• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6

NS: 06/10/2020 NG: 12/10/2020

Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020 CHÀO CỜ TUẦN 1

A. CHÀO CỜ (Đội tổ chức) B. SINH HOẠT DƯỚI CỜ: 15’

CHỦ ĐỀ: HỌC VUI VẺ, CHƠI AN TOÀN (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh:

- Biết tham gia tích cực vào buổi sinh hoạt với chủ điểm “phòng chống xâm hại và bắt cóc trẻ em”

- Biết cách tự bảo vệ bản thân và phòng chống xâm hại khi tham gia hoạt động.

- Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

+ Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường.

+ Phẩm chất:

* Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.

* Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề.

2. Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 5’

- HS tập trung trong lớp học của mình 2. Bài mới: 28’

Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề

Mục tiêu: Giúp các con nắm được có 5 mối nguy hiểm trẻ dễ gặp:

Báo động Nhìn: Khi có người nhìn vào vùng kín của trẻ, hoặc bắt trẻ nhìn vào vùng kín của họ.

Báo động Nói: Nói chuyện về vùng kín với trẻ.

Báo động Chạm: Khi ai đó sờ vào vùng kín của trẻ, hoặc dụ dỗ trẻ sờ vào vùng kín của người đó.

Báo động Bắt cóc: Đưa trẻ đến khu vực vắng mà không có sự cho phép của cha mẹ.

Báo động Ôm: Ôm trẻ theo cách không đứng đắn.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

- HS xếp hàng và nghe theo sự HD của GV.

(2)

Hoạt động 2. GV giới thiệu cho các bạn nghe về một số tình huống bị bắt cóc và xâm hại thường gặp.

- Em hãy kể những tình huống có thể bị bắt cóc thường diễn ra ở nhà, trường, nơi công cộng?

3. Củng cố, dặn dò: 2’

- Để không bị bắt cóc và xâm hại các con cần phải làm gì?

- HS lắng nghe cô giáo.

+ HS trả lời

- Học sinh trả lời theo ý hiểu

TOÁN

BÀI 14: LÀM QUEN VỚI PHÉP CỘNG – DẤU CỘNG

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác gộp, nhận biết cách sử dụng các dấu (+, =).

- Nhận biết ý nghĩa của phép cộng (với nghĩa gộp) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV:

- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ số, các thẻ dấu (+, =), thanh gài phép tính.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (với nghĩa gộp).

2. HS: VBT, SGK, BĐD

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.KTBC (2’)

- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập B. Bài mới

1. Khởi động (5’)

- Cho HS hoạt động theo cặp (nhóm bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động:

+ Quan sát hai bức tranh trong SGK.

+ Nói với bạn về những điều quan sát được từ mỗi bức tranh, chẳng hạn: Có 3 quả bóng màu xanh; Có 2 quả bóng màu đỏ; Có tất cả 5 quả bóng được ném vào rổ.

- HS để lên bàn

- HS thực hiện

- GV hướng dần HS xem tranh, giao nhiệm vụ và gợi ý để HS chia sẻ những gì các em quan sát được.

- HS xem tranh và chia sẻ những gì các em quan sát được.

(3)

2. Hoạt động hình thành kiến thức: 10’

* Cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

Tay phải cầm 3 que tính. Tay trái cầm 2 que tính. Gộp lại (cả hai tay) và đếm xem có tất cả bao nhiêu que tính.

- HS thực hiện

- HS nói, chẳng hạn: “Tay phải có 3 que tính. Tay trái có 2 que tính.

Có tất cả 5 que tính”.

*GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có... Có... Có tất cả...

*Hoạt động cả lớp:

GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện trên que tính.

- HS nghe GV giới thiệu phép cộng, dấu +, dấu =: HS nhìn 3 + 2

= 5 và đọc ba cộng hai băng năm.

- GV giới thiệu cách diễn đạt bằng kí hiệu toán học 3 + 2 = 5.

*Củng cố kiến thức mới:

- GV nêu tình huống khác, HS đặt phép cộng tương ứng rồi gài phép tính vào thanh gài.

Chăng hạn: GV nêu: “Bên trái có 1 chấm tròn, bên phải có 4 chấm tròn, gộp lại có tất cả mấy chấm tròn? Bạn nào nêu được phép cộng?”;

- HS gài phép tính 1 +4 = 5 vào thanh gài.

- Theo nhóm bàn, HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập: 12’

Bài 1

- Cho HS làm bài 1: HS quan sát tranh, chẳng hạn:

- HS thực hiện + Bên trái có 2 quả bóng vàng. Bên phải có 1

quả bóng xanh. Có tất cả bao nhiêu quả bóng?

+ Đọc phép tính và nêu số thích hợp ở ô dấu ? rồi viết phép tính 2+1 = 3 vào vở.

- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng.

Chia sẻ trước lóp.

GV chốt lại cách làm bài, gợi ý đê HS sử dụng mầu câu khi nói về bức tranh:

Có...Có...Có tất cả...

Bài 2

- Cho HS quan sát tranh vẽ, nhận biết phép tính thích hợp với từng tranh vẽ; Thảo luận với bạn về chọn phép tính thích họp cho từng tranh vẽ, lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân. Chia sẻ trước lớp.

- HS quan sát tranh . Chia sẻ trước lớp.

- GV chốt lại cách làm bài.

Bài 3.

- Cho HS quan sát tranh, đọc phép tính tương ứng đã cho, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe

- HS quan sát tranh. đọc phép tính tương ứng đã cho, suy nghĩ và tập

(4)

một tình huống theo bức tranh.

-Chia sẻ trước lớp. GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có... Có... Có tất cả...

kể cho bạn nghe một tình huống theo bức tranh.

- Chia sẻ trước lớp.

4. Hoạt động vận dụng: 3’

HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng (với nghĩa gộp) rồi chia sẻ với bạn, chẳng hạn: An có 5 cái kẹo.

Bình có 1 cái kẹo. Hỏi cả hai bạn có tất cả mấy cái kẹo?

- Học sinh trả lời theo ý của mình

E. Củng cố, dặn dò: 3’

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS trả lời - Hs lắng nghe

TIẾNG VIỆT

BÀI 6A: â, ai, ay, ây

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng âm â và các vần ai, ay, ây, những từ chứa vần ai, ay, ây. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng, từ chứa vần mới học. Hiểu các từ ngữ, câu trong bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn Nai nhỏ.

- Viết đúng: â ,ai, ay, ây, nai, gáy, cây.

- Biết trao đổi, thảo luận về bức tranh ở HĐ1.

- Học sinh biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV:

- Tranh SHS phóng to; tranh, ảnh, mô hình, băng hình, vật thật,... cần thiết để giải nghĩa từ có trong bài học.

- Mẫu chữ â, ai, ay, ây, gà gáy phóng to/ mẫu chữ viết trên bảng lớp.

2. HS:

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 1.

- Tập viết 1, tập 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh TIẾT 1

I. Hoạt động khởi động: (7’)

* KT kiến thức cũ:

+ Yêu cầu HS đọc các từ ngữ: tre ngà, chia quà, tỉa lá, đi xe

+ Gọi HS nhận xét.

+ GV nhận xét, tuyên dương HĐ1: Nghe - nói

- 3,4 Hs đọc - Hs nhận xét bạn

(5)

- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

+ Tranh vẽ những con vật gì ? + Chúng đang làm gì ?

+ Ngoài các con vật trên, tranh còn vẽ cây gì?

- Nhận xét, khen ngợi.

- GV giới thiệu các vần mới có trong các tiếng khóa ở trong tranh.

- GV ghi đầu bài lên bảng: Bài 6A: â, ai, ay, ây

II. Hoạt động khám phá:

HĐ2: Đọc (27’) 2a. Đọc tiếng, từ

* Học vần “ ai ” và tiếng có vần “ ai”

- Đọc tiếng nai

- Nêu cấu tạo của tiếng “nai”gồm âm đầu n và vần ai.

- GV đưa tiếng vào mô hình.

n ai

- Trong tiếng “nai”có âm nào chúng mình đã học rồi?

- Vậy vần“ai” là âm mới mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm “ai”

- Vần ai gồm có những âm nào?

- GV đánh vần a- i -ai - Đọc trơn ai

- GV đưa tiếng vào mô hình.

n ai

- GV đánh vần tiếp:

Nờ- ai- nai - Đọc trơn nai

- Treo tranh: Tranh vẽ gì?

- GV giải nghĩa từ nai nai

n ai

nai

- GV gọi HS đọc trơn một lượt: ai- nai- nai

* Học vần “ ay ” và tiếng có vần “ ay”

- Cho HS quan sát tranh “gà gáy” và giới thiệu từ “ gà gáy”

- HS thảo luận nhóm đôi quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

-HS đọc đồng thanh/nhóm/cá nhân

- HS lắng nghe

- Âm “n”.

- Nối tiếp đọc, đọc nhóm đôi, đồng thanh.

- HS: Có âm a và âm i

- HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp.

- HS đọc nối tiếp cá nhân.

- HS quan sát.

- HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp.

- HS đọc nối tiếp cá nhân.

- HS quan sát, trả lời: con nai

- HS đọc

- HS quan sát, lắng nghe

(6)

- Trong từ “gà gáy”, tiếng nào chúng mình đã học ?

-GV: Tiếng “ gáy” là tiếng khóa thứ hai cô muốn giới thiệu hôm nay. Gv viết bảng “ gáy ”

-Nêu cấu tạo của tiếng “gáy” gồm âm đầu g , vần ay và thanh sắc

- Trong tiếng “ gáy”có âm nào chúng mình đã học rồi?

- Vậy vần “ay” là vần mới tiếp theo mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm “ay”

-Vần ay gồm những âm nào?

-GV đánh vần: a-y-ay

-GV đưa tiếng “gáy” vào mô hình

g áy

- GV đánh vần + Đọc trơn : “gáy”

- Gọi HS đọc lại các một lượt: ay - gáy - gà gáy

* Học vần “ ây ” và tiếng có vần “ ây”

- Cho HS quan sát tranh “cây thị” và giới thiệu từ “ cây thị”

- Trong từ “cây thị”, tiếng nào chúng mình đã học ?

-GV: Tiếng “ cây” là tiếng khóa thứ hai cô muốn giới thiệu hôm nay. Gv viết bảng “ cây”

-Nêu cấu tạo của tiếng “cây”

- Trong tiếng “ cây”có âm nào chúng mình đã học rồi?

- Vậy vần “ây” là vần mới tiếp theo mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm “ây”

-Vần ây gồm những âm nào?

-GV đánh vần: â-y-ây

-GV đưa tiếng “cây” vào mô hình

c ây

- GV đánh vần + Đọc trơn : “cây”

- Gọi HS đọc lại các một lượt: ây - cây – cây thị

- Hãy nêu lại cho cô: Cô vừa dạy lớp mình

- HS đọc” gà gáy”

-Tiếng gà đã học

-HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp

-HS quan sát - HS nêu: âm g

- HS đọc( 3 HS), đồng thanh.

-HS nêu: vần ay gồm âm a và âm y

-HS đọc cá nhân, nhóm ,đồng thanh

-1-2 HS đọc

- Nối tiếp đọc cá nhân, nhóm đôi, tổ, đồng thanh.

- HS quan sát, lắng nghe - HS đọc” cây thị ” -Tiếng thị đã học

-HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp

-HS quan sát - HS nêu: âm c

- HS đọc( 3 HS), đồng thanh.

-HS nêu: vần ây gồm âm â và âm y

-HS đọc cá nhân, nhóm ,đồng thanh

-HS trả lời: â ,ai, ay, ây

(7)

âm và vần mới gì nào?

- Gọi HS đọc lại toàn bộ các âm, vần tiếng, từ trên bảng.

2b) Tạo tiếng mới.

- Gọi HS đọc tiếng đã có sẵn trong bảng “ chị”

- Y/c HS ghép tiếng “hái” vào bảng con.

- Em đã ghép tiếng “hái” như thế nào?

- Y/c HS giơ bảng.

- Y/c HS chỉ bảng và đọc “hái”

- Y/c mỗi dãy bàn ghép một tiếng đến hết.

- Y/c HS đọc cho nhau nghe tiếng vừa ghép của mình.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Trò chơi “Tiếp sức”

- Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 em. GV chuẩn bị thẻ chữ để HS gắn.

- Nhận xét, đánh giá.

- Cho HS đọc trơn lại các tiếng đã tìm được

*Tìm từ có tiếng chứa âm mới học

* Giải lao (1’)

TIẾT 2 III. Hoạt động luyện tập(20’) 2.c) Đọc hiểu: 8’

– Quan sát 2 tranh, thảo luận nhóm đôitrao đổi về nội dung từng tranh (trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? Người trong tranh đang làm gì?...).

- Đọc 3 câu trong sách

– Y/c HS tìm tiếng chứa vần ây, ay, ai trong từng câu + Phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng có vần ai, ay, ây

3. Hoạt động 3: Viết (12’) - Y/c HS giở SGK/tr61

- Y/c HS quan sát tranh /tr61 và đọc - Quan sát, sửa sai cho HS.

- GV mời HS lật úp sách lại, đẩy bảng xuống dưới.

- GV giới thiệu viết âm â, vần ai,ay, ây - GV gắn chữ mẫu: â, ai, ay, ây

a) GV treo chữ mẫu " â" viết thường + Quan sát chữ â viết thường và cho cô biết : Chữ â viết thường cao bao nhiêu ô li ? Chữ “ â” gồm mấy nét ghép lại?

- GV hướng viết âm “â”

- HS đọc

- HS đọc - HS ghép.

- HS trả lời - HS giơ bảng.

- HS đọc bài nối tiếp.

- HS ghép nối tiếp các tiếng.

-Đọc cho nhau nghe

- HS lắng nghe GV tổ chức luật chơi và tham gia chơi.

-HS tìm

- HS thực hiện

-HS đọc -HS thực hiện

-1HS đọc

- HS quan sát.

- HS nêu

- HS quan sát lắng nghe.

(8)

- Yêu cầu HS viết chữ “â” viết thường vào bảng con

- Gv nhận xét.

b) GV treo chữ mẫu "ai", “ ay ”, “ ây” viết thường

+ Chữ ghi vần ai được viết bởi con chữ nào?

+ Có độ cao bao nhiêu ly?

- GV hướng dẫn viết chữ ghi vần ai: Cô viết con chữ a trước rồi nối với con i lia bút viết dấu chấm trên đầu chữ i

- Y/c HS viết bảng con và lưu ý HS về khoảng cách nối liền chữ a và i.

- Y/c HS giơ bảng.

- GV nhận xét 2 bảng của HS.

*Tương tự vần ay, ây

- GV gắn chữ mẫu: gà gáy + Cho HS quan sát mẫu

+ Cho HS nhận xét về độ cao.

- GV hướng dẫn cách viết trên bảng lớn.

- Y/c HS viết bảng con và lưu ý HS về khoảng cách nối liền tiếng gà và tiếng gáy - Y/c HS giơ bảng.

- Nhận xét 3 bảng.

- GV bỏ mẫu chữ trên bảng lớn xuống.

- Y/c HS lật sách lên.

IV. Hoạt động vận dụng 4. Hoạt động 4: Đọc:10’

a. Quan sát tranh

- GV treo tranh ở bài đọc lên cho HS quan sát và hỏi “Tranh vẽ gì”

b. Luyện đọc trơn

- Y/c đọc thầm đoạn đọc và câu hỏi.

- GV đọc mẫu bài.

- Cho HS luyện đọc

c. Đọc hiểu

- Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:

Nai nghe thấy gì?

- Nhận xét, khen ngợi.

5. Củng cố, dặn dò: 5’

- Hôm nay các em học bài gì?

- Về nhà học lại bài và xem tiếp bài 6B: oi, ôi, ơi

- HS viết

- HS quan sát.

- HS: Chữ ghi vần ai được viết bởi con chữ a và con chữ i.

- 1 em: Có độ cao 2 ly.

- Lắng nghe.

-HS viết bảng con - HS giơ bảng.

- 1 em nhận xét.

- Lớp quan sát.

-HS nhận xét -HS lắng nghe - HS viết bảng con.

- Lớp giơ bảng

- HS cùng GV nhận xét 3 bảng.

-HS quan sát tranh và nêu

- Lớp đọc thầm.

- Lắng nghe.

+ Nối tiếp câu cá nhân + Nối tiếp câu theo bàn.

+ Đọc cả bài theo nhóm, cả lớp - Thảo luận cặp đôi

- Đại diện trả lời

- 1-2 HS

(9)

ĐẠO ĐỨC

BÀI 6: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ

I. MỤC TIÊU:

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của sự lễ phép, vâng lời.

- Chủ động thực hiện những lời nói, việc làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV:

- SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1

- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Con chim vành khuyên” – sáng tác: Hoàng Vân),…

- Máy tính, bài giảng PP (nếu có điều kiện)

2. HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC (3’)

- GV gọi hs trả lời câu hỏi:

+ Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình?

- Gọi HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Khởi động:5’

Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Con chim vành khuyên”

- GV tổ chức cho HS hát bài “Con chim vành khuyên”.

- GV đặt câu hỏi: Vì sao chim vành khuyên lại được khen ngoan ngoãn?

Kết luận: Chim vành khuyên biết nói lời lễ phép, chào hỏi mọi người nên luôn được mọi người yêu thương, quý mếm.

2. Khám phá: 8’

Tìm hiểu vì sao cần lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị

- GV treo lần lượt từng tranh ở mục Khám phá trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để trình chiếu). GV yêu cầu HS quan sát kĩ hành động và lời nói của các bạn trong tranh và trả lời câu hỏi “Bạn trong tranh đã thể hiện sự lễ phép, vâng lời với ông bà,

- 3 HS trả lời

+Vâng lời người lớn + Chăm học. chăm làm + Quan tâm, chăm sóc mọi người trong gia đình, ….

- HS khác nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS hát

- HS trả lời

- HS quan sát quan sát kĩ hành động và lời nói của các bạn trong tranh và trả lời câu hỏi

“Bạn trong tranh đã thể hiện sự lễ phép, vâng lời với ông bà, cha mẹ, anh chị như thế nào?”

(10)

cha mẹ, anh chị như thế nào?”

- GV lắng nghe, khen ngợi HS và tổng kết:

+ Tranh 1: Bà gọi dậy, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép (ạ ở cuối câu).

+ Tranh 2: Chị gái hỏi, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép.

+ Tranh 3: Mẹ nói, bạn vâng lời và trả lời rất lễ phép.

+ Tranh 4: Trước khi đi học, bạn đã lễ phép chào ông bà.

- GV nêu câu hỏi: Vì sao em cần lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị?

Kết luận: Lễ phép, vâng lời là thể hiện lòng kính yêu mọi người trong gia đình. Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng thái độ, lời nói, cử chỉ phù hợp.

3. Luyện tập: 12’

Hoạt động 1. Em chọn việc nên làm

- GV treo 3 tranh ở mục Luyện tập trong SGK (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình), chia HS thành các nhóm (từ 4 - 6 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh để lựa chọn: Bạn nào biết lễ phép, vâng lời? Bạn nào chưa biết lễ phép, vâng lời?

Vì sao?

- HS có thể dùng sticker mặt cười (thể hiện sự đồng tình), mặt mếu (thể hiện không đồng tình) hoặc thẻ màu để đại diện các nhóm lên gắn kết quả thảo luận dưới các tranh.

+ Mặt cười: việc làm ở tranh 1 và 2.

+ Mặt mếu: việc làm ở tranh 3.

- GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao lựa chọn việc làm ở tranh 1 và 2.

+ Việc làm ở tranh 1: Trời nóng, thấy bố làm việc vất vả, bạn gái mang nước lễ phép mời bố.

+ Việc làm ở tranh 2: Mẹ nhờ bạn phụ giúp nhặt rau, bạn gái lễ phép, vâng lời và làm giúp mẹ.

- GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao không lựa chọn việc làm ở tranh 3.

+ Việc làm ở tranh 3: Ông nhắc nhở bạn cho nhỏ tiếng ti-vi, bạn không nghe lời.

- GV khen ngợi các ý kiến của HS và kết

- HS suy nghĩ, trả lời.

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

-HS lắng nghe

- Các nhóm quan sát kĩ các tranh để lựa chọn: Bạn nào biết lễ phép, vâng lời? Bạn nào chưa biết lễ phép, vâng lời? Vì sao?

- Đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao lựa chọn việc làm ở tranh 1 và 2.

- Đại diện các nhóm nêu ý kiến vì sao không lựa chọn việc làm ở tranh 3.

(11)

luận.

Kết luận: Chúng ta cần đồng tình với những việc làm biết thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình. Không đồng tình với những việc làm chưa biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.

Hoạt động 2. Chia sẻ cùng bạn

- GV nêu yêu cầu: Em chia sẻ với bạn những việc em đã làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết lễ phép, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị.

4. Vận dụng:5’

Hoạt động 1. Xử lí tình huống

- GV chia HS theo nhóm đôi để phù hợp với hai nhân vật trong các tình huống ở mục Luyện tập trong SGK. GV nêu rõ yêu cầu của từng tình huống, cho HS nhắc lại lời mẹ và chị gái (giai đoạn này HS chưa tự đọc được lời thoại).

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp, trao cho nhóm đạo cụ để đóng vai.

- GV hướng dẫn HS nhận xét: Bạn nào đóng vai mà em thích nhất? Vì sao? (tránh chê, cần khen ngợi, động viên HS).

- GV có thể đưa ra thêm các phương án trả lời để HS thảo luận, ví dụ:

Tình huống 1:

+ Con đang xem ti-vi mà mẹ!

+ Mẹ bảo anh (chị) làm đi!

+ Con xem xong đã!

+ Vâng ạ! Con làm ngay ạ!

Tình huống 2:

+ Mặc kệ em!

+ Chị cứ đi ngủ đi!

+ Em vẽ xong đã!

+ Vâng! Em cất ngay đây ạ!

- HS cả lớp nêu ý kiến: Lời nói nào thể hiện sự lễ phép, vâng lời? Lời nói nào chưa thể hiện sự lễ phép vâng lời? Vì sao?

- HS chia sẻ những việc mình đã biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- HS lắng nghe

-HS chia sẻ

- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp

-

HS nhận xét

- HS thảo luận và nêu - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS nêu (Hành động vào lời nói: “Vâng ạ! Con làm ngay ạ!”; “Vâng! Em cất ngay đây ạ!” thể hiện lễ phép, vâng lời.

Những lời nói còn lại thể hiện chưa vâng lời, chưa lễ phép).

- HS trình bày

(12)

- GV khen ngợi và chỉnh sửa.

Kết luận: Em luôn thể hiện sự lễ phếp, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng lời nói, việc làm phù hợp: biết chào hỏi trước khi đi ra ngoài và khi về đến nhà; khi được đưa thứ gì thì nên nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn…

Hoạt động 2. Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị

GV nhắc nhở HS thể hiện lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng thái độ, lời nói, việc làm phù hợp với bản thân. Đồng thời gợi ý HS đóng vai xử lí các tình huống giả định ở mục Luyện tập hoặc các tình huống có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống hằng ngày…

nhằm giúp HS cùng nhau rèn luyện thói quen tốt.

Kết luận: Em thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị bằng lời nói và việc làm cụ thể.

Thông điệp:

Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.

5. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- Hs nhắc lại ND bài

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 5: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (TIẾT 3)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

- Kể được với bạn bè, thầy cô về gia đình mình.

- Nhận biết các tình huống có thể xảy ra trong gia đình và cách ứng xử với những tình huống cụ thể.

- Trân trọng, yêu quý mọi người trong gia đình, tự giác tham gia và biết chia sẻ công việc nhà cùng nhau

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh ảnh, SGK.

2. HS: SGK, VBT TNXH tập một.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. A. KTBC (3’)

2. - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: Kể tên các thành viên trong gia đình em, chúng được dùng để làm gì?

- 3 HS kể

(13)

3. - Gọi HS khác nhận xét 4. - GV nhận xét, tuyên dương

B. Bài mới

1. Khởi động (5’)

- GV cho HS phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi học xong những bài học về chủ đề Gia đình. HS có thể phát biểu đúng hoặc sai

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới 2. Hoạt động vận dụng: 12’

- GV tổ chức HS thành 3 nhóm, sau đó hướng dẫn HS quan sát 3 tình huống trong SGK và thảo luận, Các nhóm lựa chọn tình huống nhòm yêu thích và đóng vai thể hiện tình huống đủ

- Dành thời gian cho các em nói cảm xúc của mình về tình huống và vai diễn, khuyến khích các nhóm có sự sáng tạo trong cách xử lý tình huống phù hợp khác SGK.

Yêu cầu cần đạt: Nói và thể hiện được cảm xúc, cách xử lý của mình trong những tính huống cụ thể trong bài.

Tự đánh giá cuối chủ đề:

- Sau khi học xong chủ đề này. HS tự đánh giá xem mình đã thực hiện được nội dung nào nếu trong khung

- HS tự làm một sản phẩm học tập (như gợi ý ở hình), có thể làm theo nhóm hoặc cá nhân). GV hướng dẫn HS dung giấy bìa, hổ dụng để làm sân nhắn.

- GV đánh giá tổng kết sau khi HS học xong chủ để thông qua sản phẩm học tập 3. Đánh giá : (12’)

- HS ghi nhớ những kiến thức đã học về chủ đề Gia đình, để được với bạn về gia đình mình và thể hiện được cảm xúc yêu quý đối với các thành viên trong gia đình - Định vị cung phát triển năng lực, phẩm chất: GV có thể tổ chức cho HS thảo luận nội dụng hình tự đánh giá cuối chủ đề, HS tự liên hệ và kể về những việc đã làm được và sẽ tiếp tục làm gì sau khi học các bài học về chủ đề (ví dụ: chơi với em, nói được địa chỉ nhà, sử dụng kéo thành thạo,

- HS nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS phát biểu

- HS quan sát 3 tình huống trong SGK và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác theo dõi, bổ sung

- HS lắng nghe

- HS tự đánh giá

- HS làm sản phẩm

- HS theo dõi

- HS chia sẻ trước lớp - HS lắng nghe

- HS thảo luận nội dụng hình tự đánh giá cuối chủ đề

(14)

nhổ tóc sâu cho ông bà, tự sắp xếp đồ chơi và góc học tập của mình,...) từ đó hình thành và phát triển kĩ năng cần thiết cho bản thân.

4. Củng cố, dặn dò (3’)

- Y/c HS nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- Kể với ông bà, bố mẹ điều em ấn tượng sau khi học xong chủ đề này

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- 2 HS nhắc lại nội dung bài học - Lắng nghe và thực hiện

NS: 06/10/2020 NG:13/10/2020

Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020

TIẾNG VIỆT

BÀI 6B: oi, ôi, ơi

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng những từ chứa vần oi, ôi, ơi. Đọc trơn đoạn có tiếng, từ chứa vần mới học. Hiểu từ ngữ, câu trong bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc Nai và voi.

- Viết đúng: oi, ôi, ơi, đồi cây.

- Nói được tên vật, con vật chứa vần oi, ôi, ơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV:

- Tranh SHS phóng to; tranh, ảnh, mô hình, băng hình, vật thật, ... cần thiết để giải nghĩa từ có trong bài học.

- Mẫu chữ oi, ôi, ơi phóng to/ mẫu chữ viết trên bảng lớp.

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 1.

2. HS: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh TIẾT 1

I. Hoạt động khởi động (6’)

* KT kiến thức cũ:

+ Yêu cầu HS đọc các từ ngữ: nai, gà gáy, cây thị

+ Gọi HS nhận xét.

+ GV nhận xét, tuyên dương HĐ 1: Nghe - nói

- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm để hỏi – đáp và nói những điều mình biết về cảnh vật, hoạt động, công việc của mọi người trong tranh.

- Nhận xét, khen ngợi

+ HS đọc.

+ HS nhận xét.

+ Lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi

- HS lắng nghe.

(15)

- GV giới thiệu các âm mới có trong các tiếng khóa ở trong tranh.

- GV ghi đầu bài lên bảng: Bài 6B:

oi,ôi,ơi

II. Hoạt động khám phá.

Hoạt động 2: Đọc (28’) 2a. Đọc tiếng, từ:

* Tiếng “voi”

- Nêu cấu tạo của tiếng “voi”.

- Gọi HS nhận xét.

- Trong tiếng “voi” có âm nào chúng mình đã học rồi?

- Vậy vần “oi” là vần mới mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm

“x”

- GV đưa tiếng vào mô hình.

v oi

- Gv đánh vần: v- oi- voi - Đọc trơn: “voi”

- GV giới thiệu từ “xe lu” và giải thích nghĩa

- GV gọi HS đọc trơn một lượt: voi

* Tiếng “đồi”

- Gv giới thiệu từ “đồi cây”

- Trong từ “đồi cây”, tiếng nào chúng mình đã học, tiếng nào chưa học?

-GV: Tiếng “đồi” là tiếng khóa thứ hai cô muốn giới thiệu hôm nay. Gv viết bảng “đồi”

-Nêu cấu tạo của tiếng “đồi”

- Vậy vần “ôi” là vần mới tiếp theo mà hôm nay chúng mình sẽ học. Nghe cô phát âm “ôi”

- GV đưa tiếng “đồi” vào mô hình

đ ồi

- Gọi HS đọc lại các một lượt: đ- ôi - huyền- đồi

* Tiếng " dơi" hướng dẫn tương tự - Hãy nêu lại cho cô: Cô vừa dạy lớp mình 3 vần mới gì nào?

- Gọi HS đọc lại toàn bộ các âm, tiếng, từ trên bảng.

- 1-2 HS nêu - HS nhận xét.

- 2 HS nhắc lại.

- Âm “v”.

- Nối tiếp đọc, đọc nhóm đôi, đồng thanh.

- HS quan sát.

- HS đánh vần theo (Cá nhân, nhóm đôi, đồng thanh)

- HS đọc

- HS quan sát, lắng nghe - HS đọc “voi”

-HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp - HS đọc “ đồi cây”

- HS nêu

- HS đọc (3 HS), đồng thanh.

- 1-2 HS

- Nối tiếp đọc cá nhân, nhóm đôi, tổ, đồng thanh.

-1-2 HS -1-2 HS

- HS quan sát và nêu lại - HS đọc

(16)

c) Tạo tiếng mới.

- Gọi HS đọc tiếng đã có sẵn trong bảng

“xa”

- Y/c HS ghép tiếng “nói” vào bảng con.

- Em đã ghép tiếng “nói” như thế nào?

- Y/c HS giơ bảng.

- Y/c HS chỉ bảng và đọc “nói”

- Y/c mỗi dãy bàn ghép một tiếng đến hết.

- Y/c HS đọc cho nhau nghe tiếng vừa ghép của mình.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Trò chơi “Tiếp sức”

- Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 3 em. GV chuẩn bị thẻ chữ để HS gắn.

- Nhận xét, đánh giá.

- Cho HS đọc trơn lại các tiếng đã tìm được

*Tìm từ có tiếng chứa âm mới học

* Giải lao.(1’)

TIẾT 2 III. Hoạt động luyện tập 2c. Đọc hiểu (8’)

– Quan sát 2 tranh, thảo luận nhóm đôitrao đổi về nội dung từng tranh (trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? Người trong tranh đang làm gì? ...)

- Đọc 2 câu trong sách

– Y/c HS tìm tiếng chứa âm đầu ch, tr trong từng câu + Phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng có vần oi, ôi, ơi.

3. Viết (12’)

a) Viết" oi" viết thường

+ Quan sát chữ oi viết thường và cho cô biết : Chữ oi viết thường cao bao nhiêu ô li?

- GV HD viết chữ” oi”

- Yêu cầu HS viết chữ “oi” viết thường vào bảng con

- Gv nhận xét.

* Gv hướng dẫn học sinh viết vần ôi, ơi tương tự.

b) Viết "đồi cây"

- Gọi HS đọc chữ trên bảng lớp.

- Từ “đồi cây” gồm mấy chữ ghép lại?

- Hs đọc - HS ghép.

- HS trả lời - HS giơ bảng.

- HS đọc bài nối tiếp.

- HS ghép nối tiếp các tiếng.

- Đọc cho nhau nghe

- HS lắng nghe GV tổ chức luật chơi và tham gia chơi.

HS tìm

- HS thực hiện

- HS đọc - HS quan sát.

- HS nêu

- HS quan sát và nêu.

- Hs quan sát, lắng nghe.

- HS viết

- 1HS đọc - HS nêu

(17)

Nêu khoảng cách giữa hai chữ trong từ”

đồi cây”?

- GV hướng dẫn viết “đồi cây”

- GV nhận xét.

IV. HĐ vận dụng 4. Đọc (10’)

a. Quan sát tranh

- GV treo tranh ở bài đọc lên cho HS quan sát và hỏi” Tranh vẽ gì”

b. Luyện đọc trơn

- Y/c đọc thầm đoạn đọc và câu hỏi.

- GV đọc mẫu bài.

- Cho HS luyện đọc

c. Đọc hiểu

- Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Nhà bà có gì?

- Nhận xét, khen ngợi.

5. Củng cố dặn dò: (5’) - Hôm nay các em học bài gì?

- Về nhà học lại bài và xem tiếp bài 6C:

ui, ưi.

- HS viết bảng

- HS quan sát tranh và nêu

- Lớp đọc thầm.

- Lắng nghe.

+ Nối tiếp câu cá nhân + Nối tiếp câu theo bàn.

+ Đọc cả bài theo nhóm, cả lớp - Thảo luận cặp đôi

- Đại diện trả lời

- 1-2 HS

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 6: LỚP HỌC CỦA EM (T1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, HS sẽ

- Nói được tên, địa chỉ trường học, lớp học, tên cô giáo chủ nhiệm và một số bạn trong lớp học.

- Nói được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học và công dụng của các loại đồ dùng đó.

- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng đúng cách đồ dùng, thiết bị trong lớp học.

- Kể được các hoạt động học tập và nhiệm vụ của các thành viên trong lớp.

- Kính trọng thầy cô giáo, hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong lớp.

- Tích cực tham gia các hoạt động của lớp và biết ứng xử phù hợp với bạn bè, thầy cô.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV:

+Hình trong SGK phóng to (nếu)

+ Chuẩn bị 2-3 bộ phiếu bìa, mỗi bộ phiếu gồm nhiều tấm bìa nhỏ, trên mỗi tấm bìa ghi tên một số đồ dùng có trong lớp học (bàn GV, bảng đen, đồng hồ)

(18)

+ Một số bộ bìa để tổ chức trò chơi

2.HS: Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động ở lớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5. A. KTBC (2’)

6. - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: Kể tên các thành viên trong gia đình em, chúng được dùng để làm gì?

7. - Gọi HS khác nhận xét 8. - GV nhận xét, tuyên dương

B. Bài mới

1. Khởi động (5’)

- GV cũng tổ chức cho HS hát bài hát về lớp học: Chúng em là học sinh lớp 1 (Sáng tác Phạm Tuyên) rồi dẫn vào tiết học mới.

2.Hoạt động khám phá: 12’

- GV hướng dẫn cho HS quan sát các hình trong SGK.

- GV đưa ra một số câu hỏi cho HS thảo luận để nhận biết nội dung của hình:

+ Tên lớp học của Hoa và Minh là gì?

+ Kể tên các đồ dùng, thiết bị có trong lớp học?

+ Chúng ta được sắp xếp và trang trí như thế nào?

- Khuyến khích HS kể ra những đồ dùng khác, ví dụ: ti vi, máy chiếu, đồ dùng trong góc học tập, tủ đồ dùng, …

- Từ đó GV kết luận: Việc trang bị các thiết bị, đồ dùng trong lớp học phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường.

Yêu cầu cần đạt: HS nói được tên lớp, địa chỉ lớp học, xác định được vị trí lớp học, biết được các đồ dùng có trong lớp học.

3. Hoạt động thực hành: 7’

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Hỏi – đáp về đồ dùng trong lớp học

- Chuẩn bị:

+ 3 quả chuông báo lệnh (mỗi nhóm 1 quả)

+ Hệ thống câu hỏi: Kể tên 3 đồ dùng trong lớp học, thiết bị treo trên tường; HS trưng bày sản phẩm sáng tạo của mình ở

- 3 HS kể

- HS nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS hát

- HS quan sát các hình trong SGK.

- HS thảo luận để nhận biết nội dung của hình

- Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác theo dõi, bổ sung - HS lắng nghe

- HS tự đánh giá

- HS làm sản phẩm - HS theo dõi

(19)

đâu trong lớp học?

- Tổ chức chơi:

+ Chia lớp thành 3 nhóm

+ Sau khi nghe câu hỏi từ GV, nhóm nào bấm chuông trước sẽ được quyền trả lời.

Nếu đúng được tính 10 điểm, nếu sai nhóm khác được quyền trả lời

+ Kết thúc trò chơi, nhóm được nhiều điểm là nhóm thắng cuộc.

Yêu cầu cần đạt: HS nhận biết và kể tên được đồ dùng, thiết bị trong lớp học

4. Hoạt động vận dụng (4’) - GV cũng đưa ra câu hỏi gợi ý:

+ Lớp học của Minh và Hoa có những điểm gì khác với lớp của em?

+Đồ dùng trong lớp Minh và Hoa có khác với lớp của em không?

+Kể tên những đồ dùng khác

- GV khuyến khích một vài HS phát biểu về những điểm giống nhau, khác nhau đó.

- GV kết luận: Lớp học được trang trí khác nhau nhưng đảm bảo các đồ dùng thiết bị để HS học tập. Các em phải thực hiện việc giữ gìn cẩn thận các đồ dùng, thiết bị đó 3. Đánh giá: (3’)

GV đánh giá về thái độ: HS yêu quý lớp học của mình

Kể cho bố mẹ, anh chị về lớp học của mình

4. Củng cố, dặn dò (2’)

- Y/c HS nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS thực hiện chơi trò chơi

- HS chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nội dụng hình tự đánh giá cuối chủ đề

- HS lắng nghe

- 2 HS nhắc lại nội dung bài học - Lắng nghe và thực hiện

TIẾNG VIỆT

BÀI 6C: ui, ưi

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng các vần ui, ưi; các tiếng, từ ngữ, các câu trong đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời được câu hỏi đọc hiểu đoạn Núi, gió và mây.

- Viết đúng: ui, ưi, dãy núi, gửi thư.

- Nêu được câu hỏi và trả lời câu hỏi về cảnh vật trong tranh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(20)

1. GV:

- Tranh SHS phóng to; tranh, ảnh, mô hình, băng hình, vật thật,... cần thiết để giải nghĩa từ có trong bài học.

- Mẫu chữ ui, ưi phóng to/ mẫu chữ viết trên bảng lớp.

- Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 1.

2. HS: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh TIẾT 1

I. HĐ khởi động (6’) KT kiến thức cũ:

- Em hãy nhắc lại tên các vần đã được học ở bài trước.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

HĐ 1: Nghe - nói

- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm để hỏi – đáp và nói những điều mình biết về cảnh vật, hoạt động, công việc của mọi người trong tranh: Tranh vẽ cảnh gì? Núi đang làm gì trong tranh?

- Nhận xét, khen ngợi

- GV giới thiệu các vần mới có trong các tiếng khóa ở trong tranh.

- GV ghi đầu bài lên bảng: Bài 6C:ui, ưi II. Hoạt động khám phá.

Hoạt động 2: Đọc (28’) 2a. Đọc tiếng, từ:

* Tiếng “núi”

- Nêu cấu tạo của tiếng “núi”.

- Gọi HS nhận xét.

- Trong tiếng “núi” có âm nào chúng mình đã học rồi?

- Vậy âm “ui” là âm mới mà hôm nay chúng mình sẽ học. Vần “ui” gồm 2 chữ cái ghép lại gọi là âm đôi.Nghe cô phát âm “ui”

- GV đưa tiếng vào mô hình.

n úi

- Gv đánh vần: n- ui-nui- sắc- núi - Đọc trơn: “núi”

- Gv giới thiệu từ “núi”

- GV gọi HS đọc trơn một lượt: dãy núi

* Tiếng “gửi”

- 3 HS nêu

- HS thảo luận nhóm đôi quan sát tranh, thảo luận nhóm để hỏi – đáp và nói những điều mình biết về cảnh vật, hoạt động, công việc của mọi người trong tranh

- Hs nêu

- Hs lắng nghe

- 1-2 HS nêu - HS nhận xét.

- 2 HS nhắc lại.

- Âm “n”.

- Nối tiếp đọc, đọc nhóm đôi, đồng thanh.

- HS quan sát.

- HS đánh vần theo (Cá nhân, nhóm đôi, đồng thanh)

- HS đọc -HS đọc

-HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp

(21)

-Nêu cấu tạo của tiếng “gửi”

- Trong tiếng “gửi” có âm nào chúng mình đã học rồi?

- Vậy vần “ưi” là vần mới thứ hai mà chúng mình sẽ học. Vần “ưi” cũng gồm 2 chữ cái ghép lại gọi là âm đôi.Nghe cô phát âm “ưi”

-GV đưa tiếng “gửi” vào mô hình

g ửi

- Gv đánh vần + đọc trơn: gửi -Gv giới thiệu từ “gửi thư”

- GV gọi HS đọc trơn một lượt: ưi - gửi- gửi thư

- Hãy nêu lại cho cô: Cô vừa dạy lớp mình 2 vần mới gì nào?

- Hãy so sánh 2 vần này

- Gọi HS đọc lại toàn bộ các vần, tiếng, từ trên bảng.

c) Tạo tiếng mới.

- Gọi HS đọc tiếng đã có sẵn trong bảng “vui”

- Y/c HS ghép tiếng “ui” vào bảng con.

- Em đã ghép tiếng “vui” như thế nào?

- Y/c HS giơ bảng.

- Y/c HS chỉ bảng và đọc “vui”

- Y/c mỗi dãy bàn ghép một tiếng đến hết.

- Y/c HS đọc cho nhau nghe tiếng vừa ghép của mình.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Trò chơi “Tiếp sức”

- Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 em. GV chuẩn bị thẻ chữ để HS gắn.

- Nhận xét, đánh giá.

- Cho HS đọc trơn lại các tiếng đã tìm được

*Tìm từ có tiếng chứa vần mới học

* Giải lao (1’)

TIẾT 2:

III. Hoạt động luyện tập 2c. Đọc hiểu (8’)

- GV nêu yêu cầu của bài: Quan sát 3 tranh và các thẻ chữ. Chọn từ phù hợp với chỗ trống trong câu)

- Yêu cầu HS quan sát tranh, nói nội dung từng tranh

- Gọi HS đọc 3 thẻ chữ

- Yêu cầu HS đọc 3 câu (có chỗ trống), chọn

- HS nêu - HS nêu

- Nối tiếp đọc cá nhân, nhóm đôi, tổ, đồng thanh.

-HS đánh vần + đọc trơn -HS đọc

-HS đọc -HS nêu -HS so sánh - HS đọc

-HS đọc - HS ghép.

- HS trả lời - HS giơ bảng.

- HS đọc bài nối tiếp.

- HS ghép nối tiếp các tiếng.

-Đọc cho nhau nghe

- HS lắng nghe GV tổ chức luật chơi và tham gia chơi.

HS tìm

- HS lắng nghe

- HS quan sát và nêu -HS đọc

-HS thực hiện. Một vài HS trả lời -HS tìm

(22)

từ ngữ trong khung phù hợp với chỗ trống trong mỗi câu

-GV chữa bài + cho HS đọc lại câu.

- Y/c HS tìm tiếng chứa các vần mới học trong từng câu + Phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng đó

3.Viết ( 12’) a) Viết " ui”

+ Quan sát chữ ua và cho cô biết : Chữ “ui”

gồm mấy chữ ghép lại?Nêu độ cao các con chữ?

- GV HD viết chữ” ui”

- Yêu cầu HS viết chữ “ui” vào bảng con - Gv nhận xét.

. Hướng dẫn tương tự với vần ưi b) Viết "núi, gửi"

- Gọi HS đọc chữ trên bảng lớp.

- Từ “núi” gồm mấy chữ ghép lại? Nêu độ cao các con chữ?

- GV hướng dẫn viết “núi”

- GV nhận xét.

- Tương tự với "gửi"

IV. Hoạt động vận dụng 4. Đọc (10’)

a. Phát huy trải nghiệm.

- Yêu cầu HS chia sẻ những gì mình biết về gió, mây và núi.

- GV treo tranh ở bài đọc lên cho HS quan sát và hỏi “Tranh vẽ gì ?”

b. Luyện đọc trơn

- Y/c đọc thầm đoạn đọc và câu hỏi.

- GV đọc mẫu bài.

- Cho HS luyện đọc

c. Đọc hiểu

- Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:

Trưa mùa hạ, bò và ngựa chờ gì?

- Nhận xét, khen ngợi.

5. Củng cố dặn dò: (5’

- Hôm nay các em học bài gì?

- Về nhà học lại bài và xem tiếp bài 6D: uôi, ươi

- Hs tìm tiếng chứa các vần mới học trong từng câu + Phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng đó

- HS quan sát.

- HS nêu

- HS quan sát lắng nghe.

- HS viết

-1HS đọc -HS nêu -HS viết bảng

-HS chia sẻ

-HS quan sát tranh và nêu

- Lớp đọc thầm.

- Lắng nghe.

+ Nối tiếp câu cá nhân + Nối tiếp câu theo bàn.

+ Đọc cả bài theo nhóm, cả lớp - Thảo luận cặp đôi

- Đại diện trả lời

- 1-2 HS

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

(23)

LUYỆN ĐỌC, LUYỆN VIẾT â, ai, ay, ây

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng các âm â; vần ai, ay, ây; các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ, ND các câu trong đoạn.

- TL được CH. Đọc hiểu văn bản " Thu về"

- Viết đúng từ chỉ hoạt động của mỗi con vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Bảng phụ, mẫu chữ.

2. HS: Bảng con, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- GV đưa câu y/c HS đọc + Lá dừa, lá mía như múa võ.

+ Lũ gà co ro trú mưa, vẻ lo sợ.

- Gọi HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Khởi động. (5’)

- Treo hình và chữ phóng to lên bảng, nêu yêu cầu gắn đúng từ ngữ dưới hình.

- HD HS tham gia thi - Nhận xét, khen ngợi 2. Hướng dẫn ôn tập. (5’)

- Yêu cầu HS đọc từng chữ â, ai, ay, ây.

- Gv yêu cầu hs đọc từ ngữ: mây, nhảy dây, nai.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- G yêu cầu hs đọc bài và trả lời câu hỏi.

3. Viết chữ (20’)

- Cho HS quan sát chữ mẫu â, ai, ay, ây.

- GV viết mẫu và hướng dẫn viết từng chữ lên bảng (cần lưu ý điểm đặt bút và điểm kết thúc chữ): â, ai, ay, ây.

- Yêu cầu HS viết các chữ vào vở ô li - GV quan sát, giúp đỡ HS.

- GV nhận xét bài của học sinh.

4. Củng cố, dặn dò: (2’)

- 2 HS đọc, lớp đọc thầm

- HS khác nhận xét.

- Lắng nghe.

- Quan sát.

- HS tham gia thi - Lắng nghe.

- HS đọc cá nhân, nhóm 2, tổ, đồng thanh.

- HS nhận xét.

- HS đọc cá nhân, bàn, tổ, cả lớp.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và trả lời câu hỏi

- HS quan sát

- HS viết bài (thực hiện viết từng chữ) - HS lắng nghe.

(24)

- Yêu cầu HS đọc lại các chữ và từ ngữ trong bài viết.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS lắng nghe.

NS: 06/10/2020 NG:14/10/2020

Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2020

TIẾNG VIỆT BÀI 6D: uôi, ươi

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng những từ chứa vần uôi, ươi. Đọc trơn đoạn ngắn có tiếng, từ chứa vần mới học. Hiểu các từ ngữ, câu trong bài; trả lờiđược các câu hỏi về nội dung đoạn Suối và đá cuội.

- Viết đúng: uôi, ươi, cuội, lưới.

- Biết trao đổi, thảo luận về bức tranh ở HĐ1.

- Học sinh biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV:

- Tranh SHS phóng to; tranh, ảnh, mô hình, băng hình, ... về hình ảnh dòng suối, thả lưới, đá cuội để HS đóng vai.

- Tranh và thẻ chữ luyện đọc hiểu câu.

- Mẫu chữ uôi, ươi, cuội, lưới phóng to.

2.HS: Vở bài tập TV; BĐD

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

I.Hoạt động khởi động: (7’) KT kiến thức cũ:

Em hãy nhắc lại tên các vần đã được học ở bài trước.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

HĐ1: Nghe- nói

- Cho HS quan sát tranh.

- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : Em thấy gì ở trong tranh?

- Nhận xét, khen ngợi

- GV giới thiệu các vần mới: Trong đoạn hội thoại trên ta thấy Dòng suối, thả lưới, đá cuội. Trong hai tiếng suối và lưới có chứa vần uôi, ươi. Đó là hai vần mới mà ta học hôm nay.

- GV ghi đầu bài lên bảng: Bài 6D: uôi, ươi

II. Hoạt động khám phá:

- 3 HS nêu - HS nhận xét

- HS quan sát tranh.

- Dòng suối, thả lưới, đá cuội

- Lắng nghe.

- HS nhắc lại.

(25)

HĐ2: Đọc (27’) 2a. Đọc tiếng, từ

* Giới thiệu tiếng khóa đá cuội - Y/c nêu cấu tạo tiếng cuội - Vần uôi gồm có âm nào?

- GV đánh vần u- ô-i - Đọc trơn uôi

- GV đánh vần tiếp:

c- uôi- cuôi- nặng- cuội - Đọc trơn cuội

- Treo tranh: Tranh vẽ gì?

- GV giải nghĩa từ đá cuội - GV đưa từ khóa dãy đá cuội - Yêu cầu HS đọc trơn

đá cuội

C uội

cuội

* GV giới thiệu tiếng khóa thả lưới - Cho HS đọc trơn thả lưới

- Y/c nêu cấu tạo tiếng lưới - Vần ươi có âm nào?

- GV đánh vần ươ – i- ươi - Đọc trơn ươi

- GV đánh vần tiếp:

l- ươi- lươi- sắc- lưới - Đọc trơn lưới

- Treo tranh: Tranh vẽ gì?

- GV giải nghĩa từ thả lưới - GV đưa từ khóa thả lưới - Yêu cầu HS đọc trơn thả lưới

l ưới

lưới

- Chúng ta vừa học 2 vần nào?

- Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai vần uôi, ươi.

- Gọi HS đọc lại mục a.

* Giải lao: Tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Gió thổi” (hoặc các trò chơi khác) 2.b. Tạo tiếng mới (15’)

- Hướng dẫn HS ghép tiếng suối

- Y/c HS ghép tiếng suối vào bảng con.

? Em đã ghép tiếng suối như thế nào?

- HS: Tiếng cuội có âm c, vần uôi, thanh nặng

- HS: Có âm uô và âm i

- HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp.

- HS đọc nối tiếp cá nhân.

- HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp.

- HS đọc nối tiếp cá nhân.

- HS quan sát, trả lời: dãy đá cuội - HS đọc trơn đá cuội

- HS đọc trơn:

uôi – cuội –đá cuội

- HS đọc trơn cá nhân thả lưới

- HS: Tiếng gửi có âm l, vần ươi, thanh hỏi

- HS: Có âm ươ và âm i

- HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp.

- HS đọc nối tiếp cá nhân.

- HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp.

- HS đọc nối tiếp cá nhân.

- HS quan sát, trả lời.

- HS đọc trơn thả lưới - HS đọc trơn:

ươi – lưới– thả lưới - HS: Vần uôi, ươi

- HS so sánh.

- HS đọc: cá nhân, đồng thanh.

- HS tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Lớp thực hiện ghép tiếng suối - HS: Ghép âm s đứng trước, vần uôi

(26)

- Y/c HS giơ bảng.

- Y/c HS chỉ bảng con và đọc suối

- Y/c mỗi dãy bàn ghép một tiếng đến hết.

- Y/c HS đọc cho nhau nghe tiếng vừa ghép của mình.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Trò chơi “Tiếp sức”

- Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 em. GV chuẩn bị thẻ chữ để HS gắn.

- Nhận xét, đánh giá.

- Cho HS đọc trơn lại các tiếng đã tìm được: cuối, tuổi, tưới, cười, sưởi.

Tiết 2

III. Hoạt động luyện tập (20’) 2c. Đọc hiểu (8’)

- Cho HS quan sát 3 tranh và nói nội dung từng tranh.

+ Tranh vẽ gì?

- Gắn lên bảng thẻ từ và câu (mục c) - Y/c HS đọc 3 câu còn thiếu từ ngữ; đọc các vần đã cho sẵn bưởi, chuối, tưới.

- Cho HS thảo luận cặp đôi để chọn từ ngữ phù hợp với chỗ trống trong mỗi câu.

* Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

- Mời đại diện 3 cặp lên chơi.

- Nhận xét, khen ngợi.

- Cho HS đọc trước lớp câu đã điền hoàn chỉnh.

- Y/c HS tìm tiếng chứa vần mới học trong mỗi câu.

- Y/c HS phân tích cấu tạo và đọc trơn các tiếng chứa vần mới học.

=> Chốt: Vừa rồi các em đã tìm được tiếng mới chứa vần uôi, ươi.

? Hôm nay chúng ta học vần gì?

- Y/c HS cất đồ dùng.

* Giải lao 3. Viết: 12’

đứng sau, thanh sắc trên ô.

- HS giơ bảng.

- HS đọc nối tiếp.

- HS thực hiện.

- HS đọc: cuối, tuổi, tưới, cười, sưởi cá nhân, cặp đôi.

- Mỗi em cầm 1 tấm thẻ gắn lên bảng. Lớp làm giám khảo.

- HS quan sát.

- Tranh vẽ: cây bưởi, mẹ mua nải chuối, bà và bé tưới cây.

- 3 em đọc.

- HS thảo luận cặp đôi.

- 3 HS lên gắn thẻ từ vào câu còn thiếu.

- 1 em đọc trước lớp. Lớp đọc đồng thanh.

Cây bưởi này sai quả.

Mẹ mua nải chuối.

Bà và bé tưới cây.

- HS tìm: bưởi, chuối, tưới

- 1 em: Tiếng bưởi có âm b, vần ươi, thanh hỏi, …

- 1 em: Vần uôi, ươi

- 1 em và cả lớp đọc toàn bộ nội dung trên bảng lớp.

- Lớp múa hát một bài.

(27)

- Y/c HS giở SGK/tr67.

- Y/c HS quan sát tranh /tr67 và đọc - Quan sát, sửa sai cho HS.

- GV mời HS lật úp sách lại, đẩy bảng xuống dưới.

- GV giới thiệu viết vần uôi, ươi.

- GV gắn chữ mẫu: uôi, ươi

+ Chữ ghi vần uôi được viết bởi con chữ nào?

+ Có độ cao bao nhiêu ly?

- GV hướng dẫn viết chữ ghi vần uôi: Cô viết con chữ u trước rồi nối với con chữ ô và i lia bút viết dấu chấm trên đầu chữ i.

Hướng dẫn viết chữ ghi vần ươi: Cô viết con chữ ư trước rồi nối với con chữ ơ,i, lia bút viết dấu chấm trên đầu chữ i, viết nét râu.

- Y/c HS viết bảng con và lưu ý HS về khoảng cách nối liền chữ u,ô và i.

- Y/c HS giơ bảng.

- GV nhận xét 2 bảng của HS.

- GV gắn chữ mẫu: cuội, lưới + Cho HS quan sát mẫu

+ Cho HS nhận xét về độ cao.

- GV hướng dẫn cách viết trên bảng lớn.

- Nhận xét 3 bảng.

- GV bỏ mẫu chữ trên bảng lớn xuống.

- Y/c HS lật sách lên.

IV. Hoạt động vận dụng 4. Đọc (10’)

a. Đọc hiểu đoạn Suối và đá cuội

- GV treo tranh ở bài đọc lên cho HS khai thác nội dung tranh.

- Cho HS thảo luận cặp đôi:

+ Nói tên các sự vật trong tranh ( núi, suối, đá cuội ).

+ Tả hoạt động của mỗi sự vật.

+ Đọc tên đoạn và đoán nội dung đoạn đọc.

b. Luyện đọc trơn

- Y/c đọc thầm đoạn đọc và câu hỏi.

- GV đọc mẫu bài.

- Cho HS luyện đọc:

- HS thực hiện.

- 1 em đọc. Lớp đọc đồng thanh.

- Lớp thực hiện.

- HS quan sát.

- HS: Chữ ghi vần uôi được viết bởi con chữ u, con chữ ô và con chữ i.

- 1 em: Có độ cao 2 ly.

- Lắng nghe.

- HS viết bảng con uôi, ươi - HS giơ bảng.

- 1 em nhận xét.

- Lớp quan sát.

- HS viết bảng con.

- Lớp giơ bảng

- HS cùng GV nhận xét 3 bảng.

- HS quan sát tranh và đoán nội dung đoạn đọc.

- Thảo luận và thực hiện

- Lớp đọc thầm.

- Lắng nghe.

+ Nối tiếp câu cá nhân

(28)

- Cho HS thi đọc theo vai.

c. Đọc hiểu

- Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi + Đá cuội nói gì với suối?

- Y/c HS đọc cả bài trước lớp.

- Nhận xét, khen ngợi.

5. Củng cố, dặn dò: 5’

- Hôm nay các em học bài gì?

- Về nhà học lại bài và xem tiếp bài 6E.

Ôn tập ai ay ây oi ôi ơi ui ưi uôi ươi

+ Nối tiếp câu theo bàn.

+ Đọc cả bài theo bàn.

+ Đọc nối tiếp cả bài Suối và đá cuội (4 em)- 2 lượt.

- Lớp đọc phân vai.

- Thảo luận cặp đôi.

- Đại diện trả lời: Đá cuội nói: “Suối ơi, cho tôi về xuôi với!”.

- 1 số em đọc bài trước lớp.

- HS: Bài 6D: uôi, ươi

TOÁN

BÀI 14: LÀM QUEN VỚI PHÉP CỘNG – DẤU CỘNG (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Làm quen với phép cộng qua các tình huống có thao tác thêm, củng cố cách sử dụng các dấu (+, =).

- Nhận biết ý nghĩa của phép cộng (với nghĩa thêm) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết Vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV:

- Các que tính, các chấm tròn.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (với nghĩa thêm).

2. HS:BDD, SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS A. KTBC (5’)

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

? Khi đi bộ em đi bên tay nào?

? Ngồi bên dưới em là bạn nào?

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương B. Bài mới

1. Khởi động (5’)

- Đi bên tay phải - HS trả lời - Nhận xét bạn.

(29)

- Cho HS hoạt động theo cặp (nhóm bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động:

- Học sinh quan sát và nêu + Quan sát hai bức tranh trong SGK.

+ Nói với bạn về những điều quan sát được từ mỗi bức tranh, chẳng hạn: Có 4 quả bóng trong rổ. Thêm 1 quả bóng. Có tất cả 5 quả bóng trong rổ.

- GV hướng dẫn HS xem tranh, giao nhiệm vụ cho HS và gợi ý để HS chia sẻ những gì các em quan sát được.

2. Hình thành kiến thức (7’)

*GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

- HS thao tác trên que tính: Lấy ra 4 que tính. Lấy thêm 1 que tính. Đếm xem có tất cả bao nhiêu que tính?

- HS nói: “Có 4 que tính. Thêm 1 que tính. Có tất cả 5 que tính”.

*GV lưu ý hướng dần HS sử dụng mẫu câu khi nói : Có... Thêm... Có tất cả...

*Hoạt động cả lớp :

GV dùng các chấm tròn đế diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện trên que tính.

- HS nhìn 4 + 1-5, đọc bốn cộng một bằng năm.

- GV giới thiệu cách diễn đạt bằng kí hiệu toán học 4+1=5.

*Củng cố kiến thức mới : - GV nêu tình huống khác,

HS nêu phép cộng tương ứng rồi gài thẻ phép tính vào thanh gài. Chẳng hạn : “Có 3 ngón tay. Thêm 2 ngón tay. Có tất cả mấy ngón tay ? Bạn nào nêu được phép cộng ?”. HS gài phép tính 3 + 2 = 5 vào thanh gài.

- Theo nhóm bàn, HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng.

3. Thực hành luyện tập ( 10’) Bài 1

- Cho HS làm bài 1: HS quan sát tranh, chẳng hạn:

+ Có 1 con ong, thêm 1 con ong bay đến.

Có tất cả bao nhiêu con ong?

+ Đọc phép tính và nêu số thích hợp ở ô dấu ? rồi viết phép tính 1 + 1 = 2 vào vở.

- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.

- GV chốt lại cách làm bài, gợi ý để HS sử dụng mẫu câu: Có... Thêm... Có tất cả...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là một

Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển Cùng bay nào, cho trái đất

Tìm sự vật được nhân hóa trong bài hát ?.. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?.. Ông trời bật lửa Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ

2/ Em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những ý kiến dưới đây và bày tỏ thái độ của mình ( tán thành, phân vân hoặc không tán thành).. a/ Trẻ em có quyền mong

- Vì suy nghĩ và việc làm của H cho thấy bạn chưa có đức tính tự tin trong học tập, mà đó là biểu hiện của sự nhút nhát, thụ động, thiếu tính tự tin, thiếu tinh thần tham

* GV giới thiệu bài đọc: Chú thỏ tinh khôn - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi:.. + Tranh vẽ những con

* GV giới thiệu bài đọc: Sắc màu chim chóc - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi:.. + Em biết những loài

Tình cảm của bạn nhỏ với chiếc trống trường như một người bạn thân thiết, quen thuộc. Ngày nào cũng gặp nên khi phải tạm xa là thấy nhớ nhung. Đọc thuộc lòng 3 khổ thơ