• Không có kết quả nào được tìm thấy

XIN LẬP KHOA LUẬT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "XIN LẬP KHOA LUẬT "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT BÀ ĐIỂM Tổ VĂN

Tài liệu học tập Ngữ văn 11

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC (Tuần từ 27/9/2021 đến 01/102021)

Văn bản: Đọc thêm

XIN LẬP KHOA LUẬT

(Trích Tế bát cấp điều)

Nguyễn Trường Tộ

I. Hướng dẫn học tập

NỘI DUNG GHI CHÚ

* Hoạt động 1: Đọc tài liệu và thực hiện các yêu cầu

- Học sinh nghiên cứu Sách giáo khoa Ngữ văn 11- Tập một (trang 71 đến 73).

- Học sinh trả lời các câu hỏi:

1. Những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trường Tộ.

2. Những hiểu biết về thể loại: Điều trần

3. Thái độ, tư tưởng của Nguyễn Tường Tộ về vai trò của luật pháp với sự phát triển của xã hội.

4. 05 câu hỏi phần Hướng dẫn bài học trang 73.

* Hoạt động 2: Kiểm tra, đánh giá quá trình tự học

- Học sinh cần nắm được kiến thức trọng tâm của bài học.

- Hoàn thành bài tập củng cố.

- Gửi lại thông tin phản hồi nếu gặp khó khăn trong quá trình tự học.

II. Nội dung bài học

NỘI DUNG XIN LẬP KHOA LUẬT

Nguyễn Trường Tộ I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả a. Cuộc đời

- Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) là một tri thức yêu nước và theo đạo Thiên Chúa.

- Ông là người làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

- Nguyễn Trường Tộ thông thạo Hán học và sớm được

(2)

tiếp xúc với tư tưởng phương Tây nên ông có nhiều tư tưởng tiến bộ.

- Ông đã dâng lên vua Tự Đức nhiều bản điều trần có giá trị, tập trung ở Tế cấp bát điều nhưng tiếc là không được chấp nhận.

b. Sự nghiệp

Viết nhiều bản điều trần gửi lên triều đình nhà Nguyễn đề nghị thực thi các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới và phát triển đất nước.

2. Tác phẩm - Thể loại: Điều trần

- Xuất xứ: Trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp bát điều, bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội.

- Nội dung: Nêu vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội và khẳng định lập khoa luật đê dạy luật pháp cho nhân dân là cần thiết và đúng đắn.

- Bố cục:

+ Đoạn 1 (từ đầu...đến đó là quốc dân giết): Vai trò và tác dụng của luật pháp đối với xã hội.

+ Đoạn 2 (tiếp theo...đến quê mùa chất phác): Mối quan hệ giữa luật pháp với văn chương nghệ thuật.

+ Đoạn 3 (còn lại): Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Mối quan hệ giữa luật với đời sống.

Tác giả dùng cách nói trực tiếp để dẫn vấn đề.

- Luật bao gồm: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, tam cương ngũ thường.

+ Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh để duy trì sự tồn tại của đất nước.

+ Nếu đất nước không có các bộ luật thì làm sao giữ được kỉ cương, phép nước.

- Đất nước muốn tồn tại phải có kỉ cương, nhà nước muốn cai trị được dân phải có uy quyền nhưng đồng thời phải có chính lệnh.

(3)

+ Quan dùng luật để trị dân + Dân theo luật mà giữ gìn

+ Bất cứ hình phạt nào trong nước cũng không được vượt khỏi luật.

→ mối quan hệ giữa luật với mọi người.

- Tác giả đặt vấn đề trực tiếp, thẳng thắn: “Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nhà nước”.

- Ông chủ trương vua quan đều phải có ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật để đảm bảo công bằng xã hội.

→ Tư tưởng tiến bộ.

2. Mối quan hệ giữa luật pháp và đạo Nho

- Tác giả chỉ ra rằng:

+ “Các sách nho chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng.”

+ “Sách vở chỉ chép nào là sự tích chính sự thời xưa của cổ nhân, nào là những bài luận hay ho của người xưa để lại, nào những áng văn chương trau chuốt của chư tử, nào những tiểu thuyết giả sử”

→ Sách vở: “chỉ làm rối trí thêm chẳng được tích sự gì”

- Lấy lời Khổng Tử để nhấn mạnh:

+ “Ta chưa thấy ai nhận thấy lỗi của mình mà biết tự trách phạt”

+ “Chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc”

- Phê phán việc thực hiện pháp luật của các nhà Nho

“ Những nhà nho suốt đời đọc sách, đáng lẽ cử chỉ của họ phải làm khuôn thước cho đời, vậy mà tại sao có nhiều người, cuộc đời của họ và sự ứng xử của họ còn tệ hơn những người quê mùa chất phác”.

→ Luật có vai trò biến những lý thuyết của sách Nho thành hiện thực.

3. Mối quan hệ giữa luật pháp với đạo đức

- Ông dùng lập luận để bác bỏ quan điểm “luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi”.

(4)

- Ông khẳng định “trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”.

- Để khẳng định tác giả đã dùng các câu hỏi tu từ “ Có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư không?”

Bằng lập luận rõ ràng, lí lẽ thấu đáo, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ ra một cách thuyết phục sự cần thiết của việc dùng luật để trị dân

→ Từ đó khẳng định: Lập khoa luật để dạy dân hiểu luật là việc làm cấp thiết.

III. Tổng kết

1. Nội dung Nguyễn Trường Tộ với cái nhìn tiến bộ đã chỉ rõ vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội. Tư tuởng ấy của ông dù được nói đến cách đây hàng trăm năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

2. Nghệ thuật - Lập luận chặt chẽ.

- Dẫn chứng xác thực.

- Lời lẽ mềm dẻo, có sức thuyết phục.

III. Các dạng đề liên quan bài học

ĐỀ BÀI DÀN Ý

Đề 1. Anh/Chị hãy phân tích bài Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ để thấy được tầm quan trọng của việc lập khoa luật trong đổi mới và phát triển đất nước.

Đề 2. Anh/Chị hãy phân tích bài Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ. Từ đó nêu lên suy nghĩ của mình về việc chấp hành đúng luật là giữ gìn đạo đức cá nhân.

Đề 3. Anh/Chị hãy phân tích bài Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ. Từ đó nêu lên suy nghĩ của mình về vai trò của luật pháp trong xã hội hiện nay.

IV. Bài tập củng cố

- Viết đoạn văn phân tích mối quan hệ giữa luật với đòi sống trong bài Xin lập khoa luật.

- Viết đoạn văn phân tích mối quan hệ giữa luật với đạo nho trong bài Xin lập khoa luật.

- Viết đoạn văn phân tích mối quan hệ giữa luật và đạo đức trong bài Xin lập khoa luật.

(5)

V. Phản hồi thông tin

(Những thắc mắc của học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ học tập)

Lớp: …

Họ tên học sinh: … Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

Ngữ

văn Xin lập khoa luật

1. ………

……….……

2. ………

……….……

3. ……….……

……….……

HẾT

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bảng 1 dưới đây cho thấy một phần sự hạn chế về khả năng và hứng thú với NCKH khiến đội ngũ GV đại học ngoài công lập không tích cực thực hiện các đề

Doanh nghiệp có chế độ làm việc bình thường trong tháng là 26 ngày công, số giờ công: 8 giờ/ngày.. Yêu cầu: Hãy tính thu nhập của chị Thư, biết

4 Thực ra ở 1 đã bỏ qua một ngoại lệ: người mua dầu đưa tiền quan và anh hàng dầu trả lại những đồng tiền lẻ bằng trinh thì tiền trinh của người này cũng dính

Yêu cầu số 1: Một số quy định của Hiến pháp năm 2013 về văn hoá, xã hội được biểu hiện cụ thể trong đời sống xã hội như: các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt

Quỹ có sứ mệnh Tạo dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, bao gồm nâng cao

Di sản văn hoá Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại (2005), sau

chủ thể của tội phạm chỉ là cá nhân [3]. Việc quy định xử lí hình sự đối với pháp nhân thương mại thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh tế xuất phát từ

Chính vì vậy sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống đế quốc xâm lược của nhân dân ta tiếp tục phát triển tạo thành những làn sóng mạnh