• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Vật lí 9 Bài 53-54: Sự phân tích các ánh sáng trắng. Sự trộn các ánh sáng màu | Giải sách bài tập Vật lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Vật lí 9 Bài 53-54: Sự phân tích các ánh sáng trắng. Sự trộn các ánh sáng màu | Giải sách bài tập Vật lí 9"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 53-54. Sự phân tích các ánh sáng trắng. Sự trộn các ánh sáng màu Bài 53-54.1 trang 109 SBT Vật lí 9: Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Chiếu một chùm ánh sáng trắng vào một gương phẳng.

B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng.

C. Chiếu một chùm sáng trắng qua một lăng kính.

D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì.

Lời giải:

Chọn C.

Ta có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.

Bài 53-54.2 trang 109 SBT Vật lí 9: Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu?

A. Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng.

B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng.

C. Chiếu một chùm sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ và sau đó qua kính lọc màu vàng.

D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.

Lời giải:

A – tạo ra màu đen B – tạo ra màu đen C – tạo ra màu đen

D – Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng ⇒ tạo ra màu đỏ.

Chọn D.

(2)

Bài 53-54.3 trang 109 SBT Vật lí 9: Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.

a. Phân tích một chùm sáng là

b. Trộn hai chùm sáng màu với nhau là

c. Có nhiều cách phân tích một chùm sáng như:

d. Nếu trộn chùm sáng màu vàng với chùm sáng màu lam một cách thích hợp thì 1. ta có thể được chùm sáng màu lục.

2. chiếu chùm sáng cần phân tích qua một lăng kính, chiếu chùm sáng vào mặt ghi đĩa CD…

3. tìm cách tách từ trùm sáng đó ra những chùm sáng màu khác nhau.

4. cho hai chùm sáng đó gặp nhau.

Lời giải:

a – 3 b – 4 c – 2 d – 1

Bài 53-54.4 trang 109 SBT Vật lí 9:

a) Nhìn vào các váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng … ở ngoài trời, ta có thể thấy những màu gì?

b) Ánh sáng chiếu vào các váng hay bong bóng đó là các ánh sáng trắng hay ánh sáng màu?

c) Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng trắng hay không? Vì sao?

Lời giải:

a) Tùy theo phương nhìn ta có thể thấy đủ màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

b) Ánh sáng chiếu vào váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng... là ánh sáng trắng.

c) Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng trắng. Vì từ một chùm sáng trắng ban đầu ta thu được nhiều chùm sáng màu đi theo các phương khác nhau.

Bài 53-54.5 trang 109 SBT Vật lí 9: Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu nào nêu dưới đây: đỏ, vàng, da cam, lục, tím?

Lời giải:

(3)

Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu da cam.

Bài 53-54.6 trang 110 SBT Vật lí 9: Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng trắng sẽ không bị phân tích?

A. Chiếu một tia sáng trắng qua một lăng kính.

B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng.

C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào mặt ghi âm của một đĩa CD.

D. Chiếu chùm sáng trắng vào một bong bóng xà phòng.

Lời giải:

Chọn B.

Vì những vật có khả năng phân tích ánh sáng trắng là lăng kính, bong bóng xà phòng, mặt của đĩa CD… còn gương phẳng không có khả năng phân tích ánh sáng trắng.

Bài 53-54.7 trang 110 SBT Vật lí 9: Hãy làm thì nghiệm sau để có thể trả lời câu hỏi của bài.

Chiếu ánh sáng phát ra từ một đèn LED lục vào mặt ghi âm của một đĩa CD rồi quan sát ánh sáng phản xạ từ mặt đĩa theo đủ mọi phía (hình 53 – 54.1). Ta sẽ thấy những ánh sáng màu gì?

A. Chỉ thấy ánh sáng màu lục.

B. Thấy các ánh sáng có đủ mọi màu.

C. Không thấy có ánh sáng.

D. Các câu A, B, C đều sai.

(4)

Lời giải:

Chọn A.

Do ánh sáng lục của đèn LED là ánh sáng đơn sắc nên đĩa CD không phân tích ánh sáng lục của đèn LED thành ánh sáng màu khác.

Bài 53-54.8 trang 110 SBT Vật lí 9: Cùng làm thí nghiệm trên với đèn LED đỏ, rồi chọn câu trả lời đúng.

A. Chỉ thấy ánh sáng màu đỏ.

B. Thấy các ánh sáng có đủ mọi màu.

C. Không thấy có ánh sáng.

D. Các câu A, B, C đều sai.

Lời giải:

Chọn A.

Do ánh sáng đỏ của đèn LED là ánh sáng đơn sắc nên đĩa CD không phân tích ánh sáng đỏ của đèn LED thành ánh sáng màu khác.

Bài 53-54.9 trang 110 SBT Vật lí 9: Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng lục vào cùng một chỗ trên một màn ảnh trắng. Ta sẽ được một vệt sáng màu gì?

A. Màu đỏ.

B. Màu vàng.

C. Màu lục.

D. Màu lam.

Lời giải:

Chọn B.

Dựa vào quy tắc trộn ánh sáng khi trộn ánh sáng đỏ và một chùm sáng lục với nhau ta thu được một vệt sáng màu vàng.

Bài 53-54.10 trang 110 SBT Vật lí 9: Tại mỗi điểm trên màn hình của một tivi màu có ba hạt, phát ra ba thứ ánh sáng khác nhau: đỏ, lục và lam. Nếu ba hạt này được kích thích phát sáng mạnh, yếu khác nhau thì sẽ tạo ra được những màu khác nhau

(5)

tại điểm đó. Hỏi nếu cả ba hạt đều được kích thích phát sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu gì?

A. Màu vàng.

B. Màu xanh da trời.

C. Màu hồng.

D. Màu trắng.

Lời giải:

Chọn D.

Dựa vào quy tắc trộn ánh sáng khi trộn ba chùm sáng màu đỏ, lục và lam với nhau theo một tỉ lệ thích hợp ta được ánh sáng trắng.

Bài 53-54.11 trang 111 SBT Vật lí 9: Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a) Nhìn một bóng đèn dây tóc nóng sáng (phát ra ánh sáng trắng) qua một lăng kính, ta thấy

b) Nhìn một bóng đèn đỏ hình quả nhót (thường thắp ở các bàn thờ) qua một lăng kính, ta cũng thấy

c) Nhìn một đèn LED đỏ qua một lăng kính, ta chỉ thấy d) Có ánh sáng đỏ đơn sắc và

1. có rất nhiều ánh sáng có màu khác nhau từ đỏ đến tím. Như vậy, ánh sáng đỏ của đèn này không phải là ánh sáng đơn sắc

2. có ánh sáng đỏ. Như vậy, ánh sáng đỏ của bóng đèn này là ánh sáng đơn sắc.

3. ánh sáng đỏ không đơn sắc.

4. có rất nhiều ánh sáng có màu khác nhau từ đỏ đến tím. Như vậy, ánh sáng trắng không phải là ánh sáng đơn sắc.

Lời giải:

a – 4 b – 1 c – 2 d – 3

(6)

Bài 53-54.12 trang 111 SBT Vật lí 9: Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Chiếu chùm sáng màu đỏ và chùm sáng màu lục vào cùng một chỗ trên một tờ giấy trắng, ta sẽ

b. Cho ánh sáng vàng, có được do sự trộn của ánh sáng đỏ và ánh sáng lục với nhau, chiếu vào mặt ghi âm của một đĩa CD. Quan sát kĩ ánh sáng phản xạ trên mặt đĩa.

Nếu

c. Nếu trong thí nghiệm nói ở câu b, ngoài các ánh sáng màu vàng, đỏ và lục, ta còn thấy có

d. Như vậy, có thể trộn hay hai nhiều ánh sáng đơn sắc hoặc không đơn sắc với nhau để được

1. chỉ thấy có các ánh sáng màu vàng, màu đỏ và màu lục thì có thể kết luận các ánh sáng màu đỏ và màu lục nói trên là các ánh sáng đơn sắc.

2. các ánh sáng màu khác nhau nữa, thì ít nhất một trong hai ánh sáng đỏ và lục, dùng để trộn với nhau, không phải là ánh sáng đơn sắc.

3. một ánh sáng không đơn sắc có màu khác. Đó là cách trộn màu ánh sáng trên các màn hình của tivi màu.

4. thấy có một vệt sáng màu vàng. Rõ ràng màu vàng này là màu không đơn sắc.

Lời giải:

a – 4 b – 1 c – 2 d – 3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+Vật màu đen không có khả năng tán xạ các ánh sáng màu.. Tác dụng nhiệt của ánh sáng: C1.. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng... 2.Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng

+ Trong khoa học, người ta gọi pin mặt trời là pin quang điện. + Trong pin, có sự biến đổi trực tiếp năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. + Tác dụng của

Không thể coi đây là một thí nghiệm trộn ánh sáng màu với nhau được vì đây chỉ là kết quả của sự chồng chập các ảnh màu trong mắt do sự lưu ảnh của mắt, trên thực tế

Khi được chiếu sáng pin có khả năng biến trực tiếp năng lượng ánh sáng thành điện năng qua việc làm giải phóng nhiều điện tử trong lòng chất bán dẫn và cung cấp

Chiếu chùm tia sáng hẹp đa sắc SI gồm 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lục, tím đến gặp mặt bên theo phương vuông góc, biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu lam

Trong thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu - tơn, nếu ta bỏ màn M đi rồi đưa hai lăng kính lại sát nhau, nhưng vẫn đặt ngược chiều nhau thì ánh sáng không còn bị

Nếu dùng ánh sáng đơn sắc, thì trên màn ta thu được các vân sáng và vân tối xen kẽ nhau đều đặn, ta không thể biết được vân nào là vân chính giữa. Nếu dùng ánh sáng

- Kết quả thí nghiệm: trong vùng hai chùm sáng gặp nhau đúng ra đều phải sáng nhưng ta lại thấy có những vạch tối và vạch sáng xen kẽ nhau.. Giống như hiện tượng