• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:……….

Ngày giảng:……….. Tiết: 53

KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.

- Hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.

2. Kĩ năng

- Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tư duy sang tạo, kĩ năng nhận thức.

3. Thái độ

- Hs tự bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình. Từ đó giáo dục KNS ở các em thông qua bộ môn.

4. Năng lực hướng tới.

- Năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực trình bày.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục tính tự lập, tự chủ, tự tin trong công việc.

II. Chuẩn bị

- Thầy: giáo án, sgk, chuẩn kiến thức, kĩ năng.

- Trò: sgk, vở soạn, đọc và chuẩn bị bài viết ở nhà.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Phân tích, thuyết trình tích cực, quy nạp, vấn đáp, luyện tập, thảo luận.

- Động não, trình bày một phút, đặt câu hỏi, tóm tắt tài liệu.

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ

- GV lồng trong quá trình dạy bài mới.

3. Bài mới

Hoat động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 20’

- Mục đích: giúp hs hiểu được thế nào là tưởng tưởng tượng, tưởng tượng dựa trên cơ sở nào, mục đích của tưởng tượng.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP vấn đáp, phân tích, thuyết trình, quy nạp, thảo luận.

- KT động não, đặt câu hỏi, trình bày một phút, tóm tắt tài liệu

Gv giới thiệu kn “ kể chuyện tưởng tượng”.

Kể truyện tưởng tượng “không phải sao chép, kể lại sẵn có trong sách hay trong đời sống, mà phài biết dùng trí tưởng tượng để kể lại sáng tạo”.

? Tóm tắt lại truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”?

- Hs tự tóm tắt lại.

Gv chốt: Chân, Tay, Tai, Mắt tị với lão Miệng là lão chẳng làm gì mà lại được ăn ngon, cuối cùng cả bọn không chịu làm gì, để cho lão Miệng không có gì ăn.

Qua đôi ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, không chịu làm gì.

I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

* Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

(2)

Sau đó mọi người mới vỡ lẽ, nếu Miệng không ăn thì chúng không có sức. Thế rồi chúng cho lão Miệng ăn và mọi người lại có sức khỏe như xưa và sống hòa thuận với nhau.

? Trong truyện người ta tưởng tượng những gì? Những gì là có thật?

- Tưởng tượng: các bộ phận trên cơ thể người được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt gọi bằng bác, cô, cậu, lão, mỗi nhân vật có nhà riêng.

+ Chân, tay, tai, mắt chống lại cái miệng. Cuối cùng hiểu ra thì hòa thuận như cũ.

- Thật: 5 bộ phận của cơ thể con người, đều phải nượng tự vào nhau, phụ thuộc nhau.

Gv: Chuyện Chân, tay, tai, mắt chống lại miệng là hoàn toàn bịa đặt, không thể có được. Câu chuyện được kể như là một giả thiết, để cuối cùng phải thừa nhận một chân lí: cơ thể là một thể thống nhất: Miệng có ăn thì các bộ phận mới khỏe mạnh.

? Mục đích của tưởng tượng trong truyện là gì?

- Để làm nổi bật một sự thật thông thường người ta trong xã hội phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau không thể tồn tại.

? Trong câu chuyện, tưởng tượng có tùy tiện không hay làm nổi bật mục đích gì?

- Không được tùy tiện mà phải dựa vào lôgic tự nhiên, nhằm thể hiện một chủ đề, ý nghĩa nào đó tức là khẳng định cái logic tự nhiên không thể thay đổi được.

Gv cho hs đọc truyện : “Lục súc tranh công” và “giấc mơ trò chuyện với LL”.

? Trong 2 truyện người ta tưởng tượng ra những gì?

Tưởng tượng đó dựa trên những sự thật nào? Mục đích của việc tưởng tượng đó?

- Gv chia lớp thành 4 nhóm nhỏ. Y/c các nhóm thảo luận t/g 4’. Đại diện nhóm trình bày kết quả

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, sửa chữa và bổ sung, chốt.

+ N1+2: văn bản “ Lục súc tranh công”

+ N3+4: văn bản “ Giấc mơ trò truyện với Lang Liêu”

- Lục súc tranh công :

+ Tưởng tượng: Sáu con gia súc nói được tiếng người.

Sáu con gia súc kể công và kể khổ.

+ Sự thật: Dựa trên sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật

+ Mục đích: thể hiện tư tưởng các giống vật khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì.

- Giấc mơ trò chuyện với LL :

+ Tưởng tượng: Giấc mơ trò truyện với LL

→ Tác giả cùng bạn ngồi thức canh nồi bánh chưng.

Dựa trên cốt truyện của truyền truyết. Ý nghĩa của tục

- Tưởng tượng: các bộ phận trên cơ thể người được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt gọi bằng bác, cô, cậu, lão, mỗi nhân vật có nhà riêng.

- Thật : 5 bộ phận của cơ thể con người, đều phải nượng tự vào nhau, phụ thuộc nhau.

- Mục đích: Để làm nổi bật một sự thật thong thường người ta trong xã hội phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau không thể tồn tại.

-> Tưởng tượng không được tùy tiện mà phải dựa vào lôgic tự nhiên, nhằm thể hiện một chủ đề, ý nghĩa nào đó.

(3)

nấu bánh chưng trong ngày tết cổ truyền.

Gv chữa và cho hs đọc ghi nhớ sgk.

Hoạt động 2: 20’

- Mục đích: hs biết vận dụng kiến thức lí thuyết để giải quyết các bài tập

- Hình thức tổ chức: dạy học theo nhóm, dạy học định hướng hành động

- PP thảo luận, luyện tập.

- KT chia nhóm.

Gv: chia lớp làm 5 nhóm, mỗi nhóm một đề, cho hs thảo luận và trình bày.

Gợi ý:

- Nêu những chỗ định tưởng tượng.

- Mục đích việc tưởng tượng.

- Ý nghĩa của tưởng tượng.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Gv và hs nhận xét, đánh giá, sửa chữa, bổ sung.

2. Ghi nhớ: sgk.

II. Luyện tập

- Hs chọn đề tự làm.

4. Củng cố: 2’

- Gv cho hs nhắc lại ý nghĩa của kể chuyện tưởng tượng.

- Chốt kiến thức của bài.

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học thuộc bài.

- Chuẩn bị bài “Luyện tập kể chuyện tưởng tượng”.

+ Chuẩn bị theo đề văn trong sgk.

+ Trả lời các câu hỏi phần đề bài luyện tập.

+ Chuẩn bị một bài kể chuyện tưởng tượng của bản thân.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

(4)

Ngày soạn:………..

Ngày giảng:………... Tiết : 54

ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Hs nắm được đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

- Nội dung, đặc điểm, ý nghĩa, nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.

2. Kĩ năng

- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.

- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.

- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.

- Kĩ năng sống: kĩ năng nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày, kĩ năng xử lí tình huống.

3. Thái độ

- Hs tự bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực tổng hợp, trình bày, năng lực tự quản bản thân, năng lực hợp tác.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục tinh thần trách nhiệm trong công việc, tính tự lập, tự chủ, tự tin.

II. Chuẩn bị

- Thầy: giáo án, sgk, máy chiếu - Trò: đọc và chuẩn bị bài ở nhà III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, thuyết trình tích cực, thảo luận

- KT động não, các mảnh ghép, công đoạn, giao nhiệm vụ IV. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ

- GV lồng trong quá trình dạy bài mới 3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 5’

- Mục tiêu: hs ôn lại các văn bản thuộc thể loại truyện dân gian Việt Nam đã học - Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp

- KT động não

? Chúng ta đã được học các thể loại văn học dân gian nào?

- Hs trả lời, gv chốt

? Hãy kể tên các phẩm thuộc các thể loại truyện dân gian đã học?

- Hs kể tên.

- Gv chốt trên màn hình

1. Các thể loại truyện dân gian

(5)

Hoạt động 2: 20’

- Mục tiêu: hs ôn lại phần nội dung, nghệ thuật, mục đích của các thể loại truyện dân gian

- Hình thức tổ chức: dạy học theo nhóm - PP vấn đáp, thuyết trình, phân tích - KT động não, kĩ thuật công đoạn, các mảnh ghép.

- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Y/c mỗi nhóm thảo luận một mảng.

+ Nhóm 1: truyền thuyết + Nhóm 2: cổ tích

+ Nhóm 3: ngụ ngôn + Nhóm 4: truyện cười

- Sau khi thảo luận xong các nhóm chuyển cho nhau để bổ sung những nội dung còn thiếu của nhóm bạn ( nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, nhóm 4 chuyển cho nhóm 1). Sau khi bổ sung xong cho nhóm bạn, các nhóm trình bày kết quả.

- Gv nhận xét, chốt, cho điểm.

2. Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện dân gian

Nội dung Nghệ thuật Mục đích sáng

tác Tâm lí thưởng thức

Truyền thuyết

Truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ, có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử.

Có nhiều yếu tốt tưởng tượng kì ảo đan xen với những chi tiết đời thường trong cuộc sống .

Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật, dù truyện có những chi tiết tưởng tượng kì ảo.

Truyện cổ tích

Truyện kể về cđ, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc: người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em út, người dũng sĩ…

tưởng tượng ra,

Có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo đan xen với những chi tiết đời thường. Cđ nhân vật được kể theo 3 chặng : mở đầu, phiêu lưu, thử

Thể hiện mơ ước, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.

Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật.

Truyện dân gian

Truyện truyền thuyết 1. Con Rồng, cháu Tiên.

2. Bánh chưng, bánh giầy.

3. Thánh Gióng.

4. Sơn Tinh, Thủy Tinh.

5. Sự tích Hồ Gươm

Truyện cổ tích 1. Thạch Sanh 2. Em bé thông minh 3. Cây bút thần

4. Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Truyện ngụ ngôn 1. Ếch ngồi đáy giếng

2. Thầy bói xem voi 3. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Truyện cười 1. Treo biển 2. Lợn cưới áo mới.

(6)

không có thật trong cđ.

thách, hạnh phúc.

Truyện ngụ ngôn

Mượn chuyện về loài vật, đồ vật, chính con người để nói bóng gió chuyện con người.

Là truyện tưởng tượng không có thật.

Cách nói gián tiếp, bóng gió, mang ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.

Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy con người trong cuộc sống.

Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật.

Truyện cười

Truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để những hiện tượng này phơi bày ra và người nghe phát hiện thấy. Là

truyện tưởng

tượng, không có thật.

Có yếu tố gây cười, khai thác những cái trái tự nhiên, không hợp với lẽ thường để gây cười.

Nhằm gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, từ đó

hướng con

người tới những cái tốt đẹp.

Người kể người nghe không tin câu chuyện là có thật.

Hoạt động 3: 15’

- Mục tiêu: hs phân biệt được sự khác nhau giữa các thể loại của văn học dân gian.

- Hình thức tổ chức: dạy học theo nhóm

- PP thảo luận - KT chia nhóm.

- Gv chia lớp 2 nhóm theo hai màu: xanh, đỏ. Y/c các em thích màu xanh vào một nhóm, các bạn thích màu đỏ sẽ vào một nhóm.

+ Nhóm màu xanh thảo luận phần a.

+ Nhóm màu đỏ thảo luận phần b.

- Y/c các nhóm thảo luận 5’

- Đại diện nhóm trả lời.

- Gv và hs nhận xét, sửa chữa, bổ sung, chốt.

3. So sánh giữa các thể loại

a. Truyện cổ tích và truyện truyền thuyết

* Giống nhau:

- Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

- Đều có chi tiết (môtip) giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường.

* Khác nhau:

Truyện truyền thuyết Truyện cổ tích

- Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử được kể.

- Trong truyện cả người kể và người nghe đều tin là có thật (dù có YT tưởng tượng).

- Kể về cđ của các kiểu nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

- Không tin có thật (dù chứa YT thực tế).

b. Truyện ngụ ngôn và truyện cười

* Giống nhau:

- Đều có chi tiết gây cười và tình huống bất

(7)

ngờ.

* Khác nhau:

- Truyện ngụ ngôn: khuyên nhủ, răn dạy một bài học trong cuộc sống.

- Truyện cười : mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

4. Củng cố: 2’

- Gv cho hs kể lại 1 truyện đã học? Cho biết thể loại của truyện đã kể?

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Ôn lại toàn bộ những truyện đã học

- 3 tổ, mỗi tổ chuẩn bị một tờ giấy A0, bút chì, màu, bút dạ chuẩn bị vẽ tranh minh họa cho những câu chuyện đã học.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Ngày soạn:………..

Ngày giảng:………... Tiết : 55

ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN (tiếp)

I. Mục tiêu ( như tiết 54) II. Chuẩn bị

III. Phương pháp, kĩ thuật IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ học 3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 4: 42’

- PP thảo luận

- KT động não, giao nhiệm vụ

- Gv chia lớp thành 3 nhóm. Y/c các nhóm vẽ tranh theo truyện

+ N1: truyện Thạch Sanh + N2: truyện Cây bút thần

+ N3: Ông lão đánh cá và con cá vàng.

- Sau khi các nhóm hoàn thành bài vẽ, một bạn đại diện nhóm lên kể lại truyện theo tranh.

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá,

4. Hoạt động ngoại khóa

- Thi vẽ tranh minh họa cho truyện và kể chuyện theo tranh

(8)

sửa chữa.

4. Củng cố: 1’

- Gv nhận xét giờ thực hành.

5. Hướng dẫn về nhà: 1’

- Ôn lại toàn bộ những truyện đã học.

- Chuẩn bị văn bản: Con hổ có nghĩa.

? Cho biết văn bản trên thuộc thể loại nào? Dựa vào chú thích */sgk,cho biết thế nào là truyện trung đại?

? Cho biết văn bản có gì đặc biệt?

? Theo em văn bản này cần đọc với giọng ntn?

? Nghĩa? bà đỡ? Lạng Giang? Tiều?

? Trong cả 2 văn bản đều kể truyện về loài động vật nào?

? Truyện 1 ,2 : nhân vật chính là ai?

? Gia đình hổ đực gặp phải khó khăn gì? Ai đã cứu gia đình nó?

? Phân tích cách mời, cách đền ơn và cùng với hành động đền ơn và tâm trạng của nó khi đền ơn?

? Nhận xét gì về tiếng gầm của hổ đực khi đưa và tiễn bà đỡ Trần về?

? Em có nhận xét gì cái nghĩa và mức độ trả nghĩa của con hổ với bà đỡ Trần?

? Con hổ trắng gặp nạn gì?Ai cứu mạng nó?

? Nó đền ơn người cứu mạng mình ntn?

? Phân tích tiếng gầm (2 tiếng)?

? So với cách trả ơn của hổ 1, hổ 2 có gì khác ? Nhận xét?

? Em có nhận xét gì về NT của truyện? Nội dung và ý nghĩa?

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Ngày soạn:……….

Ngày giảng:……….. Tiết : 56

CHỈ TỪ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp hs nắm được - Khái niệm: chỉ từ

- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ + Khả năng kết hợp của chỉ từ + Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ 2. Kĩ năng

- Nhận diện được chỉ từ trong câu - Sử dụng được chỉ từ trong nói và viết

(9)

- Kĩ năng sống: kĩ năng nhận thức, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định

3. Định hướng phát triển năng lực

-Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

-Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ

Yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC

Tích hợp kĩ năng sống

-Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ loại theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

-Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng từ loại tiếng Việt.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

-Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

-Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

II. Chuẩn bị

- Thầy: giáo án; sgk; máy chiếu; chuẩn kiến thức, kĩ năng - Trò: sgk, vở soạn, đọc và chuẩn bị bài ở nhà

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP phân tích, thuyết trình tích cực, quy nạp, thảo luận.

- KT động não, đặt câu hỏi, chia nhóm.

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

? Thế nào là số từ, lượng từ? Phân loại? Cho ví dụ?

3. Bài mới

Trong tiếng Việt, bên cạnh số từ và lượng từ thì còn có những từ loại khác nữa. Một trong số đó là chỉ từ. Vậy thế nào là chỉ từ? Sử dụng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 15’

- Mục tiêu: giúp hs hiểu được thế nào là chỉ từ - Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp - KT động não, đặt câu hỏi - Gv treo chiếu ngữ liệu - Gv gọi 1 hs đọc.

- Hs đọc ngữ liệu trên màn hình

? Xác định các từ được in đậm trong ngữ liệu? Cho biết chúng bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

- Hs xác định

- Gv và hs nhận xét, chốt

? Các từ được bổ sung thuộc từ loại gì? Các từ in đậm

I. Chỉ từ là gì?

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Ông vua nọ.

- Viên quan ấy.

- làng kia.

- Nhà nọ.

(10)

dùng để làm gì?

- Danh từ

- Các từ in đậm dùng để trỏ vào sự vật

- Gv chiếu ngữ liệu có chứa các từ và cụm từ - Gọi 1 hs đọc.

? So sánh các cặp từ khi được thêm các từ in đậm so với các từ không được thêm?

- Các cụm từ được thêm từ in đậm: được cụ thể hóa, xác định 1 cách rõ ràng trong không gian.

- Các từ không được thêm từ in đậm: thiếu tính xác định.

Gv cho hs đọc ngữ liệu 3.

? Em hãy so sánh ý nghĩa của các cặp:

- Viên quan ấy / hồi ấy.

- Nhà nọ/đêm nọ.

- Giống nhau: dùng để định vị sự vật.

- Khác nhau:

+ Viên quan ấy, nhà nọ: định vị về không gian.

+ Hồi ấy, đêm nọ: định vị về thời gian.

Gv chốt: Những từ in đậm trong các ngữ liệu trên được gọi là các chỉ từ.

? Em hiểu thế nào là chỉ từ?

- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.

Gv cho 2 hs đọc ghi nhớ: sgk/137.

………...

………..

Hoạt động 2: 10’

- Mục tiêu: hs nắm được hoạt động của chỉ từ trong câu như làm phụ ngữ sau của danh từ; làm chủ ngữ, trạng ngữ trong câu

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp

- KT động não

Gv cho hs đọc lại ngữ liệu 1.

? Xác định CDT có chứa các từ được in đậm? Điền các CDT đó vào mô hình CDT?

Phụ trước Trung tâm Phụ sau

t2 t1 T1 T2 s1 s2

ông vua nọ

viên quan ấy

một cánh đồng làng kia

hai cha con nhà nọ

? Các chỉ từ đứng ở vị trí nào trong CDT?

- Làm phụ sau trong CDT (s2) - Gv cho hs đọc ngữ liệu 2

? Tìm chỉ từ? Xác định chức vụ của chỉ từ trong câu?

-> Chỉ từ

2. Ghi nhớ : sgk/137.

II. Hoạt động của chỉ từ trong câu

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Làm phụ ngữ sau của danh từ trong cụm danh từ.

(11)

- đó (chủ ngữ).

- đấy (trạng ngữ).

Gv chốt : Như vậy chỉ từ có thể làm phụ ngữ sau của DT, cùng DT và phụ ngữ trước lập thành 1 cụm DT.

Ngoài ra, chỉ từ còn có thể đảm nhiệm làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

Gv gọi 2 hs đọc ghi nhớ: sgk/138.

………

………

Hoạt động 3: 12’

- Mục tiêu: hs biết vận dụng kiến thức lí thuyết để làm các bài tập

- Hình thức tổ chức: dạy học theo nhóm - PP thảo luận, luyện tập

- KT động não, chia nhóm, công đoạn Tích hợp kĩ năng sống

-Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng cụm từ theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng cụm từ tiếng Việt

Tích hợp giáo dục đạo đức

Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó

- Gv chia lớp theo các loài hoa thành 3 nhóm: hoa hướng dương, hoa hồng, hoa phăng.

- Gv cho các nhóm thảo luận các bài tập trong sgk.

Mỗi nhóm một bài tập + N1: bài 1 (hoa hồng)

+ N2: bài 2 (hoa hướng dương) + N3: bài 3 (hoa phăng)

- Các nhóm thảo luận trong 5’. Sau khi thảo luận xong các nhóm trao đổi kết quả cho nhau, bổ sung phần còn thiếu. N1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển cho nhóm 1. Sau khi các nhóm hoàn thiện xong thì treo kết quả.

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, chốt, cho điểm.

- Làm trạng ngữ, chủ ngữ trong câu.

2. Ghi nhớ : sgk/138 III. Luyện tập

1. Bài tập 1 a. ấy

+ Định vị sự vật trong không gian.

+ Làm phụ ngữ sau trong CDT.

b. Đấy , đây

+ Định vị sự vật trong không gian.

+ Làm chủ ngữ.

c. Nay

+ Định vị sự vật trong thời gian.

+ Làm trạng ngữ.

d. Đó

+ Định vị sự vật trong thời gian.

+ Trạng ngữ.

2. Bài tập 2

a. đến chân núi Sóc = đến đấy.

b. làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy.

3. Bài tập 3

- Không thể thay thế vì : chúng chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, các thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay dòng thời gian

(12)

vô định.

4. Củng cố: 1’

- Thế nào là chỉ từ? Hoạt động của chỉ từ trong câu?

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học thuộc bài, nắm chắc nội dung bài học - Chuẩn bị bài: Động từ và cụm động từ + Tìm hiểu khái niệm động từ, cụm động từ

+ Hoạt động của động từ và cụm động từ trong câu

+ Trả lời các câu hỏi trong sgk và chuẩn bị bài tập phần luyện tập V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Duyệt ngày………tháng…….năm 2019 Tổ trưởng

Nguyễn Thị Thu Hoài

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Học bài: nhớ được nội dung truyện, tập kể diễn cảm truyện, nắm được giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản, đọc một vài đoạn văn ngắn trong đoạn trích Trong

Thứ nhất, một số tác giả trong khi thuật lại, kể lại đã nhấn mạnh đến ý nghĩa tư tưởng của truyện cổ tích, một số khác quan tâm đến phong cách dân gian hóa qua sự

Quan sát từ góc độ cấu trúc và ngữ nghĩa có thể giúp chúng ta thấy được rõ nét hơn về sự hiện diện, chủng loại, chức năng ngữ pháp, khả năng kết hợp của từ loại

Các đặc điểm nhân trắc cơ bản của học sinh một số trường THPT tại Hà Nội bao gồm chỉ số Pignet và BMI có sự khác biệt theo 4 vùng sinh thái của Hà Nội, trong đó vùng

- Sử dụng lại kết quả của bài viết trên cơ sở đã được chỉnh sửa, thu gọn hệ thống luận điểm, dẫn chứng thành 1 đề cương, chỉ giữ lại những luận điểm và dẫn chứng

Bài 1: Tìm một số thành ngữ tương ứng với chuyện: Ếch ngồi đáy giếng.. Bài 2: Tình huống xảy ra trong tiết học Văn khi các

- Cuộc đời như một con đê dài hun hút và mỗi người đều phải đi trên con đê của riêng mình. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đi qua những “bóng nắng, bóng râm” đó để

Cụ thể gồm các kiến thức: các văn bản truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười; các đơn vị tiếng Việt từ và cấu tạo của từ, nghĩa của từ, từ mượn, từ loại và cụm từ;