Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào?

b) Nêu ý nghĩa của câu chuyện?

Phương pháp giải:

1) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

2) Em đọc lại câu chuyện và trả lời Đáp án:

1) Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạt. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy viết những sự việc chính của câu chuyện (để chuẩn bị kể miệng trước lớp).

(4)

Em gặp người phụ nữ ấy trên đường đi học về.

- Một tay cô ấy bồng một đứa trẻ chừng một tuổi, một tay cô ấy xách một túi xách nhỏ nhưng xem chừng khá nặng.

- Em đề nghị giúp đỡ cô ấy.

- Cô ấy đồng ý và cảm ơn em.

- Em xách đồ giúp cô ấy. Hai cô cháu vừa đi vừa trò chuyện.

- Lúc chia tay cô ấy cảm ơn em rất nhiều và khen em là một đứa bé ngoan.

2)

a) Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật:

Em - người phụ nữ và con của cô ấy.

b) Nêu ý nghĩa của câu chuyện: Trong cuộc sống chúng ta cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau - đó chính là một nếp sống đẹp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- “Trang phục”: chiếc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng. 2) Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên tính yếu đuối và thân phận đáng thương, tội nghiệp của nhân vật này. Một

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà

Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những

a) Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. b) Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. c) Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy. - Giới thiệu: Cho biết một

Xác định tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nêu nhận định về sự vật).. Câu

□ “Meo, meo” Đấy chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy. □ Chà, nó có bộ lông mới đẹp làm sao! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đã

Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước.. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng, lủn chủn

Vì người ta bảo con tê tê có thể đào thủng núi. Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, rất giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều. Bộ vẩy như một bộ giáp sắt che kín