• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 30 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 30 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tự nhiên Xã hội tuần 30 tiết 1

Trái Đất - Quả Địa Cầu

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết Trái Đất rất lớn và có hình cầu. Biết cấu tạo của quả địa cầu.

2. Kĩ năng: Quan sát và chỉ được trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đường xích đạo.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (10 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu : Nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1trong SGK trang 112. - HS quan sát hình 1trong SGK trang 112.

- GV nói : Quan sát hình 1 , em thấy Trái Đất có hình gì ?

- HS có thể trả lời : hình tròn, quả bóng, hình cầu.

- GV chính xác hoá câu trả lời của HS : Trái Đất có hiình cầu, hơi dẹt ở hai đầu.

Bước 2 :

- GV tổ chức cho HS quan sát quả địa cầu và giới thiệu : Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em thấy các bộ phận : quả địa cầu, trục gắn, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.

- HS quan sát quả địa cầu và nghe giới thiệu.

- Đối với lớp có nhiều HS khá giỏi, GV có thể mở rộng cho HS biết : Quả địa cầu được gắn tren mộtgiá đỡ có trục xuyên qua. Nhưng trong thực tế không có trục xuyên qua và cũng không phải đặt trên giá đỡ nào cả.

Trái Đất nằm lơ lửng trong không gian.

- GV chỉ cho HS vị trí của nước Việt Nam nằm tên quả địa cầu nhằm giúp các em hình dung được Trái Đất mà chúng ta đang ở rất lớn.

(2)

b. Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm (12 phút)

* Mục tiêu : Biết chỉ cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu trên quả đạ cầu.

Biết tác dụng của quả địa cầu.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV chia nhóm và yêu cầu HS quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

- HS quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

Bước 2 :

- HS trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu trên địa cầu.

- HS đặt quả địa cầu trên bàn, chỉ trục của quả địa cầu và nhận xét trục của nó đứng thẳng hay nghiêng so với mặt bàn.

Bước 3 :

- GV yêu cầu các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu - Đại diện các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu theo yêu cầu của GV.

- GV cho HS nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu tự nhiên và giải trích sơ lược về sự thể hiện màu sắc. Từ đó giúp HS hình dung được bề mặt Trái Đất không bằng phẳng.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

RÚT KINH NGHIỆM:

Tự nhiên Xã hội tuần 30 tiết 2

Sự Chuyển Động Của Trái Đất

(KNS) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời.

2. Kĩ năng: Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời. Biết cả hai chuyển động của Trái Đất theo hướng ngược kim đồng hồ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng hợp tác và kĩ năng làm chủ bản thân: Hợp tác và đảm nhận trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Kĩ năng giao tiếp: Tự tin khi trình bày và thực hành quay quả địa cầu. Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo.

(3)

- Các phương pháp: Thảo luận nhóm. Trò chơi. Viết tích cực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (10 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu : Biết Trái Đất không ngừng quay quanh mình nó. Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV chia nhóm (số nhóm tuỳ thuộc vào số lượng quả địa cầu chuẩn bị được).

- GV nêu câu hỏi : Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?

- HS trong nhóm quan sát hình 1 trong SKG trang 114 và trả lời câu hỏi : Nếu nhìn từ cực Bắc xuống Tráu Đất quay ngược chiều kim đồng hồ.

- HS trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu

như hướng dẫn ở phần thực hành trong SGK.

Bước 2 :

- GV gọi vài HS lên quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.

- HS thực hành quay.

- Vài HS nhận xét phần thực hành của bạn.

b. Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo cặp (12 phút)

* Mục tiêu : Biết Trái Đất đồng thời tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời. Biết chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời trong hình 3 ở SGK trang 115.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trong SGK trang 115 .

- Từng cặp HS chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- GV gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi sau : - HS trả lời các câu hỏi

+ Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động ? Đó + 2 chuyển động : chuyển động tự quay

(4)

là những chuyển động nào ? quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời.

+ Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời.

+ Cùng hướng và đều ngược chiều kim đồâng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống.

Bước 2 :

- GV gọi vài HS trả lời trước lớp. - HS trả lời.

- GV bổ sung, hoàn thiện câu trả lời của HS.

Kết luận : Trái Đất đồng thời tham gia hai chuyển động : chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

A. luôn tự điều chỉnh hướng nghiêng cho phù hợp. luôn giữ nguyên độ nghiêng và không đổi hướng. luôn giữ hướng nghiêng nhưng độ nghiêng thay đổi. hướng nghiêng và

- Ở nửa cầu Nam, vật thể chuyển động theo chiều kinh luyến lệch về bến trái hay bên phải so với hướng di chuyển ban đầu..

Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương trong suốt quá trình chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam

- Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. - Nếu nhìn xuôi theo hướng

CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUAY QUANH MẶT TRỜI VÀ HỆ QUẢI. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời - Quỹ đạo chuyển động: Hình elip

Các vật chuyển động theo chiều kinh tuyến sẽ bị lệch về phía bên phải ở bán cầu Bắc, lệch về phía bên trái ở bán cầu Nam so với hướng ban đầu.. Ý nào sau đây không

Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn thì sẽ có ngày dài, đêm ngắn nên là mùa hạ.. Ngược lại, bán cầu ngả về phía Mặt Trời ít hơn sẽ có ngày ngắn, đêm

- Hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất là do Trái Đất tự quay quanh trục kết hợp với dạng hình khối cầu của Trái Đất nên bề mặt Trái Đất luôn được Mặt