• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền

Tiết 89: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích: Bình ngô đại cáo)

- Nguyễn Trãi -

Môn học: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Sơ giản về thể cáo.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài “Bình Ngô đại cáo”.

- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.

- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo.

1. Phẩm chất

- Yêu nước: Giáo dục hs lòng yêu quê hương đất nước và biết tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc.

- Trách nhiệm: Sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước để không phụ lòng các thế hệ cha ông đi trước.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại. Biết vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm.

+ Năng lực hợp tác: Biết hợp tác, đoàn kết cùng nhau chống lại kẻ thù xâm lược.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực đọc - hiểu: Biết phân tích đặc điểm của thể loại văn học cổ: thể cáo

+ Năng lực cảm thụ văn học: Cảm nhận được truyền thống lịch sử quý báu của dân tộc qua các triều đại và thấy được và trân trọng tài năng của Nguyễn Trãi

* Tích hợp giáo dục đạo đức hs: giáo dục lòng yêu nước, ý chí quyết tâm giết giặc cứu nước

- Giáo dục tư tưởng yêu chuộng hòa bình, tinh thần đoàn kết nhất trí một lòng, yêu tự do - Giáo dục ý thức sống có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và đất nước

* Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: liên hệ với lòng yêu nước và độc lập, tự do của Bác

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, sgk, thiết kế bài giảng, các tư liệu liên quan, bảng phụ - Học sinh nghiên cứu trước bài, chuẩn bị theo yêu cầu

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Video đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn – Chí Linh c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức thực hiện

(2)

- Gv chiếu video về đền thờ Nguyễn Trãi cho hs theo dõi https://www.youtube.com/watch?v=KEoN1tJsm0A - Gv dẫn dắt vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Hs biết cách đọc văn bản nghị luận trung đại, nắm được những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Trãi và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, bố cục, thể loại…

b. Nội dung: Bài học trong sgk

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs đọc văn bản và tìm hiểu chú thích

- Gv hướng dẫn cách đọc: giọng điệu trang trọng, hùng hồn, câu văn biền ngẫu cân đối nhịp nhàng cân xứng .

? Nhân nghĩa ? Điếu phạt ? Nền văn hiến ?

* Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu về tác giả và tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Dựa vào chú thích trong sgk, và bằng những hiểu biết của mình, em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả?

2. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Vị trí của tác phẩm?

Em hiểu gì về nhan đề: Bình ngô đại cáo?

3. Em hiểu như thế nào về thể cáo? Dựa vào các tác phẩm... đã học, hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa Hịch, cáo và chiếu ?

GV: Bố cục của một bài cáo: 4 phần : Nêu luận đề chính nghĩa, vạch rõ tội ác của kẻ thù, kể lại quá trình kháng chiến, tuyên bố chiến thắng và nêu cao chính nghĩa

4. Văn bản này có thể chia thành mấy phần ? Nội dung của mỗi phần là gì ? -> 3 phần:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

Bước 3: báo cáo kết quả - Hs trình bày câu trả lời - Kết quả dự kiến

1. NT là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, NT có công dâng bình ngô sách với chiến lược tâm công (đánh vào lòng người), thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo công văn, giấy tờ, thư từ giao thiệp với quân Minh, cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc quân cơ, kháng chiến thắng lợi ông đã viết Bình Ngô đại cáo.

2. Bình Ngô đại cáo: Tuyên bố về SN đánh dẹp giặc Ngô, là bản tuyên ngôn ĐL của nướcc ta sau đại thắng

1. Đọc, tìm hiểu chung

2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả (1380- 1442) - Hiệu: Ức Trai.

- Là nhà yêu nước, a/h dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

- Có công lớn trong việc giúp Lê Lợi trong cuộc k/c chống quân Minh.

b. Tác phẩm

- H/c sáng tác: 1- 1428.

- TP là áng "Thiên cổ hùng văn".

- Văn bản trích trong phần đầu của tác phẩm "Bình Ngô đại cáo".

- Thể loại: Cáo.

(3)

quân Minh.

3.- Giống:

+ Hình thức: Đều thuộc loại Nghị luận trung đại, thể văn biền ngẫu

+ Nội dung tư tưởng: Ba văn bản đều gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại trong nước của dân tộc.

- Khác: chức năng : Mỗi văn bản mang một chức năng khác nhau: Chiếu là ...

4. Nêu tư tưởng nhân nghĩa của cuộc k/c-2 câu đầu.

- Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt - 8 câu

- Những dẫn chứng khẳng định sức mạnh của nhân nghĩa và ĐLDT.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, chốt

- Bố cục : 3 phần.

2.2. Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Hs hiểu được nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc (tư tưởng nhân nghĩa).

b. Nội dung: Nội dung trong bài học c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hoạt động cá nhân

1. Đọc hai câu đầu, em hiểu nhân nghĩa là gì ? 2. Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là gì ?

3. Nếu hiểu yên dân là giữ yên cuộc sống cho dân , điếu phạt trước hết là lo trừ bạo. Vậy thì dân ở đây là ai ? Kẻ bạo ngược ở đây là ai ?

4. Như vậy hành động điếu phạt ở đây có liên quan đến yên dân như thế nào ? Từ đó có thể hiểu nội dung tư tưởng nhân nghĩa được nêu trong bài cáo như thế nào ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs trình bày kết quả - Kết quả dự kiến

1. Nhân nghĩa là khái niệm của đạo nho TQ đã có từ lâu đời, đã được truyền bá vào VN, nhân nghĩa chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.

2. 2 nội dung yên dân và trừ bạo.

3.- Dân : người dân nước ta (Đại Việt) - Kẻ bạo ngược là quân xâm lược nhà Minh

4.- Trừ giặc Minh tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho dân - Nhân nghĩa là lo cho dân, vì dân.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, sửa chữa, bổ

1. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi (hai câu đầu)

Với Nguyễn Trãi tư tưởng nhân nghĩa có nghĩa là lo cho dân, vì dân, gắn kiền với yêu nước chống xâm lược.

(4)

sung, chốt

Gv: Với NT nhân nghĩa được gắn liền với yêu nước, chống xâm lược. Đây là một sự phát triển mới mẻ trong tư tưởng của ông so với nho giáo lúc đó. Nhân nghĩa không còn là mối quan hệ gĩưa người với người nữa mà nó còn là quan hệ giữa dân tộc với dân tộc...

* Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hoạt động cá nhân

- Học sinh đọc 8 câu tiếp theo

1. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào ?

2. Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ở nước ta. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta?

3. Để tăng sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn độc lập, nghệ thuật văn chính luận của NT đã có những điểm nào đáng chú ý ?

4. Em suy nghĩ như thế nào về quan niệm quốc gia, dân tộc của N. Trãi trong phần này của văn bản?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs trình bày kết quả - Kết quả dự kiến

1. Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.

2.- Ý thức dân tộc trong Sông núi nước Nam: lãnh thổ và chủ quyền.

- Bình Ngô đại cáo: được bổ sung thêm ba yếu tố:

phong tục tập quán, văn hiến, lịch sử dân tộc

- Ý thức dân tộc ở Bình ngô đại cáo là sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc ở bài SNNN. Ở bài NĐVT Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản, hạt nhân để xác định chủ quyền dân tộc.(Cần phân biệt rõ chữ đế và chữ vương để thấy được ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc )

3. Sử dụng những từ có tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời; sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: so sánh ta với TQ, đặt ta ngang hàng với TQ về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, sửa chữa, bổ sung, chốt

2. Chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt (8 câu tiếp)

Quan niệm về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi mang tính toàn diện và sâu sắc, qua đó chân lí đó được khẳng định đanh thép như một bản tuyên ngôn độc lập.

* Nhiệm vụ 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Những dẫn chứng khẳng định sức mạnh của nhân nghĩa và của ĐLDT

(5)

- Hoạt động cá nhân

? Nền văn hiến của Đại Việt còn được làm rõ hơn qua các dẫn chứng được ghi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Các dẫn chứng đó được ghi trong những lời văn nào? Dựa vào chú thích trong sgk để làm sáng tỏ các chứng cớ này ?

? Từ đó tư tưởng và tình cảm nào của người viết tiếp tục được bộc lộ ?

- Khẳng định độc lập của nước ta.

- Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc.

? Em có nhận xét gì về cấu trúc của câu văn ? Tác dụng của những câu văn biền ngẫu này ?

- Văn biền ngẫu, mỗi câu có hai vế đối xứng

- Làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch - Tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn dễ nghe dễ nhớ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs trình bày kết quả

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, sửa chữa, bổ sung, chốt

Lấy dẫn chứng từ thực tiễn lịch sử để làm rõ sức mạnh của nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc đồng thời khẳng định lòng tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc.

* Nhiệm vụ 4: Hướng dẫn hs tìm hiểu phần tổng kết văn bản

- Hoạt động cá nhân

? Hãy chỉ ra những nét đặc sắc NT của đoạn trích ? - Cách lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn

- Sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt .

- Biện pháp so sánh: đặt các triều đại Đại Việt song song cùng các triều đại Trung Hoa

? Đọc phần đầu Bình ngô đại cáo, em hiểu những điều sâu sắc nào về nước Đại Việt ta ?

- Nước ta có nền độc lập lâu đời, đáng tự hào.

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh là cuộc kháng chiến vì dân, chính nghĩa; kẻ thù xâm lược -> thất bại Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật

- Cách lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn, lời văn trang trọng hùng hồn.

- Viết theo thể văn biền ngẫu.

4.2. Nội dung

- Khẳng định nước Đại Việt ta là bản tuyên ngôn độc lập.

Khẳng định độc lập, chủ quyền lãnh thổ của nhân dân Đại Việt.

- Kẻ thù nhất định thất bại.

4.3. Ghi nhớ 3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS c. Sản phẩm: Bài làm của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hoạt động nhóm

- Em hãy trình bày trình tự lập luận của đoạn trích bằng một sơ đồ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thảo luận, hệ thống bằng sơ đồ

(6)

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trên bảng phụ - Kết quả dự kiến

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá cho điểm 4. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu: Hs biết vận dụng kiến thức dã học để viết đoạn văn b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS

c. Sản phẩm: Bài làm của hs d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Trên cơ sở so sánh với bài Sông núi nước Nam, chỉ ra sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc trong đoạn trích?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

Bước 3: báo cáo kết quả - Hs trình bày câu trả lời - Kết quả dự kiến

Ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài Nam Quốc Sơn Hà:

+ Trong bài Nam quốc sơn hà, tác giả đã thể hiện một ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc qua từ “đế”. Ở Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó : “mỗi bên xưng đế một phương”. Nếu “đế” là vua thiên tử, duy nhất, toàn quyền thì ‘vương’ là vua chư hầu, có nhiều và phụ thuộc vào đế. Việc xưng

“đế” khẳng định quyền cai trị đất nước của Đại Việt.

(7)

+ Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu trên hai yếu tố : lãnh thổ và chủ quyền, còn đến Bình Ngô đại cáo, ba yếu tố nữa được bổ sung : văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. Ý thức dân tộc đã được tiếp nối và phát triển, văn hiến và lịch sử là cốt lõi, cội nguồn để khẳng định sự tồn tại và phát triển của một dân tộc.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá cho điểm IV. Hướng dẫn về nhà

- Học bài, đọc thuộc văn bản.

- Tìm đọc thơ văn Nguyễn Trãi.

- Ôn lại kiến thức các bài : chiếu, hịch, cáo đã học.

- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em khi học xong bài thơ này?

- Soạn bài : Bàn luận về phép học.

+ Tìm hiểu về tác giả.

+ Nguyễn Thiếp đã đưa ra những quan niệm học đúng đắn như thế nào?

+ Em hiểu gì về tác giả?

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền

Tiết 90: HÀNH ĐỘNG NÓI (Tiếp theo)

- Ôn tập về luận điểm (khuyến khích hs tự học) Môn học: Ngữ văn - Lớp 8

Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Biết chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành động của bản thân.

- Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm.

3. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nhiệm vụ của bản thân;

(8)

Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; Phân tích được các công việc cần thực hiện trong nhóm và trách nhiệm của bản thân

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, sgk, thiết kế bài giảng - Sgk, vở soạn, vở ghi

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Tình huống c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Cô mời Hùng đứng lên.

- Hs đứng lên

Cô mời em ngồi xuống

? Các em cho cô biết, cô vừa mới điều khiển bạn Hùng bằng cách nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs trả lời

Bước 4: Kết luận, nhận định 2. Hoạt động hình thành kiến thức

2.1. Hoạt động 1: Cách thực hiện hành động nói

a. Mục tiêu: Hs hiểu được các cách để thực hiện hành động nói b. Nội dung: Bài học trong sgk

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Nhiệm vụ : Hướng dẫn hs tìm hiểu các cách thực hiện hành động nói

Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chiếu ngữ liệu

- Gọi học sinh đọc.

Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong các ngữ liệu; Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp và dấu (-) vào những ô không thích hợp theo bảng phân loại?

Câu Mục đích

1 2 3 4 5

Hỏi Trình bày

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

(9)

Điều khiển Hứa hẹn

Bộc lộ cảm xúc

Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

Bước 3 : Báo cáo kết quả - Hs trình bày kết quả

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv đánh giá và đưa ra đáp án, bổ sung, chốt Câu

Mục đích

1 2 3 4 5

Hỏi - - - - -

Trình bày + + + - -

Điều khiển - - - + +

Hứa hẹn - - - - -

Bộc lộ cảm xúc - - - - -

? Dựa vào mẫu trình bày kết quả ở mục 1 và vào kiến thức đã học về các kiểu câu, học sinh lập bảng trình bày về quan hệ giữa 4 kiểu câu đã biết với 5 kiểu hành động nói đã học?

? Em có nhận xét gì về cách thực hiện các hành động nói ?

- Được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp

(câu nghi vấn -> hỏi)

- Được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng khác (câu nghi vấn -> cầu khiến)

- GV nhấn mạnh lại cách dùng hành động nói trực tiếp, hành động nói gián tiếp .

- Gọi 2 học sinh đọc nội dung ghi nhớ.

- Câu trần thuật 1, 2, 3 dùng để trình bày.

- Câu trần thuật 4, 5 dùng để điều khiển (cầu khiến).

- Các hành động nói ở các câu 1, 2, 3 được dùng theo lối trực tiếp

- Các hành động nói ở các câu 4, 5 được dùng theo lối gián tiếp.

2. Ghi nhớ 3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS c. Sản phẩm: Bài làm của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Hoạt động nhóm: Gv chia lớp thành 3 nhóm theo tổ. Y/c các nhóm thảo luận BT 1 trong vòng 5’

- Hoạt động cá nhân: BT 2, 3,4 gv gọi hs lên bảng làm. Các hs khác làm vào vở BT.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận

Bước 3: báo cáo kết quả

- Gv gọi đại diện cho các nhóm trình bày kết quả đã thảo luận - Kết quả dự kiến:

Bài tập 1

Các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ:

(10)

- Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có ? -> Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định

- Lúc bấy giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ? -> Câu nghi vấn thực hiện hàng động phủ định

- Lúc bấy giờ dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không ? -> Câu nghi vấn thực hiện hành động khẳng định.

- Vì sao vậy

-> Câu nghi vấn thực hiện hành động gây sự chú ý.

- Nếu vậy, rồi đây, sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa ?

-> Câu nghi vấn thực hiện hành động phủ định.

 Câu nghi vấn ở đoạn đầu tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lí lẽ của tác giả.

 Câu nghi vấn ở những đoạn văn giữa bài thuyết phục và động viên, K.lệ tướng sĩ.

 Câu nghi vấn ở đoạn cuối khẳng định chỉ có một con đường là chiến đấu đến cùng để bảo vệ bờ cõi.

Bài tập 2 a. Câu 1.

b. Câu cuối.

-> Việc dùng câu trần thuật để kêu gọi như vậy làm cho quần chúng thấy gần gũi với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình .

Bài 4:

Phương án b, e mang tính lịch sự cao hơn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá

* Ôn tập luận điểm

I. Khái niệm luận điểm

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

* Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.

- Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có 4 luận điểm.

( ghi như cột bên )

- Văn bản: Chiếu dời đô của LCU có các L. điểm:

+ Dời đô là việc trọng đại của các vua chúa, trên thuận ý trời, dưới theo lòng dân mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài.

+ Các nhà Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi...

+ Thành Đại La xét về mọi mặt, thật xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

+ Vua sẽ dời đô ra đó.

2. Ghi nhớ 1

II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

* Văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Nếu chỉ đưa ra LĐiểm : Đồng bào ta ...nồng nàn thì không đủ làm sáng tỏ vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

* Bài: Chiếu dời đô nếu chỉ đưa ra LĐ: Các T.đại trước đã có nhiều lần dời đô thì không đủ làm sáng tỏ vấn đề: Cần phải dời đô đến Đại La.

(11)

-> LĐ cần chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề.

2. Ghi nhớ 2

III. Mối quan hệ giữa các luận điểm 1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Hệ thống LĐ 1 trong VD hoàn toàn chính xác, có sự liên kết, phân biệt rành mạch các ý với nhau, bảo đảm chúng không bị trùng lặp, chồng chéo lên nhau; đc sắp xếp theo một trình tự hợp lí .

2. Ghi nhớ 3 IV. Hướng dẫn về nhà

- Học bài, thuộc phần ghi nhớ - Xem lại các phần bài học đã chữa.

- Làm bài tập số 5

- Chuẩn bị bài Ôn tập giữa kỳ.

- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu học kỳ II V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền Tiết 91+92:

ÔN TẬP GIỮA KỲ II

Môn học: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian thực hiện: (02 tiết) I .Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Học sinh biets củng cố và ôn tập toàn bộ kiến thức của 3 phân môn: Văn , Tiếng Việt và Tập làm văn đã học

- Các em biết chắt lọc những kiến thức cơ bản của các phần để ôn tập 2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức tự giác, chăm chỉ học tập và có tách nhiệm hoàn thiện công việc được giao

3. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, sách BT, phiếu HT - Sgk, vở soạn

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động

(12)

a. Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.

b. Nội dung: Trò chơi: Giải cứu đại dương c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện

- Gv t ch c cho hs ch i trò ch i Gi i c u ổ ứ ơ ơ ả ứ đạ ươi d ng

- Gv và hs cùng nhau đánh giá ý thức, thái độ của hs tham gia trò chơi - Gv dẫn dắt vào bài

2. Hoạt động ôn tập

2.1. Hoạt động 1: Phần văn bản

a. Mục tiêu: Hs củng cố và ôn tập lại toàn bộ kiến thức của phân môn văn học đã học từ đầu học kỳ II

b. Nội dung: Các văn bản đã học

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. T ch c th c hi nổ ứ ự ệ

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs ôn tập lại các văn bản đã học

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Gv y/c hs ôn tập lại các văn bản đã học bằng cách hoàn thành phiếu HT sau

+ Gv chia lớp thành 3 nhóm Nhóm 1 hoàn thiện phiếu HT số 1 Nhóm 2 hoàn thiện phiếu HT số 2 Nhóm 3 hoàn thiện phiếu HT số 3

1. Thơ mới

2. Văn học trung đại 3. Thơ Hồ Chí Minh

Phiếu HT số 1 Thơ mới

(13)

Tên văn bản Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật Nhớ rừng

Ông đồ Quê hương Khi con tu hú

Phiếu HT số 2 Văn học trung đại

Tên văn bản Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật

Chiếu dời đô Hịch tướng sĩ Nước Đại Việt ta

Phiếu HT số 3 Thơ Hồ Chí Minh

Tên văn bản Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật

Tức cảnh Pác Bó Ngắm trăng Đi đường

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hs suy nghĩ, thảo luận

+ Gv quan sát, uốn nắn - Bước 3: Báo cáo kết quả

+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả + Kết quả dự kiến

Phiếu HT số 1 Thơ mới

Tên văn bản Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật

Nhớ rừng - Bài thơ khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú

- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, điệp từ.

- Biểu cảm trực tiếp kết hợp với miêu tả

Ông đồ - Tình cảnh đáng thương của ông đồ trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc dần bị lãng quên đồng thời thể hiện nỗi niềm xót thương của tác giả trước lớp người đang tàn tạ.

- Thể thơ ngũ ngôn kết hợp nghệ thuật miêu tả, tả cảnh ngụ tình; hình ảnh gợi cảm

Quê hương - Tình yêu quê hương tha thiết, đằm thắm của nhà thơ đối với làng chài quê hương

- Hình ảnh thơ bay bổng kết hợp với miêu tả, so sánh, nhân hoá, lời thơ gợi cảm.

Khi con tu hú - Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do cháy bỏng của người tù cách mạng.

- Thể thơ lục bát, lời thơ tha thiết, động từ mạnh, câu cảm thán.

Phiếu HT số 2 Văn học trung đại

Tên văn bản Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật

Chiếu dời đô - Khát vọng hoà bình, đất nước độc lập và ý chí tự cường của dân tộc

- Kết hợp lý và tình, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết

(14)

phục.

Hịch tướng sĩ - Tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù của quân và dân thời Trần

- Lập luận chặt chẽ, sắc bén - Lời văn thống thiết, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng cân đối.

Nước Đại Việt ta - Khẳng định dân tộc Việt nam là một dân tộc độc lập có chủ quyền, lãnh thổ, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử riêng

- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hùng hồn

Phiếu HT số 3 Thơ Hồ Chí Minh

Tên văn bản Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật

Tức cảnh Pác Bó - Phong thái ung ung, tinh thần lạc quan trước cuộc sống khó khăn và công việc vất vả của CTHCM ở Pác Bó

- Thể thơ tứ tuyệt, giọng vui đùa, từ ngữ giản dị, mộc mạc Ngắm trăng - Tình yêu thiên nhiên và phong thái ung

ung của người trước cảnh ngục tù

- Nhân hoá, động từ, thể thơ tứ tuyệt, điệp từ

Đi đường - Đi đường đầy khó khăn, vất vả cũng giống như con đường đời, con đường cách mạng.

- Điệp từ, ẩn dụ, tính triết lý cao

- Bước 4: Kết luận, nhận đinh

+ Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt 2.2. Hoạt động 2: Phần tiếng Việt

a. Mục tiêu: Hs củng cố và ôn tập lại toàn bộ kiến thức của phân môn tiếng Việt đã học từ đầu học kỳ II

b. Nội dung: Các nội dung phần tiếng Việt đã học c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi

d. T ch c th c hi nổ ứ ự ệ

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs ôn tập lại phần tiếng Việt đã học

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Gv y/c hs ôn tập lại nội dung phần tiếng Việt đã học bằng cách hoàn thành phiếu HT sau

+ Gv chia lớp thành 4 nhóm

Nhóm 1,2 hoàn thiện phiếu HT số 4 Nhóm 3,4 hoàn thiện phiếu HT số 5

1. Các kiểu câu phân theo mục đích nói 2. Hành động nói

Phiếu HT số 4 Nhóm 1,2

Các kiểu câu phân theo mục đích nói

Kiểu câu Đặc điểm hình thức Chức năng Ví dụ

Nghi vấn Cầu khiến Cảm thán

(15)

Trần thuật Phủ định

Phiếu HT số 5 Nhóm 3,4 Hành động nói Khái niệm Một số kiểu hành

động nói

Cách thực hiện hành động nói

Ví dụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hs suy nghĩ, thảo luận

+ Gv quan sát, uốn nắn - Bước 3: Báo cáo kết quả

+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả + Kết quả dự kiến

Phiếu HT số 4 Nhóm 1,2

Các kiểu câu phân theo mục đích nói

Kiểu câu Đặc điểm hình thức Chức năng Ví dụ

Nghi vấn - Có từ ngữ nghi vấn: ai, gì, sao, thế nào...

- Kết thúc câu bằng dấu hỏi, chấm, chấm than, chấm lửng

- Dùng để hỏi, cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc....

- Bạn đi đâu đấy? – hỏi

- Bạn tặng tôi ư? – bộc lộ cảm xúc Cầu khiến - Có từ ngữ cầu khiến: hãy,

đừng, chớ, đi, thôi, nào...hoặc ngữ điệu cầu khiến

- Kết thúc câu bằng dấu chấm, chấm than

- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo

- Bạn đừng chơi game nữa – khuyên bảo.

- Im! – ra lệnh

Cảm thán - Có từ ngữ cảm thán: ôi, trời ơi, than ôi, thay, biết bao...

- Kết thúc câu bằng dấu chấm than

- Dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc

- Thời tiết hôm nay xấu quá!

Trần thuật - Không có đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán

- Kết thúc câu bằng dấu chấm, chấm than, chấm lửng

- Dùng để trình bày, nhận định, thông báo, miêu tả, kể, yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc

- Hôm qua tớ gặp một người rất tốt.

Người ấy đã cho tớ mượn ô khi trời mưa.

Phủ định - Không, chưa, chả, chẳng, đâu có....

- Kết thúc bằng dấu chấm

- Dùng để miêu tả hoặc bác bỏ một nhận định nào đó

- Tôi không đi chơi

Phiếu HT số 5

(16)

Nhóm 3,4 Hành động nói Khái niệm Một số kiểu hành

động nói

Cách thực hiện hành động nói

Ví dụ Là hành động được

thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định

- Hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc

- Trực tiếp - Gián tiếp

- Bạn đi đâu vậy? – Hành động hỏi – trực tiếp

- Tớ đi học thêm môn Toán. – Hành động trình bày – trực tiếp

- Bước 4: Kết luận, nhận đinh

+ Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt 2.3. Hoạt động 3: Phần Tập làm văn

a. Mục tiêu: Hs củng cố và ôn tập lại toàn bộ kiến thức của phân môn Tập làm văn đã học từ đầu học kỳ II (Thuyết minh)

b. Nội dung: Các nội dung phần Tập làm văn đã học c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi

d. T ch c th c hi nổ ứ ự ệ

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs ôn tập lại phần Tập làm văn đã học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hoạt động cá nhân

1. Muốn làm tốt một bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh thì chúng ta cần phải làm gì?

2. Bố cục của một bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs trình bày kết quả - Kết quả dự kiến

1. Quan sát, tìm hiểu, hỏi han, tra cứu...

2. Bố cục 3 phần

- Mở bài: Giới thiệu về cảnh được thuyết minh - Thân bài: lần lượt thuyết minh theo trình tự hợp lý (từ xa tới gần, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới...)

+ Kết hợp với miêu tả, bình luận...

+ Sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp (nêu định nghĩa, liệt kê, so sánh, phân tích...)

- Kết luận: Ấn tượng của bản thân về danh lam đó Bước 4: Kết luận, nhận đinh

1. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

(17)

- Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt 3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS c. Sản phẩm: Bài làm của hs

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Lập dàn ý cho đề văn: Hãy giới thiệu về phong cảnh quê hương nơi em sinh sống?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, lập dàn ý

Bước 3: Báo cáo - Hs báo cáo kết quả

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét

- GV chốt - động viên.

IV. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kỳ V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tự chủ - Tự học - Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập các nội dung học hát, nhạc lý.. 6 Giao tiếp

Bài báo này đề cập những khó khăn của giáo viên Tiểu học trong việc dạy một số bài học thực hành trong môn học Tự nhiên- Xã hội và giới thiệu một Kế hoạch dạy học như

-Câu hỏi :Viết những hành vi biểu hiện thiếu tôn trọng người khác.. II/ Trả lời câu hỏi

B.Phân tích cho Hà thấy việc làm của Hoa thể hiện bạn quan tâm và sống chan hòa với mọi người, biết giúp đỡ người khác, việc làm đó cần phải được nêu gương trước tập

Điền vào phiếu học tập những hành vi chưa thể hiện tính tự chủ của bản thân trong cuộc.. sống và phương án

Tự chủ - Tự học - Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập các nội dung ôn hát, TĐN.. 6 Giao tiếp –

Thực vật giúp làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách hấp thụ khí carbon dioxide và các chất độc hại, đồng thời thái khí oxygen giúp điều hòa không khí.. Trang 53 SBT

Như vậy, có thể nói, sinh viên Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông có khả năng tương đối tốt trong việc thực hiện các kỹ năng cơ bản trên lớp