• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây | Giải bài tập Sinh học 11

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây | Giải bài tập Sinh học 11"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 2. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

Câu hỏi trang 11 SGK Sinh học 11: Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá (đặc biệt thường thấy ở lá của cây một lá mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt (hình 2.4). Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt.

Lời giải:

Nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá. Vì thời tiết ẩm ướt, hơi nước trong không khí bão hoà, nước từ lá không thể thoát ra ngoài môi trường nên ứ lại thành giọt ở tận cùng của lá.

Bài 1 trang 14 SGK Sinh học 11: Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá.

Lời giải:

(2)

Mạch gỗ gồm quản bào và mạch ống, chúng là những tế bào chết, thành mạch được linhin hoá để tạo độ bền và chịu nước.

Cách sắp xếp các tế bào cùng loại:

- Đầu của tế bào này gắn với đầu tế bào kia thành ống dài từ rễ đến lá tạo dòng vận chuyển dọc.

- Lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế bào khác tạo dòng vận chuyển ngang.

Bài 2 trang 14 SGK Sinh học 11: Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?

Lời giải:

Sự phối hợp của lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét.

(3)

Bài 3 trang 14 SGK Sinh học 11: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục di chuyển được không, vì sao?

Lời giải:

Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục di chuyển được vì lỗ bên của các tế bào mạch gỗ sát nhau sít khớp với nhau, dòng mạch gỗ có thể di chuyển ngang từ tế bào mạch gỗ này sang tế bào mạch gỗ bên cạnh và di chuyển vào ống mạch gỗ khác.

Bài 4 trang 14 SGK Sinh học 11: Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?

Lời giải:

Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (áp suất thẩm thấu cao) và cơ quan chứa (áp suất thẩm thấu thấp).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Giải thích: Cây ở chậu A đã bị ngắt toàn bộ lá nên hầu như quá trình thoát hơi nước; do đó, phần túi nylon của chậu A không bị mờ, không có hơi nước bám lên. Ngược

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng: Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật, là

b) Lá ở trên tán cây, dòng mạch gỗ là dòng vận chuyển từ dưới lên trên nên quá trình thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ → Nhờ lực hút mà quá trình

- Các tuyến nội tiết không chỉ chịu sự điểu khiển của các hoocmôn tuyến yên mà ngược lại hoạt động của tuyến yên được tăng cường hay kìm hãm cũng bị sự chi phối

Đất đá ong: Nước và muối khoáng trong đất ít (do khả năng giữ nước kém)  Sự hút nước của rễ khó

TỔNG HỢP CÁC CHẤT VÀ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO Trả lời câu hỏi 1 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 92 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Tổng

Cấu trúc bậc 3 của protein được giữ ổn định nhờ liên kết hydrogen, cầu nối disulfite (S-S),….. - Sự hình thành cấu trúc bậc 4: Một số phân tử protein được hình thành do sự

Câu 37: Cho biết quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình