• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU "

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019 335

TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Phan Anh Hằng1, Lê Anh Toại2, Nguyễn Hoàng Sơn2, Nguyễn Ngọc Đàn3, Nguyễn Trọng Quân2

Abstract

RESTRUCTURING AGRICULTURE IN PHONG DIEN DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE TO ADAPT TO CLIMATE CHANGE

In recent years, climate change in Phong Dien district has made a huge impact on agricultural production, natural resources decrease, seasonal structure changes; agricultural production costs increase;

productivity, number of crops and livestock decrease. Therefore, restructuring agriculture plays an important part in maximizing both potentialities and advantages in agricultural production, dealing with complex developments of climate change for socioeconomic sustainable development. The journal results proposed the overall restructuring of Phong Dien district's agriculture with 3 typical agro-ecological regions (hilly, delta, coastal - lagoon) and internal restructuring within each sector. agriculture (cultivation, livestock, forestry, fisheries). This enables to provide effective solutions for sustainable development of agriculture in Phong Dien district in response to the challenges of global climate change.

Keywords: Restructuring, agriculture, climate change, Phong Dien.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại; có tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên nên sẽ là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH [3].

Huyện Phong Điền nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những huyện chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp. BĐKH làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện ngày càng suy giảm; thay đổi cơ cấu mùa vụ, quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi; làm cho chi phí sản xuất của nông dân tăng cao, giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất; qua đó tác động tiêu cực đến lợi ích của nông dân địa phương theo nhiều mức độ khác nhau. Trong các giải pháp nhằm ứng phó và thích ứng với BĐKH thì tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện là giải pháp căn cơ để giúp nông dân thích ứng và giảm thiểu những tác động bất lợi của BĐKH, góp phần bảo vệ lợi ích và sinh kế bền vững cho nông dân.

2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu

1 Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

2 Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

3 Viện nghiên cứu khoa học Miền Trung - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

(2)

336 Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019 Các tài liệu về hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện Phong Điền; các thông tin, số liệu liên quan đến ảnh hưởng của BĐKH; các tư liệu và hình ảnh khảo sát tại địa phương; các dữ liệu bản đồ về các hợp phần tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện là cơ sở tiến hành nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Từ các thông tin khảo sát thực tế, các dữ liệu về bản đồ, tài liệu về hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện... để làm rõ hiện trạng sản xuất nông nghiệp huyện Phong Điền, tiến hành đánh giá nhằm tái cơ cấu nền nông nghiệp của huyện thích ứng với BĐKH.

- Phương pháp điều tra thực địa: Đã tiến hành khảo sát theo các tuyến và điểm; đặc biệt là các xã có nền nông nghiệp đặc trưng và chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH như xã Phong Chương, Phong Bình, Phong Sơn, Phong An, Phong Xuân, Phong Thu... Kết hợp khảo sát thực địa và điều tra, trao đổi với cán bộ quản lý, các hộ dân địa phương dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp.

- Phương pháp chuyên gia: Vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp của huyện được thảo luận với các chuyên gia nhằm đưa ra các phương án phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc thù sản xuất nông nghiệp của huyện trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1. Những biểu hiện của BĐKH ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phong Điền nói riêng

3.1.1. Nhiệt độ

Trong gần 100 năm trở lại đây, nhiệt độ không khí trung bình ở Thừa Thiên Huế có xu hướng giảm một ít, mỗi thập kỷ giảm khoảng 0,10C (trong khi nhiệt độ cả nước có xu hướng tăng). Tuy nhiên, nhiệt độ tối cao trung bình tăng, rét đậm trong mùa đông xuất hiện tương đối nhiều.

3.1.2. Lượng mưa

Lượng mưa trung bình năm có sự biến động, có những thập kỷ mưa nhiều như thập kỷ 40 và 90 của thể kỷ 20; có những thập kỷ mưa ít như 70, 80. Những năm 1953, 1964, 1975, 1983, 1998, 1999 và 2007 là những năm mưa nhiều gây lũ lụt lớn. Ngược lại những năm 1977, 1993, 1994, 1997, 1998 lại bị hạn hán nghiêm trọng [2]. Cường độ mưa có xu hướng tăng lên, đặc biệt kỷ lục lượng mưa 978 mm ngày 03/11/1999 và lượng mưa tháng 11/1999 lên đến 2.452 mm. Các kết quả nghiên cứu còn cho thấy phần lớn lượng mưa trên lãnh thổ giảm trong mùa khô (tháng 7, 8) và tăng trong mùa mưa (tháng 9, 10, 11).

3.1.3. Nước biển dâng

Các nghiên cứu, quan trắc số liệu mực nước biển tại Hòn Dấu và Vũng Tàu từ 1957 đến nay cho thấy xu thế tăng lên của mực nước biển ở ven các đồng bằng lớn của Việt Nam trung bình 2,3 mm/năm. Ở Thừa Thiên Huế, một tỉnh khu vực miền Trung Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó, tuy nhiên mức độ nhỏ hơn.

3.1.4. Các tai biến thiên nhiên a. Lũ lụt

(3)

Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019 337 Trung bình hàng năm ở Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của 4 - 5 đợt lũ trên báo động II và 2 - 3 đợt lũ trên báo động III. Những năm chịu ảnh hưởng của Lanina, số lượng các trận lũ tăng lên và đỉnh lũ cao như năm 1975, 1995, 1998, 1999. Những năm chịu ảnh hưởng của hiện tượng Elnino ít lũ hơn và đỉnh lũ thấp như các năm 1982, 1987, 1991, 1994, 1997. Trong 20 năm gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu, số trận lũ tăng 26% và đỉnh lũ tăng 11%.

b. Bão và áp thấp nhiệt đới

Trong thời kỳ 1891 - 2000 (110 năm), trung bình mỗi năm có 0,79 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế. Trong những năm Lanina, số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên rõ rệt so với các năm Elnino và lớn hơn trung bình nhiều năm khoảng 01 cơn bão [2]. Dưới tác động của BĐKH toàn cầu, ngày càng xuất hiện nhiều cơn bão mạnh như bão Yangsane (2006), Ketsana (2009), Haiyan (2013)...

c. Hạn hán

Ở Thừa Thiên Huế, trong mùa ít mưa, thời gian không mưa kéo dài có thể 19 - 31 ngày, cộng với khả năng bốc hơi cao trong thời gian này gây nên tình trạng hạn hán. Thời kỳ hạn hán gay gắt nhất là từ tháng 5 đến tháng 7, thời kỳ này khả năng bốc hơi đạt 92 - 135 mm/tháng, đồng thời là thời gian hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam khô nóng làm nhiệt độ có thể lên đến 400C [2]. Trong quá khứ có những đợt hạn nặng như vào năm 1977 (nắng hạn 43 ngày từ 23/05 đến 04/07), 1993 - 1994, 1997 - 1998, 2003. Đợt hạn năm 1993 - 1994 có thể coi là nghiêm trọng nhất kể từ năm 1977 trong lịch sử, lượng mưa đo được từ tháng 1 đến tháng 8 năm 1993 chỉ bằng 59% lượng mưa trung bình năm cùng thời kỳ, năm 1994 chỉ bằng 47%; nhiệt độ cao nhất trong hai năm 1993 - 1994 là 39 đến 40C.

3.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp huyện Phong Điền

Nền nông nghiệp huyện Phong Điền phát triển khá toàn diện với tốc độ tăng trưởng nhanh, giai đoạn 2010 - 2016 tăng bình quân trên 13%/năm. Năm 2016, giá trị sản xuất đạt 1.469,47 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế huyện Phong Điền có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 40% (năm 2010) giảm xuống còn 28% (năm 2016). Tỷ trọng nông nghiệp thuần vẫn ở mức cao (trên 50%), nhìn chung có xu hướng giảm (từ 70,44% năm 2010 xuống còn 53,86% năm 2015) nhưng chưa rõ rệt (năm 2016 tăng lên chiếm 74,43%). Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ (trên dưới 10%) và có xu hướng tăng từ 6,33% năm 2010 lên 7,48% năm 2016. Thủy sản có xu hướng tăng, từ 23,23% năm 2010 và tăng đến năm 2015 là 40,93% nhưng đến năm 2016 giảm còn 18,09% [3].

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chủ yếu mới chỉ tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng thủy lợi, còn giao thông nội đồng, cơ sở sản xuất giống, bảo quản, chế biến chưa được quan tâm đúng mức.

Như vậy, ngành nông nghiệp huyện Phong Điền vẫn nặng về nông nghiệp thuần, vẫn chưa khai thác hết các lợi thế tự nhiên như đất rừng, mặt nước để phát triển mạnh lâm nghiệp, thủy sản, đưa các chuyên ngành này trở thành ngành sản xuất chính. Sản xuất nông nghiệp còn chịu ảnh hưởng nặng nề của các loại thiên tai, chưa đủ khả năng ứng phó và thích ứng hiệu quả với những diễn biến phức tạp của BĐKH.

3.3. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phong Điền thích với biến đổi khí hậu

(4)

338 Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019 Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phong Điền là giải pháp căn cơ để giúp nông dân thích ứng và giảm thiểu những tác động bất lợi của BĐKH, góp phần bảo vệ lợi ích và sinh kế bền vững cho nông dân.

Hình 1. Cơ cấu lại nông nghiệp theo vùng phù hợp với điều kiện sinh thái lãnh thổ theo nguyên tắc

“Một xã một nghề đặc trưng” huyện Phong Điền 3.3.1. Tái cơ cấu tổng thể ngành nông nghiệp huyện Phong Điền

Thực tế chứng minh nông nghiệp là ngành chịu tác động nặng nề nhất do BĐKH. Vì vậy, để giảm thiểu tác động bất lợi của BĐKH thì trước hết huyện Phong Điền phải cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong quan hệ với ngành công nghiệp và dịch vụ. Theo đó, tỷ trọng của ngành nông nghiệp phải được ưu tiên giảm nhanh, đồng thời tăng tỷ trọng và giá trị của ngành công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Muốn vậy, phải thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các giải pháp tổng thể về quy hoạch, đầu tư, khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, phân công lại lao động... để

CHÚ GIẢI Lúa hữu cơ Bưởi Thanh Trà

Dịch vụ NN Gia trại, trang trại Cao su Rau màu hữu cơ

Nuôi trông TS

(5)

Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019 339 hình thành cơ cấu kinh tế tiến bộ, có khả năng thích nghi, chống chịu với BĐKH, hạn chế những tổn thương do BĐKH gây ra. Ngành nông nghiệp càng tinh gọn, hiện đại và hiệu quả thì khả năng ứng phó với BĐKH sẽ tốt hơn và ngược lại. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thuần thì trồng trọt vẫn chiếm một tỉ trọng lớn, nhưng cần hướng đến chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt từ 61,7% năm 2016 và giảm còn 58,4% vào năm 2020, 52,6% năm 2025.

Tập trung phân vùng sinh thái nông nghiệp để hình thành các sản phẩm chủ lực theo các vùng sinh thái và theo từng xã, với nguyên tắc 1 xã, cụm xã 1 sản phẩm chủ lực. Tiến hành rà soát các diện tích canh tác nông nghiệp không hiệu quả để chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang loại cây thích hợp.

+ Vùng gò đồi (các xã Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong An, Phong Thu, thị trấn Phong Điền): Sản phẩm chủ lực gồm lúa, lạc, sắn, hồ tiêu, cao su, cây ăn quả, trang trại chăn nuôi.

+ Vùng đồng bằng (Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương, Phong Hiền): Sản phẩm chủ lực gồm lúa chất lượng cao, sắn, rau màu…

+ Vùng ven biển và đầm phá: Sản phẩm chủ lực gồm lúa chất lượng cao, rau màu các loại, nuôi trồng thủy sản.

3.3.2. Cơ cấu lại nội bộ ngành nông nghiệp

Trồng trọt và chăn nuôi rất dễ nhạy cảm với BĐKH, nhất là hiện tượng hạn hán, xâm ngập mặn, dịch bệnh... Vì vậy, để thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH thì ngành nông nghiệp huyện Phong Điền cần sắp xếp, bố trí lại những cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện BĐKH.

a. Đối với trồng trọt

Phát triển ngành trồng trọt theo chiều sâu, ngành trồng trọt phải chuyển đổi từ trồng các loại cây phụ thuộc nhiều vào tài nguyên đất, nước sang các loại cây trồng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quan trọng này. Trước hết, cần sử dụng hợp lý, hiệu quả đất trồng lúa, ưu tiên các giống lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Cụ thể tăng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao từ 1894,0 ha năm 2016 lên 3.000 ha vào năm 2020 và đạt 4.000 ha vào năm 2025. Trong đó, lúa theo hướng VietGAP tăng lên đạt 2.000 ha vào năm 2020 và 4.000 ha năm 2025; lúa theo tiêu chuẩn VietGAP đến năm 2020 đạt 200 ha, đến năm 2025 đạt 400 ha; lúa hữu cơ từ 71,10 ha (năm 2016) lên đạt 200 ha vào năm 2020 và 500 ha vào năm 2025.

Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi từ sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại rau, màu, cây ăn quả, cây dược liệu đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Cụ thể, tăng cây ăn quả đến năm 2020 đạt 434 ha và đến năm 2025 tăng lên ước đạt 541,4 ha; cây tiêu năm 2020 đạt 80 ha, đến 2025 tăng lên đạt 100 ha; rau đậu các loại có xu hướng tăng đến năm 2020 đạt 1.060 ha, năm 2025 là 1.115 ha (do chuyển đổi một số diện tích đất trồng các loại cây mang hiệu quả thấp sang trồng rau, đậu các loại và từ diện tích đất cát chưa sử dụng); cây cao su đến năm 2020 đạt 1.800 ha, đến năm 2025 đạt 2.110 ha, cây dược liệu đến năm 2020 đạt 60 ha, đến năm 2025 đạt 90 ha. Đẩy mạnh thâm canh, xen canh và ứng dụng các mô hình kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản, trồng trọt và du lịch sinh thái.

Phát triển theo hướng tập trung, quy mô lớn. Triển khai nhân rộng các mô hình, biện pháp canh tác tiên tiến như mô hình Cánh đồng lớn, mô hình trồng lúa hữu cơ...

b. Đối với chăn nuôi

Xác định đối tượng chăn nuôi phù hợp, quá trình lựa chọn, phát triển các loài vật nuôi trong điều kiện BĐKH phải đáp ứng tiêu chí quan trọng là loài vật phải dễ nuôi; nguồn thức ăn phải dễ tìm

(6)

340 Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019 thấy trong tự nhiên hoặc dễ chế biến; có khả năng chống chịu tốt với điều kiện thời tiết, khí hậu đặc trưng từng vùng sinh thái; có thị trường tiêu thụ ổn định; đem lại lợi nhuận cao và bền vững cho người nuôi; không tác động xấu đến môi trường sinh thái. Cụ thể, tăng đàn lợn đến năm 2020 đạt 100.000 con, năm 2025 là 130.000 con; trong đó tỉ lệ lợn nạc theo các mốc thời gian là 76% và 85%; bò đến năm 2020 đạt 10.000 con, năm 2025 là 13.000 con; đàn trâu đến năm 2020 là 4.500 con, năm 2025 là 4.700 con; gia cầm đến năm 2020 đạt 520.000 con, năm 2025 là 650.000 con.

Rà soát, bố trí lại các vùng chăn nuôi từ nơi có mật độ dân số đông sang nơi có mật độ dân số thấp; hình thành các vùng chăn nuôi lớn. Phát triển chăn nuôi theo phương thức tiên tiến. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo 2 hướng: hướng chăn nuôi công nghiệp sạch thông qua các trang trại, hợp tác xã, các doanh nghiệp tư nhân và hướng chăn nuôi theo hình thức nông hộ với phương thức truyền thống (tận dụng các sản phẩm trong trồng trọt) kết hợp với trồng cây thảo dược.

Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ sinh học, hướng đến chăn nuôi an toàn và bảo vệ môi trường. Các mô hình chăn nuôi bò, lợn theo hướng trang trại, gia trại; chăn nuôi lợn, gà trên đệm lót sinh học cần được nhân rộng và phát triển.

3.3.3. Cơ cấu lại nội bộ ngành lâm nghiệp

Cần giảm tỷ trọng ngành khai thác gỗ và lâm sản từ 84,0% năm 2016 xuống còn 78,4% vào năm 2020, 76,9% vào năm 2025; ngành trồng và chăm sóc rừng cần tăng từ 15,0% năm 2016 lên 20,4% vào năm 2020, 21,8% vào năm 2025; dịch vụ lâm nghiệp tăng từ 1% năm 2016 lên 1,2% vào năm 2020, 1,3% vào năm 2025. BĐKH có thể dẫn đến diện tích và chất lượng rừng bị suy giảm, mất cân bằng sinh thái. Vì vậy, cơ cấu lại nội bộ ngành lâm nghiệp cần tập trung phát triển trồng rừng sản xuất thành một ngành kinh tế có vị thế quan trọng đem lại việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề rừng; cải thiện sinh kế cho cộng đồng các dân tộc thiểu số và những đối tượng khác được hưởng lợi thông qua phí dịch vụ môi trường rừng.

Duy trì hợp lý diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, tăng diện tích đất rừng sản xuất. Phát triển hệ thống rừng phòng hộ với các loại cây gỗ lớn. Năm 2016, trên địa bàn huyện có 205 ha diện tích trồng cây gỗ lớn, đến năm 2020 cần đạt 2.100 ha, 2025 là 4.000 ha, với cây chủ lực là keo và các loại cây bản địa.

Phấn đấu đến đến năm 2020, tỷ lệ độ che phủ rừng của huyện đạt 57%, thông qua việc tăng cường trồng rừng tập trung trên địa bàn các xã vùng núi (Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ).

3.3.4. Cơ cấu lại nội bộ ngành thủy sản

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản thì nuôi trồng vẫn chiếm một tỉ trọng lớn và đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành nuôi trồng thủy sản, đồng thời giảm tỷ trọng ngành khai thác thủy sản, tuy nhiên không lớn. Tỷ trọng ngành nuôi trồng cần tăng từ 79,9% năm 2016 lên 80,1% vào năm 2020, 80,4% vào năm 2025; ngành khai thác thủy sản cần giảm từ 20,1% năm 2016, xuống còn 19,9% vào năm 2020, 19,6% vào năm 2025.

Xác định các đối tượng nuôi và mô hình nuôi trồng thủy sản phù hợp, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường và đặc biệt là có khả năng chống chịu tốt với điều kiện BĐKH, nhất là tình trạng thiếu nước ngọt và xâm ngập mặn ngày càng tăng như nuôi cá lồng trên sông Ô Lâu, nuôi cá chình, cá diêu hồng, cá lăng...

Về cơ cấu diện tích nuôi trồng các loại thủy sản, đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên đạt 1.105 ha, đến năm 2025 đạt 1.145 ha. Trong đó diện tích nuôi tôm đạt 705 ha vào năm

(7)

Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019 341 2020 và tăng lên đạt 745 ha vào năm 2025; diện tích nuôi cá năm 2020 đạt 400 ha, năm 2025 tăng lên đạt 479 ha.

Khuyến khích nuôi công nghiệp cả quy mô lớn, vừa và nhỏ trên cơ sở áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản an toàn, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế đạt 479 ha. Phấn đấu tổng sản lượng thủy sản đến năm 2020 tăng lên đạt 13.598 tấn, năm 2025 là 14.928 tấn, trong đó sản lượng khai thác đến năm 2020 đạt 2.000 tấn, đến năm 2025 là 2.500 tấn; sản lượng nuôi trồng đến năm 2020 đạt 12.048 tấn (sản lượng tôm đạt 10.380 tấn), năm 2025 là 13.378 tấn.

3.4. Đề xuất một số giải pháp thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nền nông nghiệp huyện Phong Điền 3.4.1. Tích hợp vấn đề ứng phó với BĐKH vào chương trình, kế hoạch phát triển của ngành nông nghiệp

Tích hợp vấn đề BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng là một phương pháp tiếp cận khôn ngoan để ứng phó hiệu quả với BĐKH. Thông qua việc tích hợp này sẽ hạn chế được những rủi ro và tận dụng cơ hội từ BĐKH để xây dựng ngành nông nghiệp cacbon thấp, nhằm đảm bảo sự ổn định trong các hoạt động đầu tư và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của ngành nông nghiệp do BĐKH mang lại.

3.4.2. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp ứng phó với BĐKH đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính rất lớn. Song, trong điều kiện Phong Điền lại là một huyện nông nghiệp thì vấn đề càng khó khăn hơn. Vì vậy, để ứng phó với BĐKH, địa phương phải có kế hoạch thật tốt để huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính.

3.4.3. Nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ

- Xây dựng, trình diễn và chuyển giao mô hình trồng bưởi da xanh ứng dụng công nghệ cao, theo quy trình VietGAP; mô hình trồng lúa hữu cơ VietGAP; mô hình sản xuất rau theo VietGAP; mô hình nuôi thủy sản…

- Ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp như:

+ Sử dụng màng phủ nilon, xây dựng nhà lưới, nhà kính, áp dụng phương pháp canh tác mới tiết kiệm nước tưới, hạn chế tình trạng rửa trôi xói mòn đất canh tác và cạnh tranh của cỏ dại, tận dụng ánh sáng… trong sản xuất rau sạch, rau an toàn.

+ Phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

+ Sử dụng màng chắn miệng cạo cho cây cao su.

+ Phổ biến rộng rãi những tiến bộ kỹ thuật trong mô hình VAC đặc biệt là kỹ thuật xây dựng và sử dụng hầm Biogas.

+ Nhân rộng kiểu chuồng nuôi bò, nuôi lợn công nghiệp và bán công nghiệp vào các hộ, trang trại chăn nuôi.

3.4.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Xây dựng đồng bộ và đưa vào sử dụng các hệ thống thủy lợi: Kè chống xói lở sông Bồ, sông Ô Lâu; hệ thống tưới tiêu Đông, Tây hói Tôm; xây dựng các trạm bơm nước ngọt và hệ thống xử lý nước thải khu nuôi tôm trên cát ven biển; nâng cấp đập Cửa Lác; xây dựng hồ chứa thượng nguồn sông Ô Lâu; xây dựng các công trình cấp nước cho cây trồng cạn và nuôi trồng thủy sản.

(8)

342 Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019 - Xử lý chống sạt lở bờ biển; nâng cấp hệ thống hồ, đập; nạo vét hói Hiền Lương, các trục tiêu hạ sông Ô Lâu; xây dựng các trạm bơm điện.

- Nâng cấp, xây mới hệ thống đê đầm phá; xây dựng hệ thống đê nội đồng vùng Hòa - Bình - Chương và vùng Ngũ Điền.

- Xây dựng mới và kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng chủ động tưới cho toàn bộ diện tích gieo trồng các loại cây cần tưới trên địa bàn huyện (tần suất đảm bảo 75%).

- Xây dựng hệ thống cung cấp đủ nước sạch đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho 100% dân số nông thôn với mức thấp nhất 60 lít/người/ngày đêm và 100% dân số khu vực đô thị từ mức 150 - 180 lít/người/ngày đêm; đảm bảo đủ nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Sử dụng nước từ các hồ chứa nhỏ ở vùng núi hoặc nguồn nước mặt sông Ô Lâu để xây dựng các nhà máy cấp nước như: nhà máy nước Hòa Bình Chương, nhà máy nước Phò Ninh, các trạm tăng áp... đến năm 2020 bỏ dần hình thức cấp nước từ các giếng khoan, giếng đào nhỏ lẻ.

- Nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống điện phục vụ nông nghiệp.

3.4.5. Phát huy vai trò chủ thể của nông dân

Trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH, Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, thúc đẩy, định hướng, dẫn dắt, còn nông dân là chủ thể tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện trực tiếp. Nông dân không chỉ cung cấp tiền của, công sức để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mà còn cả trí tuệ và kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, quá trình tái cơ cấu diễn ra nhanh hay chậm, hiệu quả hay không hiệu quả phần lớn tùy thuộc vào việc khai thác và phát huy vai trò chủ thể của nông dân.

Ngoài ra, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức về công tác ứng phó với BĐKH

4. KẾT LUẬN

Khí hậu Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phong Điền nói riêng đã và đang biến đổi theo xu thế chung của khí hậu Việt Nam và toàn cầu. Trong nửa thế kỷ qua nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0.5ºC và lượng mưa có xu hướng giảm. Các yếu tố khí hậu cực trị (nhiệt độ cực đại, nhiệt độ cực tiểu, độ ẩm tương đối cực tiểu) cũng có xu hướng tăng lên rõ. Có sự gia tăng rõ rệt của các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, nước biển dâng, sạt lở, lốc xoáy, bão và áp thấp nhiệt đới.

Trên cơ sở nghiên cứu những biểu hiện của BĐKH và các cơ sở pháp lý khác, tiến hành đề xuất cơ cấu lại tổng thể nền nông nghiệp và trên từng lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp) nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp của huyện; ứng phó và thích ứng hiệu quả với những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế - xã hội huyện Phong Điền một cách bền vững.

Để thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nền nông nghiệp huyện thì cần áp dụng đồng thời các giải pháp như tích hợp vấn đề ứng phó với BĐKH vào chương trình, kế hoạch phát triển của ngành nông nghiệp;

đẩy mạnh liên kết vùng; nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; phát huy vai trò chủ thể của nông dân...

(9)

Hội nghị Khoa học Địa lý Toàn quốc lần thứ XI; Thành phố Huế, 04/2019 343 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010), Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Hà Nội.

3. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế (2017), Niên giám thống kê huyện Phong Điền 2005 - 2016, Thừa Thiên Huế.

4. Lê Văn Thăng (Chủ biên), Báo cáo tổng kết dự án FLC.09.04 và 10.04, Thích ứng biến đổi khí hậu cấp cộng đồng và các chính sách liên quan ở Thừa Thiên Huế, NXB Đại học Huế, 7/2011.

5. Trường Đại học Cần Thơ (2010), Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, NXB Nông nghiệp, TP.HCM.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tuy nhiên, tính bền vững của ngành này đang gặp nhiều thách thức bởi quá trình biến đổi khí hậu; Vì vậy, nhu cầu cấp thiết là đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020 được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua, một trong những giải pháp có tính đột phá thực hiện được

Thang đo sử dụng để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua của khách hàng đối với nông sản hữu cơ tại của hàng nông sản hữu cơ Susu Xanh Huế bao gồm 23 biến

 Kết quả nghiên cứu này cho thấy các yếu tố cá nhân (ví dụ như mối quan tâm đến môi trường, ý thức về sức khỏe, và kiến thức về TPHC) có sự ảnh hưởng lớn đến hành vi

Huyện Quảng Điền là một huyện thuần nông, với diện tích đất nông nghiệp lớn và người dân chủ yếu sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp.Nắm được điều

Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng?. Vì sao tình trạng thiếu việc

Quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng và phát triển đất nước: bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh

Với những hạn chế và khó khăn trong cả cung và cầu, để có một sự phát triển mạnh mẽ và bền vững về chất cũng như tăng cường khả năng thích nghi với quá trình biến đổi khí