• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các dạng bài tập Hóa học lớp 8 Học kì 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Các dạng bài tập Hóa học lớp 8 Học kì 2"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Xác định công thức hóa học và gọi tên axit, bazơ và muối và cách giải bài tập

A. Lý thuyết và phương pháp giải 1. Axit.

- Khái niệm: Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

- Công thức hóa học: một hay nhiều nguyên tử H + gốc axit.

- Phân loại:

+ axit không có oxi: HCl, H2S,…

+ axit có oxi: H2SO4, H3PO4, HNO3, H2SO3… - Tên gọi

+ Axit không có oxi:

Tên axit: axit + tên phi kim + hiđric.

VD: HCl: axit clohiđric.

+ Axit có nhiều nguyên tử oxi:

Tên axit: axit + tên của phi kim + ic.

VD: HNO3: axit nitric.

(2)

+ Axit có ít nguyên tử oxi:

Tên axit: axit + tên phi kim + ơ.

VD: H2SO3: axit sunfurơ.

2. Bazơ.

- Khái niệm: Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH)

- Công thức hóa học: Có một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm -OH.

- Công thức chung: M(OH)n

Trong đó:

+ M: là nguyên tử kim loại.

+ n: là số nhóm hiđroxit (n có giá trị bằng hóa trị của kim loại) - Tên gọi: Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

VD: NaOH: Natri hiđroxit.

Fe(OH)3: Sắt(III) hiđroxit.

- Phân loại: Dựa vào độ tan trong nước, bazơ được chia làm 2 loại:

+ Bazơ tan trong nước: NaOH, KOH, LiOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2...

+ Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2,...

3. Muối (xét muối kim loại)

(3)

- Khái niệm: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

- Công thức hóa học:

+ Gồm 2 thành phần: kim loại và gốc axit.

+ Công thức hóa học dạng: MxAy

Trong đó: M là nguyên tử kim loại và A : là gốc axit.

VD: Na2CO3 NaHCO3

- Tên gọi = Tên KL + hoá trị (nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

VD: Na2SO4: Natri sunfat và Na2SO3: Natri sunfit - Phân loại:

+ Muối trung hòa: Muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế nguyên tử kim loại.

VD: Na2SO4, Na2CO3.

+ Muối axit: Muối mà trong gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

VD: NaHCO3, NaHSO4.

4. Xác định công thức hóa học khi biết thành phần các nguyên tố.

Gọi công thức tổng quát của hợp chất là AxBy

Bước 1: Tìm khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

(4)

mA=%mA.MAxBy100;mB=%mB.MAxBy100

Bước 2: Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.

nA=mAMA;nB=mBMB

Bước 3: Lập công thức hóa học của hợp chất.

B. Ví dụ minh họa.

Ví dụ 1: Đọc tên các công thức hóa học sau: HBr, H2CO3, H2S, H3PO4.

Hướng dẫn giải:

- HBr: Axit bromhiđric.

- H2CO3: Axit cacbonic - H3PO4: Axit photphoric - H2S: Axit sunfuhiđric

Ví dụ 2: Viết công thức hóa học của các muối có tên gọi sau:

Sắt (II) clorua, magie sunfat, kẽm nitrat, natri hiđrocacbon.

Hướng dẫn giải:

- Sắt(II) clorua: FeCl2

- Magie sunfat: MgSO4

- Kẽm nitrat: Zn(NO3)2

(5)

- Natri hiđrocacbon: NaHCO3

Ví dụ 3: Đọc tên các bazơ sau: Mg(OH)2; Fe(OH)2; Al(OH)3. Hướng dẫn giải:

Mg(OH)2: magie hiđroxit.

Fe(OH)2: sắt(II) hiđroxit.

Al(OH)3: Nhôm hiđroxit.

C. Tự luyện.

Câu 1: Tên gọi của NaCl là

A. natri oxit.

B. natri hiđroxit.

C. natri clorua.

D. natri(I) clorua.

Hướng dẫn giải:

Tên muối = tên kim loại + gốc axit.

NaCl có tên là natri clorua.

Đáp án C

Câu 2: Thành phần phân tử của bazơ gồm:

(6)

A. một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm -OH.

B. một nguyên tử kim loại và nhiều nhóm -OH.

C. một hay nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm - OH.

D. một hay nhiều nguyên tử kim loại và nhiều nhóm -OH.

Hướng dẫn giải:

Thành phần phân tử của bazơ gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm -OH

Đáp án A

Câu 3: Công thức hóa học của muối bạc clorua là:

A. AgCl2

B. Ag2Cl C. Ag2Cl3

D. AgCl

Hướng dẫn giải:

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

⇒ Công thức hóa học của bạc clorua là AgCl Đáp án D

Câu 4: Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối:

A. MgCl2; Na2SO4; K2CO3

B. Na2CO3; NaCl; Ba(OH)2

C. CaSO4; HCl; MgCO3

(7)

D. H2O; Na3PO4; KOH Hướng dẫn giải:

Dãy chất chỉ toàn bao gồm muối là: MgCl2; Na2SO4; K2CO3

Loại B vì Ba(OH)2 là bazơ Loại C vì HCl là axit

Loại D vì H2O không phải muối, KOH là bazơ Đáp án A

Câu 5: Trong các chất sau: NaCl, AgCl, Ca(OH)2, CuSO4, Ba(OH)2, Ca(HCO3)2 Số chất thuộc hợp chất bazơ là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn giải:

Các chất thuộc hợp chất bazơ là: Ca(OH)2, Ba(OH)2

Đáp án B

Câu 6: BaO có bazơ tương ứng là

A. BaOH.

B. Ba(OH)2. C. Ba(OH)3.

(8)

D. Ba2(OH)2. Hướng dẫn giải:

BaO có bazơ tương ứng là Ba(OH)2. Đáp án B

Câu 7: Axit nitric là tên gọi của axit nào sau đây?

A. H3PO4. B. HNO3. C. HNO2. D. H2SO3.

Hướng dẫn giải:

Axit nitric là tên gọi của axit nhiều oxi và có nguyên tố phi kim N → là axit HNO3

Đáp án B

Câu 8: Axit tương ứng với oxit axit CO2 là A. H2CO3

B. H2CO2. C. HCO3. D. HCO.

Hướng dẫn giải:

(9)

Axit tương ứng với oxit axit CO2 là H2CO3

Đáp án A

Câu 9: Dãy chất chỉ bao gồm axit là:

A. HCl; KOH B. BaO; H2SO4

C. H3PO4; HNO3

D. SO3; KOH Hướng dẫn giải:

H3PO4: Axit photphoric HNO3: Axit nitric

Đáp án C

Câu 10: Hợp chất A có khối lượng mol 58,5 g/mol, thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố là: 60,68% Cl, còn lại là Na. Công thức hóa học của hợp chất là:

A. NaCl B. NaCl2

C. Na2Cl D. Na2Cl2

Hướng dẫn giải:

Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

mCl = 60,68.58,5100 = 35,5g; mNa = 58,5 – 35,5 = 23 g.

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

nCl = 35,535,5=1  mol;nNa =2323 =1  mol

Vậy công thức hoá học của hợp chất là NaCl (Natri clorua)

(10)

Đáp án A

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Khái niệm: Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim

b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi: Trước phản ứng, hai nguyên tử hiđro liên kết với nhau. Sau phản ứng, ba nguyên tử hiđro liên kết với một nguyên tử nitơ.

b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một

Công thức hóa học của bazơ gồm một nguyên tử kim loại M và một hay nhiều nhóm hiđroxit – OH. - Nhận xét thành phần phân tử của muối: có nguyên tử kim loại và gốc

A.. Bài 8.5 trang 10 SBT Hóa học lớp 8: Phân tử một hợp chất gồm nguyên tử nguyên tố X liên kết với bốn nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử O. a) Tính nguyên tử khối, cho

a) Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. b) Phân tử của hợp chất gồm những nguyên tử

- Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử HS liên kết với gốc axit (các nguyên tố H có thể thay thế bằng kim loại).. - Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại

Axit là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit... VD: HCl: axit clohidric HF: