• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 8

Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 20/10/2017 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 23/10/2017 Dạy buổi sáng

Tập đọc

TIẾT 15: KỲ DIỆU RỪNG XANH

I.Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng (Trả lời được câu hỏi 1,2, 4).

* GD BVMT: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài văn để cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, thấy được tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. Từ đó các em biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức BVMT. (khai thác trực tiếp nội dung bài)

* GD quyền trẻ em và giới: Quyền được sống trong thiên nhiên đẹp đẽ, thanh bình.

II.Đồ dùng dạy -học:

Bảng phụ, tranh, ảnh minh hoạ.

III.Các hoạt động dạy - học:

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

1’

10'

13'

A. Kiểm tra bài cũ

- GV nhận xét.

B. Dạy học bài mới

1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp

2.HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc:

- GV hướng dẫn chia đoạn đọc.

- GV kết hợp sửa phát âm.

- GV kết hợp giải nghĩa từ.

- Gv kết hợp hướng dẫn đọc câu dài

- GV đọc mẫu diễn cảm.

b. Tìm hiểu bài:

? Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng gì?

? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm ntn?

- 2HS đọc HTL bài “Tiếng đàn ba- la- lai ca…” và trả lời câu hỏi SGK.

- HS lắng nghe

- 3HS nối tiếp đọc lần 1.

- 3HS nối tiếp đọc lần 2.

- 3HS nối tiếp đọc lần 3.

- 1HS đọc lại cả bài.

- HS lắng nghe

Lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận và trả lời câu hỏi SGK,GV cố vấn.

- Vạt nấm rừng như một thành phố nấm… lạc vào kinh đô của vương quốc…

- Cảnh vật trở nên lãng mạn, thần bí như trong chuyện cổ tích.

(2)

8'

3’

? Những muông thú trong rừng được miêu tả ntn?

? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?

? Vì sao rừng khộp được gọi là

“giang sơn vàng rợi”?

? Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn này?

?Bài văn đã cho em cảm nhận điều gì?

- GV ghi nội dung chính của bài lên bảng

- Liên hệ BVMT c.Đọc diễn cảm:

- GV nêu giọng đọc toàn bài.

- GV treo bảng đoạn 3 và đọc mẫu.

- GV nhận xét.

C.Củng cố, dặn dò:

? Qua bài này em học tập gì ở tác giả?

* GD quyền trẻ em và giới:

Quyền được sống trong thiên nhiên đẹp đẽ, thanh bình.

- GVnhận xét giờ học

- Y/c hs về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.

- Con vượn bạc má… con chồn sóc…

con mang vàng…

- Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cảnh rừng trở nên sống động….

- Màu vàng ngời sáng… vì có sự phối hợp của rất nhiều màu sắc…

- HS tự do phát biểu.

*Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.

- 3 Hs nêu lại

- 3HS đọc nối tiếp, nêu giọng đọc đoạn

- HS nêu cách đọc.

- Vài HS đọc diễn cảm.

- Lớp luyện đọc trong nhóm 4 em.

- HS thi đọc cả bài.

- Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

- 2 Hs nêu

********************************************

Toán

TIẾT 36: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU

I.Mục tiêu: Biết:

- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

- Có kỹ năng chuyển đổi thành thạo.

- Rèn tính chính xác, cẩn thận.

II.Đồ dùng dạy - học:

Bảng phụ, SGK, VBT III.Các hoạt động dạy - học:

(3)

TL Hoạt động của của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

1' 15’

A.Kiểm tra bài cũ

- GV nhận xét.

B.Bàt mới:

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp 2. Nội dung:

a)Ví dụ:

- GV nêu bài toán: Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống.

9dm = …cm

9dm = … m ; 90cm = …m.

- GV nhận xét kết quả điền của HS.

? Từ bài toán trên em hãy so sánh 0,9m và 0,90m? Giải thích kết quả so sánh đó?

- GV nhận xét, kết luận.

Ta có: 9dm = 90cm.

Mà: 9dm = 0,9m và 90cm = 0,90m.

Nên: 0,9m = 0,90m.

?Vậy biết 0,9m = 0,90m, em hãy so sánh 0,9 và 0,90?

- GV nhận xét kết luận : 0,9 = 0,90.

b)Nhận xét:

?Khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,9 ta được một số ntn so với số này?

?Vậy khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì sẽ được một số như thế nào?

?Hãy tìm các STP bằng với 8,75; 12.

*GV viết bảng:

8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000 12 = 12,0 = 12,00 = 12,000

- GV giảng: Số 12 và tất cả các số tự nhiên khác là một STP đặc biệt có phần thập phân là 0000…

?Em hãy làm thế nào để 0,90 viết thành 0,9?

? Khi xoá đi chữ số 0 bên phải của phần thập phân của số 0,90 ta được số ntn so với số này?

? Em rút ra kết luận gì khi xoá đi chữ số 0 ở phần bên phải phần thập phân?

- 2 HS làm bài 2,3 (VBT).

- HS chữa bài ở bảng.

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm nháp.

- Chữa bài.

9dm = 90cm.

9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m.

- HS trao đổi và trình bày ý kiến.

0,9m = 0,90m.

- HS phát biểu : 0,9 = 0,90.

- Khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải tận cùng phần TP của số 0.9 ta được số 0,90.

- Thì được một số thập phân bằng chính nó.

- HS nối tiếp nêu, lớp nhận xét.

- Xoá đi chữ số 0 ở bên phải của phần TP của số 0,90 thì được số 0,9.

- Ta được số 0,9 là số bằng với số 0,90.

- Ta sẽ được một số thập phân bằng chính nó.

(4)

16'

3’

?Hãy tìm các STP bằng 8,75000;

12,000?

*GV viết bảng.

8,75000 = 8,7500 = 8,750 12,000 = 12,00 = 12,0 - GV cho lớp mở SGK.

3.Luyện tập:

Bài 1

- Gọi hs đọc y/c của bài tập

- Lưu ý: Bài yêu cầu ta viết gọn STP.

- GV nhận xét.

? Hãy đọc kết quả vừa tìm được?

Bài 2

- Gọi hs đọc y/c của bài tập

?Bài yêu cầu phần TP có mấy chữ số?

- GV cho lớp làm việc cá nhân.

?Làm thế nào em tìm được kết quả đó?

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng.

Bài 3

- Gọi hs đọc y/c của bài tập - GV cho lớp trao đổi nhóm.

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng, tuyên dương nhóm làm tốt.

C.Củng cố,dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà làm BT ở VBT. Chuẩn bị giờ sau.

- HS nêu, lớp nhận xét.

- HS đọc nhận xét

- 1HS đọc yêu cầu

- 3HS làm bẳng phụ, lớp làm vở.

- Lớp chữa bài.

- 1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- Phần TP có 3 chữ số.

- Lớp làm vở, 2HS làm bảng phụ.

- Lớp chữa bài.

- Đếm phần TP nếu thiếu thì viết thêm chữ số 0 vào.

- 1HS đọc yêu cầu.

- Lớp chia làm 6 nhóm và thảo luận.

- Đại diện các nhóm dán bảng, chữa bài.

********************************************

Kể chuyện

TIẾT 8: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I.Mục tiêu :

- Rèn kỹ năng nói: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Biết trao đổi về trách nhiệm của con người với thien nhiên.

- Rèn kỹ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

* GD BVMT : HS Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Qua đó, mở rộng vốn hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo bệ môi trường II.Đồ dùng dạy - học:

Bảng phụ.

III.Các hoạt động dạy- học:

(5)

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

1' 6'

25'

3’

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV nhận xét.

B. Dạy học bài mới:

1.Giới thiệu: Trực tiếp

2.HDHS hiểu yêu cầu của đề bài:

- GV treo bảng phụ viết đề bài.

- GV gạch chân từ quan trọng: nghe, đọc, quan hệ giữa con người với tự nhiên.

- GV gợi ý: Phần gợi ý 1 là những chuyện đã học giúp chúng ta hiểu yêu cầu đề bài. Các em cần kể câu chuyện ngoài SGK.

3.Thực hành kể chuyện:

- GV chia lớp làm 6 nhóm.

- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.

?Hãy nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể cho lớp nghe?

* GD BVMT :

? Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?

- GV nhận xét.

C.Củng cố,dặn dò:

- GV nhận xét giờ học - Về nhà chuẩn bị giờ sau.

- 2 HS kể câu chuyện “ Cây cỏ nước Nam” và nêu ý nghĩa câu chuyện.

- 1HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.

- Lớp theo dõi.

- 3HS đọc gợi ý 1,2 và 2 trong SGK

- Vài HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.

- Từng HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.

- Các nhóm cử đại diện thi kể.

- Lớp nhận xét.

- HS nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể trước lớp.

- HS phát biểu.

- Lớp bình chọn câu chuyện thú vị và hay nhất.

***************************************

Ngày soạn: Thứ bảy, ngày 21/10/2017 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 24/10/2017 Dạy buổi sáng

Toán

TIẾT 37: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN

I. Mục tiêu: Giúp HS biết:

- So sánh 2 số thập phân.

- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.

(6)

- Gd hs ý thức tích cực trong học tập.

II.Đồ dùng dạy - học:

Bảng phụ, SGK

III.Các hoạt động dạy - học:

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

1' 15'

16'

A. Kiểm tra bài cũ :

? Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải tận cùng STP thì sẽ ntn? Cho ví dụ?

? Nếu bỏ đi chữ số 0 tận cùng bên phải STP thì số đó sẽ ra sao?

- GV nhận xét.

B. Dạy học bài mới:

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp 2. Nội dung:

a)Ví dụ 1 :

- GV viết ví dụ lên bảng: So sánh 8,1m và 7,9m.

? Hãy đổi 2 đơn vị đo này ra dm?

? Vậy em có nhận xét gì?

? Từ VD 8,1 > 7,9 em rút ra kết luận gì?

? Hãy so sánh 20001,7 và 19999,9?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

b)Ví dụ 2:

- GV viết ví dụ lên bảng: So sánh 35,7m và 35,698m.

(Hướng dẫn tương tự VD1) c)Quy tắc:

? Muốn so sánh 2STP ta làm ntn?

- GV cho lớp mở SGK.

- GV cho lớp làm miệng 789,275 và 713,96.

578,732 và 578,79 3. Luyện tập:

Bài 1

- Gọi hs đọc y/c của BT

- Lưu ý: Trước hết ta phải so sánh phần nguyên, nếu chúng bằng nhau thì mới đến phần thập phân.

- GV nhận xét.

- 2 HS làm bài 2,3 (VBT).

- Lớp trả lời câu hỏi, nhận xét.

- HS chữa bài ở bảng.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc ví dụ.

- 8,1m = 81dm và 7,9m = 79dm.

- Ta có : 81dm > 79dm.

Tức là: 8,1m > 7,9m.

- STP nào có phần nguyên lớn hơn thì STP đó lớn hơn.

- Ta có: 20001,7 > 19999,9.

35,7m > 35,698m.

(So sánh phần thập phân)

- HS trả lời, lớp nhận xét.

- 1HS đọc SGK-42, lớp đọc thầm.

- HS nêu, lớp nhận xét.

789,275 > 713,96.

578,732 < 578,79

- 1HS đọc yêu cầu.

- Lớp làm vở, 3 HS làm bảng phụ.

- Chữa bài.

a) 48,97 < 51,02 b) 96,4 > 96,38 c) 0,7 > 0,65.

(7)

3’

Bài 2

?Bài yêu cầu ta làm gì?

- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng.

Làm thế nào em em xếp được các số đó?

Bài 3

- Gọi hs đọc y/c của BT - GV cho lớp chơi trò chơi

- GV phát thẻ số cho các đội và hô:

“Bắt đầu”

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng, tuyên dương nhóm làm tốt.

C.Củng cố,dặn dò:

? Muốn so sánh hai STP ta làm thế nào?

- GV nhận xét giờ học.

- Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.

- Lớp trao đổi và làm BT, 1cặp làm bảng phụ.

- Treo bảng, chữa bài.

6,375 ; 6,735 ; 7,19 ; 8,72 ; 9,01.

- HS nêu cách làm.

- 1HS đọc yêu cầu.

- Lớp chia 3 đội chơi.

- HS trong đội lần lượt gắn thẻ chữ, thi đua tìm đội xếp nhanh.

- Lớp nhận xét kết quả.

0,4; 0,321; 0,32; 0,197; 0,187

- 1Hs nêu

- Về nhà làm BT ở VBT.Chuẩn bị giờ sau.

*********************************************

Chính tả (Nghe - viết)

TIẾT 8: KỲ DIỆU RỪNG XANH

I.Mục tiêu:

- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.

- Tìm được các các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2); tìm được các tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3).

- Có ý thức giữ gìn VSCĐ . I.Đồ dùng dạy - học : Phiếu học tập, bảng phụ.

III.Các hoạt động dạy - học:

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ A. Kiểm tra bài cũ:

?Hãy viết 3 tiếng chứa nguyên âm đôi ia/iê trong tục ngữ, thành ngữ sau và nêu quy tắc đánh dấu thanh?

+ Sớm thăm, tối viếng.

+ Trọng nghĩa, khinh tài.

+ Liệu cơm gắp mắm.

- GV nhận xét.

B. Dạy học bài mới:

- 2 HS làm bài ở bảng, lớp làm nháp.

- Lớp chữa bài, bổ sung.

(8)

1' 16’

15'

3’

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp

2.HDHS viết chính tả - GV đọc toàn bài 1 Lần.

?Nội dung của đoạn văn muốn nói gì?

- GV lưu ý những từ hay viết sai:

ẩm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, mải miết.

- GV đọc chính tả.

- GV đọc lại 1 lần.

- GV thu 7 đến 10 bài để chấm., nhận xét bài viết.

3 .HDHS làm bài tập chính tả Bài 1(VBT)

- GV treo bảng phụ viết nội dung BT1.

- GV yêu cầu lớp làm việc cá nhân.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 2(VBT)

- GV cho lớp trao đổi cặp đôi và phat bảng phụ cho 1 cặp.

- GV nhận xét, chốt lại.

Bài 3(VBT)

- GV chia lớp làm 6 nhóm,phát bảng phụ.

- GV quan sát giúp đỡ nhóm yếu.

- GV nhận xét,chốt lại, tuyên dương nhóm làm đúng.

C.Củng cố,dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe.

- Lớp nghe đọc.

- HS trả lời, lớp nhận xét.

- HS luyện viết từ khó.

- HS viết bài.

- Lớp soát lỗi.

- Lớp đổi chéo bài kiểm tra nhau.

- 1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- Lớp làm VBT, 1HS làm bảng.

- HS chữa bài,nhận xét.

( khuya, truyền thuyết, xuyên, yên) - 1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- 1cặp làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Treo bảng, nhận xét.

a) thuyền. B) khuyên.

- 1HS đọc yêu cầu.

- Nhóm trưởng điều nhóm thảo luận.

- Đại diện cácnhóm dán bảng, trình bày.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau

( yểng, hải yến, đỗ quyên ) - 1HS đọc lại toàn bài.

- Về nhà chuẩn bị giờ sau.

*********************************************

Dạy buổi chiều

Luyện từ và câu

TIẾT 15: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN

(9)

I. Mục tiêu:

- Hiểu nghĩa của từ thiên nhiên (BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2); tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước, và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a,b,c (BT3, 4 )

- Có ý thức tích lũy thêm vốn từ.

* Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, nâng cao ý thức giáo dục bảo vệ môi trường sống.

II. Đồ dùng dạy - học : - Bảng phụ, từ điển.

III.Các hoạt động dạy - học:

TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

3’

1' 32'

1. Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét.

2. Dạy bài mới

2.1. Giới thiệu: Trực tiếp

2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1(VBT- 49)

- Gọi hs đọc y/c của bài tập

- GV gợi ý cho HS cách làm và cho lớp trình bày miệng.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 2 (VBT-49)

? Bài tập yêu cầu làm gì?

- GV lưu ý HS: Gạch chân từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

? Hãy giải thích các thành ngữ và tục ngữ đó?

Bài 3 (VBT-49) - Gọi hs đọc y/c của bài tập - GV cho lớp trao đổi cặp đôi.

- GV nhận xét, chốt lại.

? Hãy đặt câu với một trong các thành ngữ em vừa tìm được?

- GV nhận xét, chốt câu đúng ngữ pháp.

Bài 4(VBT-49)

- 2HS làm BT2 – VBT giờ trước.

- Lớp chữa bài, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Vài HS phát biểu.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

(ý b: Tất cả … không do con người…)

- HS nêu.

- Lớp làm VBT, 1HS làm bảng phụ.

- HS chữa bài,nhận xét.

( thác, ghềnh, gió, bão, nước, đá, khoai, đất, mạ )

- HS lần lượt giải thích.

- 1HS đọc yêu cầu

- HS trao đổi và làm vở.

- Đại diện 4 cặp nối tiếp trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS đặt câu.

(10)

4'

- Gọi hs đọc y/c của bài tập

- gv chia lớp làm 5 nhóm và phát bảng phụ cho một nhóm..

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

? Mỗi em đặt 1 câu với các từ ngữ vừa tìm được?

3. Củng cố, dặn dò:

? Hãy kể những từ ngữ em biết về chủ đề là “Thiên nhiên” ?

?Em thấy môi trường thiên nhiên ở Việt Nam như thế nào?

*Những người VN cần phải làm gì để bảo vệ môi trường thiên nhiên ở quê hương mình?

- GV nhận xét giờ học.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Các nhóm thảo luận và làm vở, 1 nhóm làm bảng phụ.

- Lớp nhận xét, chữa bài..

- HS đặt câu và nêu, nhận xét.

- HS nêu.

- HS tự trả lời theo ý hiểu của mình.

- Về nhà chuẩn bị giờ sau.

********************************************

Địa lí

TIẾT 8: DÂN SỐ NƯỚC TA

I. Mục tiêu:

- Biết sơ lược dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam:

+ VN thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới.

+ Dân số tăng nhanh.

- Biết được tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây khó khăn đối việc đảm bảo các nhu cầu học hành chăm sóc, y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế

- Sử dụng bảng só liệu, biểu đồ để nhận biết nột số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số.

- Ý thức về sự cần thiết của việc sinh ít con trong 1 gia đình.

* HS biết một số đặc điểm về dân số, môi trường, tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển dân số ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á năm 2004.

Biểu đồ tăng dân số.

+ HS: Sưu tầm tranh ảnh về hậu quả của tăng dân số nhanh.

III. Các hoạt động:

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’

1’

1. Bài cũ:

- Nhận xét đánh giá.

2. Giới thiệu bài mới: “Tiết địa lí hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về

- Nêu những đặc điểm tự nhiên VN.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nghe.

(11)

8’

8’

8’

6’

3’

dân số nước ta”.

3.Các hoạt động:

Hoạt động 1: Dân số

+ Tổ chức cho học sinh quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam á năm 2004và trả lời:

- Năm 2004, nước ta có số dân là bao nhiêu?

- Số dân của nước ta đứng hàng thứ mấy trong các nước ĐNá?

 Kết luận: Nước ta có diện tích trung bình nhưng lại thuộc hàng đông dân trên thế giới.

Hoạt động 2: Gia tăng dân số - Cho biết số dân trong từng năm của nước ta.

- Nêu nhận xét về sự gia tăng dân số ở nước ta?

 Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn một triệu người .

Hoạt động 3: ảnh hưởng của sự gia tăng dân số nhanh.

- Dân số tăng nhanh gây hậu quả như thế nào?

 Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

Hoạt động 4: Củng cố.

+ Yêu cầu học sinh sáng tác những câu khẩu hiệu hoặc tranh vẽ tuyên truyền, cổ động KHHGĐ.

+ Nhận xét, đánh giá.

4. Tổng kết - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- y/c hs về xem trước bài học giờ sau

+ Học sinh, trả lời và bổ sung.

- 78,7 triệu người.

- Thứ ba.

+ Nghe và nhắc lại.

+ Học sinh quan sát biểu đồ dân số và trả lời.

- 1979 : 52,7 triệu người - 1989 : 64, 4 triệu người.

- 1999 : 76, 3 triệu người.

- Tăng nhanh bình quân mỗi năm tăng trên 1 triệu người.

+ Liên hệ dân số địa phương: Quảng Ninh, Đông Triều

Thiếu ăn Thiếu mặc Thiếu chỗ ở

Thiếu sự chăm sóc sức khỏe Thiếu sự học hành…

+ Học sinh thảo luận và tham gia.

+ Lớp nhận xét.

****************************************

Ngày soạn: Chủ nhật, ngày 22/10/2017 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 25/10/2017 Dạy buổi chiều

(12)

Tập đọc

TIẾT 16: TRƯỚC CỔNG TRỜI

I .Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cản xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc (trả lời các câu hỏi 1, 3, 4; thuộc lòng những câu thơ mà em thích)

- GD hs tình yêu thiên nhiên, tự hào trước vẻ đẹp thiên nhiên.

* GD quyền trẻ em và giới: Quyền được tự hào về cảnh đẹp quê hương.

- Bổn phận giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá quê hương.

II.Đồ dùng dạy - học:

Bảng phụ, tranh SGK

III.Các hoạt động dạy - học:

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

1' 10'

13'

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV nhận xét.

B.Dạy học bài mới:

1.Giới thiệu: Trực tiếp

2.HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc:

- GV hướng dẫn chia đoạn đọc.

- GV kết hợp sửa phát âm.

- GV kết hợp giải nghĩa từ.

- Gv kết hợp hd đọc câu dài - GV đọc mẫu diễn cảm.

b. Tìm hiểu bài:

? Vì sao đặc điểm tả trong bài thơ được gọi là cổng trời?

- GV giảng: Nhìn thấy một khoảng trời lộ ra có mây bay, gió thoảng, cổng lên trời.

? Hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài?

? Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh nào? Vì sao?

? Điều gì khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?

- 2HS đọc bài “Kì diệu rừng xanh” và nêu ND chính của bài

- Lớp nhận xét.

- 3HS nối tiếp đọc lần 1.

- 3HS nối tiếp đọc lần 2.

- 3HS nối tiếp đọc lần 3 - 1HS đọc lại cả bài.

- Lớp theo dõi

* Lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận và trả lời câu hỏi SGK, GV cố vấn - Đó là một đèo cao giữa hai vách đá.

- Không gian mênh mông, rừng cây ngút ngàn, vạt nương, …thác nước, đàn dê …như bước vào cõi mơ.

- HS phát biểu theo cảm nhận.

- Đựơc ấm lên bởi có hình ảnh con người.

*Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng cao và cuộc sống thanh

(13)

8'

3’

?Bài văn đã cho em cảm nhận điều gì?

c.Đọc diễn cảm và học thuộc lòng:

- GV nêu giọng đọc toàn bài.

- GV treo bảng đoạn 2 và đọc mẫu.

- GV nhận xét.

C.Củng cố,dặn dò:

Qua bài này em học tập gì ở tác giả ?

* GD quyền trẻ em và giới:

- Quyền được tự hào về cảnh đẹp quê hương.

- Bổn phận giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá quê hương.

- GV nhận xét giờ học

bình trong lao động của đồng bào các dân tộc

- 2 Hs nhắc lại ND chính của bài - 3HS đọc nối tiếp, nêu giọng đọc của đoạn

- HS nêu cách đọc.

- Vài HS đọc diễn cảm.

- Lớp luyện đọc trong nhóm 4 em.

- HS thi đọc cả bài.

- HS HTL.

- 3 tổ cử 3 em thi đọc.

- Lớp nx

- HS nêu.

- Về nhà đọc bàivà chuẩn bị giờ sau.

*****************************************

Toán

TIẾT 38: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Giúp HS biết - So sánh 2 số thập phân.

- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.

- Rèn tính chính xác, cẩn thận.

II. Đồ dùng dạy- học : - Bảng phụ, SGK

III. Các hoạt động dạy -học:

TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

4’

1 32’

1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS làm bài 1,2.

? Muốn so sánh 2 STP ta làm ntn?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 2.2. Luyện tập

- 2 HS làm bài 1,2 vbt

- Lớp trả lời câu hỏi, nhận xét.

- HS chữa bài ở bảng.

(14)

3’

Bài 2(SGK- 43): Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.

? Để xếp được các số thập phân đó ta làm ntn?

- GV nhận xét.

Bài 3(SGK-43): Tìm chữ số x biết:

? Bài yêu cầu ta làm gì?

- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng.

? Làm thế nào em em xếp được các số đó?

Bài 4 (SGK-43): Tìm số tự nhiên x biết:

? X là số như thế nào?

- GV yêu cầu lớp làm vở.

- GV nhận xét.

? Vì sao em tìm được STN đó?

Bài 1(SGK-43): Điền dấu >, <, = : - GV cho lớp chơi TC: Điền dấu nhanh.

- GV treo 3 bảng phụ.

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng, tuyên dương nhóm làm tốt và nhanh nhất.

3. Củng cố, dặn dò

- GV hệ thống nội dung bài - GV nhận xét giờ học.

- 1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- HS trả lời, lớp nhận xét.

-1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Lớp nhận xét.

4,23 ; 4,32 ; 5,3 ; 5,7 ; 6,02.

- Tìm chữ số x chưa biết.

- Lớp trao đổi và làm vở, 1 cặp làm bảng phụ.

- Chữa bài.

x = 0 - HS nêu cách làm.

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- X là một số tự nhiên.

- Lớp làm BT, 2HS làm bảng phụ.

- Treo bảng, chữa bài.

a) x = 1 ; b) x = 65.

- HS nêu cách làm.

- 1HS đọc yêu cầu.

- Lớp chia 3 đội chơi.

- HS trong đội lần lượt thi điền dấu vào chỗ chấm.

- Lớp nhận xét kết quả.

( > ; < ; = ; > )

- Về nhà làm BT ở VBT. Chuẩn bị giờ sau.

******************************************

Hoạt đ ộng ngoài giờ Bồi dưỡng Tiếng Việt

LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH

I. Mục tiêu:

- Học sinh biết dựa vào dàn ý đã lập để trình bày miệng một bài văn tả cảnh.

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói miệng.

- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.

II. Chuẩn bị: Nội dung bài.

(15)

- Học sinh ghi lại những điều đã quan sát được về vườn cây hoặc cánh đồng.

III. Hoạt động dạy - học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Kiểm tra:

- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

a)Hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh dàn bài

- Giáo viên chép đề bài lên bảng.

- Cho HS nhắc lại yêu cầu của đề bài - Cho một học sinh nhắc lại dàn ý đã lập ở tiết học trước.

- Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng.

* Gợi ý về dàn bài : Mở bài:

Giới thiệu vườn cây vào buổi sáng . Thân bài :

* Tả bao quát về vườn cây.

- Khung cảnh chung, tổng thể của vườn cây (rộng, hẹp ; to, nhỏ ; cách bố trí của vườn).

* Tả chi tiết từng bộ phận :

- Những luống rau, gốc cây, khóm hoa, nắng, gió, hình ảnh mẹ đang làm việc trong vườn cây.

Kết bài : Nêu cảm nghĩ về khu vườn.

b)HS trình bày bài miệng.

- Cho học sinh dựa vào dàn bài đã chuẩn bị tập nói trước lớp.

- Gọi học sinh trình bày trước lớp.

- Cho Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét .

- Gọi một học sinh trình bày cả bài.

- Bình chọn bày văn, đoạn văn hay.

3.Củng cố dặn dò :

- Giáo viên nhận xét, hệ thống bài.

- Dặn học sinh chuẩn bị cho bài sau.

- HS nêu.

Đề bài : Tả quang cảnh một buổi sáng trong vườn cây (hay trên một cánh đồng).

- HS nhắc lại yêu cầu của đề bài

- Học sinh nhắc lại dàn ý đã lập ở tiết học trước.

- HS đọc kỹ đề bài.

- Học sinh trình bày trước lớp.

- Học sinh nhận xét

- Một học sinh trình bày cả bài

- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau

***********************************************

Ngày soạn: Thứ hai, ngày 23/10/2017 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 26/10/2017 Dạy buổi sáng

(16)

Toán

TIẾT 39: LUYÊN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu:

Biết:

- Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân.

- GD hs ý thức tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Bảng phụ, SGK, VBT

III. Các hoạt động dạy - học:

TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

4’

1' 32’

1. Kiểm tra bài cũ:

- GV nhận xét.

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 2.2. luyện tập:

* Ôn tập kiến thức:

(1) Rèn kĩ năng đọc các số thập phân.

(2) Rèn kĩ năng viết các số thập phân.

(3) Rèn kĩ năng so sánh các số t.phân

* Làm bài tập:

Bài 1(SGK- 43): Đọc các số thập phân sau đây:

- GV treo bảng phụ viết bài 1.

- GV nhận xét, chốt lại cách đọc đúng.

? Để đọc được các số thập phân đó ta đọc phần nào trước, phần nào sau?

Bài 2(SGK-43): Viết các số thập phân:

? Khi viết số thập phân ta viết phần nào trước, phần nào sau?

- GV nhận xét.

Bài 3(SGK-43): Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn.

- GV cho lớp chơi TC: Xếp nhanh theo thứ tự từ bé đến lớn.

- GV treo 3 bảng phụ.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương nhóm làm tốt và nhanh nhất.

Bài 4(SGK-43): Tính bằng cách thuận

- 2 HS làm bài 3,4 (VBT- 49).

- HS chữa bài ở bảng.

- 1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- Hs nt đọc, lớp nhận xét.

- HS nêu cách đọc.

- 1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- HS nêu cách viết.

-1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Lớp nhận xét.

a) 5,7 ; b) 32,85 ; c) 0,01 ; d) 0,034.

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- Lớp chia 3 đội chơi.

- HS trong đội lần lượt thi gắn nhanh thẻ chữ theo thứ tự.

- Lớp nhận xét kết quả.

41,538 ; 41,835 ; 42,358 ; 42,538.

(17)

3’

tiện nhất:

? Bài yêu cầu ta làm gì?

- GV nêu lại y/c không cần tính bằng cách thuận tiện nhất và y/c hs chỉ cần làm phần b

- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng.

? Em hãy trình bày cách làm của mình cho lớp xem?

3. Củng cố, dặn dò:

- Hệ thống nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học.

- Tính bằng cách thuận tiện nhất.

- Lớp trao đổi và làm vở, 1 cặp làm bảng phụ.

- Chữa bài.

- HS nêu cách làm.

- Về nhà làm BT ở VBT.Chuẩn bị giờ sau.

*********************************************

Tập làm văn

TIẾT 15: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I . Mục tiêu:

- Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần: mở bài, thânn bài, kết bài.

- Dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.

- HS ham thích viết văn.

* GDTNMTB&HĐ: Gợi ý cho hs tả cảnh biển, đảo theo chủ đề cảnh đẹp quê hương em.

II. Đồ dung dạy - học:

- Tranh ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước, giấy khổ to và bút dạ III. Các hoạt động dạy- học:

TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS

3’

2’

32’

1. Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét.

2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài : Nêu nhiệm vụ giờ học

2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1

Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em:

- GV gợi ý: Dựa kết quả quan sát, lập ý chi tiết đủ 3 phần là mở bài, thân bài, kết bài. Tham khảo bài: “Quang

- 2HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước giờ trước làm.

- HS nghe và xác định nhiệm vụ học tập

- 1HS đọc yêu cầu.

(18)

3’

cảnh làng mạc ngày mùa” và “Hoàng hôn trên sông Hương”.

- Chia lớp 5 nhóm, phát bảng phụ cho các nhóm.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.

Bài tập 2

Dựa vào dàn ý đã lập hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em:

* GDTNMTB&HĐ: Gợi ý cho hs tả cảnh biển, đảo theo chủ đề cảnh đẹp quê hương em.

- GV nhắc nhở HS: Nên chọn một đoạn trong thân bài để chuyển thành đoạn văn.

? Em chọn đoạn nào để viết đoạn văn?

? Mỗi đoạn có một câu ntn?

? Các câu trong đoạn sẽ phải thế nào?

? Đoạn văn đó phải ra sao?

- Quan sát giúp đỡ các em còn lúng túng.

- Nhận xét bài làm của học sinh 3. Củng cố - dặn dò:

? Khi viết bài văn tả cảnh cần chú ý viết ntn để bài văn sinh động?

- Nhận xét giờ học

- HS nhắc lại các phần cần phải làm là:

+ Mở bài:…

+ Thân bài:…

+ Kết bài:…

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện các nhóm dán bảng.

- Lớp nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- HS nghe giảng.

- HS nêu đoạn mình chọn.

- Câu mở đầu bao trùm của đoạn.

- Cùng làm nổi bật ý đó.

- Có hình ảnh, thể hiện được cảm xúc của người viết.

- Học sinh viết đoạn văn của mình.

- Học sinh lần lượt trình bày bài viết trước lớp.

- Lớp bình chọn bài viết hay nhất.

- Vài HS nêu.

- Chuẩn bị giờ sau.

*******************************************

Dạy buổi chiều

Luyện từ và câu

TIẾT 16: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA

I .Mục tiêu:

- Phân biệt được từ đồng âm với nhiều nghĩa (BT1) .

- Biết đặt câu để phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa (BT3).

- GD hs ý thức tích cực học tập

(19)

II.Đồ dùng dạy - học:

Bảng phụ, VBT

III.Các hoạt động dạy -học:

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

1' 31’

3’

A. Kiểm tra bài cũ:

? Hãy lấy VD về 2 từ đồng âm và đặt câu để phân biệt 2 từ đồng âm?

- GV nhận xét.

B. Dạy học bài mới:

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp 2.HDHS làm bài tập :

Bài 1

- Gọi hs đọc y/c của bài tập

? Từ đồng âm là từ ntn?

? Thế nào gọi là từ nhiều nghĩa?

- GV chia lớp làm 6 nhóm và phát bảng phụ.

- GV nhận xét,chốt lời giải đúng.

Bài 3(VBT-53)

- GV yêu cầu HS tự làm.

? Mỗi em đặt 1 câu với các từ ngữ vừa tìm được?

- GV nhận xét, chốt câu đúng C.Củng cố,dặn dò:

? Em có nhận xét gì về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?

- GV nhận xét giờ học.

- 2HS viết bảng, lớp nêu miệng.

- Lớp chữa bài, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- 3 HS nối tiếp đọc yêu cầu.

- Vài HS phát biểu, nhận xét.

- Các nhóm thảo luận - Treo bảng, chữa bài.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

a) Nhiều nghĩa: 1-3; đồng âm với 2.

b) Nhiều nghĩa: 2- 3; đồng âm với 1.

c) Nhiều nghĩa: 1-3; đồng âm với 2.

- 1HS đọc yêu cầu

- 3 HS làm bảng, lớp làm vở.

- HS nối tiếp trình bày câu của mình.

- Lớp nhận xét sau đó chữa bài ở bảng.

- HS nêu.

- Về nhà chuẩn bị giờ sau.

*******************************************

Khoa học

TIẾT 16: PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS

I. Mục tiêu:

-Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS.

- Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS.

II. Các KNS cơ bản được giáo dục:

- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS.

- Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức, hoàn thành công việc liên quan đến triển lãm.

III.Đồ dùng dạy- học:

Thông tin và hình SGK, sưu tầm tranh ảnh.

(20)

IV.Các hoạt động dạy- học:

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

27’

2’

A.Kiểm tra bài cũ

? Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A làgì?

? Bệnh vêm gan A lây truyền qua đường nào?

- GV nhận xét.

B. Dạy học bài mới:

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp

2. Các hoạt động dạy học

a)Hoạt động 1:TC “Ai nhanh, ai đúng”.

- GV chia lớp làm 6 nhóm và phát giấy khổ như SGK -34

- GV yêu cầu các nhóm thi xem nhóm làm nhanh thì dán bảng.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.

*Kết luận:Mọi người đều có thể bị nhiễm HIV, bệnh do một loại vi rút xâm nhập vào cơ thể lây qua 3 đường…

b)Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin, tranh ảnh triển lãm.

- GV yêu cầu lớp đọc thông tin và quan sát hìnhtrong SGK.

? Tìm xem thông tin nào nói về cách phòng tránh HIV/AIDS ? Thông tin nào nói về cách phát hiện người nhiễm HIV?

? Theo em có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu?

*Kết luận : Để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu thì không nên dùng chung bơm kim tiêm…

C.Củng cố,dặn dò:

? HIV có thể lây qua những đường nào?

? Nhũng ai có thể bị nhiễm HIV?

- GV nhận xét giờ học.

- 2HS trả lời.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- Các nhóm cử một bạn vào trong ban giám khảo.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Ban giám khảo nhận xét, chấm xem nhóm nhanh và đúng.

1- c ; 2 – b ; 3 – d ; 4 – e ; 5 – a.

- HS lắng nghe.

- Lớp đọc thầm SGK và quan sát tranh.

- HS trả lời.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe

- HS nêu.

- Về nhà chuẩn bị giờ sau.

(21)

******************************************

Ngày soạn: Thứ ba, ngày 24/10/2017 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 27/10/2017 Dạy buổi chiều

Toán

TIẾT 40: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN

I. Mục tiêu:

- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản) - Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm bài

II. Đồ dùng dạy - học : - Bảng phụ, SGK

III.Các hoạt động dạy- học:

TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

4’

1' 32’

1. Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét.

2. Day bài mới

2.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2. Nội dung

a) Ôn lại hệ thống đo độ dài

? Hãy nhắc lại các đơn vị đo độ dài lần lượt từ lớn từ lớn đến bé ?

? 1km bằng bao nhiêu hm?

? 1hm bằng bao nhiêu km?

*Tương tự: 1m = … dm ? 1dm = …m ?

? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề?

- GV yêu cầu lớp đổi các đơn vị đo:

1km = … m 1m = … km.

1m = … cm 1cm = … m.

1m = … mm 1mm = … m

- GV nhận xét, chốt lại.

b) Ví dụ:

*VD1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- 2 HS làm bài 2,3 (VBT).

- HS chữa bài ở bảng.

- Là: km; hm; dam; m; dm; cm; mm.

- 1km = 10hm.

- Có 1hm = 101 km = 0,1km.

- HS nêu.

- Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau bằng 101 ( hay 0,1 ) đơn vị liền trước nó.

- 2HS làm bảng, lớp làm nháp.

- Lớp chữa bài.

1km = 1000m. 1m =

1000 1 km.

1m = 100cm. 1cm = 1001 m.

1m = 1000mm. 1mm = 10001 m.

- 1HS đọc ví dụ.

(22)

3’

6m 4dm = …m.

? Hãy nêu cách làm?

? Vậy 6m 4dm bằng bao nhiêu?

*VD2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

3m 5cm = … m.

- GV treo bảng phụ viết:

8dm 3cm = … dm.

8m 23cm = … m.

8m 4cm = … m.

3. Thực hành

Bài tập 1:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

- Lưu ý: Viết thành hỗn số sau đó viết là số thập phân vào bài.

- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.

- GV nhận xét.

Bài tập 2 :Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:

? Bài yêu cầu ta làm gì?

? Em hãy nêu cách viết 3m 4dm dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét?

- GV nhận xét, chốt cách làm

Bài tập 3 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

- GV cho lớp chơi TC.

- GV treo bảng phụ và hô :“Bắt đầu”

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng, tuyên dương nhóm làm tốt.

- HS trao đổi theo bàn và phát biểu.

6m 4dm = 6104 m = 6,4m - Vậy: 6m4dm = 6,4m.

( Hướng dẫn làm tương tự VD1) - HS nêu nhanh cách làm và kết quả.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- Lớp làm vở, 2 HS làm bảng phụ.

- Chữa bài.

a) 8106 m = 8,6m.

b) 2102 dm = 2,2m.

c) 31007 m = 3,07m.

d) 2310013 m = 23,13m.

- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.

- HS nêu cách làm, 2HS làm bảng.

- Treo bảng, chữa bài.

a) 3m 4dm = 3,4m;

2m5cm = 2,05m;

21m 36cm = 21,36m b) 8dm 7cm = 8,7dm;

4dm32mm = 4,3dm 73mm = 0,73dm - 1HS đọc yêu cầu.

- Lớp chia 3 đội chơi.

- HS trong đội lần lượt điền số thích hợp chỗ chấm, thi đua tìm đội tìm nhanh.

- Lớp nhận xét kết quả.

a)5,302km. b) 5,075km.

c) 0,302km.

- Về nhà làm BT ở VBT.Chuẩn bị giờ

(23)

3. Củng cố, dặn dò

- GV hệ thống nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học.

sau.

***********************************************

Tập làm văn

TIẾT 16: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (

DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI ) I. Mục tiêu:

- Nhận biết và nêu được cách viết 2 kiểu mở bài : mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp.

- Phân biệt được hai cách kết bài : kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng, viết được kiểu mở bài gían tiếp, đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.

II. Đồ dung dạy - học:

- Giấy khổ to và bút dạ.

III. Các hoạt động dạy - học:

TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

3’

1' 32’

1. Kiểm tra bài cũ

? Hãy trình bày phần thân bài của bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương?

- GV nhận xét.

2. Dạy bài mới 2.1. Giới thiệu bài : Nêu nhiệm vụ giờ học

2.2. Hướng dẫn làm bài tập

Bài tập 1: Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp:

? Thế nào là mở bài trực tiếp trong bài văn tả cảnh?

? Thế nào là mở bài gián tiếp?

- GV: Muốn có một bài văn tả cảnh hay, hấp dẫn người đọc, các em cần đặc biệt quan tâm đến phần mở bài.

Phần này là phần gây bất ngờ, tạo sự chú ý của người đọc.

- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.

- 2 HS đọc đoạn viết giờ trước làm.

- Lớp nhận xét.

- HS nghe và xác định nhiệm vụ học tập

- 1HS đọc yêu cầu.

- Là giới thiệu ngay cảnh định tả.

- Là nói chuyện khác rồi dẫn vào đối tượng định tả.

- HS trao đổi và làm vào vở.

- Đại diện các cặp trả lời.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

(24)

3’

? Đoạn nào là mở bài trực tiếp, đoạn nào là mở bài gián tiếp? Vì sao em biết điều đó?

? Em thấy kiểu bài nào tự nhiên, hấp dẫn hơn?

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài tập 2: Hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa kết bài mở rộng và không mở rộng.

? Thế nào là kiểu kết bài tự nhiên?

? Kiểu kết bài mở rộng?

- GV chia lớp làm 5 nhóm và phát bảng phụ cho các nhóm.

- GV chốt lời giải đúng.

? Em có nhận xét gì về sự giống và khác nhau của 2 kết bài đó?

? Em thấy kiểu kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn?

Bài tập 3: Hãy viết đoạn mở bài trực tiếp và kếtbài mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em:

- GV nhắc nhở HS: Nên viết đoạn mở đầu và kết bài văn miêu tả cảnh vật. Khi viết đoạn mở bài có thể liên hệ đến những cảnh đẹp của đất nước rồi đến cảnh đẹp của địa phương.

- GV yêu cầu lớp làm việc cá nhân, phát bảng phụ cho 2HS.

- Quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.

- Nhận xét bài làm của học sinh, cho điểm.

3. Củng cố - dặn dò

+ Đoạn a là mở bài theo kiểu trực tiếp vì giới thiệu ngay con đường sẽ tả là đường Nguyễn Trường Tộ.

+ Đoạn b mở bài theo kiểu gián tiếp.

+ HS tự trả lời.

- 1 học sinh đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- Cho biết kết thúc của bài tả cảnh.

- Là nói lên tình cảm, cảm xúc của mình và có lời bình luận thêm về cảnh vật định tả.

- Các nhóm thảo luận

- Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét cho nhau.

- Giống: đều nói lên tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của tác giả với con đường.

- Khác: kết bài theo kiểu tự nhiên khẳng định con đường là người bạn quý… Kết bài theo kiểu mở rộng vừa nói về tình cảm yêu quý con đường ca ngợi công ơn của các cô bác thể hiện tình cảm yêu quý con đường của các bạn nhỏ.

- Kết bài theo kiểu mở rộng hay hơn, hấp dẫn người đọc hơn.

- 1HS đọc yêu cầu.

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Học sinh lần lượt trình bày bài viết trước lớp.

- 2 HS treo bảng, nhận xét.

- Lớp bình chọn bài viết hay nhất.

(25)

- GV hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học

- Chuẩn bị giờ sau.

**********************************************

Sinh hoạt lớp

A. An toàn giao thông

Bài 4: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông

I .Mục tiêu:

- HS hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây ra TNGT

- HS vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây TNGT -Có ý thức chấp hành luật GT

II. Chuẩn bị :

- Chuẩn bị các câu chuyện về ATGT

- Chuẩn bị một số bức tranh vẽ các tình huống sang đường an toàn và không an toàn.

III. Hoạt động dạy - học:

Hoạt động dạy

Hoạt động1 : Tìm hiểu nguyên nhân một TNGT

-GV đọc mẩu tin về TNGT

GV phân tích những nguyên nhân và những yếu tố gây ra một vụ TNGT

*GV KL: Hằng ngày đều có các tai nạn giao thông xảy ra . Nếu có các tai nạn giao thông cần biết rõ nguyên nhân để biết cách rút ra kinh nghiệm phòng tránh TNGT

Hoạt động 2: Thử xác định nguyên nhân gây ra TNGT

-Yêu cầu 1 số HS kể các câu chuyện về TNGT mà em biết

- Yêu cầu HS phân tích nguyên nhân của những câu chuyện đó

*GV KL :Nguyên nhân chính là do người tham gia giao thông không thực hiện đúng các quy định về

ATGT .Những điều ta học được về ATGT ở nhà trường để giúp chúng ta có hiểu biết về cách đi trên đường đúng theo quy định . Ta cần ghi nhớ và thực hiện đúng để đảm bảo ATGT

-Ngoài những nguyên nhân trên thì tốc độ cũng là một nguyên nhân gây ra

Hoạt động học

-HS lắng nghe

-HS kể

-HS phân tích

-HS lắng nghe

(26)

TNGT do vậy khi điều khiển bất cứ một phương tiện nào cũng cần phải đảm bảo tốc độ một cách hợp lí , không được phóng nhanh để tránh TNGT

III .Củng cố dặn dò -GVnhận xét tiết học

-HS lắng nghe và về nhà vận động mọi người cùng ngiêm chỉnh chấp hành luật ATGT

**************************************

B. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN 8 I. Mục tiêu:

- Hs nắm được ưu – nhược điểm các hoạt động trong tuần.

- Đề ra phương hướng phấn đấu đến tuần sau.

- GD cho HS ý thức tự giác, tinh thần phê và tự phê.

II. Nội dung sinh hoạt:

- GV đưa ra nội dung sinh hoạt

- Lớp trưởng nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần.

- Gv nhận xét bổ sung 1.Nề nếp:

- Có đủ sách vở, đồ dùng học tập.

- Duy trì tỉ lệ chuyên cần đạt 100%.

- Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp.

- Có ý thức cao trong các giờ truy bài.

- Chữ viết của một số em có tiến bộ. Kĩ năng tính toán có nhiều tiến bộ.

- Trong các giờ thể dục giữa giờ xếp hàng nhanh nhẹn, tập tương đối tốt.

- Truy bài 15’ đầu giờ chưa nghiêm túc: Tuấn Anh,Phú.

2.Học tập

- Các em học bài và làm bài tương đối đầy đủ, có ý thức hăng hái phát biểu xây dựng bài: Giang, T.Tú,Khánh, Cung.

- Tuy nhiên vẫn còn 1 số em chưa chuẩn bị bài và học bài: Tuấn, Ngọc,T. Anh 3.Lao động vệ sinh:

- Quét dọn vệ sinh xung quanh lớp học, sân trường sạch sẽ - Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ.

- Học sinh tham gia đầy đủ các hoạt động của trường lớp đề ra.

III. Phương hướng tuần sau:

1. Nề nếp:

- Tiếp tục duy trì độ chuyên cần, đi học đầy đủ và đúng giờ

- Thực hiện xếp hàng ra vào lớp , đọc 5 điều Bác Hồ dạy, Hát đầu giờ.

- Thực hiện giờ truy bài 15’ đầu giờ nghiêm túc hơn.

2. Học tập

- Hs học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

- Trong lớp chú ý vào bài giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài 3. Lao động vệ sinh:

- Thực hiện quét dọn vệ sinh xung quanh lớp học, sân trường sạch sẽ theo đúng quy định

- Vệ sinh cá nhân quần áo sạch sẽ, gọn gàng.

4. Các hoạt động khác:

(27)

Tiếp tục tham gia đầy đủ các hoạt động do trường lớp đề ra

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Những điều đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống trên Trái Đất hiện nay là: sự khai thác quà đà nguồn tài nguyên thiên nhiên của con người, biến đổi khí

Thế nào là kết bài không mở rộng trong bài văn miêu tả đồ vật. Kết bài không mở rộng dừng lại đoạn kết bài miêu tả đồ vật và không

Và một lần nữa, Tố Hữu đã đưa người đọc cảm nhận một cách chân thực nhất về cuộc sống kháng chiến cùng tâm hồn lạc quan của những người lính bộ đội cụ Hồ chân chất, thật

Nắm vững 2 cách kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.. Viết được kết bài cho bài văn miêu tả

Bước đầu biết viết đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng.... Chú bé thả diều

2.Kĩ năng: Viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3).. 3.Thái độ: Có ý thức chịu khó qs, yêu

b)Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm gắn với những cảnh vật của quê hương. Đây là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè. Kia là triền

Ý kiến của Tròn là đúng. Vì mọi số nguyên đều có thể viết được phân số với tử số là chính nó, mẫu số là 1.. Viết phân số biểu thị phần tô màu trong mỗi hình bên. Viết