• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - THPT Nguyễn Khuyến Lê Thánh Tông TP HCM - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - THPT Nguyễn Khuyến Lê Thánh Tông TP HCM - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

/

Trang 1

SỞ GDĐT TP HỒ CHÍ MINH THPT NGUYỄN KHUYẾN – LÊ

THÁNH TÔNG (Đề thi có 04 trang) (40 câu trắc nghiệm)

ĐỀ THI ĐỊNH KỲ NĂM HỌC 2021-2022

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề)

Mã đề 014 Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 1: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ nitron. B. Tơ capron. C. Tơ axetat. D. Tơ tằm.

Câu 2: Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch H2SO4 loãng?

A. Mg. B. Al. C. Cu. D. Fe.

Câu 3: Chất béo là trieste của glixerol với các.(1). gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. Cụm từ điền vào (1) là

A. axit no, đơn chức. B. axit béo. C. etylen glicol. D. chất béo.

Câu 4: Cho 200 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là

A. 0,25M. B. 0,50M. C. 2,5M. D. 1,0M.

Câu 5: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất?

A. Cu. B. Ag. C. Au. D. Al.

Câu 6: Polisaccarit X là chất rắn, màu trắng, dạng sợi. Trong bông nõn có gần 98% chất X. Chất X là A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. glucozơ. D. tinh bột.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 5,08. B. 6,5. C. 16,25. D. 12,7.

Câu 8: Chất nào sau đây là tripeptit?

A. Gly–Gly–Gly–Ala. B. Gly–Ala.

C. Ala–Ala–Gly. D. Ala–Ala–Gly–Gly.

Câu 9: Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=CH2. B. CH2=CH–CH3. C. CH2=CH–Cl. D. CH3–CH3.

Câu 10: Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam etyl fomat bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 6,8. B. 3,4. C. 8,2. D. 4,6.

Câu 11: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Tên gọi của X là

A. glucozơ. B. fructozơ. C. sobitol. D. saccarozơ.

Câu 12: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột.

Câu 13: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X ở thể lỏng. Kim loại X là

A. Hg. B. Pb. C. W. D. Cr.

Câu 14: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

A. Anilin. B. Glixerol. C. Axit axetic. D. Etylamin.

Câu 15: Thủy phân este CH3CH2COOCH3, thu được ancol có công thức là

A. CH3OH. B. CH3CH2CH2OH. C. CH3CH2OH. D. CH3CH(OH)CH3.

(2)

/

Trang 2

Câu 16: Cho 13,5 gam amin bậc hai tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 24,45 gam muối. Giá trị của V là

A. 100. B. 320. C. 200. D. 400.

Câu 17: Polime X được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. Khi đốt cháy hoàn toàn X thu được sản phẩm có chứa N2. Vậy polime X là

A. poliacrilonitrin. B. nilon–6,6.

C. poli(etilen–terephtalat). D. cao su buna–N.

Câu 18: Thu phân 0,01 mol saccarozơ với hiệu suất 75% trong môi trường axit, thu được dung dịch X.

Trung hòa dung dịch X rồi cho phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag.

Giá trị của m là

A. 2,16. B. 4,32. C. 3,24. D. 1,62.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Dung dịch protein có phản ứng màu biure. B. Glyxin là hợp chất có tính lưỡng tính.

C. Phân tử Gly–Ala–Glu có bốn nguyên tử oxi. D. Etylamin có công thức CH3CH2NH2.

Câu 20: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. C2H3COOC2H5. D. HCOOC2H5.

Câu 21: Kim loại X là nguyên tố ở nhóm VIB, là một kim loại cứng nhất, giòn, có độ nóng chảy cao. Bề mặt kim loại được bao phủ bởi một lớp màng oxit mỏng, có ánh bạc và khả năng chống trầy xước cao.

Kim loại X là

A. Cr. B. W. C. Ag. D. Fe.

Câu 22: Hiện tượng quan sát được khi nhỏ vài giọt dung dịch loãng I2 vào mặt cắt củ khoai lang là A. mặt cắt củ khoai lang có màu xanh tím.

B. mặt cắt củ khoai lang có màu tím.

C. mặt cắt củ khoai lang xuất hiện kết tủa trắng.

D. mặt cắt củ khoai lang có màu xanh tím, sau đó bị mất màu.

Câu 23: Thủy phân este X có công thức phân tử C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z, trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 16. Tên gọi của X là

A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. propyl fomat. D. metyl propionat.

Câu 24: Cho 18 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 8,96. B. 6,72. C. 3,36. D. 5,04.

Câu 25: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,. PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?

A. Acrilonitrin. B. Propilen. C. Vinyl clorua. D. Vinyl axetat.

Câu 26: Este X có công thức phân tử là C4H8O2, X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được muối Y có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của X. Tên gọi của X là

A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. propyl fomat. D. isopropyl fomat.

Câu 27: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là

A. Zn. B. Ag. C. Fe. D. Al.

Câu 28: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4. B. Cho kim loại Al vào dung dịch HNO3 loãng.

C. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl.

Câu 29: Tiến hành sản xuất rượu vang bằng phương pháp lên men rượu với nguyên liệu là 20,16 kg quả nho tươi (chứa 15% glucozơ về khối lượng), thu được V lít rượu vang 13,8°. Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml. Giả thiết trong thành phần quả nho tươi chỉ có glucozơ bị lên men rượu; hiệu suất toàn bộ quá trình sản xuất là 60%. Giá trị của V là

A. 8,4. B. 12,6. C. 7,0. D. 11,6.

(3)

/

Trang 3

Câu 30: Cho 9,8 gam tristearin vào bát sứ đựng 20 ml dung dịch NaOH 40%, đun sôi nhẹ hỗn hợp trong khoảng 30 phút đồng thời khuấy đều. Để nguội hỗn hợp, thu được chất lỏng đồng nhất. Rốt thêm 10 – 15 ml dung dịch NaCl bão hoà vào hỗn hợp, khuấy nhẹ sau đó giữ yên hỗn hợp, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên. Chất rắn màu trắng là

A. natri stearat. B. glixerol. C. natri clorua. D. chất béo.

Câu 31: Thủy phân tinh bột với xúc tác axit hoặc enzim, thu được chất X có ứng dụng làm thuốc tăng lực trong y học. Khi có enzim xúc tác, X trong dung dịch lên men thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A. glucozơ, fructozơ. B. glucozơ, sobitol.

C. glucozơ, etanol. D. saccarozơ, glucozơ.

Câu 32: Cho các loại tơ: tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, tơ visco, tơ lapsan, tơ nilon–

6,6. Số tơ tổng hợp là

A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.

Câu 33: Thủy phân hoàn toàn 8,68 gam tripeptit mạch hở X bằng dung dịch NaOH dư, thu được 12,76 gam muối của các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 8,68 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 14,5. B. 10,12. C. 13,06. D. 16,5.

Câu 34: Hoà tan hoàn toàn 4,8 gam bột Mg vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,56 lít khí X (đktc) và dung dịch Z chứa 31,6 gam muối. Khí X là

A. NO. B. N2O. C. N2. D. NO2.

Câu 35: Cho vào ống nghiệm lần lượt vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, 1 ml dung dịch NaOH 10%. Sau khi phản ứng xảy ra, gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Cho thêm vào đó 2 ml dung dịch glucozơ 1%. Lắc nhẹ ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là

A. kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu xanh lam.

B. trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh khi thêm dung dịch glucozơ.

C. có kết tủa trắng xuất hiện và dung dịch có màu xanh lam.

D. trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa bạc.

Câu 36: Chất X có công thức phân tử C4H14O3N2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thì thu được muối và hỗn hợp Y gồm hai khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

Câu 37: Cho các phát biểu sau:

(1) Nước ép quả nho chín có phản ứng tráng bạc.

(2) Mỡ lợn có chứa chất béo bão hòa (phân tử có các gốc hiđrocacbon no).

(3) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.

(4) Khi làm đậu phụ từ sữa đậu nành có xảy ra sự đông tụ protein.

(5) Vải lụa tơ tằm sẽ nhanh hỏng nếu ngâm, giặt trong xà phòng có tính kiềm.

(6) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.

Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.

Câu 38: Cho 27,4 gam kim loại Ba vào 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và CuSO4 3M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 33,1 gam. B. 56,4 gam. C. 12,8 gam. D. 46,6 gam.

Câu 39: Cho 26,46 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch X.

Cho 200 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 73,26. B. 73,98. C. 77,58. D. 83,58.

(4)

/

Trang 4

Câu 40: Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là

A. FeCl3. B. FeCl2. C. FeCl2, FeCl3. D. CuCl2, FeCl2.

---HẾT---

(5)

/

Trang 5

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1C 2C 3B 4A 5B 6B 7B 8C 9A 10A

11A 12C 13A 14D 15A 16C 17B 18C 19C 20C

21A 22A 23D 24C 25C 26B 27A 28D 29A 30A

31C 32B 33A 34B 35A 36C 37C 38B 39B 40D

Câu 6: Chọn B.

Polisaccarit X là chất rắn, màu trắng, dạng sợi. Trong bông nõn có gần 98% chất X

 X là xenlulozơ (C6H10O5)n.

Thủy phân X, thu được monosaccarit Y  Y là glucozơ.

Phát biểu đúng: Y có tính chất của ancol đa chức.

Câu 18: Chọn C.

nGlucozơ = nFructozơ = 0,01.75% = 0,0075 mol

nAg = 2nGlucozơ + 2nFructozơ = 0,03 mol  mAg = 3,24 gam.

Câu 20: Chọn C.

X có dạng RCOOC2H5

RCOOC2H5 + NaOH  RCOONa + C2H5OH 0,1 0,135

Chất rắn gồm RCOONa (0,1 mol) và NaOH dư (0,035 mol) mrắn = 0,1.(R + 67) + 0,035.40 = 10,8  R = 27: -C2H3 Vậy X là C2H3COOC2H5.

Câu 29: Chọn A.

nC6H12O6 = 20,16.15%/180 = 0,0168 kmol C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2

 nC2H5OH = 0,0168.2.60% = 0,02016 kmol

 V = 0,02016.46/0,8.13,8% = 8,4 lít Câu 30: Chọn A.

(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH  3C17H35COONa + C3H5(OH)3

Chất rắn màu trắng là C17H35COONa (natri stearat), chất này không tan trong dung dịch NaCl bão hòa nên tách ra và nổi lên.

Câu 31: Chọn C.

X và Y lần lượt là glucozơ, etanol:

(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 (Thủy phân) C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2 (Lên men rượu) Câu 32: Chọn B.

Các tơ tổng hợp là: tơ capron, tơ nitron, tơ lapsan, tơ nilon–6,6.

Còn lại tơ tằm là tơ thiên nhiên, tơ xenlulozơ axetat, tơ visco là các tơ bán tổng hợp (nhân tạo) Câu 33: Chọn A.

X + 3NaOH  Muối + H2O Đặt nX = nH2O = x  nNaOH = 3x

Bảo toàn khối lượng: 8,68 + 40.3x = 12,76 + 18x  x = 0,04 X + 2H2O + 3HCl  Muối

x……2x….…3x

 mmuối = mX +

H O2

m + mHCl = 14,5 gam.

Câu 34: Chọn B.

(6)

/

Trang 6

3 2

Mg NO

n = nMg = 0,2 mol

 nNH4NO3 = (mmuối

Mg NO3 2

m )/80 = 0,025 mol nX = 0,025 mol, để tạo 1 mol X cần k mol electron.

Bảo toàn electron: 0,2.2 = 0,025k + 0,025.8  k = 8: X là N2O.

Câu 35: Chọn A.

Hiện tượng quan sát được là kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu xanh lam do glucozơ có nhiều OH kề nhau nên có tính chất của ancol đa chức.

Câu 36: Chọn C.

Chất khí ở điều kiện thường gồm metyl, đimetyl, trimetyl và etyl amin nên có 3 đồng phân thỏa mãn:

(CH3)3NH-CO3-NH4 ; C2H5-NH3-CO3-NH3-CH3 ; (CH3)2NH2-CO3-NH3-CH3. Câu 37: Chọn C.

(1) Đúng, nước ép nho chứa nhiều glucozơ

(2) Đúng, mỡ lợn thể rắn điều kiện thường nên chứa các gốc hiđrocacbon no (3) Đúng, tơ tằm là protein đơn giản, tạo bởi các α-amino axit.

(4) Đúng, protein tan đông tụ thành khối (đậu phụ)

(5) Đúng, lụa tơ tằm có nhóm -CONH- dễ bị thủy phân trong kiềm

(6) Đúng, mùi tanh do một số amin gây ra, giấm (chứa CH3COOH) sẽ tạo muối tan với amin, dễ bị rửa trôi

Câu 38: Chọn B.

Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2

H+ + OH-  H2O Cu + 2OH-  Cu(OH)2 Ba2+ + SO42-  BaSO4

   

4

2 2

2 2

4 BaSO

Cu OH Cu OH

OH H

nBa nSO n 0, 2mol

n 0, 2.2 n 2n n 0,1 mol

    

  m↓ = 56,4 gam.

Câu 39: Chọn B.

Gộp quá trình: Glu, H2SO4 tác dụng với NaOH, KOH nGlu = 0,18 mol;

2 4

nH SO = 0,2 mol; nNaOH = 0,2 mol; nKOH = 0,6 mol Nhận thấy: nNaOH + nKOH = 0,8 > 2nGlu + 2

2 4

nH SO = 0,76 nên kiềm còn dư.

 nH O2 = 0,76 mol Bảo toàn khối lượng:

2 4 2

Glu H SO NaOH KOH r H O

m m m  m m m  mrắn = 73,98g Câu 40: Chọn D.

HCl dư nên Fe2O3 tan hết. Chất rắn không tan là Cu dư.

Fe2O3 + 6HCl  FeCl3 + 3H2O Cu + 2FeCl3  CuCl2 + 2FeCl2 Muối trong X là FeCl2, CuCl2.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Gọi  là bước sóng, trong hiện tượng giao thoa sóng khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng nối hai nguồn là:.. Trong

Cho 8,91 gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH, thu được sản phẩm hữu cơ gồm 0,05 mol hai amin no (đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử

Trong mặt 3 phẳng thẳng đứng đi qua điểm treo và song song với vectơ cường độ điện trường, kéo vật nhỏ theo chiều của vectơ cường độ điện trường sao cho dây treo hợp

Mặt khác, cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ với 234 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu đươc hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon

Cô cạn dung dịch Z thu được hỗn hợp T gồm hai muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, trong đó có 1 muối của axit cacboxylic và 1 muối của

Mặt khác, đun nóng 11,4 gam E với dung dịch NaOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được muối T (có mạch cacbon không phân nhánh) và hỗn hợp hai ancol (đơn

Mặt khác, đun nóng 11,4 gam E với dung dịch NaOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được muối T (có mạch cacbon không phân nhánh) và hỗn hợp hai ancol (đơn

Câu 61: Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90% thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozơ.. Tơ nitron được điều chế bằng phản