• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 57, 58 Luyện từ và câu - Câu kể Ai là gì? | Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 57, 58 Luyện từ và câu - Câu kể Ai là gì? | Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 chi tiết"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Luyện từ và câu - Câu kể Ai là gì?

I. Nhận xét

Câu 1 phần 1 trang 57 VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 2: Đọc các câu văn dưới đây, đánh dấu X vào ô thích hợp (xác định câu nào dùng để giới thiệu, câu nào dùng để nêu nhận định về bạn Diệu Chi).

Câu dùng để

giới thiệu

Câu dùng để nêu nhận định

a) Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.

b) Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.

c) Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy.

Câu 2 phần 1 trang 57 VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 2: Đọc lại ba câu văn ở bài tập 1, gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai/ (cái gì, con gì)?, gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)?

Câu 3 phần 1 trang 57 VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 2: Kiểu câu Ai là gì? trên khác hai kiểu câu đã học (Ai làm gì? Ai thế nào?) ở chỗ nào?

- Kiểu câu Ai làm gì? -> Vị ngữ trả lời câu hỏi...

- Kiểu câu Ai thế nào? -> Vị ngữ trả lời câu hỏi...

- Kiểu câu Ai là gì? -> Vị ngữ trả lời câu hỏi...

Phương pháp giải:

1)

- Nhận định: Đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về một ai đó hoặc một vấn đề nào đó.

- Giới thiệu: Cho biết một vài thông tin cần thiết như tên tuổi, địa chỉ,... về một người nào đó cho người khác biết.

(2)

2) Con phân tích các thành phần trong câu.

3) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Đáp án:

1)

Câu dùng để

giới thiệu

Câu dùng để nêu nhận định

a) Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta. X

b) Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.

X

c) Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy. X

2)

- Trong câu thứ nhất:

Đây // là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.

+ Bộ phận chủ ngữ “Đây" trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?

+ Bộ phận vị ngữ "là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta" trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?

- Trong câu thứ hai:

Bạn Diệu Chi // là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.

+ Bộ phận chủ ngữ "Bạn Diệu Chi" trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?

+ Bộ phận vị ngữ "là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công" trả lời cho câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?

- Trong câu thứ ba:

Bạn ấy // là một họa sĩ nhỏ đấy.

(3)

+ Bộ phận chủ ngữ "Bạn ấy" trả lời câu hỏi Ai? (cái gì, con gì)?

+ Bộ phận vị ngữ "là một họa sĩ nhỏ đấy" trả lời câu hỏi là gì? (là ai, là con gì)?

3)

- Kiểu câu Ai làm gì? —► Vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì?

- Kiểu câu Ai thế nào? —> Vị ngữ trả lời câu hỏi như thế nào?

- Kiểu câu Ai là gì? —► Vị ngữ trả lời câu hỏi là gì? (là ai? là con gì?) II. Luyện tập

Câu 1 phần 2 trang 57, 58 VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 2: Gạch dưới những câu kể Ai là gì? trong các câu dưới đây. Nêu tác dụng của từng câu.

- Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo.

- Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.

- Lá là lịch của cây.

- Cây lại là lịch đốt.

- Trăng lặn rồi trăng mọc Là lịch của bầu trời.

- Bà tính nhẩm Mẹ ơi, Mười ngón tay là lịch - Con tới lớp, tới trường Lịch lại là trang sách.

- Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đạm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.

(4)

Câu 2 phần 2 trang 58 VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 2: Viết đoạn văn ngắn có câu kể Ai là gì? Để giới thiệu về các bạn trong lớp (hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em).

Phương pháp giải:

1)

- Em tìm những câu theo cấu trúc: Ai (cái gì, con gì)? + Là gì (là ai, là con gì)?

- Những câu kể nhằm mục đích nhận định hoặc giới thiệu về một người, một vật nào đó.

2) Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Đáp án:

1)

Câu kể Ai là gì?

Tác dụng

- Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo.

Giới thiệu về thứ máy mới.

- Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.

Nêu nhận định về giá trị chiếc máy tính đầu tiên.

- Lá là lịch của cây

Nêu nhận định

(5)

- Cây là lịch của đất

Nêu nhận định

- Trăng lặn rồi trăng mọc Là lịch của bầu trời

Nêu nhận định

- Bà tính nhẩm. Mẹ ơi, Mười ngón tay là lịch.

Nêu nhận định

- Con tới lớp, tới trường Lịch lại là trang sách

Nêu nhận định

- Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.

Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí

Vừa nêu nhận định vừa hàm ý giới thiệu.

2)

Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình. Ông là sĩ quan về hưu đấy! Ngồi bên cạnh là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp ba. Trông mình thật là buồn cười!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 1 trang 152 VBT Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như

□ Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.. Mẹ đựng

□ Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành.. đang tiến về bãi Nêu hoạt động của con vật. x Người các buồn làng kéo về nườm nượp. kéo về nườm nượp Nêu

Tổ chúng em ai cũng vui vẻ, hòa đồng, lại là tổ có phong trào thi đua và học tập tốt nhất trong lớp. Em rất tự hào về

Cánh đại bàng rất khoẻ. Mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một

Em làm theo yêu cầu của bài tập. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần,

Em dựa vào hướng dẫn phía trên để hoàn thành bài tập.. Thanh đi lao động. Ngân chăm chỉ. Giang phấn đấu học giỏi. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để

a) Bạn Hùng: yêu cầu của Hùng bất lịch sự. b) Bạn Hoa: yêu cầu của Hoa lịch sự.. Đánh dấu X vào □ thích hợp: câu giữ được phép lịch sự hay không giữ được phép lịch sự.