• Không có kết quả nào được tìm thấy

A.LÝ THUYẾT (NỘI DUNG GHI BÀI) TỪ HÁN – VIỆT I/ Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt *Ví dụ1 /SGK tr69: -Nam: phía nam -&gt

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "A.LÝ THUYẾT (NỘI DUNG GHI BÀI) TỪ HÁN – VIỆT I/ Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt *Ví dụ1 /SGK tr69: -Nam: phía nam -&gt"

Copied!
32
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

[1]

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ – LỚP 7 TUẦN 11 (TỪ 15/11/2021 ĐẾN 20/11/2021) 1. MÔN NGỮ VĂN

CHỦ ĐỀ: TÍCH HỢP

Tiết 1,2 : TỪ HÁN – VIỆT, TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ ĐỒNG ÂM, THÀNH NGỮ.

A.LÝ THUYẾT (NỘI DUNG GHI BÀI)

TỪ HÁN – VIỆT I/ Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

*Ví dụ1 /SGK tr69:

-Nam: phía nam

-> dùng độc lập (phương nam, người miền Nam).

-Quốc: nước -Sơn: núi -Hà: sông

-> không dùng độc lập, chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép (quốc gia, sơn cước, hà giang).

=> Yếu tố Hán-Việt tạo từ ghép Hán-việt

* Ghi nhớ 1,2: SGK/ tr 69.

*Ví dụ2 /SGK tr69:

Thiên: + trời + nghìn + dời

=>Yếu tố Hán-việt đồng âm nhưng nghĩa khác nhau.

* Ghi nhớ 3: SGK tr 69 II /Từ ghép Hán Việt

1) Từ ghép Hán Việt có 2 loại chính:

*Ví dụ/SGK tr 70:

- Sơn hà, xâm phạm, giang san -> Từ ghép đẳng lập.

- Ái quốc, thủ môn, chiến thắng -> Từ ghép chính phụ.

(2)

[2]

2) Trật tự từ ghép

VD: ái quốc, thủ môn, chiến thắng

->Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

VD: Thiên thư, thạch mã, tái phạm.

-> Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.

* Ghi nhớ: SGK tr70 III /Sử dụng từ Hán Việt

1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm.

*Ví dụ/sgk tr81:

- phụ nữ: đàn bà - từ trần: chết - mai táng: chôn cất -> Sắc thái trang trọng.

- tử thi: xác chết -> Sắc thái tao nhã.

- kinh đô: nơi vua ở - yết kiến: gặp mặt - trẫm: ta

- bệ hạ: nhà vua - thần: tôi

->Sắc thái cổ xưa.

* Ghi nhớ1: sgk/82

2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt.

* Ghi nhớ2: sgk / 83

TỪ ĐỒNG NGHĨA I – THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA?

* Ví dụ SGK /113:

- “rọi” – chiếu – soi.

“trông” – nhìn – ngó – nhòm – liếc.

- Ngoài ra, trông còn có nghĩa : trông coi, coi sóc, chăm nom.

trông đợi, trông chờ, hi vọng.

=> Từ đồng nghĩa

(3)

[3]

* Ghi nhơ: 1 Sgk /114

II – CÁC LOẠI TỪ ĐỒNG NGHĨA

* Ví dụ SGK/114:

- Quả – trái -> không phân biệt sắc thái nghĩa .=>Từ đồng nghĩa hoàn toàn

- Bỏ mạng -> sắc thái khinh bỉ.

- Hi sinh -> sắc thái kính trọng.

=>Từ đồng nghĩ không hoàn toàn * Ghi nhớ 2: SGK / 114

III – SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA

* Ví dụ SGK/114:

- "quả” và “trái” -> có thể thay thế cho nhau.

- “bỏ mạng” và “hi sinh” -> không thể thay thế cho nhau.

* Ghi nhơ 3: SGK /115

TỪ TRÁI NGHĨA I – Thế nào là từ trái nghĩa?

* Ví dụ 1 SGK/128:

cao >< thấp mập >< ốm hiền >< dữ

Rau già >< rau non Cau già >< cau non

=>Từ trái nghĩa.

* Ghi nhớ 1: SGK / 128 II – Sử dụng từ trái nghĩa

* Ví dụ 2:

- lên non xuống biển -> đi khắp nơi.

=>Sử dụng từ trái nghĩa tạo thể đối, gây ấn tượng, lời nói sinh động

* Ghi nhớ 2: SGK/ 128

TỪ ĐỒNG ÂM I – THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG ÂM ?

* Ví dụ1 Sgk tr135:

(4)

[4]

- lồng 1 : động từ chỉ hoạt động, trạng thái của con ngựa khi hốt hoảng, sợ hãi, tức giận.

- lồng 2 : danh từ chỉ đồ vật đan bằng tre dùng để nuôi chim.

=>Từ đồng âm

* Ghi nhớ1: SGK/ 135

II – SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM

* Ví dụ2 sgk tr135:

“Đem cá về kho”

+ Kho 1 : một cách chế biến thức ăn.

+ Kho 2 : cái nhà kho chứa cá.

=>Chú ý cách sử dụng từ đồng âm

* Ghi nhớ2: SGK/ 136

THÀNH NGỮ I/Thế nào là thành ngữ?

1/ Khái niệm:

*Vd1: sgk tr 143:

+ Lên thác xuống ghềnh + Nhanh chư chớp + Mẹ góa con côi + Năm châu bốn biển.

-> Có cấu tạo cố định, biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh.

=>Thành ngữ

*Ghi nhớ 1/ Sgk tr 144 2/ Nghĩa của thành ngữ:

- Nghĩa có thể hiểu trực tiếp hoặc thông qua phép chuyển nghĩa

*Ghi nhớ2: sgk/144 II. Sử dụng thành ngữ.

*Vd1: Lời ăn tiếng nói phải lịch sự.

->Làm chủ ngữ trong câu.

*Vd2:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non.

->Làm vị ngữ trong câu

(5)

[5]

*Vd3:

…phòng khi tối lửa tắt đèn…

->Làm phụ ngữ cho DT “khi”.

=>Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, có tính biểu cảm cao

*Ghi nhớ 3,4: sgk/144 B. LUYỆN TẬP:

TỪ HÁN –VIỆT

BT 2 Trang 71 SGK: Tạo từ ghép HV có chứa các yếu tố Hán-Viêt: quốc, sơn, cư, bại VD: Quốc (quốc gia, quốc kì, quốc hội, cường quốc, hợp chủng quốc …).

+ Sơn … + Cư … + Bại …

BT 3 Trang 71 SGK: Sắp xếp từ Hán Việt theo nhóm: phát thanh, phòng hỏa, bảo mật, tân binh, hậu đãi, hữu ích, thi nhân, đại thắng.

a) Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:….

b) Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:….

BT2 Trang 83 SGK: Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán-Việt để đặt tên người, tên địa lí? ………

TỪ ĐỒNG NGHĨA

Bài tập 1 Trang 115 SGK: Tìm Từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây:

+ gan dạ – … + nhà thơ – … + mổ xẻ – … + của cải – ….

+ nước ngoài – … + chó biển – … + đòi hỏi – … + năm học – … + loài người – … + thay mặt - …

Bài tập 2 Trang 115 SGK: Tìm Từ Ấn – Âu đồng nghĩa với các từ sau:

+ máy thu thanh – …

(6)

[6]

+ sinh tố – … + xe hơi – … + dương cầm – …

TỪ TRÁI NGHĨA

Bài tập 2 Trang 129 SGK: Tìm các từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ:

- cá tươi ><…

hoa tươi >< hoa ….

- ăn yếu >< ăn … học yếu >< học … - chữ xấu >< chữ … đất xấu >< đất …

Bài tập 3 Trang 129 SGK: Điền các từ trái nghĩa vào chỗ trống:

-Chân cứng đá … -Có đi có…

-Gần nhà…ngõ -Chạy sấp chạy … -Vô thưởng vô…

-Bên…bên khinh -Buổi…buổi cái -Bước thấp bước…

-Chân ướt chân…

TỪ ĐỒNG ÂM Bài tập 2 trang 136 SGK:

a/ Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ “cổ” ? Giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó?

b) Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ” và cho biết nghĩa của từ đó?

Bài tập 3 trang 136 SGK: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau:

+ bàn -bàn + Sâu - sâu + Năm - năm

(7)

[7]

THÀNH NGỮ

*DẶN DÒ:

-HS làm bài tập 1,4 trang 70,71 -HS làm bài tập 1,3,4 trang 83,84 -HS làm bài tập 4,6,7,9 trang 116,117 -HS làm bài tập 4 trang 145

-Xem trước các bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa

(8)

[8]

2. MÔN TOÁN 2.1 ĐẠI SỐ

CHỦ ĐỀ: ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN-TỈ LỆ NGHỊCH Tuần 11. ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN

A. Kiến thức trọng tâm cần nhớ:

1. Đại lượng tỉ lệ thuận:

- Nếu 2 đại lượng x và y liên hệ theo công thức y = k.x ta nói đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ k (k khác 0)

VD. y = 2x thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k = 2 2. Tính chất:

* 1 2 3

1 2 3

y

y y ... k

x = x = x = = ;

* 1 1

2 2

x y

x = y ; 3 3

5 5

x y

x = y ;…

Nếu x, y, z tỉ lệ thuận với a, b, c thì ta có x y z a= b= c. B. Luyện tập

Dạng toán: Tính hệ số tỉ lệ, biểu diễn x theo y, tính x khi biết y (hoặc tính y khi biết x) Phương Pháp giải:

- Hệ số tỉ lệ thuận của y với x là: k = 𝑦

𝑥; sau khi tính được k ta thay vào biểu thức y = k.x để được mối quan hệ giữa y theo x.

- Dựa vào mối quan hệ giữa y và x để tính y khi biết x và ngược lại.

Ví dụ1: Cho x, y là 2 đại lượng tỉ lệ thuận và x = 2, y = 6 a) Tìm hệ số tỉ lệ thuận của y với x

b) Biểu diễn y theo x

c) Tính x khi y = 18, tính y khi x=5 Giải:

a) Hệ số tỉ lệ thuận của y với x là k = 𝑦

𝑥 =6

2= 3 b) Vì k = 3 nên y = 3x

c) Với y = 18 nên 18 = 3.x => x = 6 Với x = 5 nên y = 3.5 = 15

Ví dụ 2: Bài 2 tr 54 Sgk

Cách 1. Dùng tính chất 1 2

1 2

x x

...

yy

(9)

[9]

Ta có 1

1

3 2

( 3).( 4) : 2 6

4

y

y

      

2 2

1 2

( 1).( 4) : 2 2

4

y

y

      

Cách 2. Tìm công thức

Vì y tỉ lệ thuận với x nên 4

4

4 2

2

k y

x

     . Vậy y = -2x

Với x = -3 thì y = (-2).(-3)=6 Với x = -1 thì y = (-2).(-1)=2

Vậy ta có bảng sau :

Bài tập về nhà

- Học định nghĩa, tính chất - Làm BÀI TOÁN sau:

Bài 1: Cho biết 2 đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 5 và y = 20 a, Tìm hệ số tỉ lệ k của y đối với x.

b, Hãy biểu diễn y theo x.

c, Tính giá trị của y khi x = -5; x = 10

Bài 2: Cho X, Y tỉ lệ thuận. Em hãy hoàn thành bảng sau :

X 2 -1 7 10

Y 6 4 8

x -3 -1 1 2 5

y 6 2 -2 -4 -10

(10)

[10]

B C

A

A'

C' B'

2.2 HÌNH HỌC

TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT CỦA HAI TAM GIÁC (CẠNH –CẠNH – CẠNH ) + LUYỆN TẬP

A. NỘI DUNG BÀI HỌC:

I/ Vẽ tam giác

Bài toán 1: Vẽ tam giác ABC biết AB = 2 cm ; BC = 4 cm ; AC = 3 cm

*Cách vẽ:

- Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm

- Vẽ cung tròn tâm B, bán kính 2cm. Vẽ cung tròn tâm C, bán kính 3 cm.

- Hai cung tròn cắt nhau tại A. Nối AB, AC ta được tam giác ABC.

?1: Vẽ thêm tam giác A’B’C’ biết A’B’= 2 cm ; B’C’= 4 cm ; A’C’= 3 cm

II/ Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh .

Tính chất : SGK/ 113

Nếu Δ ABC và Δ A’B’C’ có:

AB = A’B’

BC = B’C’

AC = A’C’

Thì Δ ABC = Δ A’B’C’ ( c.c.c )

?2: Tìm số đo góc B Xét ΔADC và ΔCBD có:

CA = CB (gt) A

B C B' C'

A'

C D

A

B

(11)

[11]

DA = DB (gt)

CD = CD ( cạnh chung)

=> ΔADC = ΔBDC (c-c-c)

=>𝐴̂ = 𝐵̂ ( 2 góc tương ứng) Mà 𝐴̂ = 1200

=>𝐵̂ = 1200

III) - LUYỆN TẬP Bài 17 / 114 sgk Hình 68:

Xét ΔABC và ΔABD có:

CA = AD (gt) CB = DB (gt)

AB = AB ( cạnh chung)

=> ΔABC = ΔABD (c-c-c)

Hình 69:

Xét ΔMPQ và ΔMNQ có:

MP = NQ (gt) MN = PQ (gt)

MQ = MQ ( cạnh chung)

=> ΔMPQ = ΔQNM (c-c-c)

Hình 70: hs tự trình bày vào tập Xét ΔEHK và ΔIHK có:

………..

………

………..

………..

Xét ΔEHI và ΔIEK có:

………..

………

………..

………..

Bài 18: trang 114/sgk HS điền vào chỗ trống:

1) Giả thiết:………..

……….

A B

C

M D N

P Q

E I

H

K

M

A B

N

(12)

[12]

Kết luận: ………..

……….

2) Sắp xếp để giải bài toán trên:

d) ΔAMN và ΔBMN có:

b) MN : cạnh chung MA = MB ( giả thiết) NA = NB ( giả thiết)

a) Do đó ΔAMN = ΔBMN (c-c-c)

c) Suy ra 𝐴𝑀𝑁̂ = 𝐵𝑀𝑁̂ ( hai góc tương ứng) Bài 20: Trang 115/sgk

Xét ΔOBC và ΔOAC có:

OB = OA (bán kính của cung tròn tâm O) BC = AC (2 cung tròn có cùng bán kính) OC: cạnh chung Do đó : OBC = OAC ( c – c – c )  BOCAOC

Mà tia OC nằm giữa tia Ox và Oy.

 OC là tia phân giác của góc xOy B. LUYỆN TẬP Ở NHÀ:

- Học bài, xem bài giải mẫu

- Làm các bài tập 15; 16; 19 trang 114 sgk

(13)

[13]

3. MÔN VẬT LÝ

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI) BÀI 10: NGUỒN ÂM

I.Nhận biết nguồn âm:

Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Ví dụ : cô giáo đang giảng bài, học sinh đang nói chuyện, con chim đang hót,…

II.Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ? 1. Dao động :

Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống … gọi là dao động.

2. Đặc điểm chung của nguồn âm : Khi phát ra âm các vật đều dao động.

BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM I.Dao động nhanh, chậm tần số.

Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. Đơn vị tần số : Héc ( Hz )

*Nhận xét: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ).

II.Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)

Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao ( bổng ).

Dao động càng chậm, tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp ( trầm ).

BÀI 12: ĐỘ TO CỦA ÂM I.Âm to , âm nhỏ - Biên độ dao động : 1. Biên độ dao động:

Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.

2. Âm to, âm nhỏ:

Dao động càng mạnh, biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to.

Dao động càng yếu, biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.

II.Độ to của một số âm:

Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben ( dB ) Ngưỡng đau của tai là 130 dB.

III. DẶN DÒ Học bài

Hoàn tất bài học Tuần sau giải bài tập./

(14)

[14]

4. MÔN LỊCH SỬ Tiết 21

Bài 12 ĐỜI SỐNG KINH TẾ-VĂN HÓA II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA (Tiết 2) A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

1. Những thay đổi về mặt xã hội - Xã hội gồm 2 giai cấp:

+ Giai cấp thống trị: vua, quan, địa chủ.

+ Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tỳ.

2. Giáo dục và văn hóa a. Giáo dục:

- Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn Miếu.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, lập Quốc tử giám – Trường Đại học đầu tiên của Đại Việt.

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển b. Văn hóa:

- Đạo Phật rất phát triển

- Văn hóa dân gian: Hát chèo, múa rối nước, đá cầu... đều phát triển.

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc rất phát triển, nhiều công trình có quy mô lớn và mang tính dân tộc độc đáo: Tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh), hình rồng,…

 Đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa Thăng Long.

B. LUYỆN TẬP

Hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1. Chùa Một Cột ở Hà Nội được xây dựng trong thời kì nào?

A. Thời nhà Tiền Lê B. Thời nhà Trần C. Thời nhà Họ Lê D. Thời nhà Lý Câu 2. Văn miếu được xây dựng vào năm nào?

A. Năm 1060 B. Năm 1070 C. Năm 1075 D. Năm 1080 Câu 3. Văn miếu được xây dựng dưới triều vua nào?

A. Lý Thái Tổ B. Lý Nhân Tông C. Lý Thánh Tông D. Lý Thái Tông

**********

Tiết 22

CHỦ ĐỀ: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI NHÀ TRẦN

I. SỰ THÀNH LẬP NHÀ TRẦN VÀ SỰ CỦNG CỐ CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN A. SỰ THÀNH LẬP NHÀ TRẦN

1. Nhà Lý sụp đổ

- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, vua quan ăn chơi sa đọa không chăm lo đời sống nhân dân. Thiên tai liên miên, dân nghèo cực khổ nổi dậy ở nhiều nơi, các thế lực phong kiến chống lại triều đình.

- Nhà Lý dựa vào họ Trần để dẹp loạn

- Tháng 12-1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, nhà Trần thành lập.

2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền

- Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương do vua đứng đầu.

- Giúp việc cho vua là các quan đại thần văn, võ do họ Trần nắm giữ.

- Nhà Trần dặt thêm một số cơ quan: Quốc sử viện, Thái y viện,... và một số chức quan: Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ…

- Cả nước chia thành 12 lộ, dưới là phủ, châu, huyện. Dưới cùng là xã.

3. Pháp luật thời Trần

- Ban hành bộ luật “Quốc triều hình luật”, nội dung giống luật thời Lý nhưng được bổ sung thêm: xác nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản; quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.

(15)

[15]

- Cơ quan pháp luật thời Trần được tăng cường và hoàn thiện hơn, đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử kiện cáo.

B. LUYỆN TẬP

Hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1. Nhà Trần thay nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

A. Củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh B. Tạo điều kiện cho nền quân chủ phát triển vững mạnh C. Làm cho chế độ phong kiến suy sụp

D. Chứng tỏ nhà Trần mạnh hơn nhà Lý

Câu 2. Tại sao lại nói rằng nước Đại Việt dưới thời nhà Trần phát triển hơn dưới thời Lý?

A. Thời Trần sử đổi, bổ sung thêm pháp luật

B. Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng C. Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế

D. Tất cả các câu trên

Câu 3. Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?

A. Chế độ Nhiếp chính vương B. Chế độ Thái Thượng Hoàng C. Chế độ lập Thái tử sớm D. Chế độ nhiều Hoàng hậu Câu 4. Bộ luật mới của nhà Trần gọi là gì? Ban hành vào năm nào?

A. Luật hình – năm 1226 B. Luật Hồng Đức – năm 1228 C. Luật triều hình luật – năm 1230 D. Hình thư – năm 1042 C. DẶN DÒ

- HS ghi chép nội dung bài học.

- HS hoàn thành các câu hỏi luyện tập.

- Xem và đọc trước nội dung bài học trong SGK.

(16)

[16]

5. ĐỊA LÝ

Chủ đề 4: CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN KHÁC (tt) ( Bài 19+21+23)

II. MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH:

1. Đặc điểm của môi trường:

- Vị trí: nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

- Khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt quanh năm:

+ Mùa đông rất dài, từ 8-9 tháng, thường có bão tuyết dữ dội.

+ Mùa hạ ngắn, chỉ từ 2-3 tháng, nhiệt độ không vượt quá 100C . + Lượng mưa cả năm ít, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.

 Bề mặt đất đóng băng quanh năm.

2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường

- Đài nguyên vùng Bắc cực chỉ phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi cọc, thấp lùn mọc xen lẫn với rêu, địa y…

- Động vật thích nghi với khí hậu lạnh nhờ có lớp mỡ dày, lớp lông dày, hoặc bộ lông không thấm nước. Một số động vật ngủ đông hoặc di cư để tránh mùa đông lạnh.

B. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Đới lạnh có đặc điểm khí hậu là:

A. Lạnh lẽo và khắc nghiệt

B. Mùa đông rất dài, có bão tuyết, nhiệt độ trung bình luôn dưới âm 100C C. Mùa hạ ngắn từ 2 đến 3 tháng, nhiệt độ không vượt quá 100C

D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Các loài thực vật đặc trưng ở vùng đài nguyên ven biển gần Bắc Cực là:

A. Rêu, địa y, các loại cây thấp lùn B. Rừng lá rộng

C. Rừng lá kim D. Tất cả đều sai

Câu 3: Ở đới lạnh, các loài động vật nào sống dựa vào nguồn cá tôm dưới biển:

A. Tuần lộc

B. Chim cánh cụt, hải cẩu C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai

Câu 4: Động vật thích nghi với khí hậu lạnh nhờ có:

A. Lớp mỡ dày

B. Bộ lông dày và không thấm nước C. Ngủ đông hoặc di cư

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Chọn từ thích hợp, điền lần lượt vào chỗ trống:

Đới lạnh ở Bắc Cực là ... và đới lạnh ở Nam Cực là ...……..

A. Đại dương - lục địa B. Rêu - địa y

C. Băng trôi - núi băng D. Chí tuyến - vòng cực

* Dặn dò:

- Làm bài phần B. Luyện tập trên trang web: lophoc.hcm.edu.vn - Tự học bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh - Xem tiếp bài 23 SGK ( Môi trường vùng núi)./.

(17)

[17]

6. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Tiết 11_ Bài 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO (T1) A. LÝ THUYẾT

NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Thế nào là tôn sư trọng đạo?

a) Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy cô đã dạy mình) ở mọi lúc mọi nơi.

b) Trọng đạo:

- Coi trọng những điều thầy dạy;

- Trọng đạo lý làm người.

2. Biểu hiện:

 Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô.

 Hành động thăm hỏi, đền ơn đáp nghĩa.

3. Ý nghĩa:

- Là truyền thống quý báu của dân tộc.

- Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người.

B . LUYỆN TẬP :

Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là tôn sư, trọng đạo? Em hãy kể hai việc làm của em để thể hiện tôn sư trọng đạo.

Câu 2:? Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào? Tìm 3 câu ca dao, tục ngữ về tôn sư, trọng đạo.

C . DẶN DÒ :

- Ghi phần nội dung bài học ( 1,2,3 ) vào vở . - Làm phần luyện tập ( câu 1,2 )./.

(18)

[18]

7. MÔN TIẾNG ANH NỘI DUNG TRỌNG TÂM

TIẾT 31: UNIT 5: Work and play A2. In class

A. LÝ THUYẾT (Phần ghi bài) VOCABULARY

Learn [lɜ:n] (v): học Use [ju:z] (v): dùng

Experiment [ɪk'sperɪmənt] (n): cuộc thí nghiệm Do an experiment (v): làm thí nghiệm

Electronics [ɪlek'trɒnɪks] (n): điện tử Repair [rɪ'peə] (v): sửa chữa Household ['hɑʊhəʊld] (n): hộ gia đình

Household appliances ['hɑʊhəʊld ə' plɑɪənsɪz] (n): đồ gia dụng Fix [fɪks] (v): lắp, cài đặt

Light [lɑɪt] (n): bóng đèn

Art club [ɑ:t klᴧb] (n): câu lạc bộ hội họa Drawing [drƆ:ɪƞ] (n): môn vẽ, bức họa Famous ['feɪməs] (adj): nổi tiếng

GRAMMAR

Hỏi và trả lời về thứ yêu thích nhất

Để hỏi người nào đó thích gì nhất ta có thể dùng 1 trong 2 cách

What is + your/his/her/Minh’s…+ favorite + noun (số ít) ? Which/What + noun(số ít) + do/does + S + like best ?

Trả lời: My/his/her/favorite + noun + is... hoặc S + like(s)…(best).

Ex: What’s your favorite subject? / Which subject do you like best?

(Bạn thích môn học nào nhất?)

My favorite subject is Math / I like Math (best). (Tôi thích môn toán nhất) B. BÀI TẬP

READ:

Questions:

a) Which subject does Ba like best? (Ba thích học môn nào nhất?)

=> Ba likes electronics best.

b) Does Ba like other subject at school? Write the sentence that tells you this. (Ba có thích các môn học khác ở trường không? Viết câu cho bạn biết về điều này?)

=> Yes, he does. He likes music and art. He usually goes to the art club after school and he learns to play the guitar in his free time.

c) What does he learn to do in Electronics? (Cậu ấy học làm gì trong giờ Điện tử?)

=> He learns to repair household appliances in electronics.

d) How does this subject help Ba? (Môn học này giúp gì được cho Ba?)

(19)

[19]

=> This subject helps him to repair and fix household appliances such as fixing lights, the washing machine and the refrigerator.

e) Is Ba good at drawing? Write the sentence that tells you this. (Ba có giỏi vẽ không? Viết câu cho bạn biết về điều này.)

=> Yes, he is. His drawings are very good and his teacher says ‘Ba, you’ll be a famous artist one day’.

About you:

f) What do you do in your free time? (Bạn làm gì trong lúc rảnh rỗi?)

=> In my free time, I usually help my parents do some housework such as cleaning the room, washing up, ironing the clothes. I also learn to play the mandolin.

g) What are you good at? (Bạn giỏi việc gì?)

=> I am good at English and Literature.

h) What is your favorite subject? (Môn học ưa thích của bạn là gì?)

=> They are English and Literature.

Tiết 32. UNIT 5: Work and play A4,5 A. LÝ THUYẾT (Phần ghi bài)

VOCABULARY

Essay ['eseɪ] (n): bài luận Event [ɪ'vent] (n): sự kiện

As well [əz wel] (adv): cũng/như vậy Discuss ['dɪskəs] (v): thảo luận

Equipment [ɪ'kwɪpmənt] (n): trang thiết bị Equip [ɪ'kwɪp] (v): trang bị

Globe [gləʊb] (n): quả địa cầu Atlas ['ӕtləs] (n): tập bản đồ Graph [grɑ:f] (n): đồ thi, biểu đồ Equation [ɪ'kweɪɜn] (n): phương trình Calculator ['kӕlkjʊleɪtə] (n): máy tính Running shoes ['rᴧnɪƞ ʃu:] (n): giày chạy Be interested in + N/V-ing (v): thích, quan tâm B. BÀI TẬP

(20)

[20]

Nội dung bài nghe: (page 54)

On Friday morning, Ba and Hoa go to school.

Some of the subjects they do on Saturday are the same, but some of them are different.

At seven o’clock, Ba has technology and Hoa has Computer Science.

These classes last for two periods.

At 8:40, Ba has Geography.

Hoa does not have Geography on Saturday.

She has Physical Education instead.

In the last period, they have the same class.

Hoa and Ba both have class activities then.

ANSWER KEYS:

Ba: D,A,E Hoa:C,B,E A5. READ

At school, we study many things. In Literature, we learn about books and write essays. In History, we study past and present events in Viet Nam and around the world. In Geography, we study different countries and their people. In Physics, we learn about how things work. In the Language class, we study English. We study many other things as well, such as Music, Sports, and Art. We enjoy all of our classes.

Bài dịch:

|Ở trường, chúng tôi học rất nhiều thứ. Với môn Văn, chúng tôi học các tác phẩm và viết các bài văn. Với môn Lịch Sử, chúng tôi học những sự kiện trong quá khứ và hiện tại ở Việt Nam và trên khắp thế giới. Với môn Địa Lý, chúng ta học về những quốc gia khác nhau và người dân của các quốc gia đó. Với môn Vật Lý, chúng tôi học cách mọi thứ vận động như thế nào.

Trong giờ Ngoại ngữ, chúng tôi học tiếng Anh. Chúng tôi còn học nhiều thứ khác nhau như Nhạc, Thể Thao và Hội Họa. Chúng tôi thích tất cả các giờ học.

KEY:

Litarature: paintings;

History: basketball game;

Science: Preposition;

English: England EXCERCISE

1. She (study).... maps in Geography.

2. Ba is good at (fix).... things.

3. They (do).... some experiments at the moment.

4. He (be).... a famous author one day.

5. We often (go).... to English club after school.

6. He enjoys (draw).... pictures.

7. Ba learns (repair).... household appliances.

8. When the bell rings, everyone (go).... indoors and classes (begin).... again.

9. The students (write).... an essay in Literature next Monday.

(21)

[21]

Tiết 33. UNIT 5: Work and play B1.2 A. LÝ THUYẾT (Phần ghi bài)

VOCABULARY

1.

Recess [rɪ'ses] (n): giờ giải lao,

2.

Bell [bel] (n): chuông

3.

Ring [rɪƞ] (v): rung, reo

4.

Excited [ɪk'sɑɪtɪd] (adj): hào hứng, phấn khởi

5.

As well as [əz wel əz] (adv): cũng như

6.

Chat [tʃӕt] (v): tán gẫu

7.

Blind [blɑɪnd] (adj): mù

8.

Blind man's bluff (n): bịt mắt bắt dê

9.

Marble [mɑ:bl] (v): chơi bắn bi

10.

Play marble [pleɪ mɑ:bl] (v): chơi bắn bi

11.

Skip [skɪp] (v): nhảy

12.

Rope [rəʊp] (n): dây thừng

13.

Skip rope [skɪp rəʊp] (v): nhảy dây

14.

indoors /ɪnˈdɔrz/ (adv): trong nhà

GRAMMAR

1/ Adverbs of Frequency - Trạng từ chỉ tần suất

Trạng từ chỉ tần suất diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động (thường thường, luôn luôn, ít khi...).

EX: - John is always on time. (John luôn đúng giờ.)

- He seldom works hard. (Anh ấy ít khi làm việc chăm chỉ.)

Trạng từ chỉ tần suất được dùng để trả lời câu hỏi với: "How often?"(Có...thường?).

Các trạng từ chỉ tần suất thông dụng - always /'ɔ:lwəz/ luôn luôn

eg: I always drink a lot of water. (Tôi luôn luôn uống nhiều nước.) - usually /'ju: u li/ thường thường, thường lệ

eg: I usually drive to work. (Tôi thường lái xe đi làm.) - often/'ɔ:fn/ ~ frequently /'fri:kwəntly/ thường thường, luôn eg: I often go out for dinner. (Tôi thường ăn tối ở ngoài.) - sometimes /'sʌmtaimz/ đôi khi, đôi lúc

eg: I sometimes play tennis on the weekend. (Đôi khi tôi chơi tennis vào dịp cuối tuần.) - hardly ever: hầu như không bao giờ

eg: I hardly ever eat Korean food. (Tôi hầu như không ăn đồ ăn Hàn.) - rarely /'reəli/ hiếm khi

eg: I rarely go sailing. (Tôi hiếm khi đi thuyền.) - never /'nevə/ không bao giờ

eg: I never go out dancing. (Tôi không bao giờ đi nhảy cả.)

VỊ TRÍ CỦA TRẠNG TỪ CHỈ TẦN SUẤT

(22)

[22]

Bình thường, trạng từ chỉ tần suất thường xuất hiện ở 3 vị trí: trước động từ thường, sau trợ động từ, và sau động từ "to-be".

eg:

- Đứng sau động từ "to be":

He is always busy.

- Trước động thường:

He sometimes writes to me.

My father never eats meat.

- Sau trợ động từ:

I don’t often go fishing.

B. BÀI TẬP

Task 1. Listen and read.

At twenty-five past nine, the bell rings and all the students go into the yard. It's time for recess.

They are all happy and excited. They meet their friends and have some fun. Many are talking about the last class, or last night’s movie. Some are eating and drinking as well as chatting.

Some students are playing games like blind man's bluff or catch. Some boys are playing marbles and some girls are skipping rope. But the most popular activity is talking. The yard is very noisy until the bell rings. Then everyone goes indoors and classes begin again.

a.

a) What are these boys and girls doing?

The boys are talking, and the girls are skipping rope.

b) What are these students doing?

They’re eating and drinking.

c) What are these boys doing?

They’re playing marbles.

d) What are these students doing?

They’re playing the blind man's bluff.

e) What are the two boys doing?

They're playing tag.

f) What are these two students doing?

They are reading a book.

b.

a) I usually play games with my friends.

b) Yes, I do.

c) I usually go to the school art club.

Task 2. Listen. Match each name to an activity.

Tapescript:

It is recess and the yard is very crowded and noisy.

Mai and Bi are playing catch.

Kien is playing blind man’s bluff with some friends.

Ba is playing marbles and Lan is skipping rope.

They are all having a good time.

(23)

[23]

Mai: playing catch

Kien : playing blind man’s buff Lan : skipping rope

Ba : playing marbles

(24)

[24]

8. MÔN ÂM NHẠC

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết 9:

- Học bài hát: Chúng em cần hòa bình Nhạc và lời: Hoàng Long – Hoàng Lân 1. Thông tin tác giả:

Nhạc sĩ Hoàng Long và nhạc sĩ Hoàng Lân là anh em sinh đôi, sinh ngày 18/6/1942 tại thị xã Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)

Hai nhạc sĩ bắt đầu sáng tác từ năm 17 tuổi. Trước đây hai anh em Hoàng Long – Hoàng Lân thường sáng tác chung trong nhiều tác phẩm nhưng sau này, dần dần tách riêng từng tác giả.

Hai nhạc sĩ đều tốt nghiệp đại học âm nhạc và tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học.

Về sự nghiệp sáng tác, hai nhạc sĩ viết ở nhiều thể loại như: khí nhạc, nhạc cho múa, nhạc phim, nhạc cảnh, múa rối, hợp xướng, và đặc biệt là các sáng tác cho các em thiếu nhi. Ngoài ra 2 ông còn viết sách về âm nhạc.

Bài hát tiêu biểu: Em đi thăm miền Nam, Bác Hồ - Người cho em tất cả, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Đi học về…

2. Tìm hiểu bài hát: Chúng em cần hòa bình:

TÌM HIỂU BÀI:

1. Bài viết ở nhịp gì?

Nhịp 2/4

2. Bài có kí hiệu âm nhạc nào?

Dấu nhắc lại, dấu lặng đen, dấu lặng đơn, dấu nối, dấu giáng đầu khóa, khung thay đổi 3. Bài chia làm mấy câu?

4 câu

B. LUYỆN TẬP: Nghe và tập trình bày bài hát Chúng em cần hòa bình. ( Học thuộc bài)

(25)

[25]

9. MÔN MỸ THUẬT

BÀI 6 : VẼ TRANH “CUỘC SỐNG QUANH EM” (TIẾT 1)

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I - Tìm và chọn nội dung đề tài :

Cuộc sống quanh em có nhiều hoạt động khác nhau, từ gia đình, nhà trường đến xã hội.

Đó là những đề tài rất phong phú, rộng mở cả về nội dung và hình thức thể hiện.

Ví dụ đề tài gia đình : đi chợ, nấu ăn, lau nhà, quét sân, ... ; đề tài nhà trường :đi học, học nhóm, ... ; đề tài xã hội : trồng cây, giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp...

Em tìm và chọn một chủ đề mà mình yêu thích để vẽ thành tranh.

II - Cách vẽ :

- Tìm đề tài mà em có cảm xúc, có kỉ niệm để vẽ.

- Tìm bố cục thích hợp, sau đó vẽ hình và màu theo ý thích, hợp với nội dung của tranh.

B. LUYỆN TẬP:

Vẽ một bức tranh về đề tài “Cuộc sống quanh em”.

(26)

[26]

10. MÔN THỂ DỤC

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. Chạy cự li ngắn (60m):

1. Ôn tập: Chạy đạp sau.

2. Học mới: Kĩ thuật xuất phát cao – chạy nhanh.

*Kĩ thuật xuất phát cao – chạy nhanh: có 3 lệnh sau:

 “Chuẩn bị”: Đứng chân trước chân sau, mũi bàn chân trước (chân khỏe) đặt sát vạch xuất phát, mũi bàn chân thứ hai cách vạch xuất phát 2 bàn chân. Trọng tâm cơ thể nằm giữa hai chân, thân người thẳng, hai tay thả lỏng tự nhiên, mắt nhìn thẳng về phía trước.

 “Sẵn sàng”: Sau khi nghe lệnh “Sẵn sàng” thì khuỵu gối, kiểng gót chân lên, trọng tâm dồn nhiều vào chân trước, thân trên ngả về trước, hai tay co ở khuỷu đặt sole với chân.

 “Chạy”: Khi có lệnh “chạy” thì bước nhanh chân sau về trước đồng thời nâng thân, hai tay đánh phối hợp tự nhiên. Tiếp theo đạp mạnh chân trước rời khỏi vạch xuất phát, sau đó chạy nhanh về trước. Khi chạy nên đặt nửa bàn chân trước chạm đất và tích cực đạp sau.

3. Thể lực – Trò chơi phát triển sức nhanh:

* Bật tách chân trước sau: Chuẩn bị băng keo dán 1 hình ô vuông có cạnh 35cm.

Đặt nửa bàn chân trái trong ô vuông, chân phải ở ngoài ô vuông. Hai tay co ở khuỷu tay và đặt ở phía trước ngực. Khi có lệnh thì nhanh chóng bật đổi chân luân phiên cho nhau (chân trái đưa ra ngoài – chân phải đưa vào trong), động tác sẽ được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định. Lưu ý: chỉ tiếp đất bằng nửa bàn chân trước, thân trên giữ ổn định.

B. LUYỆN TẬP:

1. Kẻ 1 vạch xuất phát (phấn, băng keo) dài khoảng 50cm rộng 3cm. Thực hiện các lệnh

“Chuẩn bị” , “Sẵn sàng” và “Chạy” của Kĩ thuật Xuất phát cao - chạy nhanh. Thực hiện 3 đến 5 lần.

2. Luyện tập động tác Chạy đạp sau (hoặc bài tập chạy gót chạm mông tại chổ nếu không có không gian tập luyện). Lượng vận động 30 giây/tổ x 3 tổ.

3. Thiết kế và thực hành trò chơi Bật tách chân trước sau để rèn luyện thể lực và phát triển sức nhanh. Lượng vận động 15 – 20 giây/tổ x 3 tổ./.

(27)

[27]

11. MÔN TIN HỌC

Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (TT) A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

3./ Một số hàm thường dùng:

- Hàm tính tổng: =SUM(a,b,c,…)

- Hàm tính trung bình cộng: =AVERAGE(a,b,c,…) - Hàm xác định giá trị lớn nhất: =MAX(a,b,c,…)

- Hàm xác định giá trị nhỏ nhất: =MIN(a,b,c,…)

---

Bài Thực Hành 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

* Học sinh thực hành trên máy tính:

Bài 1: Lập trang tính và sử dụng công thức (SGK trang 39) Bài 3: Sử dụng hàm AVERAGE, MAX, MIN (SGK trang 40) B. LUYỆN TẬP:

1./ Cách sử dụng hàm:

- B1: Chọn ô cần nhập hàm - B2: Gõ dấu =

- B3: Nhập hàm theo đúng cú pháp - B4: Nhấn phím Enter để kết thúc 2./ Một số hàm thường dùng:

- Hàm tính tổng: =SUM(a,b,c,…)

- Hàm tính trung bình cộng: =AVERAGE(a,b,c,…) - Hàm xác định giá trị lớn nhất: =MAX(a,b,c,…)

- Hàm xác định giá trị nhỏ nhất: =MIN(a,b,c,…)

(28)

[28]

12. MÔN SINH HỌC

CHỦ ĐỀ: NGÀNH THÂN MỀM (Tiết 3)

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA THÂN MỀM A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. Đặc điểm chung của thân mềm:

- Trai, sò, ốc vặn, ngao, hến, mực… có môi trường sống và lối sống rất khác nhau.

- Cơ thể có các đặc điểm chung là: thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản.

- Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

II. Vai trò của thân mềm:

- Hầu hết thân mềm đều có lợi: trai, sò, mực…

+ Làm thực phẩm cho con người.

+ Nguyên liệu xuất khẩu.

+ Làm thức ăn cho động vật.

+ Làm sạch môi trường nước.

+ Làm đồ trang sức, trang trí.

- Một số có hại: ốc sên, ốc bươu, hà, ốc tai…

B. LUYỆN TẬP:

- Câu 1: Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?

- Câu 2: Ở các chợ địa phương em có các loài thân mềm nào được bán làm thực phẩm?

Loài nào có giá trị thực phẩm?

- Câu 3: ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm?

C. DẶN DÒ:

Học sinh:

- Học thuộc bài ghi, làm bài tập.

- Đọc trước bài 22 SGK sinh học 7.

- Xem mục “em có biết”.

CHỦ ĐỀ: NGÀNH CHÂN KHỚP (Tiết 1) LỚP GIÁP XÁC

TÔM SÔNG A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

I. Cấu tạo ngoài và di chuyển 1. Cấu tạo ngoài

- Tôm sông ở nước, thở bằng mang.

a. Vỏ tôm:

+ Kitin ngấm canxi cứng che chở và là chỗ bám cho cơ.

b. Cơ thể tôm gồm 2 phần : Đầu ngực và bụng.

- Đầu ngực gồm:

+ 2 mắt kép, 2 đôi râu: định hứơng phát hiện mồi.

+ Chân hàm: giữ và xử lý mồi.

+ Chân ngực: bò và bắt mồi.

- phần bụng gồm:

(29)

[29]

+ chân bụng: bơi, và giữ thăng bằng, ôm trứng (con cái có bản năng ôm trứng để bảo vệ).

+ tấm lái: lái và giúp tôm nhảy.

2. Di chuyển: bơi, bò, nhảy giật lùi.

II. Dinh dưỡng 1. Tiêu hoá:

- Tôm là động vật ăn tạp, hoạt động về đêm.

- Thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày, hấp thụ ở ruột.

2. Hô hấp:

- Hô hấp qua mang.

3. Bài tiết:

- Bài tiết qua tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ hai.

III.Sinh sản

- Tôm phân tính.

Đực: càng to.

Cái: ôm trứng (bảo vệ).

- Lớn lên qua lột xác nhiều lần.

Trứng ấu trùng lột xác nhiều lần tôm trưởng thành.

B. LUYỆN TẬP:

- Câu 1: Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?

- Câu 2: Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương em thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?

- Câu 3: Ở nước ta và địa phương em, nhân dân đang nuôi và khai thác loài tôm nào làm thực phẩm và xuất khẩu?

C. DẶN DÒ:

Học sinh:

- Học thuộc bài ghi, làm bài tập.

- Đọc trước bài 24 SGK sinh học 7.

- Xem mục “em có biết”.

(30)

[30]

13. MÔN CÔNG NGHỆ

A. LÝ THUYẾT (NỘI DUNG BÀI GHI):

Tiết 11.

BÀI 11: SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG I. Sản xuất giống cây trồng.

- Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích tạo ra nhiều hạt giống và cây con giống phục vụ gieo trồng. Có 2 cách để sản xuất giống cây trồng:

1. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt:

- Hạt giống đã phục tráng đem gieo thành từng dòng  Lấy hạt của các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng  rồi nhân lên thành giống nguyên chủng  Sau đó đem giống nguyên chủng ra sản xuất đại trà.

- Phạm vi áp dụng: sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường áp dụng cho các cây ngũ cốc, cây họ đậu và 1 số cây lấy hạt khác.

2. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính

* Gồm các pp sau:

- Giâm cành là từ 1 đoạn cành cắt rời khỏi thân mẹ đem giâm vào đất cát, sau một thời gian cành giâm ra rể.

- Chiết cành là bóc khoanh vỏ của cành sau đó bó đất. Khi cành đã ra rể thì cắt khỏi cây mẹ và trồng xuống đất.

- Ghép mắt: lấy mắt ghép ghép vào một cây khác (gốc ghép).

- Nuôi cấy mô.

* Phạm vi áp dụng: sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường áp dụng cho các cây ăn quả, cây hoa, cây kiểng.

II. Bảo quản hạt giống cây trồng:

Có hạt giống tốt phải biết cách bảo quản tốt thì mới duy trì được chất lượng của hạt. Hạt giống có thể bảo quản trong chum, vại, bao, túi khí hoặc trong các kho đông lạnh.

B. LUYỆN TẬP:

Trả lời các câu hỏi sau trên trang lophoc:

Câu 1: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích:

A. Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng B. Tăng năng suất cây trồng

C. Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng D. Tăng vụ gieo trồng

Câu 2: Sản xuất giống cây trồng có mấy cách?

A. 1 B.2 C. 3 D. 4

Câu 3: Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính:

A. Lai tạo giống B. Giâm cành C. Ghép mắt D. Chiết cành

Câu 4: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường áp dụng những loại cây nào sau đây?

A. Cây xoài B. Cây bưởi C. Cây ngô D. Cây mía

Câu 5: Sản xuất cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho loại cây nào sau đây?

A. Cây mía B. Cây ngũ cốc. C. Cây họ đậu. D. Cây lúa.

C. DẶN DÒ

1) Trả lời các câu hỏi phần luyện tập trên trang lophoc.

2) xem trước bài 12.

(31)

[31]

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

Họ và tên HS: ... Lớp: 7/...

Học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, nội dung cần hướng dẫn thêm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập và gửi lại cho nhà trường (thông qua bộ phận điều phối tài liệu/

giáo viên chủ nhiệm).

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

1 Ngữ

văn

2 Toán

3 Vật lý

4 Lịch sử

5 Địa lý

6 GDCD

7 Tiếng Anh

8 Âm

nhạc

9 Mỹ

thuật

10 Thể dục

(32)

[32]

STT Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh 11 Tin

học

12 Sinh học

13 Công nghệ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năm 1: Gieo hạt giống đã phục tráng và duy trì - Năm 2: Thu hạt những cây tốt gieo thành dòng, lấy những dòng tốt nhất thu lấy hạt hợp thành..

Câu hỏi 3 trang 22 Công nghệ lớp 7: Các loại cây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành ở Hình 4.2 có những đặc điểm gì..

Mẫu không có hoạt tính chống oxy hóa (âm tính) khi không xuất hiện vòng trắng, giống với mẫu nước cất và môi trường không có vi sinh vật.. Các chủng vi

Với phương châm lấy chất lượng giống cây trồng là chính, luôn nỗ lực đưa ra chính sách giá cả hợp lý để nông dân có thể chấp nhận được, công ty đang từng bước vươn

Không những vậy Diếp cá còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để trị các bệnh ho, trĩ, viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm trùng, v.v [1]…Công trình này nghiên cứu

 Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh nghị lực và sức sáng tạo làm nên sự nghiệp lớn.  Không tự tin con người sẽ trở nên yếu đuối nhỏ bé. - Học sinh giải

Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng một trong các cặp quan hệ từ:.. không những… mà… ;chẳng những…

Trên cơ sở nghiên cứu sản phẩm bột dền đỏ, ứng dụng vào sản phẩm cháo dinh dưỡng có bổ sung bột dền đỏ, làm tăng giá trị cảm quan, dinh dưỡng của sản phẩm là những yếu