• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25 Ngày soạn: 14/5/2020

Ngày giảng:18/5/2020

Lớp :5A, 5B, 5C

KHOA HỌC

BÀI 51: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : - Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.

2. Kĩ năng: - Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhụy trên tranh vẽ hoặc hoa thật.

3.Thái độ : Khám phá khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình trang 104, 105 SGK- BGĐT) - Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ :3’

- Kiểm tra một số nội dung tiết ôn tập 2-Bài mới:

a-Giới thiệu bài: 1’

GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

- Hoạt động 1 :Quan sát 10’

*Mục tiêu: HS phân biệt được nhị và nhuỵ ; hoa đực và hoa cái..

*Cách tiến hành:

- Bước 1: Làm việc theo cặp. (GV mở BGĐT) - GV yêu cầu HS làm việc theo yêu cầu:

+ Hãy chỉ vào nhị hay nhuỵ của hoa râm bụt và hoa sen.

+Hãy chỉ hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái trong hình 5a, 5b.

- Bước 2: Làm việc cả lớp

+Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.

c-Hoạt động 2: Thực hành với vật thật 12’

*Mục tiêu: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.

*Cách tiến hành:

- Bước 1: Làm việc theo nhóm.

Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Quan sát các bộ phận của các bông hoa mà nhóm mình đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị (nhị đực), đâu là nhuỵ (nhị cái).

- Làm theo yêu cầu - Lắng nghe

- HS trao đổi theo hướng dẫn của GV.

- HS trình bày.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Quan sát các bộ phận của các bông hoa mà nhóm mình đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị (nhị đực), đâu là

(2)

+ Phân lọai các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhuỵ ; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và hoàn thành bảng trong phiếu học tập.

- Bước 2: Làm việc cả lớp YC

+ Đại diện một số nhóm cầm bông hia sưu tầm được của nhóm giới thiệu từng bộ phận của hoa (cuống, đài, cánh, nhị, nhuỵ).

+ Mời 1 số nhóm trình bày kết quả bảng phân loại.

+ GV nhận xét, kết luận: SGV – trang 167.

d-Hoạt động 3: Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính.10’

*Mục tiêu: HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.

*Cách tiến hành:

- Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ trang 105 SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ.

- Bước 2: Làm việc cả lớp

+ Một số HS lên chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ.

+ Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.

3-Củng cố, dặn dò: 3’

- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.

- Giấy, bút chì, tẩy, thước kẻ.

nhuỵ (nhị cái).

+ Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhuỵ ; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và hoàn thành bảng trong phiếu học tập.

+ Đại diện một số nhóm cầm bông hia sưu tầm được của nhóm giới thiệu từng bộ phận của hoa (cuống, đài, cánh, nhị, nhuỵ).

- HS quan sát

+ Một số HS lên chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ

- HS nghe

Ngày soạn: 16/5/2020 Ngày giảng:20,21/5/2020 Lớp: 5A,5C,5B

KHOA HỌC

BÀI 52: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : - Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.

2. Kĩ năng: Nhận biết một số loài hoa thụ phấn nhờ gió , nhờ côn trùng 3.Thái độ : Khám phá khoa học

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Hình trang 106, 107 SGK. BGĐT - Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa.

(3)

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. KTBC : 5’

YCHS nêu KT mục bạn cần biết bài trước

2. Bài mới:

-Giới thiệu bài: 1’

GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

a-Hoạt động 1: Thực hành làm BT xử lí thông tin trong SGK.10’

*Mục tiêu: HS nói được về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.

*Cách tiến hành:

- Bước 1: Làm việc theo cặp.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 106 SGK và chỉ vào hình 1 để nói với nhau về: sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.

- Bước 2: Làm việc cả lớp

+Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.

- Bước 3: Làm việc cá nhân

+ GV yêu cầu HS làm các BT trang 106 SGK.

+ Mời một số HS chữa bài tập.

b-Hoạt động 2: Trò chơi “ Ghép chữ vào hình”10’

*Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về sự thụ phấn, thụ tinh của thực vật có hoa.

*Cách tiến hành:

- Bước 1: HS chơi ghép chữ vào hình cho phù hợp theo nhóm 7.

GV phát cho các nhóm sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính và các thẻ có ghi sẵn chú thích. HS thi đua gắn, nhóm nào xong thì mang lên bảng dán.

- Bước 2: Làm việc cả lớp

+Từng nhóm giới thiệu sơ đồ có gắn chú thích của nhóm mình.

+ GV nhận xét, khen ngợi nhóm nào làm nhanh và đúng.

c-Hoạt động 3: Thảo luận 10’

HS nêu KT mục bạn cần biết bài trước

HS nghe

-HS trao đổi theo hướng dẫn của GV.

-HS trình bày.

Đáp án:

1-a ; 2-b ; 3-b ; 4-a ; 5-b HS chơi ghép chữ vào hình cho phù hợp theo nhóm 7.

+Từng nhóm giới thiệu sơ đồ có gắn chú thích của nhóm mình.

(4)

*Mục tiêu: HS phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.

*Cách tiến hành:

- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4

+ Các nhóm thảo luận câu hỏi trang 107 SGK.

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 107 SGK và các hoa thật sưu tầm được đồng thời chỉ ra hoa nào thụ phán nhờ gió, hoa nào thụ phấn nhờ côn trùng.

- Bước 2: Làm việc cả lớp

+ Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

+ Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.

3-Củng cố, dặn dò:3’

GV nhận xét giờ học. Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.

Làm việc theo nhóm 4

+ Các nhóm thảo luận câu hỏi trang 107 SGK.

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 107 SGK và các hoa thật sưu tầm được đồng thời chỉ ra hoa nào thụ phán nhờ gió, hoa nào thụ phấn nhờ côn trùng.

+ Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Lắng nghe Ngày soạn: 14/5/2020

Ngày giảng:18/5/2020 Lớp :4A,4B

KHOA HỌC

BÀI 57+58+59:THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?TIẾT 2 I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: -Nêu được vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật.

- Biết được mỗi loài thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.

2.Kĩ năng:Ứng dụng nhu cầu về chất khoáng của thực vật trong trồng trọt.

3.Thái độ:Thích khám phá khoa học, có ý thức chăm sóc thực vật.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Hình minh hoạ trang 118, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

-Tranh (ảnh) hoặc bao bì các loại phân bón.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1.Ổn định 1’

2.KTBC 5’

-Gọi HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước.

+Hãy nêu ví dụ chứng tỏ các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau ? +Hãy nêu ví dụ chứng tỏ cùng một loài cây, trong những giai đoạn phát triển khác

Hát

-3 HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.

(5)

nhau cần những lượng nước khác nhau ? +Hãy nói về nhu cầu nước của thực vật.

-Nhận xét, cho điểm.

3.Bài mới

a) Giới thiệu bài:1’

GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.

 Hoạt động 1: Vai trò của chất khoáng đối với thực vật 12’

+Trong đất có các yếu tố nào cần cho sự sóng và phát triển cuả cây ?

+Khi trồng cây, người ta có phải bón thêm phân cho cây trồng không ? Làm như vậy để nhằm mục đích gì ?

+Em biết những loài phân nào thường dùng để bón cho cây ?

-GV giảng : Mỗi loại phân cung cấp một loại chất khoáng cần thiết cho cây. Thiếu một trong các loại chất khoáng cần thiết, cây sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được.

-Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ 4 cây cà chua trang 118 SGK trao đổi và trả lời câu hỏi :

+Các cây cà chua ở hình vẽ trên phát triển như thế nào ? Hãy giải thích tại sao ? +Quan sát kĩ cây a và b , em có nhận xét gì?

-GV đi giúp đỡ các nhóm đảm bảo HS nào cũng được tham gia trình bày trong nhóm.

-Gọi đại diện HS trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 cây, các nhóm khác

-Lắng nghe.

-Trao đổi theo cặp và trả lời :

+Trong đất có mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, xác chết động vật, không khí và nước cần cho sự sống và phát triển của cây.

+Khi trồng cây người ta phải bón thêm các loại phân khác nhau cho cây vì khoáng chất trong đất không đủ cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Bón thêm phân để cung cấp đầy đủ các chất khoáng cần thiết cho cây.

+Những loại phân thường dùng để bón cho cây : phân đạm, lân, kali, vô cơ, phân bắc, phân xanh, …

-Lắng nghe.

-Làm việc trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS, trao đổi và trả lời câu hỏi. Sau đó, mỗi HS tập trình bày về 1 cây mà mình chọn.

-Câu trả lời đúng là :

+Cây a phát triển tốt nhất, cây cao, lá xanh, nhiều quả, quả to và mọng vì vậy cây được bón đủ chất khoáng.

+Cây b phát triển kém nhất, cây còi cọc, lá bé, thân mềm, rũ xuống, cây không thể ra hoa hay kết quả được là vì cây thiếu ni-tơ.

+Cây c phát triển chậm, thân gầy, lá bé, cây không quang hợp hay tổng hợp chất hữu cơ được nên ít quả, quả còi cọc, chậm lớn là do thiếu kali.

(6)

theo dõi để bổ sung.

-GV giảng bài : Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng, cây sẽ phát triển kém, không ra hoa kết quả được hoặc nếu có , sẽ cho năng suất thấp. Ni-tơ (có trong phân đạm) là chất khoáng quan trọng mà cây cần nhiều.

Hoạt động 2: Nhu cầu các chất khoáng của thực vật 12’

-Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 119 SGK.

+Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều ni-tơ hơn ?

+Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều phôt pho hơn ?

+Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều kali hơn ?

+Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của cây ?

+Hãy giải thích vì sao giai đoạn lúa đang vào hạt không nên bón nhiều phân ?

+Quan sát cách bón phân ở hình 2 em thấy có gì đặc biệt ?

-GV kết luận: Mỗi loài cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. Cùng ở một cây, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau.

+Cây d phát triển kém, thân gầy, lùn, lá bé, quả ít, còi cọc, chậm lớn là do cây thiếu phôt pho.

+Cây a phát triển tốt nhất cho năng suất cao. Cây cần phải được cung cấp đầy đủ các chất khoáng.

+Cây c phát triển chậm nhất, chứng tỏ ni-tơ là chất khoáng rất quan trọng đối với thực vật.

-Lắng nghe.

-2 HS đọc -Hs trả lời:

+Cây lúa, ngô, cà chua, đay, rau muống, rau dền, bắp cải, … cần nhiều ni-tơ hơn.

+Cây lúa, ngô, cà chua, … cần nhiều phôt pho.

+Cây cà rốt, khoai lang, khoai tây, cải củ, … cần được cung cấp nhiều kali hơn.

+Mỗi loài cây khác nhau có một nhu cầu về chất khoáng khác nhau.

+Giai đoạn lúa vào hạt không nên bón nhiều phân đạm vì trong phân đạm có ni-tơ, ni-tơ cần cho sự phát triển của lá.

Lúc này nếu lá lúa quá tốt sẽ dẫn đến sâu bệnh, thân nặng, khi gặp gió to dễ bị đổ.

+Bón phân vào gốc cây, không cho phân lên lá, bón phân vào giai đoạn cây sắp ra hoa.

-Lắng nghe.

(7)

Ví dụ : Đối với các cây cho quả, người ta thường bón phân vào lúc cây đâm cành, đẻ nhánh hay sắp ra hoa vì ở những giai đoạn đó, cây cần được cung cấp nhiều chất khoáng.

4.Củng cố.Dặn dò 3’

+Người ta đã ứng dụng nhu cầu về chất khoáng của cây trồng trong trồng trọt như thế nào ?

-Chuẩn bị bài tiết sau.Nhận xét tiết học.

+Nhờ biết được những nhu cầu về chất khoáng của từng loài cây người ta bón phân thích hợp để cho cây phát triển tốt. Bón phân vào giai đoạn thích hợp cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.

Ngày soạn: 14/5/2020 Ngày giảng:18,20/5/2020 Lớp :4A,4B

KHOA HỌC

BÀI 60+61:TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

-Nêu được vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật.

Nêu được trong quá trình sống thực vật thường xuyên lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì ?

-Hiểu được vai trò của ô-xi và các-bô-níc trong quá trình hô hấp và quang hợp.

-Biết được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí trong thực vật.

2.Kĩ năng

-Vẽ và trình bày được sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật 3.Thái độ

- có ý thức chăm sóc cây và bảo vệ môi trường II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Hình minh hoạ trang 120, 121,122 SGK.

-Sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật viết vào bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

1. Ổn định 1’

2.KTBC:5’

-Gọi HS lên trả lời câu hỏi:

+Tại sao khi trồng người ta phải bón thêm phân cho cây ?

+Thực vật cần các loại khoáng chất nào? Nhu cầu về mỗi loại khoáng chất của thực vật giống nhau không ?

+Nêu mục bạn biết -Nhận xét

Hát

- 3 HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.

(8)

3.Bài mới

a) Giới thiệu bài:1’

Hoạt động 1: Vai trò của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật 8’

+Không khí gồm những thành phần nào ?

+Những khí nào quan trọng đối với thực vật ?

-Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ trang 120, 121, SGK và trả lời câu hỏi.

3.1 Quá trình quang hợp chỉ diễn ra trong điều kiện nào ?

3.2 Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp

3.3 Trong quá trình quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?

3.4 Quá trình hô hấp diễn ra khi nào ?

3.5 Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình hô hấp ?

3.6 Trong quá trình hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?

3.7 Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai quá trình trên ngừng hoạt động ?

-Gọi HS trình bày.

-Theo dõi, nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài, trình bày mạch lạc, khoa học.

+Không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật ?

+Những thành phần nào của không khí cần cho đời sống của thực vật ? Chúng có vai trò gì ?

-GV giảng: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu

-Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.

+Không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xi và khí ni-tơ. Ngoài ra, trong không khí còn chứa khí các-bô- níc.

+Khí ô-xi và khí các-bô-níc rất quan trọng đối với thực vật.

-Câu trả lời đúng là:

+ Khi có ánh sáng Mặt Trời.

+ Lá cây là bộ phận chủ yếu.

+ Hút khí các-bô-níc và thải ra khí ô- xi.

+ Diễn ra suốt ngày và đêm.

+ Lá cây là bộ phận chủ yếu.

+ Thực vật hút khí ô-xi, thải ra khí các –bô-níc và hơi nước.

+ Nếu quá trình quang hợp hay hô hấp của thực vật ngừng hoạt động thì thực vật sẽ chết.

-4 HS lên bảng vừa trình bày vừa chỉ vào tranh minh hoạ cho từng quá trình trao đổi khí trong quang hợp, hô hấp.

-Lắng nghe.

+Không khí giúp cho thực vật quang hợp và hô hấp.

+Khí ô-xi có trong không khí cần cho quá trình hô hấp của thực vật. Khí các-bô-nic có trong không khí cần cho quá trình quang hợp của thực vật. Nếu thiếu khí ô-xi hoặc các-bô-níc thực vật sẽ chết.

-Lắng nghe.

(9)

không khí thì cây cũng không sống được. Khí ô-xi là nguyên liệu chính được sử dụng trong hô hấp, sản sinh ra năng lượng trong quá trình trao đổi chất của thực vật.

Hoạt động 2: Ứng dụng nhu cầu không khí của thực vật trong trồng trọt 5’

+Thực vật “ăn” gì để sống ? Nhờ đâu thực vật thực hiện được việc “ăn” để duy trì sự sống ? +Em hãy cho biết trong trồng trọt con người đã ứng dụng nhu cầu về khí các-bô-níc, khí ô- xi của thực vật như thế nào ?

-Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 121, SGK.

Hoạt động 3: Trong quá trình sống thực vật lấy gì và thải ra môi trường những gì?6’

-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 122 SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết được.

-GV gợi ý : Hãy chú ý đến những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh và những yếu tố nào mà cần phải bổ sung thêm để cho cây xanh phát triển tốt.

-Gọi HS trình bày.

+Những yếu tố nào cây thường xuyên phải lấy từ môi trường trong quá trình sống ?

+Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì ?

+Quá trình trên được gọi là gì ?

+Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật

?

-Suy nghĩ, trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi:

+Muốn cho cây trồng đạt năng suất cao hơn thì tăng lượng khí các-bô-níc lên gấp đôi.

+Bón phân xanh, phân chuồng cho cây vì khi các loại phân này phân huỷ thải ra nhiều khí các-bô-níc.

+Trồng nhiều cây xanh để điều hoà không khí, tạo ra nhiều khí ô-xi giúp bầu không khí trong lành cho người và động vật hô hấp.

-2 HS đọc thành tiếng.

-HS quan sát, trao đổi nhóm đôi.

-Lắng nghe.

-HS trình bày, bổ sung.

+Trong quá trình sống, cây thường xuyên phải lấy từ môi trường : các chất khoáng có trong đất, nước, khí các-bô-níc, khí ô-xi.

+Trong quá trình hô hấp, cây thải ra môi trường khí các-bô-níc, hơi nước, khí ô-xi và các chất khoáng khác.

+Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất của thực vật.

+Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường khí các-bô-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.

(10)

-GV giảng: Trong quá trình sống, cây xanh phải thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường hơi nước, khí các-bô-níc, khí ô- xi và các chất khoáng khác. Vậy sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường thông qua sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn như thế nào, các em cùng tìm hiểu.

Hoạt động 4: Sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường 6’

-Hỏi:

+Sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào ?

+Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như thế nào ?

-Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật và sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật và giảng bài.

+Cây cũng lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô- níc như người và động vật. Cây đã lấy khí ô- xi để phân giải chất hữu cơ, tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí các-bô-níc. Cây hô hấp suốt ngày đêm. Mọi cơ quan của cây (thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt) đều tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài.

+Sự trao đổi thức ăn ở thực vật chính là quá trình quang hợp. Dưới ánh sáng Mặt Trời để tổng hợp các chất hữu cơ như chất đường, bột từ các chất vô cơ: nước, chất khoáng, khí các- bô-níc để nuôi cây.

Hoạt động 5: Thực hành : vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật 5’

-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4.

-Phát giấy cho từng nhóm.

-Yêu cầu: Vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn.

GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.

-Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày. Yêu cầu

-Lắng nghe.

-Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi:

+Quá trình trao đổi chất trong hô hấp ở thực vật diễn ra như sau: thực vật hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô- níc.

+Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như sau : dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc, hơi nước, các chất khoáng và thải ra khí ô-xi, hơi nước và chất khoáng khác.

-Quan sát, lắng nghe.

-HS hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

-Tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.

-Trình bày sự trao đổi chất ở thực vật theo sơ đồ vừa vẽ trong nhóm.

(11)

mỗi nhóm chỉ nói về một sơ đồ, các nhóm khác bổ sung.

-Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc.

4.Củng cố 3’

+Thế nào là sự trao đổi chất ở thực vật ?

+ Tại sao ban ngày khi đứng dưới tán lá của cây ta thấy mát mẻ ?

+ Tại sao vào ban đêm ta không để nhiều hoa, cây cảnh trong phòng ngủ ?

+ Lượng khí các-bô-níc trong thành phố đông dân, khu công nghiệp nhiều hơn mức cho phép ? Giải pháp nào có hiệu quả nhất cho vấn đề này ?

-Nhận xét câu trả lời của HS.

-Về vẽ lại sơ đồ sự trao đổi khí ở thực vật.

-Nhận xét tiết học.

-Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.

-HS trả lời

+Vì lúc ấy dưới ánh sáng Mặt Trời cây đang thực hiện quá trình quang hợp. Lượng khí ô-xi và hơi nước từ lá cây thoát ra làm cho không khí mát mẻ.

+Vì lúc ấy cây đang thực hiện quá trình hô hấp, cây sẽ hút hết lượng khí ô-xi có trong phòng và thải ra nhiều khí các-bô-níc làm cho không khí ngột ngạt và ta sẽ bị mệt.

+Để đảm bảo sức khoẻ cho con người và động vật thì giải pháp có hiệu quả nhất là trồng cây xanh.

Ngày soạn: 16/5/2020 Ngày giảng:20/5/2020 Lớp: 3A

TỰ NHIÊN XÃ HỘI TIẾT 51: TÔM, CUA, CÁ I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức:Nêu được ích lợi của tôm, cua,cá đối với đời sống con người.

- Nói được tên các bộ phận bên ngoài của tôm, cua, cá trên hình vẽ hoặc vật thật.

2.Kĩ năng: chỉ được tên các bộ phận bên ngoài của tôm, cua, cá trên hình vẽ hoặc vật thật.

3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ tôm, cua, cá.

* BVMT : Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

* GDTNMTBĐ: Liên hệ với các loài tôm, cua, cá và các sinh vật biển khác (HS hiểu thêm) II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: KHGD, tranh ảnh về loài động vật, hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 98, 99,100,101

2. Học sinh: SGK, HS sưu tầm các loại tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua, cá.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Đặc điểm chung của côn trùng? - 2 HS lên bảng trả lời

(12)

- Một số cách diệt trừ côn trùng có hại?

- Nhận xét

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

* Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể Tôm, cua, cá (8’)

- GV treo tranh ảnh tôm, cua trên bảng. Y/c HS quan sát các bộ phận bên ngoài cơ thể chúng.

- Gọi HS lên bảng chỉ các bộ phận bên ngoài.

- Thảo luận nhóm đôi: Nêu sự giống và khác nhau giữa tôm và cua?

+GVKL: Tôm, cua có hình dạng, kích thước khác nhau.Nhưng chúng có điểm chung giống nhau là đều không có xườn sống, cơ thể được bao bọc bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.

* Y/c HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận:

- Loài cá trong hình tên là gì? Sống ở đâu?

- Cơ thể các loài cá có gì giống nhau?

- Y/c các nhóm báo cáo kết quả.

- Y/c HS chỉ tên các bộ phận của cá - Cá thở ntn và thở bằng gì?

- Khi ăn cá em thấy có gì?

*Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây.

*Hoạt động 2: Ích lợi của Tôm,Cua,Cá 8’

- Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.

- Con người sử dụng tôm, cua để làm gì?

- Gọi đại diện các nhóm báo cáo.

GVKL: Tôm, cua dung làm thức ăn cho người, làm thức ăn cho động vật( cho cá, cho gà..) và làm hàng xuất khẩu.

- Kể tên một số loài vật thuộc họ tôm, cua và ích lợi của chúng?

+ KL: Tôm và cua sống ở dưới nước nên gọi là hải sản. Hải sản tôm, cua là những thức ăn ngon có chứa nhiều chất đạm rất bổ cho cơ thể con người.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động nuôi

- ……dùng thuốc trừ sâu, vệ sinh nhà ở, thiên dịch,……

- Hs lắng nghe

- HS quan sát

- 2 HS lên chỉ.

- Thảo luận và trả lời.

- Lắng nghe và nhắc lại

Quan sát các hình trang 100, 101 thảo luận theo câu hỏi gợi ý bên.

- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.

- 2 HS lên bảng chỉ.

- Cá thở bằng mang, khi cá thở mang và mồm cử động để lùa nước vào và đẩy nước ra.

- Thấy có xương.

- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ

- Thảo luận nhóm đôi và trả lời.

- Nhận xét, bổ sung kết quả.

- HS lắng nghe

- Tôm càng xanh, tôm rào, tôm lướt, tôm sú, cua bể, cua đồng…

- Lắng nghe

(13)

tôm, cua, cá 8’

- Y/c HS quan sát hình 5 vàcho biết - Cô công nhân trong hình đang làm gì?

+ GV: Vì tôm, cua là những thức ăn có nhiều đạm rất bổ, mọi người đều có nhu cầu ăn tôm, cua nên nuôi tôm, cua mang lại lợi ích kinh tế lớn. Ở nước ta có nhiều sông, ngòi, đường bờ biển dài nên nghề nuôi tôm, cua rất phát triển.

- GV nêu tên các tỉnh có nuôi nhiều tôm, cua: Kiên Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp.

* Sự phong phú, đa dạng của cá.

+ Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà bạn biết.

- Giới thiệu hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết?

+ Nêu ích lợi của cá.

+ KL: Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành mặt hàng xuất khẩu của nước ta

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Con có nhận xét gì về môi trường tự nhiên ở địa phương con hiện nay?các con cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng?

- Nhận xét tiết học.

- HS quan sát tranh và trả lời

- …đang chế biến tôm để xuất khẩu.

- Lắng nghe

- HS lắng nghe - Một số HS nêu

- Lắng nghe và thực hiện

- Thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu đã được gợi ý.

- HS nêu.

- Nghe kết luận. Ghi nhớ.

Lắng nghe và ghi nhớ

Ngày soạn: 16/5/2020 Ngày giảng:21/5/2020 Lớp: 3A

TỰ NHIÊN XÃ HỘI TIẾT 53: CHIM I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu được ích lợi của chim đối với con người.

- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật chỉ và nêu tên được các bộ phận bên ngoài cơ thể chim. Biết chim là động vật có xương sống . Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.

(14)

- Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim ( đại bàng ), chim chạy ( đà điểu )

2.Kĩ năng: - Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin: quan sát , so sánh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của cơ thể chim.

- Kĩ năng hợp tác : tìm kiếm các lựa chọn , các cách làm để tuyên truyền , bảo vệ môi trường sinh thái.

3.Thái độ:Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các loài chim.

* BVMT : Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:KHGD, hình vẽ trang 102, 103, tranh ảnh về các loài chim.

2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh các loài chim.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Cơ thể tôm, cua, cá có gì giống nhau?

- Cá thở bằng gì?

- Nhận xét

2/ Bài mới: ( 30 phút )

- HS lên bảng trả lời

- Cơ thể chúng đều có đầu, mình, đuôi, vây, vẩy.

- Cá thở bằng mang.

- Hs lắng nghe a) Giới thiệu bài: Ghi bài - HS nhắc lại b) Phát triển bài: ( 29 phút )

Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận

*Cách tiến hành:

- HS quan sát thảo luận - Bước1: Làm việc theo nhóm

+ GV chia nhóm và cho HS quan sát các hình các con chim trong SGK và tranh ảnh các con chim sưu tầm được, trả lời các câu hỏi:

+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh.

+ Bên ngoài cơ thể của chim thường có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?

+ Mỏ chim có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì?

+ GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm

- Quan sát tranh. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.

- Bên ngoài cơ thể chim có đầu, mình, hai cánh và hai chân.

- Toàn thân chim được phủ bằng lớp lông vũ. Cơ thể chim có xương sống.

- Mỏ chim cứng giúp chim mổ thức ăn.

- Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi

nhóm giới thiệu về một con chim.

(15)

+ GV nhận xét

+ GV yêu cầu HS cả lớp rút ra đặc điểm chung của các loài chim.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

*Kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.

Hoạt động 2: Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được

* Cách tiến hành:

- Bứơc 1: Làm việc theo nhóm

+ GV quan sát, giúp đỡ các nhóm thảo luận

- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại tranh ảnh các loài chim sưu tầm được dựa theo các tiêu chí do nhóm tự đặt ra, thảo luận câu hỏi:

Tại sao chúng ta không nên săn bắt, phá tổ chim?

- Bước 2: Làm việc cả lớp - Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.

- Đại diện các nhóm thi “diễn thuyết”

về đề tài “ Bảo vệ các loài chim trong tự nhiên”

- GV gợi ý HS tìm thêm một số thông tin về các hoạt động bảo vệ các loài chim quý hiếm, bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương…

- GV cho HS chơi trò chơi “Bắt Chước tiếng chim hót”

- GV phổ biến cách chơi

- HS thực hiện - HS nghe 3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Con sẽ làm gì khi thấy các bạn bắn phá tổ chim?

- Nhắc lại đặc điểm của loài chim?

- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau “Thú”

- Một số HS nêu ý kiến

- Chim là động vật có xương sống.

Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.

- Nhận xét tiết học Ngày soạn: 16/5/2020 Ngày giảng:19,20/5/2020 Lớp: 2A,2B

TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 27: LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU?

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

(16)

- Biết được động vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.

- HS khá, giỏi: Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số động vật.

2. Kỹ năng

- Nhận biết được loài vật có thể sinh sống ở đâu.

3. Thái độ

- Nhận ra sự phong phú của con vật - Yêu quý và bảo vệ động vật

- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật

* BVMT: - Nhận ra sự phong phú của cây cối, con vật.

- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật.

* BVMTBĐ: Liên hệ một số loài vật biển đối với học sinh vùng biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu

- Các tranh ảnh sưu tầm các loài cây sống dưới nước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (4p)

- Kể tên một số loài cây sống dưới nước?

- Nêu ích lợi của chúng?

- GV nhận xét, đánh giá đưa ra biện pháp hỗ trợ nếu có.

2. Bài mới: (28p)

2.1. Giới thiệu bài: “Bước 1”

Tình huống xuất phát - Trò chơi: “Ai nhanh hơn”

- Cho lớp thi kể tên các con vật mà em biết.

- Nhận xét, tuyên dương

* Vậy để biết được loài vật sống ở đâu thì cô cùng các em đi tìm hiểu bài hôm nay nhé.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

2.2. Các hoạt động:

* “Bước 2” Bộc lộ quan điểm ban đầu - Cô thấy các em rất yêu quý các con vật. Giờ cô cho các em hãy vẽ một con vậy mà mình yêu thích nhất, sau đó nói cho các bạn biết tên của chúng, rồi các em dán bài vẽ của mình vào bảng nhóm nhé.

- Thời gian dành cho các em là 5p

- Hết thời gian các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.

- Đại diện các nhóm báo cáo

- 2 HS kể

- VD: Cây lúa nước, cho ta gạo ăn để nuôi sống con người.

- Cây sen: Nhụy hoa dùng để ướp trà, hạt nấu chè, làm thuốc, lá để gói thức ăn,

- HS vẽ tranh con vật mà em thích

- Đại diện các cặp lên báo cáo

(17)

* “Bước 3” Đề xuất giả thuyết (HS đưa câu hỏi) và thiết kế phương án thí nghiệm - Các bạn đã quan sát và nghe nhóm trưởng của các nhóm trình bày rồi bây giờ các em hãy quan sát lên bài vẽ của các nhóm và so sánh sự giống và khác nhau giữa các bài vẽ của các nhóm?

* Các bạn vừa tìm ra được rất nhiều điểm giống nhau và khác nhau giữa các nhóm, Các bạn có những thắc mắc gì về nơi sống của các con vật thì nói cho cô biết xem nào?

- Slied 1: HS đưa câu hỏi GV ghi bảng

* Chúng ta vừa đưa ra rất nhiều câu hỏi vậy làm thế nào chúng ta có thể trả lời được các câu hỏi này?

- Có rất nhiều phương án chúng ta đưa ra nhưng ngay lúc này thì phương án đi du lịch hay đi sở thú thi ngay lúc này chúng ta không thể thưc hiện được. Vậy các em hãy suy nghĩ và đưa ra phương án nào cho phù hợp nhất ngay lúc này?

- Bao nhiêu bạn đồng ý với phương án này?

- Vậy cô trò mình cùng chọn phương án hỏi các bạn trong lớp nhé.

*“ Bước 4” Tiến hành tìm tòi nghiên cứu - Cho HS thảo luận tìm phương án trả lời

* Với vốn kinh nghiệm của chúng ta các em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm của mình để đưa ra phương án trả lời thích hợp nhất.

- Thư kí ghi vào phiếu

- Thời gian thảo luận dành cho các nhóm 5p

* “ Bước 5” Kết luận và hợp thức hoá kiến thức

- Bây giờ chúng ta đã có câu trả lời từ các nhóm rồi.

- Đại diện các nhóm báo cáo, - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và chốt , giảng nơi sống của từng con vât.

VD: Rùa biển sống ở biển, cũng có rùa sống trên cạn.

- Nhiều HS nêu

- HS 1: nêu nhóm 1 và 2 đều vẽ con voi và con voi sống ở rừng.

- HS 2: Con rùa của nhóm 2 sống ở biển, con rùa của nhóm 4 sống ở nhà.

- HS 3: Nhóm 3 vẽ con tôm sống ở biển, nhóm 2 vẽ con tôm sống ở chợ

1. Con cua sống ở nơi nào?

2. Con tôm sống ở đâu?

3. Con rùa sống ở nơi nào?

4. Con chim sống ở đâu mới đúng?

5. Con khỉ sống ở đâu?

6. Loài vật sống ở đâu?

- Hỏi các bạn trong lớp - Đi du lịch

- Đi sở thú - Hỏi người thân

- Em chọn phương án hỏi các bạn trong lớp

- HS giơ tay

- Các nhóm thảo luận

- HS lên thuyết trình về các tranh, ảnh của nhóm mình.

- Các nhóm khác nhận xét.

- Các loài vật có cách di chuyển khác nhau

(18)

* Theo các bạn thì loài vật sống ở đâu?

- GV: loài vật có thể sống trên mặt đất, dưới nước và bay lượn trên không.

* Loài vật sống trên mặt đất còn gọi là sống trên cạn.

- GV Các loài vật sống trên cạn, dưới nước hay bay lượn trên không di chuyển khác nhau. Các loài sống trên cạn có thể di chuyển bằng cách đi bằng chân hoặc di chuyền bằng cách chuyền từ cành này sang cành khác như khỉ,…

- Slied 2: GV Cho HS quan sát tranh một số động vật

=> Các loài vật rất đáng yêu và chúng cũng rất có ích cho sự sống, sự phát triển của tự nhiên. Vậy Chúng ta cần phải biết chăm sóc và bảo vệ chúng?

* KNS: Chúng ta chăm sóc và bảo vệ chúng bằng cách nào?

+ Muốn giữ cho nguồn nước sạch các em cần phải làm gì?

3. Củng cố, dặn dò: (3p)

- Em hãy cho biết loài vật có thể sống ở những đâu? Cho ví dụ?

- GV liên hệ tới một số loài vật ở biển địa phương

- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS

- Loài vật sống ở trên mặt đất, dưới nước và bay lượn trên không.

- Cho các con vật nuôi ăn, uống đầy đủ. Không chặt phá rừng bừa bãi, không săn bắn động vật trái phép, không làm ô nhiễm nguồn nước, không làm ô nhiễm môi trường bằng khí độc ở các nhà máy....

- Không xả rác bừa bãi, không đổ nước bẩn xuống nguồn nước,...

- Trên mặt đất, dưới nước và bay lượn trên không.

Ví dụ : trên mặt đất : con chó, con mèo,...

Ngày soạn: 16/5/2020 Ngày giảng:20, 21/5/2020 Lớp: 1A, 1B, 1C

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIẾT 26:CON GÀ, CON MÈO A. MỤC TIÊU.

1 Kiến thức: HS nêu được ích lợi của con gà,con mèo. Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà,con mèo.

2 Kĩ năng: Biết phân biệt được con gà trống với con gà mái về hình dáng, tiếng kêu. Nói về 1 số đặc điểm của con mèo (lông, móng vuốt, ria, mắt, đuôi ).

3.Thái độ : không ăn thịt gà đã bị mắc bệnh. Khi ăn thịt gà phải cẩn thận, tránh bị hóc xương.

HS có ý thức chăm sóc mèo (nếu nhà nuôi mèo ).

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: tranh vẽ con gà, SGK.

- HS: Quan sát trước con gà.

(19)

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ:5’

? Nêu các bộ phận của con cá , ích lợi của con cá .

- Gv nhận xét II. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài.2’

? Nhà em nuôi những con vật gì? Chúng có ích lợi gì?

- GV giới thiệu bài học, ghi đầu bài . 2.Các hoạt động dạy học:25’

a. Hoạt động 1:Làm việc với SGK ,quan sát con gà.

B1: GV hướng dẫn Hs hiểu bài SGK.

- GV giúp đỡ kiểm tra hoạt động của Hs B2: GV y/cầu Hs thảo luận các câu hỏi .

? Mô tả con gà trong tranh thứ nhất ở trang 54 sgk . Đó là gà trống hay gà mái

? Mô tả con gà trang 55 sgk

? Gà trống ,gà mái , gà con khác nhau ở điểm nào .

? Mỏ gà , móng gà dùng để làm gì .

? Gà di chuyển như thế nào , nó có bay được không .

? Nuôi gà để làm gì .

? Ăn thịt gà, trứng gà có lợi gì.

=> GV kết luận :

a. Hoạt động 2: quan sát con mèo.

* Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của con mèo.

* Cách tiến hành:

- Cho HS quan sát mô hình con mèo:

+ Mô tả màu lông của con mèo. Khi vuốt ve bộ lông của con mèo em cảm thấy ntn?

+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.

+ Con mèo di chuyển như thế nào?

- 2 HS trả lời.

- HS nhận xét.

- HS nói - HS nhắc lại.

- HS quan sát tranh đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong sgk.

- HS thảo luận.

+ Gà trống, hình dưới là con gà mái +Gà con lông vàng , tí xíu

+ Khác nhau : kích thước , màu lông và tiếng kêu của chúng .

+ Ăn thịt , đẻ trứng.

+ Có lợi cho sức khoẻ .

- HS đóng vai gà trống, gà mái ,gà con bắt trước tiếng kêu của chúng.

- HS cả lớp hát.

- 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(20)

- Trình bày kết quả thảo luận.

- KL: Toàn thân mèo được phủ 1 lớp lông mềm và mượt. Mèo có đầu, mình, đuôi, và 4 chân...

*nêu được lợi ích của con mèo.

Cách tiến hành:

- Người ta nuôi mèo để làm gì?

- Nhắc lại 1 số đặc điểm khi mèo săn mồi?

- Tìm trong bài, hình ảnh nào mô tả mèo đang ở tư thế săn mồi? Hình ảnh nào cho thấy kq săn mồi của mèo?

- Tại sao em không nên trêu trọc mèo và làm nó tức giận?

- Em cho mèo ăn gì và chăm sóc nó ntn?

- KL: Người ta nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh. Móng chân mèo có vuốt sắc...

III. Củng cố - dặn dò:3’

? Nuôi gà,mèo để làm gì?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà có ý thức giúp đỡ bố mẹ chăm sóc gà.

1 vài HS nêu.

- Lắng nghe

1 vài HS nêu.

- Lắng nghe

HS trả lời:nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh

1 vài HS nêu.

- Lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Lá ở trên tán cây, dòng mạch gỗ là dòng vận chuyển từ dưới lên trên nên quá trình thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ → Nhờ lực hút mà quá trình

Hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật do hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể. Ví dụ, hệ tuần hoàn nhận

Kết luận: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ôxy và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô- níc, nước tiểu. Quá

Sự cân bằng nước và trạng thái héo của cây.. Cơ sở sinh lí của việc tưới nước hợp lí cho

Kết luận: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ôxy và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô- níc, nước tiểu. Quá

*Cũng như người và động vật, thực vật cần khí ô-xi để hô hấp và duy trì các hoạt động sống của mình. Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ khí ô-xi và

Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra hơi

a) Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn, nước uống, khí ô-xi từ môi trường và thải ra môi trường những chất phân, nước tiểu, khí các-bô-níc. b) Con người,