• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 31 TUẦN 31 NS: 19/04/2019

ND: Thứ 2 ngày 22 tháng 4 năm 2019

TẬP ĐỌC ĂNG - CO VÁT I. Mục tiêu.

1.Kiến thức:

- Đọc đúng các tên riêng, chữ số La mã và từ khó; Ăng-co vát, tháp lớn, lựa ghép, mặt trời lặn...

- Đọc trôi chảy được toàn bài. Đọc diễn cảm với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng - co vát.

2.Kĩ năng:

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt...

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của Ăng - co vát.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

* GD BV MT: Khu đền Ăng-co vát quay về hướng Tây nên vào lúc hoàng hôn, ánh sáng mặt trời vàng soi vào bóng tối cửa đền, vào những ngọn tháp cao vút, cho quanh cảnh có vẻ uy nghi gợi sự trang nghiêm và tôn kính.

II. Đồ dùng dạy - học - Ảnh khu đền Ăng - co vát.

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

I. KT bài cũ: (5’)

- HS đọc thuộc lòng bài thơ “Dòng sông mặc áo”.

- Nhận xét HS.

II. Dạy - học bài mới: (28’) 1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc

* Luyện đọc 12’

?/ Bài chia làm mấy đoạn?

+ Lần 1: Luyện đọc từ khó + Lần 2:Kết hợp chú giải + Lần 3: Đọc theo cặp - Gọi HS đọc nối tiếp.

* GV HD cách đọc

• Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, thể hịên tình cảm kính phục, ngưỡng mộ.

• Nhấn giọng ở những từ ngữ: kiến trúc, điêu khắc, tuyệt diệu, gần 1500 mét, kì thú, lạc vào...

- GV đọc mẫu

- HS thực hiện yêu cầu.

- Cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Tiếp nối nhau phát biểu.

*Ví dụ: về các cảnh đẹp như: Vịnh Hạ Long, Sa Pa, Kim tự tháp Ai Cập ...

* HS đọc toàn bài.

- Bài chia làm 3 đoạn

+Đ1: Ăng-co vát ... đầu thế kỉ XII +Đ2: Khu đền chính ... xây gạch vỡ.

+Đ3: Toàn bộ khu đền ... từ các ngách

- HS đọc nối tiếp 3 lượt.

(2)

* Tìm hiểu bài 14’

?/ Ăng-co vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ?

?/ Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ?

?/ Du khách cảm thấy như thế nào khi đến thăm Ăng-co vát? Tại sao lại như vậy?

?/ Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào thời gian nào ?

?/ Lúc hoàng hôn, phong cảnh khu đền có gì đẹp?

* GD BV MT: Khu đền Ăng-co vát quay về hướng Tây nên vào lúc hoàng hôn, ánh sáng mặt trời vàng soi vào bóng tối cửa đền, vào những ngọn tháp cao vút, cho quanh cảnh có vẻ uy nghi gợi sự trang nghiêm và tôn kính.

?/ Em hãy nêu ý chính của từng đoạn.

c) Đọc diễn cảm 6’

- GV treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn 3.

+ Đọc mẫu.

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

+ Tổ chức cho HS thi đọc.

+ Nhận xét từng HS.

?/ Bài Ăng-co vát cho ta thấy điều gì 4. Củng cố - dặn dò: 2’

?/ Bài Ăng-co vát nói điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và xem bài

“Con chuồn chuồn nước”.

* HS đọc toàn bài.

+ Ăng-co vát được xây dựng ở Cam- pu-chia từ đầu thế kỷ thứ mười hai.

+ Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớp, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 389 gian phòng. Những cây tháp lớp được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, được ghép bằng tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.

+ Khi thăm Ăng-co vát du khách cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại.

+ Đoạn 3 tả cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn.

+ Vào lúc hoàng hôn, Ăng-co vát thật huy hoàng: ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp vút giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn. Ngôi đền trở nên uy nghi hơn dưới ánh chiều vàng

- Trao đổi và tiếp nối nhau trả lời:

+ Đoạn 1: Giới thiệu cung về khu đền Ăng-co vát.

+ Đoạn 2: Đền Ăng-co vát được XD rất to đẹp.

+ Đoạn 3: Vẻ đẹp uy nghi, thâm nghiêm của khu đền vào lúc hoàng hôn.

- NX giọng đọc của GV.

+ HS ngồi cùng bàn luyện đọc.

+ HS thi đọc.

*Ý nghĩa: Bài ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của đền Ăng-co vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu chia.

KHOA HỌC

TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT I.Mục tiêu

(3)

1. Kiến thức: Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường ,thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng ,khí các bô níc ô xi và thải ra hơi nước ,khí ô xi chất khoáng khác …

2. Kĩ năng: Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ . 3. Thái độ: Yêu thiên nhiên

II.Đồ dùng dạy học

-Hình minh hoạ trang 122 SGK.

-Sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật viết vào bảng phụ.

-Giấy A 3.

III.Các hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.Ổn định 2.KTBC

-Gọi HS lên trả lời câu hỏi:

+Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật ?

+Hãy mô tả quá trình hô hấp và quang hợp ở thực vật ?

+Để cây trồng cho năng suất cao hơn, người ta đã tăng lượng không khí nào cho cây ? -Nhận xét, cho điểm.

3.Bài mới

+Thế nào là quá trình trao đổi chất ở người?

+Nếu không thực hiện trao đổi chất với môi trường thì con người, động vật hay thực vật có thể sống được hay không ?

a.Giới thiệu bài:

Thực vật không có cơ quan tiêu hoá, hô hấp riêng như người và động vật nhưng chúng sống được là nhờ quá trình trao đổi chất với môi trường. Quá trình đó diễn ra như thế nào ? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động 1: Trong quá trình sống thực vật lấy gì và thải ra môi trường những gì?

-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 122 SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết được.

-GV gợi ý : Hãy chú ý đến những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh và những yếu tố nào mà cần phải bổ sung thêm để cho cây xanh phát triển tốt.

Hs hát

-HS lên trả lời câu hỏi.

-HS trả lời:

+Là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.

+Nếu không thực hiện trao đổi chất với môi trường thì cả con người, động vật, thực vật đều không thể sống được.

-Lắng nghe.

-HS quan sát, trao đổi nhóm đôi.

-Lắng nghe.

-HS trình bày, bổ sung.

(4)

-Gọi HS trình bày.

+Những yếu tố nào cây thường xuyên phải lấy từ môi trường trong quá trình sống ?

+Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì ?

+Quá trình trên được gọi là gì ?

+Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật ?

-GV giảng: Trong quá trình sống, cây xanh phải thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường hơi nước, khí các-bô-níc, khí ô- xi và các chất khoáng khác. Vậy sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường thông qua sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn như thế nào, các em cùng tìm hiểu.

Hoạt động 2: Sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường

-Hỏi:

+Sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào ?

+Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như thế nào ?

-Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật và sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật và giảng bài.

+Cây cũng lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô- níc như người và động vật. Cây đã lấy khí ô- xi để phân giải chất hữu cơ, tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí các-bô-níc. Cây hô hấp suốt ngày đêm. Mọi cơ quan của cây (thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt) đều tham gia hô hấp và

+Trong quá trình sống, cây thường xuyên phải lấy từ môi trường : các chất khoáng có trong đất, nước, khí các-bô-níc, khí ô- xi.

+Trong quá trình hô hấp, cây thải ra môi trường khí các-bô-níc, hơi nước, khí ô-xi và các chất khoáng khác.

+Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất của thực vật.

+Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường khí các-bô-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.

-Lắng nghe.

-Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi:

+Quá trình trao đổi chất trong hô hấp ở thực vật diễn ra như sau:

thực vật hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.

+Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như sau : dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc, hơi nước, các chất khoáng và thải ra khí ô- xi, hơi nước và chất khoáng khác.

-Quan sát, lắng nghe.

(5)

trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài.

+Sự trao đổi thức ăn ở thực vật chính là quá trình quang hợp. Dưới ánh sáng Mặt Trời để tổng hợp các chất hữu cơ như chất đường, bột từ các chất vô cơ: nước, chất khoáng, khí các- bô-níc để nuôi cây.

Hoạt động 3: Thực hành : vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật

-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4.

-Phát giấy cho từng nhóm.

-Yêu cầu: Vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn.

GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.

-Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về một sơ đồ, các nhóm khác bổ sung.

-Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc.

4.Củng cố

+Thế nào là sự trao đổi chất ở thực vật ? -Nhận xét câu trả lời của HS.

5.Dặn dò

-Về học bài và chuẩn bị bài tiết sau.

-Nhận xét tiết học.

-HS hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

-Tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.

-Trình bày sự trao đổi chất ở thực vật theo sơ đồ vừa vẽ trong nhóm.

-Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.

-HS trả lời.

Toán

THỰC HÀNH (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: Gióp häc sinh:

1.Kiến thức:

- Biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước) một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước.

2.Kĩ năng:

- Vận dụng vào làm bài tập và thực tế cuộc sống.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

- HS chuẩn bị giấy vẽ, thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét, bút chì.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

I. Giới thiệu bài: (2’)

II. Hướng dẫn thực hành: (30’)

1. Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ. 10’

*GV nêu ví dụ trong SGK:

(6)

Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20cm. Hãy vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1: 400

?/ Để vẽ được đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định gì?

?/ Có thể dựa vào đâu để tính độ dài của đoạn thẳng AB thu nhỏ?

?/ Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ?

?/ Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1: 400 dài bao nhiêu cm?

?/ Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5cm?

- GV yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng AB dài 20cm trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400

2.Thực hành 22’

Bài 1

?/ Nêu chiều dài bảng lớp đã đo ở tiết thực hành trước.

?/ Vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng lớp trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 50.

Bài 2

?/ Để vẽ được hình chữ nhật biểu thị nền phòng học trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200, chúng ta phải tính được gì ?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Chúng ta cần xác định được độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ.

- Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ của bản đồ.

- HS tính và báo cáo kết quả trước lớp 20m = 2000cm

Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là:

2000 : 400 = 5 (cm) - Dài 5cm.

- HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

+ Chọn điểm A trên giấy.

+ Đặt một đầu thước tại điểm A sao cho điểm A trùng với vạch số 0 của thước.

+ Tìm vạch chỉ số 5cm trên thước, chấm điểm B trùng với vạch chỉ 5cm của thước.

+ Nối A với B ta được đoạn thẳng AB có độ dài 5cm.

- HS nêu (có thể là 3m)

- HS tính độ dài đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị chiều dài bảng lớp và vẽ.

Ví dụ: Chiều dài bảng là 3m.

Tỉ lệ bản đồ 1 : 50 => 3m = 300cm

Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 50 là: 300 : 50 = 6 (cm)

* HS đọc đề bài, HS cả lớp đọc trong SGK.

- Phải tính được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật thu nhỏ.

- HS thực hành tính chiều rộng, chiều dài thu nhỏ của nền lớp học và vẽ

8m = 800cm; 6m = 600cm Chiều dài lớp học thu nhỏ là:

800 : 200 = 4 (cm)

(7)

- Nhận xét, sửa sai.

3. Củng cố - dặn dò: (3’)

- GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng. Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.

Chiều rộng lớp học thu nhỏ là:

600 : 200 = 3 (cm) 4 cm 3cm

- Nhận xét, sửa sai.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ Hoạt động nhà trường

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức:

- Hiểu thế nào là trạng ngữ, ý nghĩa của trạng ngữ.

2.Kĩ năng:

- Nhận diện được trạng ngữ trong câu và biết đặt câu có trạng ngữ.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

- Có niềm yêu thích học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

- Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn ở phần nhận xét.

- Bài tập 1 viết sẵn vào bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

I. KT bài cũ: (4’)

?/ Câu cảm dùng để làm gì?

?/ Nhờ dấu hiệu nào em có thể nhận biết được câu cảm?

- Nhận xét HS.

II. Dạy - học bài mới:

1. Giới thiệu bài. 2’

- Viết lên bảng câu văn:

- Hôm nay, em được cô giáo khen.

?/ Tìm CN, VN trong câu?

- Nhận xét bài làm của HS.

2. Tìm hiểu bài 28’

Bài 1,2,3

- Nêu yêu cầu và HD HS làm bài tập.

?/ Em hãy đọc phần được in nghiêng trong câu?

- HS đứng tại chỗ trả lời.

- Nhận xét.

- HS làm bài.

- Hôm nay,/ em được cô giáo khen

Bài 1,2,3

- HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi trong SGK.

+ Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này.

+ Phần in nghiêng nhờ tinh thần học

(8)

?/ Phần in nghiêng giúp em hiểu điều gì?

?/ Em hãy đặt câu cho các phần in nghiêng?

- Nhận xét, kết luận câu HS đặt đúng.

?/ Em hãy thay đổi vị trí của các phần in nghiêng trong câu?

?/ Em có nhận xét gì về vị trí của các phần in nghiêng?

?/ Khi ta thay đổi vị trí của các phần in nghiêng nghĩa của câu có bị thay đổi không?

* Kết luận:

Các phần in nghiêng được gọi là trạng ngữ. Đây là thành phần phụ trong câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích ... của sự việc nêu trong câu.

?/ Trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?

?/ Trạng ngữ có vị trí ở đâu trong câu?

3. Ghi nhớ

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.

?/ Đặt câu có trạng ngữ?

- Nhận xét, sửa sai.

4. Luyện tập:

Bài tập 1

- GV nhắc HS dùng bút chì gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

?/ Em hãy nêu ý nghĩa của từng trạng ngữ trong câu?

Bài tập 2

hỏi giúp em hiểu nguyên nhân vì sao I- ren trở thành nhà khoa học lớn và sau này giúp các em xác định được thời gian I-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng.

*Tiếp nối nhau đặt câu.

+ Vì sao I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?

+ Nhờ đâu mà I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?

- Nhận xét, bổ sung.

*Tiếp nối nhau đặt câu.

+ Sau này I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng nhờ tinh thần ham học hỏi.

+ I-ren, sau này trở thành một nhà khoa học nổi tiếng nhờ tinh thần ham học hỏi.

+ Các phần in nghiêng có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ.

+ Khi ta thay đổi vị trí của các phần in nghiêng thì nghĩa của câu không thay đổi.

+ Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi: Khi nào? ở đâu? vì sao? để làm gì?

+ Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc chen giữa chủ ngữ và vị ngữ.

- HS đọc phần ghi nhớ. HS cả lớp đọc thầm.

+ Sáng nay, bố đưa em đi học.

+ Nhờ chăm chỉ, Bắc học rất tiến bộ.

- Nhận xét, sửa sai.

- HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài - HS làm trên bảng lớp.

- HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân các trạng ngữ trong câu.

a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.

b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.

- HS nối tiếp trình bày.

a) Trạng ngữ chỉ thời gian.

b) Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

(9)

- Gọi HS đọc đoạn văn. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng HS.

- Cho điểm những HS viết tốt.

III. Củng cố - dặn dò: (3’)

?/ Trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn, học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.

HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.

- HS tự viết bài sau đó đổi chéo vở cho nhau để chữa bài.

- HS đọc đoạn văn của mình trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung.

NS: 20/04/2019

ND: Thứ 3 ngày 23 tháng 4 năm 2019

Chính tả ( Nghe – Viết ) NGHE LỜI CHIM NÓI NGHE LỜI CHIM NÓI I. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức:

- Nghe - viết chính xác, đẹp bài thơ “Nghe lời chim nói”.

2.Kĩ năng:

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc thanh hỏi/thanh ngã.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

- Có ý thức rèn chữ viết qua môn học.

* GD BVMT: Qua bài thơ GD cho HS có ý thức yêu quý, BVMT thiên nhiên và cuộc sống con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

- Giấy khổ to và bút dạ.

- Bài tập 2a viết sẵn vào bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. KT bài cũ: (4’)

?/ HS lên bảng viết 5 từ đã tìm được ở BT1 tiết chính tả tuần 30.

- Nhận xét

2. Dạy - học bài mới:

1. Giới thiệu bài 2’

- Nêu mục đích, yêu cầu.

- Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hướng dẫn viết chính tả a) Tìm hiểu nội dung bài thơ 4’

- GV đọc bài thơ.

?/ Loài chim nói về điều gì?

* GD BVMT: Qua bài thơ GD cho HS có ý thức yêu quý, BVMT thiên nhiên và cuộc sống con người.

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe.

- Nhắc lại đầu bài.

- HS đọc, Cả lớp đọc thầm theo.

+ Loài chim nói về những cánh đồng nối mùa với những con người say mê lao động, về những thành phố hiện đại, những công trình thuỷ điện.

(10)

b) Hướng dẫn viết từ khó. 5’

?/ Hãy tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

c) Viết chính tả. 15’

d) Thu, chấm bài, nhận xét.

- Thu bài chấm và nhận xét cho HS.

đ) Hướng dẫn làm bài tập Bài 2

- HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.

- Hoạt động trong nhóm.

- HS 1 nhóm dán phiếu lên bảng - Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.

- Kết luận lời giải đúng.

- Nhận xét, bổ sung.

Bài 3

- GV nhắc HS dùng bút chì gạch chân những từ không thích hợp.

“Băng trôi”

Núi băng lớn nhất trôi khỏi Nam Cực vào năm 1956. Nó chiếm một vùng rộng 3100km. Núi băng này lớn bằng nước Bỉ.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

3. Củng cố - dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại các từ vừa tìm được, học thuộc các mẩu tin và chuẩn bị bài sau.

- HS luyện đọc và viết các từ lắng nghe, bận rộn, say mê, rừng sâu...

- HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.

- Hoạt động trong nhóm.

- HS 1 nhóm dán phiếu lên bảng, đọc, nhận xét, bổ xung.

+ Trường hợp chỉ viết với l không viết với n.

Là, lạch, lãi, lảm, lãm, lảng, lảnh, làn, lạu, lặm, lẳng...

+ Trường hợp chỉ viết với n không viết với l.

Này, nãy, nằm, nắn, nậm, nẫng, nống, nơm...

- Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.

- HS làm trên bảng lớp

- HS dưới lớp làm bằng bút chì vào SGK.

- Nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- HS đọc bài đã hoàn chỉnh.

TOÁN

ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: Gióp häc sinh:

1.Kiến thức:

- Đọc viết số tự nhiên trong hệ thập phân.

2.Kĩ năng:

- Hàng và lớp; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong một số cụ thể.

- Dãy số tự nhiên và đặc điểm của dãy số này.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

(11)

- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Giới thiệu bài: (2’) - Nêu yêu cầu.

- Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hướng dẫn ôn tập: (33’) Bài 1

- GV treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.

- GV NX

* HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HĐ nối tiếp.

- Lên bảng làm bài.

- Nhận xét, sửa sai

Đọc số Viết số Số gồm

Hai mươi tư nghìn ba trăm linhtám 24 308 2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 8 đơn vị.

Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi tư

160 274 1 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 2 trăm, 7 chục, 4 đơn vị

Một triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn không trăm linh năm

1 237005

1 triệu, 2 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 7 nghìn, 5 đơn vị Tám triệu không trăm linh bốn

nghìn không trăm chín mươi.

8 004090

8 triệu, 4 nghìn, 9 chục Bài 2

- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét.

Bài 3

?/ Chúng ta đã học các lớp nào?

Trong mối lớp có những hàng nào ?

a)?/ Em hãy đọc số và nêu rõ chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào?

b)?/ Em hãy đọc số và nêu rõ giá trị của chữ số 3 trong mỗi số.

- Nhận xét, sửa sai.

Bài 4

* Nêu yêu cầu của bài.

- HS lên bảng làm bài

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

5794 = 5000 + 700 + 90 + 4 20 292 = 20000 + 200 + 90 + 2 190 909 = 100000 + 90000 + 900 + 9 - Nhận xét, sửa sai.

- HS nêu:

+ Lớp đơn vị gồm: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.

+ Lớp nghìn gồm: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.

+ Lớp triệu gồm: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.

- HS tiếp nối nhau nêu.

+ 67 358: Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám, - Chữ số 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị.

+ 1379 - Một nghìn ba trăm bẩy mươi chín - Giá trị của chữ số 3 là 300 vì nó ở hàng trăm lớp đơn vị.

- Nhận xét, sửa sai.

- HS làm việc theo cặp.

+ Trong dãy số tự nhiên, hai số tự nhiên

(12)

- Nêu yêu cầu và HD HS làm bài tập.

a) Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau mấy đơn vị?

Cho ví dụ?

b) Số tự nhiên bé nhất là số nào?

Vì sao?

c) Có số tự nhiên nào lớp nhất không? Vì sao?

- Nhận xét, sửa sai.

Bài 5

- Nêu yêu cầu bài tập và HD HS làm bài tập.

- Nhận xét, sửa sai.

?/ Hai số chẵn liên tiếp hơn (hoặc kém ) nhau mấy đơn vị?

?/ Hai số lẻ liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau mấy đơn vị?

?/ Tất cả các số chẵn đều chia hết cho mấy?

- GV nhận xét

3. Củng cố - dặn dò: (2’)

- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

liên tiếp nhau hơn (hoặc kém) nhau 1 đơn vị. Ví dụ số 231 và 232 là hai số tự nhiên liên tiếp, 231 kém 232 là 1 đơn vị và ngược lại.

+ Số tự nhiên bé nhất là số 0 vì không có số tự nhiên nào bé hơn số 0.

+ Không có số tự nhiên nào lớn nhất vì thêm 1 vào bất kì số tự nhiên nào cũng được số đứng liền sau nó. Dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi mãi.

- Nhận xét, sửa sai.

- HS lên bảng làm bài

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

a) 67, 68, 69 ; 789, 799, 800 999 , 1000, 1001

b) 8, 10, 12 ; 98 , 100, 102 998 , 1000, 1001

- HS nhận xét bài làm của bạn.

+ Hai số tự chẵn liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau 2 đơn vị.

+ Hai số lẻ liên tiếp hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị.

+ Tất cả các số chẵn đều chia hết cho 2

- Về nhà làm lại các bài tập trên.

ĐẠO ĐỨC

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.

2. Kĩ thức: - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.

- Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học, nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

3. Thái độ: - Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bàn bè, người than cùng bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

-Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.

-Phiếu giao việc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

(13)

* Hoạt động 1:

Tập làm “Nhà tiên tri” (Bài tập 2- SGK/44- 45) - GV chia HS thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm một tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết: Điều gì sẽ xảy ra với môi trường, với con người, nếu:

Nhóm 1: a)Dùng điện, dùng chất nổ để đánh cá, tôm.

Nhóm 2: b) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định.

Nhóm 3: c) Đố phá rừng.

Nhóm4:d) Chất thải nhà máy chưa được xử lí đã cho chảy xuống sông, hồ.

Nhóm 5: đ) Quá nhiều ôtô, xe máy chạy trong thành phố.

Nhóm 6: e) Các nhà máy hóa chất nằm gần khu dân cư hay đầu nguồn nước.

- GV đánh giá kết quả làm việc các nhóm và đưa ra đáp án đúng:

* Hoạt động 2:

Bày tỏ ý kiến của em (Bài tập 3- SGK/45) - GV nêu yêu cầu bài tập 3.

- Thảo luận nhóm và bày tỏ thái độ.

a. Chỉ bảo vệ các loài vật có ích.

b. Việc phá rừng ở các nước khác không liên quan gì đến cuộc sống của em.

c. Tiết kiệm điện, nước và các đồ dùng là một biện pháp để bảo vệ môi trường.

d. Sử dụng, chế biến lại các vật đã cũ là một cách bảo vệ môi trường.

đ. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người.

- HS lên trình bày ý kiến của mình.

- GV kết luận về đáp án đúng:

a/. Không tán thành b/. Không tán thành c/. Tán thành

d/. Tán thành đ/. Tán thành

* Hoạt động 3: Xử lí tình huống (Bài tập 4- SGK/45)

- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

Nhóm 1: a.

Nhóm 2: b Nhóm 3: c

- HS thảo luận và giải quyết.

- Từng nhóm trình bày kết quả làm việc.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.

- HS làm việc theo từng đôi.

- HS thảo luận ý kiến.

- HS trình bày ý kiến.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Từng nhóm nhận một nhiệm vụ, thảo luận và tìm cách xử lí.

- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (có thể bằng đóng vai)

- Từng nhóm HS thảo luận.

(14)

- GV nhận xét xử lí của từng nhóm và đưa ra những cách xử lí có thể:

* Hoạt động 4: Dự án“Tình nguyện xanh”

- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:

Nhóm1: Tìm hiểu về tình hình môi trường, ở xóm / phố, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết.

Nhóm 2: Tương tự đối với môi trường trường học.

Nhóm 3: Tương tự đối với môi trường lớp học.

- GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.

* Kết luận chung:

-GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường.

- Vài HS đọc to phần Ghi nhớ 4. Củng cố - Dặn dò:

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Từng nhóm HS trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- HS cả lớp thực hiện.

NS: 21/04/2019

ND: Thứ 4 ngày 24 tháng 4 năm 2019

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU I. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa, tác dụng của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu.

2.Kĩ năng:

- Xác định được trạng ngữ chỉ nơi chốn.

- Viết được câu có sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn phù hợp với sự việc.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

- Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn ở phần nhận xét.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

I. KT bài cũ: (4’) - Gọi 2 HS lên bảng.

- Mỗi HS đặt 1 câu có thành phần trạng ngữ và nêu ý nghĩa của trạng ngữ.

- Nhận xét HS.

II. Dạy - học bài mới:

1. Giới thiệu bài 2’

- HS lên bảng đặt câu.

- Trạng ngữ có tác dụng xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích ... của sự việc nêu trong câu.

- Lắng nghe, theo dõi.

- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

(15)

?/ Trạng ngữ có tác dụng gì?

- Trong giờ học trước các em đã hiểu ý nghĩa của từng trạng ngữ, biết xác định trạng ngữ và đặt câu có trạng ngữ. Tiết học này các em sẽ tìm hiểu kỹ hơn về trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu.

2. Tìm hiểu ví dụ 10’

Bài 1

- HS làm bài theo cặp. Hướng dẫn HS dùng bút chì gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ vào SGK. Muốn tìm đúng trạng ngữ, các em phải tìm thành phần CN,VN của câu.

- GV chữa bài trên bảng lớp.

Bài 2

?/ Em hãy đặt câu hỏi cho các bộ phận trạng ngữ tìm được trong các câu trên?

?/ Trạng ngữ chỉ nơi chốn có ý nghĩa gì?

?/ Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi nào?

3. Ghi nhớ

?/ Đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn.

3. Luyện tập 18’

Bài 1

- Nêu yêu cầu và HD HS làm bài tập.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 2

- Gọi HS đọc câu đã hoàn thành.

- Yêu cầu HS khác bổ xung nếu đặt câu khác

- GV chú ý sửa chữa cho HS.

- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.

Bài 3

- GV chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS.

- HĐN đôi, ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.

- HS lên bảng.

a) Trước nhà/ mấy cây hoa giấy// nở tưng bừng.

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

b) Trên các hè phô, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở về, hoa sấu // vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô.

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

- Tiếp nối nhau đặt câu hỏi trước lớp:

a. ở đâu mấy cây hoa giấy nở tưng bừng?

b. ở đâu hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô?

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn cho ta biết rõ nơi chốn diễn ra sự việc trong câu.

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu?

- HS tiếp nối đọc ghi nhớ.

- HS tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS làm bài trên bảng

- HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ của các câu.

- Nhận xét bài bạn làm trên bảng.

+ Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.

+ Trên bờ, tiếng trống càng thúcdữdội.

- Nhận xét, sửa sai.

- HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.

- HS tự làm bài vào vở, đổi chéo vở kiểm tra.

- Đọc câu văn đã hoàn thành. Ví dụ:

a)Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.

- Ở gia đình, em giúp bố mẹ làmnhững công việc gia đình

b) Ngoài đường, hoa đã nở.

- Trong vườn, hoa đã nở.

(16)

- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.

?/ Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào?

- Nhận xét, kết lụân câu đúng.

4. Củng cố - dặn dò: (3’)

?/ Trạng ngữ chỉ nơi chốn có ý nghĩa gì?

?/ Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, đặt câu có thành phần phụ trạng ngữ chỉ nơi chốn và chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét, sửa sai.

Bài 3

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Hoạt động trong nhóm.

+ Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu là hai bộ phận chính CN và VN.

- HS 1 nhóm dán phiếu lên bảng.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Viết vào vở

TOÁN

ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP) I. MỤC TIÊU : Gióp HS:

1.Kiến thức:

- So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.

2.Kĩ năng:

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

I. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- HS lên bảng xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.

- 2789, 3456, 9876, 4782, 5467.

- GV nhận xét HS.

II. Dạy - học bài mới:

1. Giới thiệu bài: 2’

- Nêu yêu cầu.

- Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hướng dẫn luyện tập 28’

Bài 1

?/ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách điền dấu.

?/ Vì sao em viết 989 < 1321?

?/ Hãy giải thích vì sao 34579 < 34601

- HS lên bảng thi làm nhanh

- HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

- Lắng nghe, theo dõi.

- Nhắc lại đầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số tự nhiên rồi viết dấu so sánh vào chỗ trống.

- HS lên bảng làm bài

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

+ Vì 989 có ba chữ số, 1321 có bốn chữ số nên 989 nhỏ hơn 1321.

- Vì hai số 34 579 và 34 601 cùng có 5

(17)

Bài 2

?/ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- Nhận xét, sửa sai.

Bài 3

- GV tiến hành tương tự như bài tập 2.

- Nhận xét, sửa sai.

Bài 4

- GV yêu cầu nối tiếp nhau báo cáo kết quả làm bài trước lớp.

- Nhận xét, sửa sai.

Bài 5

- GV viết lên bảng 57 < x < 62 và yêu cầu HS đọc.

- GV yêu cầu HS đọc tiếp yêu cầu a.

?/ Vậy x (phần a) phải thoả mãn điều kiện nào?

- GV chữa bài phần a, sau đó yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài III. Củng cố - dặn dò: (3’)

- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các phần còn lại của BT5.

chữ số, ta so sánh đến các hàng của hai số với nhau thì có:

Hàng chục nghìn bằng nhau và bằng3 Hàng nghìn bằng nhau và bằng 4.

Hàng trăm 5 < 6

=> Vậy 34 579 < 34 601

- Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.

- HS lên bảng làm bài thi

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

a) 999 7426, 7624, 7642 b) 1853, 3185, 3190, 3518 - Nhận xét, sửa sai.

- HĐ nhóm đôi, đổi chéo vở kiểmtra

* HĐN4 (6 nhóm)

- HS làm bài vào vở bài tập:

a) 0, 10, 100; b) 9, 99, 999 c) 1, 11, 101; d) 8, 98, 998 - Nhận xét, sửa sai.

- HS tiếp nối nhau trả lời.

+ Số bé nhất có một chữ số là 0.

+ Số bé nhất có hai chữ số là 10.

....

- 57 nhỏ hơn x, x nhỏ hơn 62.

- x là số chẵn.

- x phải thoả mãn 2 điều kiện:

+ x lớn hơn 57 và nhỏ hơn 62.

+ x là số chẵn.

- Nhận xét, sửa sai.

- HS làm bài:

- Các số lớn hơn 57 và nhỏ hơn 62 là:

58, 59, 60,61

- Trong các số trên có 58, 60 là số chẵn

=> Vậy x = 58 hoặc x = 60.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- Nhận xét, sửa sai.

NS: 22/04/2019

ND: Thứ 5 ngày 25 tháng 4 năm 2019

KỂ CHUYỆN

LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

(18)

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

1.Kiến thức:

- Chọn được câu chuyện có nội dung về lòng dũng cảm của con người mà em đã nghe, đã đọc

2.Kĩ năng:

- Biết cách sắp sếp câu chuyện theo một trình tự hợp lý.

- Lời kể sinh động, tự nhiên, chân thực.

- Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn 3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng phụ ghi sẵn gợi ý 2 - Bảng phụ viết sẵn đề bài.

- Tranh ảnh minh họa việc làm của người có lòng dũng cảm.

III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Kiểm tra Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện em đợc nghe, đợc đọc về lòng dũng cảm.

- Nhận xét HS.

2. Dạy - học bài mới:

2.1. Giới thiệu bài 2’

2.2. Hướng dẫn kể chuyện a) Tìm hiểu đề bài

- Gọi HS đọc đề bài tiết kể chuyện - GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân các từ: Lòng dũng cảm, đã nghe, đã đọc.

*Hỏi:

(?) Đề bài yêu cầu gì ?

*GV gợi ý:

Em cần kể chuyện mà nhân vật chính trong truyện là một người có lòng dũng cảm. Khi sự việc xảy ra, em là người đã nghe, đã đọc.

- Gọi HS đọc mục gợi ý của SGK.

- Gọi HS mô tả lại những gì diễn ra trong 2 bức tranh minh hoạ.

- Treo bảng phụ ghi sẵn gợi ý 2.

- Gọi HS đọc gợi ý 2.

*GV yêu cầu:

Em định kể câu chuyện về ai? Câu chuyện xảy ra khi nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.

- HS kể chuyện trớc lớp.

- HS cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS đọc thành tiếng đề bài trớc lớp.

- Theo dõi GV phân tích đề.

+ Đề bài yêu cầu kể lại chuyện về lòng dũng cảm mà em đã đã nghe, đã đọc.

- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.

- HS mô tả bằng lời của mình.

(19)

b) Kể trong nhóm

- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em kể về câu chuyện của mình trong nhóm và trao đổi để hiểu ý nghĩa câu chuyện, ý nghĩa hành động của nhân vật.

- GV hướng dẫn từng nhóm.

- Gợi ý cho HS các câu hỏi:

c) Kể trước lớp

- Tổ chức cho HS thi kể.

- GV ghi nhanh lên bảng tên HS, nội dung truyện.

- Mỗi HS kể, GV khuyến khích HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa truyện để tạo không khí hào hứng, sôi nổi trong giờ học.

- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện theo các tiêu chí đã nêu.

3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện vừa kể vào vở và chuẩn bị bài sau.

- HS đọc thành tiếng trớc lopứ.

- HS tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.

- Hoạt động trong nhóm.

- HS tham gia kể chuyện trước lớp.

- Nhận xét nội dung câu truyện và cách kể chuyện của bạn.

- Về nhà viết lại câu chuyện trên vào vở.

TẬP ĐỌC

CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC I. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức:

Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngạc nhiên, đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn.

2.Kĩ năng:

Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động dạy Hoạt động học

I. KT bài cũ: (5’)

- HS đọc tiếp nối bà: Ăng-co vát, và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét HS.

- HS thực hiện yêu cầu.

- Nhận xét, bổ sung.

(20)

II. Dạy - học bài mới 1. Giới thiệu bài 2’

- Lấy VD sau đó giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài.

2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc 10’

?/ Bài chia làm mấy đoạn?

- GV HD cách đọc.

+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, êm ả, xen lẫn sự ngạc nhiên, thay đổi giọng linh họat, phù hợp với nội dung từng đọan.

+ Lần 1: Luyện đọc từ khó + Lần 2: Kết hợp chú giải + Lần 3: Đọc theo cặp - GV đọc mẫu toàn bài.

* Tìm hiểu bài 14’

?/ Chú chuồn chuồn nước được miêu tả đẹp như thế nào?

?/ Chú chuồn chuồn nước được miêu tả rất đẹp nhờ biện pháp nghệ thuật nào?

?/ Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

?/ Đoạn 1 cho em biết điều gì?

*GV chốt ý:

Ở đoạn 1 hình dáng, màu sắc của chú chuồn chuồn nước được miêu tả rất đẹp và ấn tượng. Tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh làm cho chú thêm sinh động, gần gũi hơn.

- Gọi học sinh đọc đoạn 2:

?/ Cách miêu tả chú chuồn chuồn nước bay có gì hay?

?/ Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?

?/ Đoạn 2 cho em biết điều gì?

* Đọc diễn cảm. 6’

- GV treo bảng phụ có ghi nội dung Đ3.

- Nhắc lại đầu bài.

* Luyện đọc

- HS đọc toàn bài.

- Bài chia làm hai đoạn

+ Đ1: Ôi chao ! ... đang còn phân vân + Đ2: Rồi đột nhiên ... và cao vút - Lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp 3 lượt.

- Nghe GV đọc mẫu.

- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.

+ Chú chuồn chuồn nước được miêu tả rất đẹp: bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.

+ Chú chuồn chuồn nước được miêu tả nhờ biện pháp nghệ thuật so sánh.

+ Em thích hình ảnh: so sánh bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Đây là hình ảnh đẹp, so sánh chân thực, sinh động.

+ Em thích hình ảnh: thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

*Miêu tả vẻ đẹp về hình dáng và màu sắc của chú chuồn chuồn nước.

- Đọc đoạn 2 và trả lời:

+ Tác giả tả đúng cách bay vọt lên bất ngờ của chú và theo cách bay của chú cảnh đẹp đất nước lần lượt hiện ra.

+ Những câu văn thể hiện tình yêu quê hương đất nước của tác giả: Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng, luỹ tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh, cảnh đẹp đất nước lần lượt hiện ra.

*Tình yêu quê hương, đất nước của tác

(21)

- GV đọc mẫu.

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

+ Tổ chức cho HS thi đọc.

- Nhận xét HS.

?/ Bài văn nói lên điều gì?

*Giảng bài: Bài văn miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước. Theo cánh bay của chú, tác giả đã vẽ lên trước mắt chúng ta khung cảnh đẹp tươi, thanh bình của làng quê Việt Nam, qua đó bộc lộ tình cảm yêu quê hương đất nước tha thiết của tác giả.

4. Củng cố - dặn dò: (2’)

?/ Bài văn nói lên điều gì?

?/ Trong bài văn này em thích câu văn nào nhất? Vì sao?

- Nhận xét tiết học.

giả khi miêu tả cảnh đẹp của làng quê.

* Đọc diễn cảm.

- HS nhận xét giọng đọc của GV.

+ HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm.

+ HS thi đọc diễn cảm

- Nhận xét cách đọc của các bạn.

Bài văn ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cành bay của chú chuồn chuồn.

- Trả lời câu hỏi.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

TOÁN

ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU:Giúp HS ôn tập về:

1.Kiến thức:

- Các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 2.Kĩ năng:

- Giải các bài toán liên quan đến dấu hiệu chia hết.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

- Có niềm yêu thích học bộ môn Toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động dạy Hoạt động học

I. Kiểm tra bài cũ: (3’)

?/ Nhữnh dấu hiệu nào chia hết cho 2,3,5,9?

- GV nhận xét HS.

II. Dạy - học bài mới:

1. Giới thiệu bài. 2’

- Nêu mục tiêu.

- Ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn ôn tập 28’

Bài 1 - Nêu yêu cầu bài tập.

a) Số chia hết cho 2 là:

Số chia hết cho 5 là:

- HS trả lời trước lớp.

- Lắng nghe.

- Nhắc lại đầu bài.

Bài 1

- HS đọc đề bài và tự làm bài.

- HĐ nối tiếp - Đứng tại chỗ báo cáo.

+ 7362, 2640, 4136.

+ 605, 2640

(22)

b) Số chia hết cho 3 là:

Số chia hết cho 9 là:

c) Số chia hết cho cả 2 và 5 là .

d) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3 là.

đ) Số chia hết cho cả 2 và 9 là số - GV nhận xét.

Bài 2: Viết chữ số thích hợp vào ô trống để được.

- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách điền số của mình.

- GV nhận xét HS.

Bài 3: Tìm x biết…

?/ Số x phải tìm phải thoả mãn các điều kịên nào?

?/ x vừa là số lẻ vừa là số chia hết cho 5, vậy x có tận cùng là mấy?

?/ Hãy tìm số có tận cùng là 5 và lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31.

Bài 4

?/ Bài toán yêu cầu chúng ta viết các số như thế nào?

*GV HD:

?/ Để số đó là số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì ta phải chọn chữ số nào là chữ số tận cùng?

+ 7362, 2640, 20601.

+ 7362, 20601 + 2640.

+ 605.

- Nhận xét, sửa sai.

Bài 2: Viết chữ số thích hợp vào ô trống để được.

* HĐN đôi.

- Đại diện 4 nhóm lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét.

a) {2} 52 ; {5} 52; {8}52 b) 1{0}8; 1{9}8

c) 92{0}

d) 25{5}

- HS lần lượt nêu trước lớp. Ví dụ:

a) Để { }52 chia hết cho 3 thì { } + 5 + 2 chia hết cho 3.

vậy { } + 7 chia hết cho 3.

Ta có 2 + 7 = 9 5 + 7 = 12 8 + 7 = 15

9,12,15 đều chia hết cho 3 - Nhận xét, sửa sai.

Bài 3: Tìm x biết…

- HS đọc đề bài toán

- HS cả lớp đọc thầm trong SGK.

- x phải thoả mãn:

+ Là số lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31.

+ Là số lẻ.

+ Là số chia hết cho 5

- Những chữ số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5, x là số lẻ nên x có tận cùng là 5.

- Đó là số 25.

Bài 4

- HS đọc đề bài toán.

- Bài toán yêu cầu viết các số mà:

+ Có 3 chữ số.

+ Đều có các chữ 0, 5, 2.

+ Vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho2 - Chọn chữ số 0 là chữ số tận cùng vì những số có tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.

(23)

- GV nhận xét HS.

Bài 5

- HS đọc đề bài trong SGK.

?/ Bài toán cho biết những gì?

?/ Bài toán hỏi gì?

?/ Em hiểu câu “Số cam mẹ mua nếu xếp mỗi đĩa 3 quả, hoặc mỗi đĩa 5 quả đều vừa hết, như thế nào?

?/ Hãy tìm số nhỏ hơn 20, vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5?

?/ Vậy mẹ đã mua mấy quả cam?

- Nhận xét, sửa sai.

III. Củng cố - dặn dò: (2’)

- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

- HS lên bảng làm bài

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Các số đó là: 250, 520.

- Nhận xét, sửa sai.

Bài 5

- HS đọc đề bài trong SGK.

- Bài toán cho biết:

+ Số cam mẹ mua nếu xếp mỗi đĩa 3 quả hoặc mỗi đĩa năm quả đều vừa hết.

Số cam này ít hơn 20 quả.

+ Bài toán yêu cầu tìm số quả cam mẹ đã mua.

+ Nghĩa là số cam mẹ mua vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5.

+ Đó là số 15.

- Mẹ đã mua 15 quả cam.

- Lên bảng trình bày bài, lớp làm bài vào vở bài tập.

- Nhận xét, sửa sai.

ĐỊA LÍ

BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO I.MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: - Nhận biết được ví trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ): vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.

2. Kĩ năng: - Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.

3. Thái độ: - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo.

+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.

+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

GD kỹ năng sống:

GD: Một số đặt điểm chính của môi trường và TNTN và khai thác TNTN ở biển, đảo và quần đảo (vùng biển nước ta có nhiều hải sản, khoáng sản, nhiều bãi tắm đẹp)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- BĐ Địa lí tự nhiên VN.

- Tranh, ảnh về biển, đảo VN.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. KTBC :

- Em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của ĐN.

- Vì sao ĐN lại thu hút nhiều khách du lịch? - HS trả lời.

- HS nhận xét, bổ sung.

(24)

- GV nhận xét, ghi điểm.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: Ghi tựa b. Phát triển bài :

Vùng biển Việt Nam:

*Hoạt động cá nhân hoặc từng cặp:

GV cho HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi trong mục 1, SGK:

+ Cho biết Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta ?

+ Chỉ vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên lược đồ.

+ Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta . Cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK, bản đồ trả lời các câu hỏi sau:

+ Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?

+ Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta?

- GV cho HS trình bày kết quả.

- GV mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của Biển Đông đối với nước ta.

Đảo và quần đảo : * Hoạt động cả lớp:

- GV chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?

+ Biển của nước ta có nhiều đảo, quần đảo không?

+ Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất?

- GV nhận xét phần trả lời của HS.

* Hoạt động nhóm:

Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK, thảo luận các câu hỏi sau:

- Nêu đặc điểm của các đảo ở Vịnh Bắc Bộ.

- Các đảo, quần đảo ở miền Trung và biển phía nam nước ta có những đảo lớn nào?

- Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì?

3. Củng cố - Dặn dò:

- Cho HS đọc bài học trong SGK.

- Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta. - Chỉ bản đồ và mô tả về vùng biển của nước ta.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài ở nhà: “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN”.

- HS quan sát và trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- Vài HS - HS thực hiện

- Vài HS - HS thực hiện

- HS trả lời

- HS đọc bài học.

- HS thực hiện - HS thực hiện - HS lắng nghe.

KHOA HỌC

ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức: Biết được động vật cần yếu tố quan trọng từ môi trường

(25)

2. Kĩ năng: Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước ,thức ăn ,không khí ,ánh sáng .

2. Thái độ: Biết quan tâm chăm sóc động vật hơn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ trang 124, 125 SGK.

-Phiếu thảo luận nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.Ổn định 2.KTBC

-GV gọi HS lên bảng vẽ và trình bày sơ đồ sự trao đổi khí và sự trao đổi thức ăn ở thực vật.

-Nhận xét sơ đồ, cách trình bày và cho điểm HS.

3.Bài mới Khám phá:

+Thực vật cần gì để sống ?

+Chúng ta đã làm thí nghiệm như thế nào để chứng minh được thực vật cần nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng để sống và phát triển bình thường ?

Trong thí nghiệm mà các em vừa nêu, các cây chia làm 2 nhóm:

+4 cây được dùng để làm thực nghiệm, mỗi cây ta cho thiếu từng yếu tố.

+1 cây để làm đối chứng, đảm bảo được cung cấp tất cả các yếu tố cần cho cây sống.

Ở bài Động vật cần gì để sống ? Chúng ta cũng tiến hành theo cách đó để tự nghiên cứu, tìm ra những điều kiên cần cho sự sống của động vật.

Hoạt động 1: Mô tả thí nghiệm

-Tổ chức cho HS tiến hành miêu tả, phân tích thí nghiệm theo nhóm 4.

-Yêu cầu : quan sát 5 con chuột trong thí nghiệm và trả lời câu hỏi:

+Mỗi con chuột được sống trong những điều kiện nào ?

+Mỗi con chuột này chưa đuợc cung cấp điều kiện nào ?

GV đi giúp đỡ từng nhóm.

-Hs hát

-HS lên bảng vẽ sơ đồ đơn giản và trình bày trên sơ đồ.

-HS trả lời:

+Thực vật cần nước, ánh sáng, không khí, các chất khoáng để sống.

+Chúng ta đã tiến hành làm thí nghiệm trên 5 cây đậu; 1 cây được trồng và cung cấp đầy đủ các điều kiện cần: nước, ánh sáng, không khí, các chất khoáng thấy cây sống và phát triển bình thường; 4 cây còn lại, mỗi cây cung cấp thiếu 1 điều kiện nên chỉ trong một thời gian cây đã chết hoặc phát triển không bình thường.

-Lắng nghe.

-HS thảo luận nhóm 4 theo sự hướng dẫn của GV.

-HS quan sát 5 con chuột sau đó điền vào phiếu thảo luận.

(26)

-Gọi HS trình bày yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 hình, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ bảng thành cột và ghi nhanh lên bảng.

-Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã hoạt động tích cực, có kết quả đúng.

+Các con chuột trên có những điều kiện sống nào giống nhau ?

+Con chuột nào thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường ? Vì sao em biết điều đó ?

+Thí nghiệm các em vừa phân tích để chứng tỏ điều gì ?

+Em hãy dự đoán xem, để sống thì động vật cần có những điều kiện nào ?

+Trong các con chuột trên, con nào đã được cung cấp đủ các điều kiện đó ?

-GV: Thí nghiệm các em đang phân tích giúp ta biết động vật cần gì để sống. Các con chuột trong hộp số 1, 2, 4, 5 gọi là con vật thực nghiệm, mỗi con vật đều lần lượt được cung cấp thiếu một yếu tố. Riêng con chuột trong hộp số 3 là con đối chứng, con này phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi điều kiện cần để cho nó sống thì thí nghiệm mới cho kết quả đúng. Vậy với những điều kiện nào thì động vật sống và phát triển bình thường? Thiếu một trong các điều kiện cần thì nó sẽ ra sao ? Chúng ta cùng phân tích để biết.

Hoạt động 2:

Kết nối :

Điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường

-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.

-Yêu cầu: Quan sát tiếp các con chuột và dự đoán xem các con chuột nào sẽ chết trước ? Vì sao ?

-Đại diện nhóm trình bày, bổ sung sửa chữa.

-Lắng nghe.

+Cùng nuôi thời gian như nhau, trong một chiếc hộp giống nhau.

+Con chuột số 1 thiếu thức ăn vì trong hộp của nó chỉ có bát nước.

+Con chuột số 2 thiếu nước uống vì trong hộp của nó chỉ có đĩa thức ăn.

+Con chuột số 4 thiếu không khí để thở vì nắp hộp của nó được bịt kín, không khí không thể chui vào được.

+Con chuột số 5 thiếu ánh sáng vì chiếc hộp nuôi nó được đặt trong góc tối.

+Biết xem động vật cần gì để sống.

+Cần phải được cung cấp không khí, nước, ánh sáng, thức ăn.

+Chỉ có con chuột trong hộp số 3 đã được cung cấp đầy đủ các điều kiện sống.

-Lắng nghe.

- Hs Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV.

(27)

GV đi giúp đỡ các nhóm.

-Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm về 1 con chuột, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ thêm cột và ghi nhanh lên bảng.

+Động vật sống và phát triển bình thường cần phải có những điều kiện nào ?

-GV giảng: Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. Không có không khí để thực hiện trao đổi khí, động vật sẽ chết ngay. Nước uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật. Nó chiếm tới 80 – 95% khối lượng cơ thể của sinh vật. Không có thức ăn động vật sẽ chết vì không có các chất hữu cơ lấy từ thức ăn để đi nuôi cơ thể. Thiếu ánh sáng động vật sẽ sống yếu ớt, mất dần một số khả năng có thể thích nghi với môi trường.

4. Vận dụng :

-Hỏi: Động vật cần gì để sống ? -Nhận xét câu trả lời của HS.

-Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về những con vật khác nhau.

-Nhận xét tiết học.

-Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.

+Con chuột số 1 sẽ bị chết sau con chuột số 2 và số 4. Vì con chuột này không có thức ăn, chỉ có nước uống nên nó chỉ sống được một thời gian nhất định.

+Con chuột số 2 sẽ chết sau con chuột số 4, vì nó không có nước uống. Khi thức ăn hết, lượng nước trong thức ăn không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, nó sẽ chết.

+Con chuột số 3 sống và phát triển bình thường.

+Con chuột số 4 sẽ chết trước tiên vì bị ngạt thở, đó là do chiếc hộp của nó bịt kín, không khí không thể vào được.

+Con chuột số 5 vẫn sống nhưng không khỏe mạnh, không có sức đề kháng vì nó không được tiếp xúc với ánh sáng.

+Để động vật sống và phát triển bình thường cần phải có đủ: không khí, nước uống, thức ăn, ánh sáng.

-Hs lắng nghe

-Hs trả lời

TẬP LÀM VĂN

LUYÊN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT

(28)

I. MỤC TIÊU:Giúp HS:

1.Kiến thức:

- Luyện tập quan sát các bộ phận của con vật.

2.Kĩ năng:

- Biết sử dụng các từ ngữ miêu tả, hình ảnh so sánh để làm nổi bật những đặc điểm của con vật.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

- Tạo hứng thú về viết văn cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

- HS chuẩn bị tranh(ảnh) về con vật mà em yêu thích.

- BT1 viết sẵn trên bảng lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động dạy Hoạt động học

I. KT bài cũ: (5’)

?/ HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật.

?/ HS đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật.

- Nhận xét HS.

II. Dạy - học bài mới: (28’) 1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn làm bài tập.

Bài 1,2

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.

?/ Dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ miêu tả những bộ phận của con vật?

* GV viết lên bảng 2 cột:

Các bộ phận và từ ngữ miêu tả.

?/ Nêu những bộ phận được miêu tả và những từ ngữ miêu tả bộ phận đó.

- GV ghi nhanh lên bảng.

- Nhận xét, sửa sai..

Bài 3

- Nêu yêu cầu và HD HS làm bài tập.

- Nhận xét HS viết tốt.

III. Củng cố - dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn tả các bộ phận của con vật và chuẩn bị bài sau.

- HS thực hiện yêu cầu.

- Nhận xét, sửa sai..

Bài 1,2

- HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.

- Tự làm bài.

- HS tiếp nối nhau phát biểu - Mỗi HS chỉ n

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Lá ở trên tán cây, dòng mạch gỗ là dòng vận chuyển từ dưới lên trên nên quá trình thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ → Nhờ lực hút mà quá trình

Hằng ngày, cơ thể người lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại.. Trao đổi chất là quá trình

- Hôm nay các em học bài “Trao đổi chất ở động vật “ qua bài học em sẽ biết được trong quá trình sống ĐV lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những

Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.. Quá trình đó được gọi là quá

Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra hơi

- Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra hơi

thải ra khí các-bô-níc ngấm vào máu và theo vòng tuần hoàn nhỏ đi đến phổi để thải ra khí các-bô-níc và hấp thu ô-xi.... Cơ quan bài tiết

- Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra hơi