• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LIỆT KÊ

Môn học: Ngữ văn lớp: 7….

Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu.

1. Kiến thức

- Khái niệm phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê và các kiểu liệt kê 2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ

+ Nhận biết được phép liệt kê, các kiểu liệt kê.

+ Phân tích được giá trị của phép liệt kê.

+ Biết sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.

3.Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học: Đồ dùng dạy học.

2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, những văn bản nghị luận sưu tầm III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Bước1:Chuyển giao nhiệm vụ:

- Trò chơi: Nhanh tay, nhanh mắt

2 nhóm quan sát hình ảnh mà GV chuẩn bị trong 1’ và viết những sự vật có trong tranh

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(2)

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận, trao đổi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày câu trả lời

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, dẫn dắt vô bài mới HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm và các kiểu liệt kê

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Bước1:Chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm liệt kê

? Nhận xét về cấu tạo của các cụm từ in đậm và nêu tác dụng

Cấu tạo Tác dụng

? Vậy, em hiểu thế nào là liệt kê?

BTN

Chỉ ra phép liệt kê có trong 2 bài thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó

I. Thế nào là phép liệt kê 1. Khảo sát và phân tích ngữ

liệu

-Bên cạnh ngài…trầu vàng, cau đậu, rễ tía…nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuối ngà, nào…

-> Các từ hay cụm từ cùng loại sắp xếp nối tiếp hàng loạt.  Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.

2. Ghi nhớ

Ghi nhớ 1: SGK trang 105

(3)

GV yêu cầu 2 HS đọc ghi nhớ 1 trang 105.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm

- GV quan sát, hỗ trợ

Cấu tạo Các danh từ, cụm danh từ (các từ và cụm từ cùng loại) được sắp xếp nối tiếp nhau.

Tác dụng Miêu tả một cách tỉ mỉ những đồ vật của quan lớn. Nhấn mạnh sự xa hoa, an nhàn, sung sướng của quan khi

đi hộ đê.

-> Dùng liên tiếp nhiều từ, cụm từ hay vế câu theo quan hệ đẳng lập để diễn tả đầy đủ hơn những khía cạnh khác nhau của 1 tư tưởng 1 tình cảm  Liệt kê.

BTN:

Liệt kê: Xôi vò, lợn béo, vò rượu tăm. Đôi chiếu, trằm, buồng cau...

-- > Những lễ vật mà người con trai sẽ đem đến để “trả công” hay hỏi cô gái về làm vợ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

Bước1:Chuyển giao nhiệm vụ:

? Xác định phép liệt kê mà tác giả đã sử dụng trong 2 câu ấy.

? Xét về cấu tạo, các phép liệt kê dưới đây có gì khác

II. Các kiểu liệt kê:

1. Khảo sát và phân tích ngữ

liệu

a) Toàn thể dân tộc Việt Nam

… tinh thần, lực lượng, tính

(4)

nhau?

a. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

b. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

NL1 NL2

? Các từ liệt kê trong 2 câu của ví dụ 2 có thể thay đổi thứ tự được không? Vì sao?

? Từ 2 ví dụ trên, em hãy tìm thêm 1 số ví dụ về các kiểu liệt kê theo cấu tạo và ý nghĩa.

? Xét theo cấu tạo thì liệt kê được phân biệt như thế

nào?

? Xét theo ý nghĩa thì có thể phân biệt liệt kê ra sao?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm

- GV quan sát, hỗ trợ

*

NL1 NL2

- Li t kê theo s vi cệ ự ệ

 Li t kê không theoệ

c pặ

Li t kê có t vàệ ừ

 Li t kê theo c pệ ặ

*

- Với câu a) có thể dễ dàng thay đổi thứ tự các từ liệt kê: tre, nứa, trúc, mai, vầu

- Với câu b) không thể thay đổi các từ liệt kê bởi các hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến.

*

mạng, của cải…

 Liệt kê không theo từng cặp.

b) …tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải…

 Liệt kê theo từng cặp (có dùng quan hệ từ “và”).

NL2:

a) Tre, nứa, mai, vầu mấy chục loại khác nhau…

-> Các từ liệt kê: có thể thay đổi vị trí thứ tự được  Liệt kê không tăng tiến.

b) …hình thành và trưởng thành …gia đình, họ hàng, làng xóm…

-> Các từ liệt kê: không thể thay đổi vị trí thứ tự được  Liệt kê tăng tiến.

2. Ghi nhớ

(5)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Chỉ ra kiểu liệt kê trong những ví dụ sau

- Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt.

- “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán...”

- Những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

- Gia đình tôi gồm 3 thế hệ: ông bà, bố mẹ và chị em tôi

- Dòng sông đổ như thác, đỏ lừ, xoáy nước sâu hình phễu, kêu oằng oặc, sùng sục, đánh vào thân đê.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Vòng quay văn học” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động

- Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi

* Gợi ý bài tập 1:

(6)

- Hs làm bài tập trình bày, bổ sung.

- Việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ mượn hay cụm từ cùng loại trong phép liệt kê không giới hạn trong phạm vi những bộ phận kế tiếp nhau trong câu mà có thể mở rộng ra giữa các câu kế tiếp nhau trong một đoạn.

- Trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba làn sử dụng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ và sâu sắc:

- Phép liệt kê được thể hiện qua qua những từ ngữ được in đậm:

“Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông va ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần dẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm;

những xâu lạp xườn lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm Bài tập 2

* HĐ cá nhân

a. + dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm

+ những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập b. Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

- TL nhóm:

a) “Sân trường em trong giờ ra chơi thật là náo nhiệt: chỗ này một nhóm đá cầu, chỗ kia nhảy dây, kéo co... Trên những ghế đá, dưới các tán cây rợp mát, những nhóm bạn lặng lẽ hơn. Họ đang thủ thỉ tâm sự, chia nhau miếng bánh, đọc truyện hoặc cùng ôn bài..."

b) “Những trò lố” hay là Va-ren và PBC đã khắc họa được hai n/v có tính cách đại diện cho hai lực lượng XH hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta dưới thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. PBC kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.”

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Có thể giao về nhà)

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ

(7)

Gv giao bài tập

Bài tập: Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu có sử dụng phép liệt kê về chủ đề gia đình em.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

- HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày ản phẩm - Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II Môn học: Ngữ văn lớp: 7….

Thời gian thực hiện: 2 tiết I -Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.

- Một số kiến thức liên quan đến đọc hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội.

- Sự khác nhau căn bản giữa vb nghị luận và vb tự sự, trữ tình.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống;

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(8)

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lưc văn học

+ Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét được về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

+ Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học.

+ Biết cách trình bày, lập luận có lí, có tình.

3.Phẩm chất:

- Chăm học: có ý thức tự giác trong học tập; vận dụng vào thực tế bài làm tập làm văn.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Kế hoạch bài dạy, Bảng phụ, SGK, SGV, TLTK - Phần chuẩn bị của HS

III. Tiến trình dạy- học

Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

a)Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có và kiến thức mới nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: Phần kiến thức về văn bản báo cáo và đề nghị của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe câu hỏi-> trả lời độc lập Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Hôm nay các em sẽ đi ôn tập lại toàn bộ, hệ thống hóa kiến thức đã học ở học kì 2 để làm tốt bài kiểm tra cuối kì 2.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> GV dẫn dắt từ kiểm tra bài cũ vào bài mới

Hoạt động2: HỆ THỐNG KIẾN THỨC

* Nhiệm vụ : Hệ thống kiến thức đã học về phần văn bản a)Mục tiêu:

- Nắm chắc được toàn bộ hệ thống kiến thức đã học về văn bản trong chương trình Ngữ văn 7 học kì II.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ hệ thống kiến thức.

c) Sản phẩm: Phần hệ thống kiến thức của HS theo yêu cầu GV.

(9)

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

1. Định nghĩa về tục ngữ

2. GV chia 3 nhóm HS: mỗi nhóm khái quát lại nghệ thuật và ý nghĩa từng văn bản nghị luận đã học( Sau đó GV cho HS kiểm tra chéo kết quả) HS làm ra giấy nháp

? Gv yêu cầu HS lập sơ đồ các luận điểm chính của 3 văn bản nghị luận đã học:

3. Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay.

4. Hãy khái quát những thành công của văn bản: Ca Huế trên sông Hương Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* yêu cầu 1,3,4: - Học sinh: lắng nghe câu hỏi-> vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. Học sinh:làm việc cá nhân -> thảo luận nhóm-> thống nhất ý kiến.

- Yêu cầu 2: Hs làm việc theo nhóm

- Giáo viên quan sát ,động viên ,hỗ trợ khi học sinh cần Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

- Dự kiến sản phẩm

1.- Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về :

+ Quy luật của thiên nhiên.

+ Kinh nghiệm lao động sản xuất.

+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.

2.a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ chí Minh)

- LĐ1: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.

- LĐ2: Lòng yêu nước được biểu hiện trong quá khứ.

- LĐ3: Lòng yêu nước được biểu hiện trong hiện tại cuộc kháng chiến chống Pháp.

- LĐ4: bổn phận của Đảng ta.

b. Đức tính giản dị của Bác Hồ.( Phạm Văn Đồng ) - LĐ1: Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác.

- LĐ2: Biểu hiện của đức tính giản dị của Bác( 2 phương diện: lối sống và quan hệ với mọi người; lời nói và bài viết)

c. Ý nghĩa của văn chương.( Hoài Thanh) - LĐ1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương - LĐ2: Nhiệm vụ và công dụng của văn chương.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hs tự ghi vở

* Nhiệm vụ : Hệ thống kiến thức đã học về phần Tiếng Việt a)Mục tiêu:

(10)

- Nắm chắc được toàn bộ hệ thống kiến thức đã học về Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 7 học kì II.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ hệ thống kiến thức.

c) Sản phẩm: Phần hệ thống kiến thức của HS theo yêu cầu GV.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

? Nhắc lại các đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học?

? Hoàn thành các đơn vị kiến thức vào bảng sau?

Đơn vị kiến thức

Khái niệm, đặc điểm, công dụng

VD

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* - Học sinh: lắng nghe câu hỏi-> vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- Học sinh:làm việc cá nhân -> thảo luận nhóm-> thống nhất ý kiến-> hoàn thành vào phiếu học tập( bảng hệ thống)

- Giáo viên quan sát ,động viên ,hỗ trợ khi học sinh cần Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá-> chốt kiến thức

* Nhiệm vụ : Hệ thống kiến thức đã học về phần TLV a)Mục tiêu:

- Nắm chắc được toàn bộ hệ thống kiến thức đã học về TLV trong chương trình Ngữ văn 7 học kì II.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ hệ thống kiến thức.

c) Sản phẩm: Phần hệ thống kiến thức của HS theo yêu cầu GV.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

? Nhắc lại các phép LL cơ bản được học từ đầu HK II?

? Hãy chỉ ra đặc điểm cơ bản của từng phép LL?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* - Học sinh: lắng nghe câu hỏi-> vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- Học sinh:làm việc cá nhân -> thảo luận nhóm-> thống nhất ý kiến-> trình bày miệng

- Giáo viên quan sát ,động viên ,hỗ trợ khi học sinh cần Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

(11)

1.Phép lập luận chứng minh :Lập luận chứng minh: Dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một điều gì đó là đúng đắn, chân thực.

- Dẫn chứng cần được sắp xếp theo một trình tự.

- Cần phân tích dẫn chứng.

- Bố cục: +MB: Nêu vấn đề và định hướng c/m.

+ TB:- Chứng minh bằng các lí lẽ, dẫn chứng.

+ KB: Khẳng định lại vấn đề

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá-> chốt kiến thức

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: - Học sinh biết vận dụng kiến thức lý thuyết đã học để giải quyết bài tập cụ thể

b) Nội dung: Thực hiện các yêu cầu GV giao c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV cho HS làm BT sau:

1. Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:

a) Mùa thu. Gió thổi cái mùi tinh tươm của cây cối còn sót lại từ ngoài xa tới cái thị xã nhỏ này.

( Lê Minh Khuê ).

b) Cốm thường có vào mùa nào?

- Mùa thu.

2. Từ đó, hãy chỉ ra sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn.

Lập dàn ý cho đề sau:

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân"

Xác định phép LL sử dụng? Em sẽ sử dụng mô hình dàn ý nào cho kiểu bài này?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoàn thành vào phiếu BT của các em chuẩn bị-> Làm hoàn thiện-> các em cùng bàn trao đổi chấm chéo theo hướng dẫn của GV

- Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận - Sản phẩm của HS

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá-> chốt kiến thức

(12)

Hoạt động 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tự tạo lập nội dung ôn tập một cách khoa học.

b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV giao

c) Sản phẩm: Phần tạo lập nội dung ôn tập của HS d) Tổ chức thực hiện

ĐỀ THAM KHẢO Phần I: Đọc hiểu

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Một nhiếp ảnh gia bất ngờ bị kẹt trong một vùng lũ. Đập vào mắt anh là cảnh một bé trai đang vật lộn trong dòng nước chảy xiết với cánh tay chới với cố bám lấy một cành cây để lũ khỏi cuốn trôi. Trong tích tắc nhiếp ảnh gia nghĩ tới một tác phẩm độc đáo cho cuộc thi nhiếp ảnh sắp diễn ra nhưng thay vì lấy máy ảnh ra tác nghiệp, anh buông ba lô lao xuống dòng nước cứu đứa bé. Đồ nghề của anh bị lũ cuốn trôi và không tác phẩm nào của anh được gửi tới cuộc thi nhiếp ảnh. Bù lại anh có khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời mình: Khoảnh khắc anh đưa tay kéo được đứa trẻ về phía mình ngay trước một vùng nước xoáy.

(Trích Những ngọn lửa, Nguyễn Bích Lan, NXB Phụ nữ 2015) Câu 1: Nhận biết

Em hãy cho biết phương thức biểu đạt của đoạn văn.

Câu 2: Vận dụng

Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì? Em hãy đặt một nhan đề phù hợp.

Câu 3: Thông hiểu

Qua nội dung đoạn văn trên, em hãy cho biết anh nhiếp ảnh gia đã nhận được gì và mất gì?

Phần II. Làm văn Câu 1:

Viết đoạn văn chứng minh văn chương luyện những tình cảm sẵn có Câu 2:

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

ĐỀ 2 Phần I: Đọc - hiểu

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết

(13)

thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”

(Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1.

Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

Câu 2.

Tác giả của văn bản chứa đoạn văn trên là ai?

Câu 3.

Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 4.

Nội dung đoạn trích trên là gì ? Phần II: Làm văn

Câu 1.

Từ nội dung văn bản trên, viết đoạn văn 4-6 câu nêu suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của Dân tộc ta.

Câu 2:

Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

GỢI Ý PHẦN TẬP LÀM VĂN ĐỀ 1:

. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề: Nếu vai trò quan trọng của ý chí, nghị lực, quyết tâm, lí tưởng của con người trong cuộc sống.

- Dẫn câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim 2. Thân bài

2.1. Giải thích câu tục ngữ: nghĩa đen – nghĩa bóng

=> Dùng hình ảnh “sắt, kim” để nêu lên một vấn đề: kiên trì sẽ dẫn đến thành công.

2. 2. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Luận cứ 1

- Lí lẽ: Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. Kiên trì giúp ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được.

- Dẫn chứng: những người có đức tính kiên trù đều thành công (sắp xếp theo thời gian, theo phạm vi ngoài nước, trong nước; theo các lĩnh vực: đời sống, học tập, lao động, chiến đấu,…)

(14)

+ Dẫn chứng: Mạc Đĩnh Chi

+ Dẫn chứng 2: Tấm gương bác Hồ + Dẫn chứng 3: Thầy Nguyễn Ngọc Kí Luận cứ 2:

- Lí lẽ: không có sự kiên trì, ý chí, quyết thể tâm thì không làm được gì, không thể thành công.

- Dẫn chứng Luận cứ 3

- Lí lẽ: những đúc kết xưa nay của nhiều nhiều qua những câu nói tương tự.

- Dẫn chứng: có chí thì nên; không có việc gì khó/ chỉ sợ lòng … 3. Kết bài

- Nhận xét chung: Câu tục ngữ là một chân lí, có giá trị muôn đời.

- Rút ra bài học: mọi người nên tu dưỡng đức tính kiên trì bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời làm việc lớn.

ĐỀ 2:

1. Mở bài

– Ông cha ta thường dạy con cháu “rừng vàng, biển bạc” là để đề cao vai trò của rừng đối với đời sống con người đồng thời căn dặn mọi người hãy xem rừng là tài nguyên quý hiếm và bảo vệ, giữ gìn.

– Khi cuộc sống của con người đang đứng trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị tàn phá thì vấn đề bảo vệ rừng lại càng cấp thiết hơn nữa.

2. Thân bài

a. Khẳng định rừng là nhân tố quan trọng

– Chứng minh vai trò của rừng trong việc điều hòa khí hậu

+ Rừng là lá phổi thanh lọc không khí, cung cấp oxi cho sự sống con người và sinh vật khác.

+ Rừng là tấm lá chắn che chở con người và của tài sản của họ khỏi những trận gió, bão, lũ lụt, rừng ven biển chắn sóng, ngăn cát bay vào làm đất đai bị sa mạc hóa.

+ Rừng ngăn dòng chảy của nước, chống xói mòn đất, tạo chất mùn cho đất, tạo mạch nước ngầm…

– Chứng minh vai trò của rừng đối với thảm động, thực vật khác

+ Rừng là nơi ở của hàng trăm loài thảo dược quý hiếm linh chi, nấm, nhân sâm…

+ là nơi sinh sống của động vật đang có nguy cơ tiệt chủng.

– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn lợi kinh tế cho con người:

+ Rừng cung cấp gỗ cho xây dựng, cung cấp dược liệu, gen động, thực vật quý hiếm, khoáng sản…

+ Rừng là nơi bảo tồn hệ sinh thái thiên nhiên, nơi lí tưởng cho phát triển du lịch sinh thái.

(15)

– Chứng minh rừng còn có vai trò quan trọng trong an ninh, quốc phòng.

+ Rừng là người thân, là mái nhà cho chiến sĩ, bộ đội ta trong hai cuộc kháng chiến trường kì.

+ Rừng bảo vệ chiến sĩ khỏi tầm mắt của giặc, rừng cùng nhân cả nước kháng chiến.

b. Phản đề: Nêu thực trạng hiện nay và phân tích nguyên nhân, tác hại:

– Diện tích rừng ngày một thu hẹp, theo số liệu thống kê năm 2016, tổng diện tích rừng tự nhiên là 10 triệu hecta rừng, mức độ che phủ có tăng lên nhưng chất lượng rừng tự nhiên với sự phong phú của thảm thực, động vật lại không thể phục hồi.

– Nguyên nhân chính phải kể đến sự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không hợp lí và nạn chặt phá rừng diễn ra mạnh mẽ ở Tây Nguyên và duyên hải Nam trung bộ. Ý thức người dân chưa cao trong khi chính quyền địa phương xử lí không kiên quyết thậm chí còn tiếp tay cho lâm tặc.

– Tác hại: hệ sinh thái mất cân bằng, thảm động thực vật quý hiếm cạn kiệt, tài nguyên rừng giảm hẳn, đất đai xói mòn, nhiều đồi trọc, sạc lở do mưa bão lớn.

c. Phương pháp bảo vệ rừng

- Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.

- Tuyên truyền bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi phá hoại.

- Hạn chế khai thác gỗ, làm ảnh hưởng đến rừng.

3. Kết bài

– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng và ý nghĩa bảo vệ rừng.

– Liên hệ bản thân trong việc bảo vệ rừng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

III. Trong khi tham gia lớp học, nếu bị thoát ra khỏi lớp sẽ tiếp tục đăng nhập lại với ID của tiết học để tiếp tục tham gia lớp học.. 2. HS có ý thức không tốt sẽ bị

Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển Cùng bay nào, cho trái đất

xương mũi rất cứng. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh:. b)

Cách xưng hô ấy có tác dụng: làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng taa. Nguyễn Ngọc

Trả lời: Khi rót nước vào phích có một lượng không khí bên ngoài tràn và, nếu đậy nút ngay lại thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên nở ra và làm

Những con vật như anh gọng vó, ả cua kềnh,… được tác giả nhân hóa và miêu tả vô cùng sinh động, gợi cảm.. Nghe- viết Một chuyến đi (từ đầu đến

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về truyền thống hiếu.. học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc

c) Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.. Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”.. nêu phương tiện dùng để tiến hành hoạt động nói đến trong