• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Lí 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu | Giải VBT Vật lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Lí 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu | Giải VBT Vật lí 9"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu A – HỌC THEO SGK

I - VẬT MÀU TRẮNG, VẬT MÀU ĐỎ, VẬT MÀU XANH VÀ VẬT MÀU ĐEN DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG

C1. + Nếu thấy vật màu trắng thì có ánh sáng trắng truyền từ vật vào mắt.

+ Nếu thấy vật màu đỏ thì có ánh sáng đỏ truyền từ vật vào mắt.

+ Nếu thấy vật màu xanh lục thì có ánh sáng xanh lục truyền từ vật vào mắt.

+ Nếu thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật vào mắt.

Nhận xét:

Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen). Ta gọi đó là màu các vật.

II - KHẢ NĂNG TÁN XẠ ÁNH SÁNG MÀU CÁC VẬT 1. Thí nghiệm và quan sát

Màu của các vật dưới các ánh sáng khác nhau:

(Học sinh tiến hành thí nghiệm quan sát và điền kết quả vào bảng)

2. Nhận xét

Vật màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng màu khác.

C2. Dưới ánh sáng đỏ:

- Vật màu đỏ có màu đỏ. Vậy, nó tán xạ tốt ánh sáng đỏ.

- Vật màu lục có màu gần đen. Vậy, nó tán xạ rất yếu ánh sáng màu đỏ.

- Vật màu trắng có màu đỏ. Vậy, nó tán xạ tốt ánh sáng đỏ.

(2)

- Vật màu đen có màu đen. Vậy, vật nó không tán xạ ánh sáng đỏ.

Dưới ánh sáng màu xanh lục:

- Vật màu đỏ có màu gần đen. Vậy, nó tán xạ rất yếu ánh sáng lục - Vật màu lục có màu xanh lục. Vậy, nó tán xạ tốt ánh lục.

- Vật màu trắng có màu xanh lục. Vậy, nó tán xạ tốt ánh sáng lục.

- Vật màu đen có màu đen. Vậy, vật nó không tán xạ ánh sáng lục.

III - KẾT LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TÁN XẠ ÁNH SÁNG MÀU CỦA CÁC VẬT + Vật có màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng các màu khác.

+ Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.

+ Vật màu đen không có khả năng tán xạ các ánh sáng màu.

IV - VẬN DỤNG

C4. Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu xanh vì chúng tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm ánh sáng trắng của Mặt Trời. Trong đêm tối, ta thấy chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu đến chúng và chúng chẳng có gì để tán xạ.

C5. - Nhìn tờ giấy trắng qua tấm kính đỏ, ta thấy nó có màu đỏ.

Đó là vì ánh sáng đỏ trong chùm ánh sáng trắng truyền qua được tấm kính đỏ, rồi chiếu vào tờ giấy trắng. Tờ giấy trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ. Ánh sáng đỏ này lại truyền qua tấm kính đỏ theo chiều ngược lại, vào mắt ta.

- Nhìn tờ giấy xanh qua tấm kính đỏ, ta thấy nó có màu gần đen Đó là vì tờ giấy xanh tán xạ kém ánh sáng đỏ.

C6. Đặt một vật màu đỏ dưới ánh sáng trắng, ta thấy nó có màu đỏ, vì nó tán xạ tốt ánh sáng đỏ trong chùm sáng trắng.

Đặt một vật màu xanh dưới ánh sáng trắng, ta thấy nó có màu xanh, vì nó tán xạ tốt ánh sáng xanh trong chùm sáng trắng.

B – GIẢI BÀI TẬP

(3)

I - BÀI TẬP TRONG SBT

Câu 55.1 trang 154 VBT Vật Lí 9:

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Mái tóc đen ở chỗ nào cũng là mái tóc đen.

Câu 55.2 trang 155 VBT Vật Lí 9:

Hướng dẫn giải:

a - 3 b - 4 c - 2 d – 1 Câu 55.3 trang 155 VBT Vật Lí 9:

Hướng dẫn giải:

a) Lúc chập tối thì ánh sáng trăng có màu vàng.

b) Người con gái trong câu ca dao tranh thủ lúc trời mát về chiều tối để tát nước. Người con trai đứng trên bờ nhìn thấy ánh trăng phản xạ trên mặt nước trong gàu của cô gái, nên mới có cảm xúc để làm câu thơ nói trên.

Câu 55.4 trang 155 VBT Vật Lí 9:

Hướng dẫn giải:

Nước biển đựng trong một cái cốc thì không có màu xanh mà biển lại có màu xanh vì:

Làm thí nghiệm với hai cốc nước mực như hình 55.1 SBT.

Khi quan sát theo phương ngang thì bề dày của lớp nước tán xạ ánh sáng trong hai cốc là như nhau. Ta thấy màu của nước mực trong hai cốc là xanh như nhau.

Khi quan sát theo phương thẳng đứng thì bề dày của lớp nước mực tán xạ ánh sáng ở cốc vơi nhỏ hơn bề dày của lớp nước mực tán xạ ánh sáng ở cốc đầy. Ta thấy màu của nước mực ở cốc đậm hơn so với màu của nước ở cốc vơi

Tương tự như vậy với nước biển ở trong cốc và ở ngoài đại dương:

Mỗi lớp nước biển vừa có khả năng tán xạ rất yếu ánh sáng xanh vừa đóng vai trò của một tấm lọc màu xanh rất nhạt. Lớp nước biển đựng trong một cái cốc

(4)

không đủ để làm cho chùm sáng truyền qua nó có màu xanh. Tuy nhiên, khi truyền qua một lớp nước biển dày hàng kilômét rồi trở lại thì ánh sáng có màu xanh thẫm.

II - BÀI TẬP BỔ SUNG

Câu 55a trang 155 VBT Vật Lí 9: Chỉ ra câu sai

Dưới ánh sáng đỏ ta thấy một vật có màu đen. Như vậy dưới ánh sáng trắng vật đó có thể có màu

A. đen B. đỏ C. lục D. tím

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Vì dưới ánh sáng đỏ ta thấy một vật có màu đen chứng tỏ màu của nó không phải là màu đỏ. Vậy dưới ánh sáng trắng vật đó cũng không thể là màu đỏ. Vậy đáp án B là sai.

Câu 55b trang 155 VBT Vật Lí 9: Trộn 3 chùm ánh sáng màu đỏ, lục, lam với nhau ta có thể được ánh sáng màu gì?

Hướng dẫn giải:

Ta được ánh sáng trắng khi trộn 3 chùm ánh sáng màu đỏ, lục, lam với nhau

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen). Thí nghiệm và quan sát 2)..

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

Chú ý: Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí, nếu góc tới lớn hơn 48 30' thì o tại mặt phân cách giữa hai môi trường sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần..

Không thể coi đây là một thí nghiệm trộn ánh sáng màu với nhau được vì đây chỉ là kết quả của sự chồng chập các ảnh màu trong mắt do sự lưu ảnh của mắt, trên thực tế

A. Người ấy vẫn không nhìn thấy đáy ca. Người ấy vẫn nhìn thấy một phần của đáy ca. Người ấy nhìn thấy toàn bộ đáy ca. Tồi tệ hơn, người ấy còn không nhìn thấy cả

3. tìm cách tách từ trùm sáng đó ra những chùm sáng màu khác nhau. cho hai chùm sáng đó gặp nhau. b) Ánh sáng chiếu vào váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng... là ánh sáng

(Truyện Kiều – Nguyễn Du) Màu của rừng cây phong về mùa thu thường là 1. màu vàng úa. thay đổi màu của ánh sáng chiếu lên sân khấu. theo góc độ này thì phản xạ tốt

Một vật sáng AB có chiều cao h = 2cm có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ (điểm A nằm trên trục chính) và cách thấu kính một khoảng