• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 32

Ngày soạn: 27/ 4/ 2019

Ngày giảng: Thứ 2/ 29/04/ 2019

Tập đọc

CHUYỆN QUẢ BẦU

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, một dân tộc có chung một tổ tiên (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,5 trong SGK).

2, Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, và cụm từ rõ ý; đọc trôi chảy toàn bài

3, Thái độ: Đoàn kết với các dân tộc trên đất nước ta.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV gọi HS đọc bài: Cây và hoa bên lăng Bác và trả lời câu hỏi:

? Kể tên những loài cây được trồng phía trước lăng Bác?

? Kể tên những loài cây nổi tiếng ở khắp miền đất nước được trồng quanh lăng Bác?

? Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’)

- Nêu nội dung và ghi tên bài 2. Dạy bài mới:

a. Đọc mẫu (5’)

+ GV đọc mẫu: Giọng đọc chậm rãi b. Luyện đọc câu kết hợp giải nghĩa từ (7’)

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai)

- Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

c. Đọc từng đoạn trước lớp (10’)

- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét.

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu

+ lạy van, ngập lụt, biển nước, lấy làm lạ, lần lượt,

- Cá nhân, ĐT

(2)

? Bài có mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu văn dài trên bảng phụ – GV đọc mẫu

+ Lạ thay,/ từ trong quả bầu,/ những con người bé nhỏ nhảy ra.// Người Khơ – mú nhanh nhảu ra trước,/ dính than/ nên hơi đen. Tiếp đến,/ người Thái,/ người Mường,/ người Dao,/ người Hmông,/

người Ê – đê,/ người Ba – na,/ người Kinh,…/ lần lượt ra theo,//(giọng đọc nhanh, tỏ sự ngạc nhiên).

- Gọi HS đọc câu văn dài

- GV gọi HS đọc đoạn 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2, 3, tương tự

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10’)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh đoạn 3

Tiết 2 3. Tìm hiểu bài (12’)

? Con dúi là con vật gì?

? Sáp ong là gì?

? Con dúi làm gì khi bị 2 vợ chồng người đi rừng bắt được?

? Con dúi mách cho 2 vợ chồng người đi rừng điều gì?

? Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?

? Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rất nhanh và mạnh?

- HS nêu: 3 đoạn - HS nghe

- HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- Nhận xét

- Là loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây sống trong hang đất.

- Sáp ong là chất mềm dẻo, do ong mật luyện để làm tổ.

- Nó van lạy xin tha và hứa sẽ nói ra điều bí mật.

- Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt khắp miền và khuyên họ hãy chuẩn bị cách phòng lụt.

- Hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra.

- Sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến, mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông.

(3)

? Sau nạn lụt mặt đất và muôn vật ra sau?

? Nương là vùng đất ở đâu?

? Con hiểu tổ tiên nghĩa là gì?

? Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?

? Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào?

? Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà con biết?

- GV kể tên 54 dân tộc trên đất nước ta.

? Câu chuyện nói lên điều gì?

4. Luyện đọc lại (18’)

- GV mời đại diện các nhóm tự phân lại các vai thi đọc lại câu chuyện

- GV nhận xét tuyên dương những em đọc tốt hay, đúng giọng các nhân vật - GV nhận xét – tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò (5’)

? Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam?

- GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị: Tiếng chổi tre

- Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người, cỏ cây vàng úa.

- Là vùng đất ở trên đồi, núi.

- Là những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc

- Người vợ sinh ra một quả bầu. Khi đi làm về hai vợ chồng nghe thấy tiếng nói lao xao. Người lấy dùi dùi vào quả bầu thì có những người từ bên trong nhảy ra.

- Dân tộc Khơ – me, Thái, Mường, Dao, H mông, Ê – đê, Ba – na, Kinh - Tày, Hoa, Nùng, Co – ho, Tnú…

- HS theo dõi đọc thầm, ghi nhớ.

- Các dân tộc cùng sinh ra từ quả bầu.

Các dân tộc cùng một mẹ sinh ra.

- Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam./

Chuyện quả bầu lạ./ Anh em cùng một tổ tiên./…

- 2 nhóm thi đọc theo vai - HS nhận xét.

- Trả lời

- HS nghe

_____________________________________________

Toán

ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100, giải bài toán về nhiều hơn. Biết tính chu vi hình tam giác.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100, giải bài toán về nhiều hơn. Biết tính chu vi hình tam giác.

3. Thái độ: HS có tính cẩn thận trong học tập, tính toán, biết vận dụng vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sử dụng PHTM

(4)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính rồi tính 637 + 162 625 + 43 408 + 31 67 + 132 230 + 150 732 + 55 - GV nhận xét .

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Thực hành

Bài 1 (7’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét

? Muốn thực hiện phép cộng các số có ba chữ số ta làm thế nào?

Bài 2 (7’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- Muốn đặt tính ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét

Bài 3 (7’)

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- 2 HS đọc yêu cầu - Bài toán cho biết gì ? - B ài toán hỏi gì ?

- Yêu cầu HS quan sát và làm bài - Nhận xét

Bài 4 (7’)

- Bài tập yêu cầu gì?

- GV vẽ hình lên bảng ỵêu cầu HS nêu lại độ dài của các cạnh

- 2 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài bảng con.

- Nhận xét

- Nghe

- 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK +245

312 +665

214 +217 752 557 879 969

b. +68

27 +72

19 +61 29 95 91 90 - Nhận xét

- Đặt tính rồi tính - Trả lời

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 245 + 312 665 + 214 217 + 752

+245

312 +665

214 +217 752 557 879 969 - Nhận xét

- HS đọc - HS trả lời.

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Số ki lô gam con sư tử nặng là : 210 + 18 = 228 (kg) Đáp số : 228 kg - Nhận xét

- Tính chu vi hình tam giác - Trả lời

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

(5)

- Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5’) - Sử dụng PHTM

- Gv đưa câu hỏi khảo sát cho hs 326 + 203 = ...

- Số cần điền vào chỗ chấm là:

A. 529 B. 592 C. 952 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000

Chu vi hình tam giác ABC là : 300 +200+ 400 =900(cm) Đáp số : 900 cm - Hs trả lời trên máy tính bảng, chọn đáp án đúng gửi cho Gv.

- Nhận xét

- HS nghe

_____________________________________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG (ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Học sinh biết giữ vệ sinh, không xả rác bừa bãi trên đường bộ, đường thủy là thể hiện nếp sống văn minh.

2. Kĩ năng

Học sinh biết giữ vệ sinh chung khi đi trên đường bộ, đường thủy.

3. Thái độ

Học sinh thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện giữ vệ sinh, không xả rác bừa bãi trên đường bộ, đường thủy.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Tranh minh họa bài học trong sách Văn hóa giao thông 2.

- Bảng phụ.

2. Học sinh:

Sách Văn hóa giao thông 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Trải nghiệm

- Gọi 1 HS đọc câu chuyện “Không xả rác bừa bãi trên đường giao thông (đường bộ, đường thủy).”

- Một học sinh đọc, lớp đọc thầm.

- Khôi được ba mẹ chở đi du lịch ở đâu ? - Khôi được ba mẹ chở đi du lịch ở vùng sông nước miền Tây Nam Bộ.

- Khôi thích điều gì khi đi du lịch cùng ba mẹ?

- Khôi rất vui khi lần đầu được ngồi trên xuồng ngắm sông nước và cây trái ven

(6)

bờ.

- Ăn trái cây xong Khôi định vứt bì đựng vỏ trái cây đi đâu?

- Ăn trái cây xong Khôi định vứt bì đựng vỏ trái cây xuống sông.

- Tại sao mẹ ngăn Khôi vứt rác xuống sông?

- Mẹ ngăn Khôi vứt rác xuống sông vì nếu vứt rác xuống sông nguồn nước sẽ bị ô nhiễm.

- Vứt rác xuống sông sẽ gây ra những tác hại gì?

- HS nêu ý kiến.

- Kết luận: Vứt rác xuống sông sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường,

- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ. Xả rác bừa bãi khi tham gia giao thông là hành vi thiếu văn hóa.

2. Hoạt động thực hành:

Bài 1: Hãy ghi S vào ở hình ảnh thể hiện hành động không được làm.

- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài 1.

- HS đọc

- GV treo tranh.

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi. - HS thảo luận.

- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi:

‘Đố bạn”

- GV gọi từng cặp hỏi đáp. - HS thực hiện.

- Vậy theo em những hình ảnh nào thể hiện hành động không được làm?

- HS: Hình ảnh ở các tranh: tranh thứ 1, tranh thứ 2, tranh thứ 4.

- Những tranh nào vẽ cảnh giao thông đường bộ? Tranh nào vẽ cảnh giao thông đường thủy?

- Tranh vẽ cảnh giao thông đường bộ là tranh 1, tranh 2, tranh 3, tranh 6.

- Tranh vẽ cảnh giao thông đường thủy là tranh 4, tranh 5.

* Giáo dục học sinh thực hiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ và đường thủy.

Bài 2: Em sẽ nói gì với những người trong hình ảnh thể hiện hành động không được làm ở bài tập 1.

- GV gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.

- GV chia lớp thành các nhóm (nhóm 4) và yêu cầu các nhóm thảo luận.

- HS thực hiện.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm trình bày ý kiến

- GV nhận xét.

* Dặn dò học sinh khi tham gia giao thông đường bộ và đường thủy không nên xả rác bừa bãi.

3. Hoạt động ứng dụng:

Hãy viết tiếp câu chuyện

(7)

- GV chia lớp thành các nhóm và phát bảng phụ.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận - Các nhóm thảo luận và trình bày ý kiến vào bảng phụ.

- Gọi các nhóm trình bày ý kiến. - Các nhóm nêu ý kiến.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Vì sao không nên vứt rác ra đường? - Vứt rác ra đường sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Chốt ý: Việc giữ gìn vệ sinh môi trường rất quan trọng vì vậy:

Đừng vì một phút tiện tay Mà đem vứt rác ra ngay mặt đường Sẽ gây ô nhiễm môi trường Làm mất vẻ đẹp phố phường đó em.

- 3 HS đọc lại

4. Củng cố, dặn dò:

* Giáo dục: Khi tham gia giao thông đường bộ, đường thủy em cần làm gì để giữ vệ sinh chung?

- Không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định.

- Nhận xét tiết học.

Ngày soạn: 27/0 4/ 2019

Ngày giảng: Thứ 5/ 03/05/ 2019

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết đọc, viết, phân tích các số có 3 chữ số. Giải toán với quan hệ nhiều hơn một số đơn vị.

2, Kĩ năng: Làm được các bài đọc, viết, so sánh, phân tích các số có ba chữ số 3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong học tập, biết vận dụng vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính:

465 + 123 694 - 134 136 + 251 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Thực hành

Bài 1 (7’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV giúp HS sửa bài: GV treo bảng phụ có

- 3 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nhận xét

- Nghe

- Viết số và chữ thích hợp vào ô trống (theo mẫu)

- 2 HS làm bảng, lớp làm bài vào vở - HS lên bảng lần lượt viết từng

(8)

kẻ sẵn nội dung bài tập 1 và gọi các số thứ tự (bắt đầu từ 1) lần lượt lên bảng viết từng dòng

- GV lưu ý: Không nhất thiết HS phải kẻ bảng giống SGK có thể viết như sau:

+ Bốn trăm mười sáu : 416 có 4 trăm , 1 chục , 6 đv …

- GV tuyên dương những em làm đúng Bài 2 (7’)

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

-Yêu cầu HS đọc các dãy số - Nhận xét

Bài 3 (7’)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS nêu quy tắc khi so so sánh số có ba chữ số

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV gọi HS lên bảng sửa bài: GV phát cho mỗi dãy 1 bộ dấu và mỗi dãy cử 3 em lên bảng thi đua. Nếu dứt bài hát dãy nào điền dấu đúng nhanh xem như dãy đó thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương Bài 4 (7’)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bài miệng. GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung BT 4. Yêu cầu HS trả lời

- GV nhận xét: Hình ở phần a có 1/5 số ô vuông đã được khoanh vì ở hình đó có 5 nhóm ô vuông, mỗi nhóm đều có 2 ô vuông, đã khoanh vào một nhóm như thế

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5’) 300+ 400 +100 =?

A. 700 B. 800 C. 900 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Luyện tập chung

dòng - Nhận xét

- Số?

899  900  901 298  299  300 998  999  1000 - Nhận xét

- Điền dấu >, <, =

- HS làm vở, 2 HS làm bảng

875 > 785 321 > 298 697 < 699 900 + 90 + 8 < 1000 599 < 701 732 = 700 + 30 + 2 - Nhận xét

- Hình nào được khoanh vào 1/5 số hình vuông

- HS trả lời: Hình a đã được khoanh vào

1/5 số hình vuông

- HS trả lời - Lắng nghe

___________________________________

Tập viết

CHỮ HOA Q (Kiểu 2)

I. MỤC TIÊU

(9)

1, Kiến thức: Biết cách viết chữ hoa Q kiểu hai (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ), biết viết chữ và câu ứng dụng ‘‘Quân’’(1dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ), “Quân dân một lòng” (3 lần).

2, Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết, ngồi đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ Q (Kiểu 2) - HS: Vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV gọi HS nhắc lại cụm từ ứng dụng:

Người ta là hoa của đất

- Yêu cầu HS lên bảng viết: N, Người - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HDHS viết chữ hoa (5’)

- GV đưa chữ mẫu Q (kiểu 2) treo lên bảng

? Chữ hoa Q (kiểu 2) cỡ vừa cao mấy li?

? Chữ hoa Q (kiểu 2) gồm mấy nét?

- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

+ Nét 1: ĐB ở giữa ĐK4 với ĐK5, viết nét cong trên, DB ở ĐK6.

+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, viết tiếp nét cong phải, DB ở giữa ĐK1 với ĐK2.

+ Nét3: Từ điểm DB của nét 2 đổi chiều bút, viết 1 nét lượn ngang từ trái sang phải, cắt thân nét cong phải, tạo thành một vòng xoắn ở chân chữ, DB ở ĐK2.

- GV viết chữ Q (kiểu 2) trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

+ Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

- GV yêu cầu HS viết bảng con chữ cái Q - GV nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ HS 3. HD viết câu ứng dụng (5’)

- GV đưa câu ứng dụng: Quân dân một lòng - Em hiểu cụm từ này nói điều gì?

- Em hãy cho biết độ cao của các chữ trong cụm từ ứng dụng trên?

- Viết khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết

- 2 HS viết bảng

- Cả lớp viết bảng con: Người - Nhận xét

- HS nghe.

- HS nghe

- HS quan sát và nhận xét.

- Cao 5 li

- Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản: nét cong trên, cong phải và lượn ngang.

- Hs quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết 2,3 lượt.

- HS đọc cụm từ ứng dụng

- Quân dân đoàn kết, gắn bó với nhau, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Cao 1li: u, â, n, m, ô, o./ Cao 2,5li:

Q, l, g / cao 2li: d

(10)

như thế nào?

- Các đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?

Nối nét: Liền mạch của chữ Q với nét bắt đầu của chữ o.

- HS viết bảng con

- GV nhận xét và uốn nắn.

4. HD HS viết vào vở TV (19’) - GV nêu yêu cầu viết:

+ 1 dòng chữ Q cỡ vừa, cỡ nhỏ + 1 dòng chữ Quân cỡ vừa, cỡ nhỏ.

+ 1 dòng cụm từ ứng dụng.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS - GV thu 5 đến 7 bài nhận xét C. Củng cố - dặn dò (4’)

- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa Q (kiểu 2)?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về viết tiếp phần ở nhà chuẩn bị bài sau: Chữ hoa V (kiểu 2)

- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết bằng một con chữ o.

- Dấu huyền đặt trên đầu chữ o của chữ lòng,dấu nặng đặt dưới chữ ô của chữ một.

- HS tập viết chữ Quân 2,3 lượt.

- HS theo dõi - HS viết bài

- Nhắc lại - HS nghe.

_________________________________________________

Tự nhiên và xã hội

MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết 4 phương chính và qui ước mặt trời mọc là phương Đông.

Biết xác định phương hướng bằng Mặt Trời.

2. Kĩ năng: Kể được 4 phương chính: Đông, Tây, Nam, Bắc. Xác định được phương hướng bằng Mặt Trời.

3. Thái độ: Ham tìm hiểu về thế giới xung quanh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:máy tính, máy chiếu,tranh ảnh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

+ Mặt Trời có hình dạng thế nào?

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu.

2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK (13’) + Hằng ngày Mặt Trời mọc vào lúc nào ? Lặn vào lúc nào?

+ Trong không gian có mấy phương chính? Là những phương nào?

+ Mặt trời mọc ở phương nào? Lặn ở phương nào?

- HS trả lời - Nhận xét

- HS nghe

- Đọc sách giáo khoa.

- Mặt trời mọc vào lúc sáng sớm và lặn vào lúc chiều tối .

- 4 phương chính Đông, Tây, Nam, Bắc.

- Mặt Trời mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây.

(11)

3. Hoạt động 2: Tìm phương hướng bằng Mặt Trời.(14’)

- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình 3 (SGK) xác định 4 phương và phương Đông.

* Kết luận: Tay phải là hướng Mặt Trời mọc, tay trái là hướng Tây; Trước mặt là hướng Bắc; Sau lưng là hướng Nam.

- Cho HS chơi trò chơi “ Tìm phương hướng bằng Mặt Trời.” Đưa hình 3 ( Trang 61).

- Chia lớp thành các nhóm 7

- Cách chơi: 1 em làm trục, 1 em làm Mặt Trời, 4 em làm 4 phương, 1 em làm quản trò.

Khi quản trò hô : ò ó o … ( Mặt Trời mọc, bạn làm Mặt Trời chạy về hướng nào đó.

Bạn làm trục chạy theo dang tay ( như hình 3). Các bạn còn lại cầm tấm bìa ghi tên phương nào đứng vào vị trí của phương đó.)

- Em nào đứng sai bị ra ngoài cho bạn khác vào chơi.

C. Củng cố - dặn dò (5’)

+ Trong không gian có mấy phương chính? Là những phương nào?

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị : Mặt trăng và các vì sao

- Quan sát thảo luận nhóm 4 - Đại diện các nhóm trình bày . - Lớp nhận xét

- Quan sát, lắng nghe.

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm .

- Chơi trò chơi.

- Lớp nhận xét.

- Trả lời - HS nghe

____________________________________________________________________

Ngày soạn: 30/ 04/ 2019

Ngày giảng: Thứ 6/ 02/05/ 2019

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết đọc, viết, phân tích các số có 3 chữ số. Giải toán với quan hệ nhiều hơn một số đơn vị.

2, Kĩ năng: Làm được các bài đọc, viết, so sánh, phân tích các số có ba chữ số 3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong học tập, biết vận dụng vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sử dụng PHTM

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (4’) - Gọi HS lên bảng so sánh:

456 ... 124 673 ... 216 542 ...127 214 .... 585

- 2 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nhận xét

(12)

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Thực hành

Bài 1 (7’)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài - GV yêu cầu HS làm bài

- GV tuyên dương những em làm đúng - Vì sao 937 > 739?

Bài 2 (7’)

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

? Để xếp các số theo đúng thứ tự bài yêu cầu, chúng ta phải làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Yêu cầu HS đọc các dãy số sau khi xếp đúng thứ tự.

- Nhận xét Bài 3 (7’)

?Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ các số có 3 chữ số.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng về kết quả, cách đặt tính

Bài 4 (7’)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Tính nhẩm là tính như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài vào VBT - Gọi HS đọc bài làm

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (4’) - Ứng dụng PHTM

- Gv đưa câu hỏi khảo sát nhiều lựa chọn 300+ 400 +100 =?

A. 700 B. 800 C. 900 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Luyện tập chung

- Nghe

- HS đọc

- 2 HS làm bảng, lớp làm bài vào vở 937 > 739 200 + 30 = 230 600 < 599 500 + 60 + 7 < 597 398 > 405 500 + 50 < 649 - Nhận xét

- Viết các số 857,678,1000,903 theo thứ tự

- 2HS lên bảng lớp làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

a. Từ bé đến lớn: 678, 857, 903, 1000.

b. Từ lớn đến bé: 1000, 903, 857, 678.

- Nhận xét

- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.

- 2 HS lên bảng làm bài.

+635

241 +970

29 −896 133

−295 105

876 999 763 190 - Nhận xét

- Tính nhẩm - Trả lời

- HS tự làm bài

600m + 300m = 900m 700cm + 20 cm = 720cm 20dm + 500dm = 520dm 1000km – 200km = 800km.

- Nhận xét

- HS trả lời bằng máy tính bảng - Nhận xét

- Lắng nghe

(13)

________________________________________________________

Chính tả

CHUYỆN QUẢ BẦU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe - Viết chính xác, trình bày đúng bài tóm tắt “ Chuyện quả bầu ”; viết hoa đúng tên riêng Việt Nam trong bài chính tả. Làm được bài tập 2 a/b.

2. Kĩ năng: Viết đúng tên các dân tộc. Trình bày bài viết sạch đẹp. Làm đúng các bài tập phân biệt l/ n; v/ d.

3.Thái độ: Giữ vở sạch, viết chữ đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 5 HS lên bảng đặt câu có từ chứa tiếng bắt đầu bằng d/r/gi

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. HD HS nghe viết chính tả (8’) - Gv đọc mẫu đoạn trích bài chính tả

? Bài chính tả này nói điều gì?

? Tìm những tên riêng trong bài chính tả?

- Yêu cầu HS đọc các tiếng khó viết:

Hmông, Ê-đê, Ba-na , Khơ-mú…

- Yêu cầu HS viết các từ này.

- Chỉnh sửa lỗi cho những học sinh viết sai chính tả.

3. HD HS viết bài (13’)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nghe để viết.

- GV theo dõi giúp đỡ HS - Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở chấm, nhận xét 4. HD HS làm bài tập chính tả (7’) Bài 2:

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm.

- Gọi 2 HS nhận xét, chữa bài.

- 2 HS viết bảng - Cả lớp viết ra nháp - Nhận xét

- HS nghe

- Theo dõi và đọc thầm theo.

- HS đọc lại bài.

- Giải thích nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước ta.

- Khơ - mú, Thái, tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê - đê, Ba - na, Kinh.

- HS viết bảng con các từ khó trên.

- HS nhận xét.

- HS nghe và viết bài vào vở.

- HS nghe và chữa bài ra lề vở(cuối bài)

- 1 HS đọc thành tiếng,

- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập TV 2, tập 2.

- Thứ tự điền: vội, vàng, vấp, dây, vấp - Nhận xét

(14)

C. Củng cố - dặn dò (5’)

- Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

A. lung nay B. lo lắng C. chăm no - Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài xem trước bài sau.

Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

- Trả lời - HS nghe

Tập làm văn

ĐÁP LỜI TỪ CHỐI. ĐỌC SỔ LIÊN LẠC

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự nhã nhặn (BT 1,2). Biết đọc và nói lại nội dung 1 trang sổ liên lạc (BT 3).

2, Kĩ năng: Đáp lời từ chối phù hợp tình huống cụ thể. Đọc sổ liên lạc chính xác.

3, Thái độ: Giữ phép lịch sự khi giao tiếp, khắc phục nhược điểm ghi trong sổ liên lạc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sổ liên lạc, bảng phụ - HS: Vở BTTV

III. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Giao tiếp ứng xử văn hóa.

- Lắng nghe tích cực

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 3 HS đọc bài văn nói về Bác Hồ - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1(9’)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Đây là 1 lời từ chối, một lời đáp lại lời từ chối một cách rất lịch sự: Thế thì tớ mượn sau vậy .

- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm lời đáp khác - Gọi HS thực hành đóng lại tình huống trên lớp .

Bài 2 (9’)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài .

- HS kể và trả lời câu hỏi - Nhận xét

- Nghe

- Đọc yêu cầu của bài .

- Bạn nói: Cho tớ mượn truyện với ! - Bạn trả lời: Tôi chưa đọc xong.

- Bạn nói: Thế thì tớ mượn sau vậy . - Suy nghĩ: Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé / khi nào cậu đọc xong tớ sẽ mượn vậy/…..

- 3 cặp học sinh thực hiện

- 1 Học sinh đọc yêu cầu, 3 học sinh đọc tình huống .

- HS 1: Cho mình mượn quyển truyện với .

- HS 2: Truyện này tớ cũng đi mượn

(15)

- Gọi 2 học sinh lên làm mẫu với từng tình huống 1

- Với mỗi tình huống GV gọi từ 3 đến 5 hs lên thực hành. Khuyến khích tuyên dương học những em nói bằng lời của mình .

Bài 3: (9’)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh tự tìm một trang sổ liên lạc mà mình thích nhất, đọc thầm và nói lại theo nội dung :

+ Lời ghi nhận xét của thầy cô.

+ Ngày tháng ghi.

+ Suy nghĩ cuả con, việc con sẽ làm sau khi đọc xong trang sổ đó .

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5’)

- Em nhờ chị làm hộ bài tập nhưng chị bảo: Em tự làm bài chứ. Em hãy đáp lời từ chối?

- Nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau.

- HS 1: Vây à! Đọc xong cậu kể lại cho mình nghe nhé .

- Tình huống a: Thật tiếc quá! Thế à?

Đọc xong bạn kể lại cho tớ nghe nhé!

Không sao, cậu đọc xong cho tớ mượn nhé /….

- Tình huống b: Con sẽ cố gắn vậy./

Bố sẽ gợi ý cho con nhé./ con sẽ vẽ cho thật đẹp./…

- Tình huống c: Vâng, con sẽ ở nhà./Lần sau, mẹ cho con đi với nhé./

- Đọc yêu cầu trong SGK - HS tự làm việc

- 5 đến 7 học sinh được nói theo nội dung và suy nghĩ của mình .

- 3 đến 5 HS đọc bài làm của mình

- Trả lời - Lắng nghe

Kể chuyện CHUYỆN QUẢ BẦU

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Dựa theo tranh, theo gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện “ Chuyện quả bầu ”(BT 1,2).

2, Kĩ năng: Kể lại được từng đoạn và cả câu chuyện với giọng điệu tự nhiên , kể theo cách mở đầu kiểu mới, dựng lại được câu chuyện theo vai, lắng nghe bạn kể, nhận xét và kể tiếp được lời bạn

3, Thái độ: Đoàn kết với các dân tộc trên đất nước ta

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, tranh minh họa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- 3 HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện: Chiếc rễ đa tròn.

- GV nhận xét.

- 3 HS kể

- Cả lớp theo dõi nhận xét

(16)

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. GV HD kể chuyện

a. Kể lại từng đoạn câu chuyện (15’) - GV kể mẫu lần 1.

- GV kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa.

+ Bước 1: Kể trong nhóm.

- GV treo tranh và các câu hỏi gợi ý.

- Chia nhóm HS dựa vào tranh minh hoạ để kể.

+ Bước 2: Kể trước lớp

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.

- Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi lần kể.

* Chú ý: Khi HS kể, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý.

+ Đoạn 1:

? Hai vợ chồng người rừng bắt được con gì?

? Con dúi đã nói cho 2 vợ chồng người đi rừng biết điều gì?

+ Đoạn 2:

? Bức tranh vẽ cảnh gì?

? Cảnh vật xung quanh như thế nào?

? Tại sao cảnh vật lại như vậy?

? Con hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ngập lụt.

+ Đoạn 3:

? Chuyện kì lạ gì xãy ra với hai vợ chồng?

? Quả bầu có gì đặt biệt, huyền bí?

? Nghe tiếng nói kì lạ, người vợ đã làm gì?

? Những người nào được sinh ra từ quả

- HS lắng nghe

- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS , lần lượt từng HS kể từng đoạn của chuyện theo gợi ý. Khi 1 HS kể thì các em khác lắng nghe.

- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi HS kể một đoạn truyện.

- Hai vợ chồng người đi rừng bắt được một con dúi.

- Con dúi báo cho hai vợ chồng biết sắp có lụt vá mách hai vợ chồng cách chống lụt và lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết bày ngày mới được chui ra.

- Hai vợ chồng dắt tay nhau đi trên bờ sông

- Cảnh vật xung quanh vắng tanh, cây cỏ vàng úa.

- Vì lụt lội, mọi người không nghe lời hai vợ chồng nên bị chết chìm trong biền nước.

- Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông, sấm chớp đùng đùng.

- Tất cả mọi vật đều chìm trong biển nước.

- Người vợ sinh ra một quả bầu.

- Hai vợ chồng đi làm về thấy tiếng lao xao trong quả bầu.

- Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi vào quả bầu.

- Người Khơ – mú, người Thái, người

(17)

bầu?

- Tuyên dương các nhóm HS kể tốt.

b. Kể lại toàn bộ câu chuyện (12’) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 3.

- Yêu cầu 2 HS đọc phần mở đầu.

- Phần mở đầu nêu lên điều gì?

- Đây là cách mở đầu giúp các con hiểu câu chuyện hơn.

- Yêu cầu 2 HS khá kể lại theo phần mở đầu.

- Yêu cầu 2 HS nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương các nhóm kể tốt.

C. Củng cố - dặn dò (5’)

- Câu chuyện muốn nói lên điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Bóp nát quả cam

Mường, người Dao, người Hmông, người Ê – đê, người Ba – na, người Kinh,…

- Kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu dưới đây.

- Đọc SGK .

- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

- HS nêu ý nghĩa, nội dung câu chuyện

- Trả lời - HS nghe

Chính tả TIẾNG CHỔI TRE

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe - viết đúng chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối theo hình thức thơ tự do. Làm được bài tập 2 a/b.

2. Kĩ năng : Viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn, trình bày bài viết sạch đẹp.

Nhớ cách viết các tiếng có âm, vần dễ lẫn: l / n; it / ich . 3.Thái độ : Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- 2 HS lên bảng viết các từ: nuôi nấng, lỗi lầm, vội vàng

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HD HS tập viết chính tả (8’) - GV đọc bài lần 1.

- Gọi 2 HS đọc bài.

? Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công?

? Nhớ ơn chị lao công, em phải làm gì?

? Những chữ nào trong bài phải viết hoa?

- 2 HS viết bảng - Cả lớp viết ra nháp - Nhận xét

- HS nghe - Theo dõi - 2 HS đọc bài.

- Chị lao công như sắt như đồng - ...giữ cho đường phố sạch, đẹp.

- Những chữ đầu các dòng thơ.

(18)

? Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở?

- GV chọn đọc từ HS khó viết hay mắc lỗi:

cơn giông, sạch lề, lặng ngắt, quét, gió rét.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (12’)

- GV đọc từng câu thơ cho HS viết - GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nhìn để viết.

- GV lưu ý cho HS cách nghe câu dài, cụm từ ngắn để viết bài.

- Soát lỗi

- Thu 5 – 7 vở nhận xét

4. HDHS làm bài tập chính tả (8’) - Nêu yêu cầu bài tập

- GV phát 2 tờ phiếu cho 2 nhóm làm bài.

- Mời các nhóm trình bày - Cho các nhóm nhận xét - Chữa bài, nhận xét, khen ngợi

C. Củng cố - dặn dò (5’)

- Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

A. núi lon B. thợ lề C. lề đường Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài, xem trước bài sau : Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

- Nên bắt đầu từ ô thứ 3 tính từ lề vở vào.

- 2,3 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết nháp.

- HS nhận xét.

- HS nghe và viết bài vào vở.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - HS làm bài tập theo nhóm 2 - Các nhóm khác nhận xét bổ sung Đáp án:

+ không nên viết: lo/no

+ nên viết: lo lắng, lo sợ,.../no nê, ăn no.

- Nhận xét

- HS chọn ý đúng và giải thích lí do.

- HS nghe

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 32

I. MỤC ĐÍCH

- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động trong tuần 32 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc

II. NỘI DUNG

1. Tổng kết hoạt động tuần 32 GV nhận xét chung:

* Ưu điểm:

+ Học bài và làm bài trước khi đến lớp: ………..

+ Mặc đồng phục đúng ngày quy định: ………

+ Vệ sinh lớp học: ………

+ Ý thức truy bài 15 phút đầu giờ:………..

+ Tham gia hoạt động giữa giờ: ………

(19)

* Nhược điểm:

………

………

……….

2. Phương hướng tuần 33

- Thực hiện nghiêm túc giờ truy bài, hoạt động giữa giờ.

- Học bài, làm bài trước khi đến lớp.

- Giữ vệ sinh cá nhân, lớp sạch đẹp.

- Thi đua học tốt.

- Giữ vệ sinh môi trường

- Tích cực ôn tập chuẩn bị thi học kì II - GV nhận xét giờ sinh hoạt.

- Dặn HS nghiêm túc thực hiện kế hoạch của tuần 33.

Tập đọc

TIẾNG CHỔI TRE

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Chị lao công lao động vất vả để giữ cho đường phố luôn luôn sạch đẹp nên (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ).

2, Kỹ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài thơ.

3, Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV yêu cầu HS đọc bài: Chuyện quả bầu và trả lời các câu hỏi:

? Con dúi làm gì khi bị 2 vợ chồng người đi rừng bắt được?

?Con dúi mách cho 2 vợ chồng người đi rừng điều gì?

? Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- 3 HS đọc và trả lời - Nhận xét

(20)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài 2. Hướng dẫn HS luyện đọc a. Đọc mẫu (4’)

- GV đọc diễn cảm toàn bài chú ý đọc với giọng chậm, nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả gợi cảm.

b. Đọc từng câu (6’)

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV hướng dẫn đọc từ khó: lắng nghe, quét rác, sạch lề, đẹp lối.

+ GV kết hợp sửa sai phát âm cho HS.

c. Đọc đoạn (6’)

- GV chia đoạn trong bài: gồm 3 đoạn - GV hướng dẫn đọc câu khó:

Tôi đứng trông/

Trên đường lạnh ngắt / Chị lao công/

Như sắt Như đồng/ / Chị lao công/

Đêm công / Quét rác ..//

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1

- GV giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn (nếu có)

- GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn - GV chia nhóm

- Cho HS luyện đọc trong nhóm - Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Cho cả lớp đọc đồng thanh 3. Tìm hiểu bài (6’)

? Nhà thơ đã nghe tiếng chổi tre vào các lúc nào?

? Tìm các câu thơ ca ngợi chị lao công?

? Như sắt,như đồng ý tả vẻ đẹp khỏe khoắn mạnh mẽ của chị lao công?

? Nhà thơ muốn nói với con điều gì qua bài thơ?

? Biết ơn chị lao công chúng ta làm gì?

4. Luyện đọc lại (8’)

- GV cho học sinh học thuộc lòng từngđoạn

- GV xoá dần chỉ để lại những chữ cái

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS đọc nối tiếp câu đến hết bài.

- HS đọc từng từ GV đưa lên (HS đọc nối tiếp theo bàn, hoặc hàng dọc) - 1,2 HS đọc lại các từ khó

- HS đọc đồng thanh các từ khó - HS đánh dấu vào SGK

- HS đọc thể hiện câu khó đã ngắt, nghỉ, nhấn giọng.

- HS nhận xét

- HS đọc thể hiện đoạn 1

- HS giải nghĩa từ khó có trong đoạn - 3 HS đọc nối tiếp đoạn trong bài.

- HS nhận xét bài đọc của bạn.

- Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét - HS đọc đồng thanh.

- Vào những đêm hè rất muộn và các đêm đông giá lạnh

- Chị lao công như sắt như đồng

- Chị lao công làm việc vất vả và công việc chị rất có ích chúng ta phải biết ơn chị.

- Chúng ta phải luôn giữ gìn vệ sinh chung

- HS đọc cá nhân nhóm đồng thanh thuộc lòng từng đoạn .

- HS đọc thuộc lòng . - 5 HS đọc

(21)

đầu dòng thơ và yêu cầu HS đọc thuộc lòng .

- Gọi HS đọc thuộc lòng.

- Nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt.

C. Củng cố (5’)

? Em hiểu qua bài thơ tác giả muốn nói lên điều gì?

- Nhận xét tiết học .

- Dặn HS về nhà đọc thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau: Bóp nát quả cam

- HS khác nhận xét.

- Trả lời - Lắng nghe

____________________________________________

Luyện từ và câu

TỪ TRÁI NGHĨA. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết xếp các từ có nghĩa trái ngược nhau(từ trái nghĩa) theo từng cặp(BT 1). Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT 2).

2, Kĩ năng: Tìm được một số từ trái nghĩa. Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn.

3, Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu 3 HS lên bảng viết các từ ngữ ca ngợi về Bác Hồ

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

Bài tập 1 (9’)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Gọi 1 HS đọc phần a.

- Gọi 2 HS lên bảng nhận thẻ từ và làm bằng cách gắn các từ trái nghĩa xuống phía dưới của mỗi từ.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

- Các câu b, c yêu cầu làm tương tự.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 2 (9’)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy cho

- HS làm theo yêu cầu của GV - Cả lớp theo dõi nhận xét

- Đọc và theo dõi.

- Đọc và theo dõi.

- 2 HS lên bảng. HS dưới lơp làm vào VBT.

a) đẹp - xấu; ngắn - dài; cao - thấp.

b) lên - xuống; yêu- ghét; khen- chê c) Trời - đất; trên - dưới; đêm - ngày.

- Nhận xét

- Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn

(22)

từng nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận để điền dấu.

- Sau 7 phút giáo viên gọi học sinh điền dấuvà nhận xét, nhóm nào điền đúng nhất thì sẽ là nhóm chiến thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương những em làm đúng

C. Củng cố - dặn dò (5’)

- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với một số từ như: đen, giỏi, sạch, hiền, dài, lười biếng

- GV nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau:

- Các nhóm thi đua

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia- rai hay Ê- đê, Xơ-đăng hay Ba- na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.

- Nhận xét - Trả lời

- Lắng nghe

(23)

Toán

Tiết 159: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Biết cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ). Biết tìm thành phần chưa biết của phép tính. Các mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.

2, Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức trên vào làm các bài tập; giải toán về

“ ít hơn”, vẽ hình.

3, Thái độ: Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các hình vuông to, các hình chữ nhật như bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu HS lên bảng đặt tính rồi tính 457 - 124 673 + 212

698 - 104 704 + 163 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

Bài 1: (7’)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài.

- GV cho HS nhận xét bài trên bảng.

Bài 2: (7’)

?Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- 2 HS làm bảng - Lớp làm nháp - Nhận xét

- Đặt tính rồi tính

- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm vào vở.

897 - 253 897 253 644

962 – 861 962 861 101 - Nhận xét

- HS đọc - -

(24)

- Yêu cầu HS làm bài.

? HS nêu về cách tìm số hạng tìm số bị trừ?

- Nhận xét Bài 3: (7’)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS nhẩm và nêu kết quả.

- Nhận xét

Bài 4 (7’)

- Yêu cầu học sinh quan sát hình mẫu trong SGK và phân tích hình

?Chiếc thuyền gồm những hình nào ghép lại với nhau?

?Nêu vị trí của các hình trong chiếc thuyền ?

?Máy bay gồm các hình nào ghép lại với nhau ?

?Nêu vị trí từng hình trong máy bay - Yêu cầu học sinh tự vẽ hình vào vở . C. Củng cố - dặn dò (5’)

300+ 400 +100 =?

A. 700 B. 800 C. 900 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài.

- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm vào vở.

300 + x = 800

x = 800 - 300 x = 500 x - 600 = 100

x = 100 + 600 x = 700 - HS nhận xét.

- Tính rồi đổi về cùng đơn vị , so sánh và điền dấu.

- HS làm bài

60 cm + 40 cm = 1 m

300 cm + 53 cm < 300 cm + 57 cm 1 km > 800 m.

- Nhận xét

- Chiếc thuyền gồm 2 hình tam giác và 1 hình tứ giác ghép lại với nhau

- Hình tứ giác tạo thành thân của chiếc thuyền, 2 hình tam giác là hai cánh buồm

- Máy bay gồm 3 tứ giác và một hình tam giác ghép lại

- 3 hình tứ giác tạo thành thân và hai cánh của máy bay . Hình tam giác tạo thành đuôi của máy bay .

- Nhận xét - HS trả lời

- HS nghe, ghi nhớ.

Toán

Tiết 160: KIỂM TRA

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: - Thứ tự các số trong phạm vi 1000.

- So sánh các số có 3 chữ số.

- Cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ).

- Chu vi các hình đã học.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh cá số có ba chữ số 3, Thái độ: Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập.

II. Đề bài

Bài 1: Điền số còn thiếu vào chỗ trống.

(25)

255,_____, 257, 258,_____,260,_____,_____.

Bài 2: Điền dấu >,<, =

357____400 238____259 999____1000 601____563 301____297

Bài 3: Tính 25 m + 17 m =_____

900 km – 200 km =_____

63 mm – 8 mm =_____

Bài 4: Tính chu vi của hình tam giác ABC: A

24cm 32cm

B 40cm C Đạo đức

Tiết 32: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể lại một số việc đã làm để bảo vệ môi trường xung quanh

2. Kỹ năng: Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ môi trường xung quanh

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh

* BVMT:- Biết bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày .

- Có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ môi trường; không đồng tình với người không biết bảo vệ môi trường

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ môi trường

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh và một số câu chuyện về bảo vệ môi trường

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

? Kể lại một số tấm gương người tốt ở địa phương em đã có ý thức trong việc bảo vệ an toàn giao thông?

? em đã làm gì để góp phần bảo vệ an toàn giao thông?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3’)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài

- HS trả lời. Cả lớp theo dõi.

- Nhận xét

- HS nghe

(26)

2. Hoạt động 1: (9’) Liên hệ thực tế về vệ sinh môi trường ở địa phương

- Yêu cầu kể các công việc về vệ sinh môi trường ở địa phương nơi mình ở?

3. Hoạt động 2: (9’) Bày tỏ ý kiến

- GV chia 2 nhóm yêu cầu HS thảo luận nêu những việc thực tế em đã tìm hiểu ở địa phương mình?

4. Hoạt động 3: (9’) Xử lí tình huống - Khi em đến lớp mà thấy cô chưa đến, em thấy một số bạn đang trèo cây, bẻ cành em sẽ làm gì?

- Em thấy một bạn nhở dùng súng cao su đang bắn chim em sẽ làm gì?

C. Củng cố - dặn dò (5’)

? Em đã làm gì để bảo vệ môi trường?

- Nhận xét tiết học.

- Về học bài thực hiện những điều đã học.

Chuẩn bị bài sau.

- Vệ sinh môi trường như xử lí nước thải, rác thải, công trình vệ sinh nhà ở...

- Bảo vệ cây cối - Bảo vệ con vật

- HS nêu ý kiến của mình về việc bảo vệ môi trường xung quanh ở địa phương

- Lớp nhận xét

- Em sẽ khuyên các ban không nên làm như vậy, nếu các bạn không nghe em sẽ báo cáo với cô giáo

- Trả lời - HS nghe

_____________________________________________________

____________________________________________________________

(27)
(28)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. Hướng dẫn HS chuẩn bị cho nhiệm

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. Động viên các học sinh còn lại tích cực, cố..

- GV nhận xét, chốt ý đúng và tuyên dương những nhóm có lời thoại tốt - GV gọi 1 HS đọc tình huống 2 trong sách Văn hóa giao thông 3(trang 18) -Yêu cầu HS tiếp tục làm

- GV nhận xét, chốt ý đúng và tuyên dương những nhóm có lời thoại tốt - GV gọi 1 HS đọc tình huống 2 trong sách Văn hóa giao thông 3(trang 18) -Yêu cầu HS tiếp tục làm

GV: Nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương học sinh có câu trả lời tốt nhất. QUY TRÒN SỐ GẦN ĐÚNG.. a) Mục tiêu: Biết quy

GV nhận xét, tuyên dương những việc tốt các bạn đã làm để giúp đỡ bạn hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn. Trò chơi “Bạn cần,

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. - Trên cơ sở câu trả lời của học sinh,