• Không có kết quả nào được tìm thấy

Học sinh biết cách thể hiện tình hữu nghị bằng việc làm cụ thể

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Học sinh biết cách thể hiện tình hữu nghị bằng việc làm cụ thể"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN GDCD: KHỐI LỚP 9 TUẦN 5, TIẾT 5

CHỦ ĐỀ: QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG, ĐÁT NƯỚC, NHÂN LOẠI (TÍCH HỢP BÀI 5+6)

HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC TÀI LIỆU VÀ THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc và ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

- Học sinh biết cách thể hiện tình hữu nghị bằng việc làm cụ thể.

I/ Đặt vấn đề: GV hướng dẫn Học sinh tự học

Yêu cầu học sinh đọc phần đặt vấn đề SGK GDCD 9 trang 17 trả lời các câu hỏi sau:

Qua phần đặt vấn đề học sinh trả lời được các câu hỏi sau:

- Quan sát các số liệu ảnh trên em thấy Việt Nam đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị hợp tác như thế nào?

- Nêu ví dụ về mối quan hệ giữa nước với các nước mà em biết?

Học sinh rút ra nội dung bài học:

Mối quan hệ giữa nước này với nước khác ta gọi là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

II/ NỘI DUNG BÀI HỌC

- Từ việc tìm hiếu trên em hiếu tình hữu nghị là gì?

- Lấy ví dụ về một số mối quan hệ tình hữu nghị giữa Việt Nam với 1 số nước?

- Vậy tình hữu nghị có ý nghĩa gì với mỗi dân tộc?

- Lấy ví dụ về sự giúp đỡ của các nước với Việt Nam về mặt giáo dục y tế?

- Hoà bình và hữu nghị là rất quan trọng vậy Đảng và nhà nước ta đã có chính sách gì về vấn đề này?

- Em có suy nghĩ gì về chính sách đối ngoại trên của Việt Nam?

- Trách nhiệm của công dân, học sinh

HOẠT ĐỘNG 2: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC

(2)

Sau khi trả lời các câu hỏi phần đặt vấn đề học sinh ghi ra được nội dung bài học gồm các nội: mục II/ Nội dung bài học và hoàn thành các bài tập phần III/ Bài tập.

II/ Nội dung bài học:

1/ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới:

- Là mối quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

- Ví dụ: Việt Nam- Lào, Việt Nam- Cu Ba

2/ Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới:

- Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, dân tộc cùng hợp tác phát triển về mọi mặt như kinh tể, văn hoá, y tế, giáo dục...

- Tạo sự hiểu biết, thân thiện, hữu nghị tránh mâu thuẫn căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

3/

Chính sách của Đảng và nhà nước ta:

- Đảng và nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới (VN muốn làm bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới)

- Hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta.

- Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ hợp tác của thế giới với Việt Nam.

4/ Trách nhiệm công dân :

- Thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và khách nước ngoài.

- Có thái độ cử chỉ việc làm tôn trọng thân thiện trong cuộc sống hành ngày.

III/ Bài tập:

Yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:

Bài 1 (trang 19 sgk Giáo dục công dân 9): Hãy nêu một số việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài trong cuộc sống hằng ngày?

Bài 2 (trang 19 sgk Giáo dục công dân 9): Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây:

A/ Bạn em có thái độ thiếu lịch sự với người nước ngoài;

B/ Trường em có tổ chưc giao lưu với học sinh nước ngoài.

Bài 3 (trang 19 sgk Giáo dục công dân 9): Em hãy sưu tầm các tranh ảnh, bài báo, băng hình…về những hoạt động thể hiện tình hữu nghị của nhân dân ta với

(3)

nhân dân các nước khác và chia sẽ những thong tin đã sưu tầm được với các bạn trong tổ, trong lớp

*Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép:

Học sinh trả lời các câu hỏi vào vỡ theo yêu cầu gồm:

I/ Đặt vấn đề: SGK trang 17 II/ Nội dung bài học:

1/ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới 2/ Ý nghĩa tình hữu nghị

3/ Chính sách của Đảng và nhà nước ta 4/ Trách nhiệm của công dân

III/ Bài tập:

Học sinh làm bài tập.

Lưu ý: học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, trở ngại của học sinh sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Trường:

Lớp:

H tên h c sinh:

Môn học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

GDCD Mục I:

Mục II:

Mục II:

Chuẩn bị nội dung Chủ đề CHỦ ĐỀ: QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG, ĐÁT

NƯỚC, NHÂN LOẠI (TÍCH HỢP BÀI 5+6) Học sinh trả lời các câu hỏi sau đây:

- Đọc và trả lời các câu hỏi trong phần đặt vấn đề

- Quan sát ảnh và đọc các thông tin, sự kiện trên, em có nhận xét gì về quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới?

- Sự hợp tác mang lại lợi ích gì cho ta và các nước khác?

- Theo em, để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên những nguyên tắc nào?

Liên hệ giáo viên bộ môn: Nguyễn Thị Kim Loan Môn dạy: Sử - GDCD. Điện thoại: 0385957581

(4)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhiệm vụ: Liên hợp quốc được chính thức thành lập vào tháng 10 1945, nhằm duy trì hoà bình an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân

Để bảo vệ hòa bình phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa người với người; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và

3.Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới , làm cho thế giới hiểu rõ

Kết hợp quan sát tranh cùng với những kiến thức em đã được tìm hiểu trong chủ để này theo em trong bối cảnh thế giới hiện nay, tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế

Kiến thức: Kiểm tra đánh giá nội dung kiến thức các bài đã học, trong đó trọng tâm: Tự chủ; Dân chủ và kỉ luật; Bảo vệ hòa bình; Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Malaysia Ma-ha-thia Mô-ha-mát - Những chính sách này góp phần giúp các nước hiểu rõ hơn về Việt Nam, từ đó tạo ra nhiều cơ

Qua đó cho thấy tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc dù khác quốc tịch, màu

Câu 6 : Trong các ý kiến sau, ý kiến nào không đúng về ý nghĩa của các quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giớiC. Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới