• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC LỚP 11 Ngày thi: 15/4/2017

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC LỚP 11 Ngày thi: 15/4/2017 "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

LẦN THỨ X, NĂM 2017

ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC LỚP 11 Ngày thi: 15/4/2017

(Đáp án gồm 07 trang)

Câu 1 (2,0điểm): VĨNH PHÚC + YÊN BÁI + QUẢNG NAM

a) Sự vận chuyển dòng khối tạo điều kiện cho sự vận chuyển quay đầu của H2O trong xylem

như thế nào? (Vĩnh Phúc) b) Một loại chất ức chế đặc hiệu chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp được đưa vào cây (ví

dụ cyanide), sự vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và vào yếu tố ống rây (tế bào ống rây) bị ảnh hưởng như thế nào? Giải thích. (Yên Bái)

c) Với các loại cây trồng sau nên chú ý bổ sung loại phân bón chủ yếu nào để đạt năng suất

cao: mía, cà chua, cải ngọt, táo, vải, khoai lang, rau muống, củ cải đường, khoai tây? Giải thích.

(Quảng Nam)

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a

- Các chất đồng hóa được tạo ra ở vị trí nguồn tăng P hút H2O từ xylem và vị trí khác tạo ra P dương

- Áp suất này  động lực vận chuyển đường và sản phẩm từ vị trí nguồn đến vị trí đích

- Sản phẩm được vận chuyển đến vị trí sử dụng hay vị trí tích trữ  tăng P của vị trí đích và giảm P của dòng vận chuyển  mạch rây bị mất nước xylem

Như vậy có sự quay vòng trong vận chuyển nước trong xylem nhờ vận chuyển dòng khối

0,25 0,25 0,25

b

- Vì protein màng đồng vận chuyển (H+/saccharose) thực hiện vận chuyển saccharose từ ngoài vào tế bào kèm và yếu tố ống rây muốn hoạt động được, cần có bơm proton đẩy H+ từ phía trong màng ra phía ngoài màng sinh chất để kích hoạt protein màng đồng vận chuyển (H+/saccharose), bơm proton hoạt động có tiêu tốn ATP do hô hấp cung cấp.

- Chất ức chế chuỗi hô hấp tế bào sẽ làm giảm nguồn cung cấp ATP do đó làm giảm sự vận chuyển chủ động đường từ ngoài vào yếu tố ống rây và tế bào kèm.

0.25

0.25

c

- Cải ngọt, rau muống là các loại cây thu hoạch lá, cần bón phân đạm bổ sung nguyên tố N cho cây, giúp ra nhiều cành, lá, lá phát triển to và xanh tốt.

- Mía, khoai lang, khoai tây cần bón đủ phân Kali. Vì K giúp cho việc vận chuyển đường về cơ quan dự trữ, tăng hàm lượng tinh bột.

- Cà chua, táo vải: thu hoạch quả nên cần bón phân lân (cung cấp P) trong thời kì ra quả để quả ra sớm và nhiều, đến thời kì bón thúc nên bổ sung Kali để tăng dự trữ đường trong quả, tăng màu sắc và chất lượng quả.

0,25 0,25 0,25

Câu 2 (2,0điểm) BẮC NINH + ĐIỆN BIÊN

a) Phicobilin là nhóm sắc tố quan trọng với nhóm sinh vật nào, vì sao? Các nhóm sinh vật này có nhất thiết cần có sắc tố chlorophyl không, vì sao? (Bắc Ninh)

b) Khi chiếu sáng với cường độ thấp như nhau vào 3 loài cây A, B, C và trồng trong nhà kính, người ta nhận thấy ở cây A lượng CO2 hấp thụ tương đương với lượng CO2 thải ra; ở cây B lượng CO2 hấp thụ nhiều hơn lượng CO2 thải ra; còn ở cây C lượng CO2 hấp thụ ít hơn lượng CO2 thải ra.

- Xác định các cây này theo chỉ tiêu sinh lý về ánh sáng? Giải thích.

- Để đạt hiệu suất quang hợp cao cần trồng mỗi loài cây này trong những điều kiện ánh sáng như thế nào? (Điện Biên)

ĐÁP ÁN

(2)

2 Lượng CO2

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a

- Phycobilin là nhóm sắc tố quan trọng với tảo và các nhóm thực vật bậc thấp sống ở nước do có khả năng hấp thụ tốt với các ánh sáng tán xạ dưới nước

- Các nhóm sinh vật này đều cần có sắc tố Chlorophyl

vì chỉ Chlorophyl a mới có khả năng chuyển năng lượng ánh sáng cho các phản ứng quang hóa từ đó biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

Phycobilin đóng vai trò hấp thụ năng lượng ánh sáng và chuyển đến clorophyl.

0.25 0.25 0.25

b

- Cây A: Cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp nên CO2 thải ra và hấp thụ tương đương. Cây A là cây trung tính.

- Cây B hấp thụ CO2: Cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp nên cây hấp thụ CO2 từ môi trường nhiều hơn thải ra. Cây B có điểm bù ánh sáng thấp, là cây ưa bóng.

- Cây C thải CO2: Cường độ hô hấp lớn hơn cường độ quang hợp nên lượng CO2

thải ra môi trường nhiều hơn hấp thụ. Cây C có điểm bù ánh sáng cao, là cây ưa sáng.

0,25 0,25 0,25

Cây A trồng ở mọi điều kiện ánh sáng.

Cây B trồng dưới tán cây khác, hoặc dưới bóng râm … Cây C trồng nơi quang đãng, hoặc nơi nhiều ánh sáng …

0,5

Câu 3. (2,0 điểm) ĐÀ NẴNG + TUYÊN QUANG

a) Trình bày mối quan hệ giữa hô hấp và quá trình trao đổi khoáng trong cây? (Đà Nẵng) b) Người ta giữ khoai tây một tuần trong không khí sạch, sau đó giữ một tuần trong nitơ sạch rồi lại giữ một tuần trong không khí sạch. Lượng CO2 giải phóng ra trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị. Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm? (Tuyên Quang)

Thời gian (tuần)

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a

- Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho quá trình hút khoáng chủ động.

Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian (các axit ceto) làm nguyên liệu đồng hóa các nguyên tố khoáng do rễ hút lên .

- Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hóa các nguyên tố khoáng .

- Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố khoáng để tế bào tổng hợp các chất, trong đó có các enzim. Các enzim tham gia xúc tác cho các phản ứng của quá trình hô hấp.

- Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để tổng hợp các chất. Quá trình tổng hợp các chất sẽ sử dụng các sản phẩm của quá trình hô hấp, do đó làm tăng tốc độ của quá trình hô hấp tế bào .

0,25 0,25 0,25

0,25

b

- Trong tuần thứ nhất: Quá trình hô hấp của khoai diễn ra bình thường theo quá trình hô hấp hiếu khí. Lượng CO2 thoát ra ổn định.

- Trong tuần thứ hai: Giai đoạn đầu còn hô hấp hiếu khí do còn một ít oxi hòa tan trong gian bào, lượng CO2 ít. Giai đoạn sau chỉ xảy ra lên men tạo ra axit lactic không tạo ra CO2.

- Trong tuần thứ 3: Trong không khí sạch, các mô có oxi sẽ đẩy mạnh oxi hóa glucozơ chuyển thành axit pyruvic tham gia vào chu trình Creb → có sự tăng cao hàm lượng CO2 thải ra ở đầu tuần thứ 3, sau đó quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra bình thường → lượng CO2 ổn định trở lại.

0,25 0,25

0,25 0,25

(3)

3

Câu 4 (2,0 điểm) HÀ NAM + LAM SƠN + LÊ HỒNG PHONG

a) Ở thực vật có hoa, hạt phấn có gọi là giao tử đực không? Tại sao? Trong thụ phấn có rất

nhiều hạt phấn tham gia, hãy cho biết ý nghĩa của nó trong tự nhiên và trong sản xuất?

(Hà Nam + Lam Sơn) b) Một loài thực vật hạt kín có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Có một tế bào mẹ hạt phấn giảm phân để hình thành 4 hạt phấn. Hãy xác định số nhiễm sắc thể mà môi trường cung cấp để hình thành được 4 hạt phấn nói trên. (Điện Biên)

c) Bằng cách nào auxin làm giãn thành tế bào thực vật? Một bạn học sinh cho rằng tác động của auxin lên tế bào có thể thay thế hoàn toàn bằng cách tăng nồng độ H+ trong thành tế bào, em có đồng ý với ý kiến này không? Giải thích. (Lê Hồng Phong)

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a

- Không gọi hạt phấn là giao tử đực được vì: Hạt phấn là thể giao tử gồm 2 TB đơn bội, sau khi hạt phấn nảy mầm, nhân sinh sản mới nguyên phân cho hai giao tử đực tham gia vào quá trình thụ tinh còn hạt phấn chưa trực tiếp thụ tinh.

- Ý nghĩa việc có nhiều hạt phấn trong quá trình thụ tinh

+ Trong tự nhiên: có sự chọn lọc tự nhiên những hạt phấn tốt nhất cho quá trình thụ tinh, tăng kích thích thúc đẩy quá trình thụ tinh  ý nghĩa bảo tồn nòi giống và thích nghi.

+ Trong sản xuất: thụ phấn bổ khuyết làm tăng lượng auxin từ hạt phấn có tác dụng tăng năng suất cây trồng.

0,25

0,25

0,25

b

- Tế bào mẹ hạt phấn phải giảm phân để tạo ra 4 TB đơn bội. Số NST mà môi trường cung cấp cho giảm phân là 2n = 12 NST.

- Mỗi TB đơn bội lại nguyên phân 1 lần để hình thành nên hạt phấn có 2 nhân đơn bội. Số NST mà môi trường cung cấp cho 4 hạt phấn là 4 x n = 4n.

- Tổng số NST mà môi trường cung cấp cho cho sự hình thành 4 hạt phấn là:

2n + 4n = 6n = 36 NST.

0,25

0,25

c

- Auxin làm giãn thành tế bào thực vật bằng cách kích thích mở các bơm H+ trên màng sinh chất H+ từ trong tế bào ra ngoài thành tế bào  làm giảm pH ở thành tế bào  Sự giảm pH đã hoạt hóa enzim phân hủy polisaccarit liên kết giữa các sợi xenlulozo làm cho chúng lỏng lẻo tạo điều kiện cho thành tế bào dãn ra dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu của không bào

- Không đồng ý

Do auxin không chỉ tác động làm dãn thành tế bào mà còn hoạt hóa các gen tổng hợp các protein và nguyên liệu mới đáp ứng cho sự sinh trưởng của tế bào.

0,25

0,25 0,25 Câu 5 (2,0 điểm) HẠ LONG + QUẢNG NGÃI

a) Dùng ống hút để hút dịch nghiền lá cây (trong cồn 900) sau đó chấm đều lên vạch chấm của giấy sắc ký (vị trí đường chấm rời phía dưới của hình 1). Đầu phía dưới của giấy sắc ký được nhúng vào dung dịch sắc ký. Dung dịch sẽ thấm vào giấy và dịch chuyển theo chiều mũi tên. Sự dịch chuyển này kéo theo các chất có trong dịch nghiền. Kết quả sau một thời gian trên tờ giấy sắc ký xuất hiện các vạch màu khác nhau theo thứ tự từ 1 đến 4 như hình 1

- Các vạch màu 1, 2, 3 và 4 ứng với những chất gì? Giải thích.

- Trình bày vai trò sinh lý của chất số 3 đối với hoạt động sống của cây? (Hạ Long)

1

4 3 2

Hình 1

Hình 1

(4)

4

b) Hãy bố trí thí nghiệm chứng minh mặt dưới của lá có nhiều lỗ khí hơn mặt trên. Để có kết quả rõ rệt nhất, nên chọn cây chịu hạn hay cây trung sinh? Vì sao? (Quảng Ngãi)

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a

- (1) Carôten.

- (2) Xantôphin - (3) Diệp lục a - (4) Diệp lục b

* Giải thích

- Khối lượng phân tử: Carôten < xantôphin < diệp lục a< diệp lục b.

- Tốc độ di chuyển của mỗi chất tỉ lệ nghịch với khối lượng

* Vai trò sinh lí của diệp lục a

- Giữ vai trò là trung tâm của phản ứng quang hóa ở pha sáng

- Tham gia trực tiếp biến đổi quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH.

0,25

0,25 0,25 0,25

b

- Bố trí thí nghiệm :

+ Tưới đẫm vào gốc cây, chọn một lá bánh tẻ. Dùng hai miếng giấy tẩm coban clorua đã sấy khô (có màu xanh da trời) kẹp vào hai mặt lá (đối xứng nhau). Đặt hai miếng kính mỏng lên hai mặt giấy rồi kẹp chặt lại. Sau 15 phút, lấy miếng giấy ra quan sát diện tích giấy bị đổi màu (từ xanh sang hồng).

+ Kết quả là miếng giấy đặt ở mặt dưới lá có diện tích màu hồng lớn hơn so với miếng giấy ở mặt trên, chứng tỏ nước thoát ra ở mặt dưới nhiều hơn  khí khổng ở mặt dưới lá nhiều hơn mặt trên.

- Để có kết quả rõ rệt nhất nên chọn cây chịu hạn.

Vì lá của chúng không có lỗ khí ở mặt trên và thường có tầng cutin dày để chống nóng và giảm thoát hơi nước.

0,25

0,25 0,25 0,25

Câu 6 (2,0 điểm): QUẢNG NGÃI + LÀO CAI + LAM SƠN

a) Nhận định: “đối với các loài đại gia súc, biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh

bằng cách tiêm hay trộn lẫn với thức ăn đều có tác dụng như nhau” là đúng hay sai ? Giải thích.

(Quảng Ngãi) b) Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hô hấp sẽ biến đổi như thế nào? Tại sao?

(Lào Cai) c) Một bác sỹ dùng HCO3- để điều trị một bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến chức năng hô hấp. Theo em người bệnh có biểu hiện như thế nào? Bác sỹ đặt giả định gì về sinh hóa máu của bệnh nhân? (Lam Sơn)

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a

- Sai.

- Vì : đại gia súc (trâu, bò) ăn cỏ, trong ống tiêu hóa của chúng có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh giúp chúng tiêu hóa xenlulôzơ. Nếu trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn sẽ tiêu diệt các vi sinh vật có lợi → giảm khả năng tiêu hóa thức ăn so với tiêm.

0,25 0,25

b

- Khi huyết áp giảm đột ngột thì hoạt động hô hấp tăng.

- Nguyên nhân:

+ Khi huyết áp giảm  Vận tốc máu giảm  Vận chuyển cung cấp O2 và loại thải CO2 giảm  Lượng CO2 trong máu cao hơn bình thường.

+ Sự thay đổi huyết áp + hàm lượng CO2 cao trong máu sẽ kích thích các thụ thể áp lực và thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh  xung thần kinh chuyển về hành tủy  Các trung khu hô hấp ở đây sẽ tăng cường mức hoạt động  hô hấp tích cực hơn để loại thải CO2 khỏi máu.

0,25

0,25

0,5

c

- Dùng HCO3- để trung hòa H+  biểu hiện của bệnh nhân là thở nhanh.

- Bác sỹ giả định thở nhanh là sự đáp ứng của cơ thể với pH máu thấp. Nhiễm toan chuyển hóa làm giảm pH máu có nhiều nguyên nhân như tiểu đường, sốc, ngộ độc..

0,25 0,25

(5)

5

Câu 7 (2,0 điểm) QUẢNG NAM + TRẦN PHÚ + HƯNG YÊN a) Cho 4 dạng dị tật tim bẩm sinh (1- 4) :

- Hãy nêu tên gọi tương ứng với 4 dạng dị tật đó.

- Một bệnh nhi bị tim bẩm sinh có biểu hiện tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, thở gấp. Bệnh nhi đó có thể bị dạng dị tật nào trong 4 dạng trên? Giải thích. (Quảng Nam)

b) Hình bên biểu diễn sự thay đổi huyết áp và thể tích máu ở tâm thất trái trong một chu kỳ tim của một người đàn ông. Dựa vào hình hãy cho biết:

- Đoạn PQ mô phỏng giai đoạn nào của chu kỳ tim?

- Tại thời điểm R và S van bán nguyệt ở động mạch chủ đóng hay mở? Giải thích.

(Trần Phú + Hưng Yên)

Hình: Áp lực và thể tích máu tâm thất trái

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a

- Các dạng dị tật:

(1) Hẹp van động mạch phổi (Hẹp đoạn đầu của động mạch phổi).

(2) Hở vách ngăn tâm nhĩ (Lỗ bầu dục không đóng).

(3) Hở vách ngăn tâm thất (Vách ngăn tâm thất hình thành chưa hoàn chỉnh).

(4) Ống thông động mạch (ống Botan) chưa đóng.

- Cả 4 dạng dị tật đều có thể dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, thở gấp.

Giải thích:

- Hẹp van động mạch phổi giảm lượng máu lên phổi  máu đỏ tươi về tim để bơm đi nuôi cơ thể giảm tim phải tăng nhịp và lực đập để tăng lưu lượng máu  huyết áp tăng.

- Hở vách ngăn tâm nhĩ và hở vách ngăn tâm thất  máu đỏ tươi bị hòa lẫn với máu đỏ thẫm  hàm lượng oxi trong máu cung cấp cho cơ thể giảm Tim phải tăng nhịp và lực đập để cung cấp đủ oxi làm huyết áp tăng.

- Ống thông động mạch chưa đóng  máu trong động mạch phổi tràn sang động mạch chủ giảm hàm lượng oxi trong máu và tăng thể tích máu động mạch.

Đồng thời tim cũng tăng nhịp đập  làm tăng huyết áp.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

b

- Từ P đến Q, áp lực tâm thất trái tăng ít (khoảng 10 mmHg) nhưng thể tích máu lại tăng rất nhiều (từ 60ml lên 130ml) → đây là giai đoạn tâm thất trái giãn và máu từ tâm nhĩ trái chảy xuống tâm thất trái.

0.25

- Khi tâm thất trái co với áp lực đủ lớn  van bán nguyệt mở → máu chảy từ tâm thất trái lên động mạch chủ. Khi tâm thất trái bắt đầu giãn, van bán nguyệt đóng lại để máu ở động mạch chủ không chảy ngược về tim → Van bán nguyệt ở động mạch chủ mở tại R và đóng tại S.

- Phân tích biểu đồ: Từ Q đến R áp lực tăng mạnh, thể tích máu không đổi → là giai đoạn tâm thất co; từ R đến S áp lực tăng nhẹ, thể tích máu giảm mạnh → là

0.25

0.25

(6)

6

giai đoạn tống máu lên động mạch chủ; từ S đến P là giai đoạn giãn của tâm thất

→ tại Q, van bán nguyệt bắt đầu mở và tại S van bán nguyệt bắt đầu đóng.

Câu 8 (2,0 điểm) BẮC GIANG + PHÚ THỌ

a) Giả sử, một người tiết ít aldosterol hơn bình thường thì nhịp tim, hoạt động hô hấp của người đó thay đổi như thế nào? Tại sao phải giữ nồng độ glucơzơ trong máu luôn ổn định bằng 0,12%? (Bắc Giang)

b) Phù nề là hiện tượng tích tụ nhiều dịch kẽ (dịch gian bào) ở bên ngoài tế bào. Ở người, những trường hợp nào sau đây gây ra phù nề, không gây ra phù nề? Tại sao?

- Nồng độ prôtêin trong máu thấp.

- Tính thấm của mao mạch đối với prôtêin huyết tương tăng, prôtêin huyết tương đi từ mao mạch vào dịch kẽ.

- Nồng độ glucôzơ trong máu thấp. (Phú Thọ)

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a

- Tiết ít aldosterol  Na+ và nước tái hấp thu ít  giảm Ptt máu, giảm thể tích máu  giảm huyết áp gây tăng nhịp tim.

-Tiết ít aldosterol  Na+ tái hấp thu ít, H+ giữ lại nhiều  giảm pH máu, kích thích thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh, kích thích thụ thể hóa học trung ương ở hành tủy  tăng nhịp hô hấp.

- Phải giữ nồng độ glucozo trong máu luôn ổn định bằng 0,12% :

+ Nếu nồngđộ glucozo nhỏ hơn sẽ thiếu nguyên liệu hô hấp, đặc biệt là TB não, thiếu nguyên liệu hô hấp sẽ gây nguy hiểm.

+ Nếu nồng độ lớn hơn làm tăng Ptt của máulàm tăng huyết áp ảnh hưởng đến tim mạch.

0,25 0,25

0,25 0,25

b

- Nồng độ prôtêin trong máu thấp  giảm áp suất thẩm thấu keo giảm kéo dịch từ ngoài vào trong mao mạch dịch tích tụ nhiều ngoài mao mạch gây phù nề.

- Prôtêin huyết tương đi từ mao mạch vào dịch kẽ  giảm chênh lệch áp suất thẩm thấu keo giữa máu và dịch kẽtăng tích tụ dịch kẽgây phù nề.

- Nồng độ glucozơ trong máu thấp  giảm áp suất thẩm thấu trong máu và dịch kẽ

 giảm lượng dịch kẽkhông gây phù nề.

0,5 0,25 0,25

Câu 9 (2,0 điểm) HẢI DƯƠNG + HÀ NAM + PHÚ THỌ

a) Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của 3 loại thuốc A, B, C đến quá trình truyên tin qua synap thần kinh – cơ xương ở chuột. Kết quả thí nghiệm khi sử dụng thuốc cho thấy:

- Thuốc A gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh

- Thuốc B gây ức chế hoạt động của enzyme acetylcholin esterase

- Thuốc C gây đóng kênh Calci ở synap. (Hải Dương)

Hãy cho biết các thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ xương? Giải thích.

b) Ở người bị bệnh nhược cơ (cơ không co được), xét nghiệm hóa sinh cho thấy acetylcholin vẫn tồn tại bình thường trong synap. Theo em nhiều khả năng nhất nguyên nhân gây nên bệnh này là gì? Giải thích. (Hà Nam + Phú Thọ)

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a

- Thuốc A: tăng giải phóng chất trung gian hóa học ban đầu do lượng chất TGHH được giải phóng nhiều nên sẽ làm cơ co mạnh, lien tục nhưng sau do chất TGHH được giải phóng nhiều → quá trình tái tổng hợp diễn ra không kịp → Hết chất TGHH → Cơ ngừng co 1 thời gian.

- Thuốc B: ức chế hoạt động enzyme acetylcholin esterase → Acetylcholin không bị phân giải, vẫn bám vào thụ thể ở màng sau synap, lien tục kích thích vào màng sau → Cơ co lien tục → Sau 1 thời gian dẫn tới liệt cơ.

- Thuốc C: gây đóng kênh Calci → Khi XTK đi đến Calci không đi vào chùy synap → Chất TGHH không được giải phóng → Không gây hiện tượng co cơ dù có bị kích thích.

0,5

0,25

0,25

(7)

7

b

- Người bệnh bị đột biến gen tổng hợp prôtêin thụ thể ở màng sau xinap.

* Giải thích: quá trình co cơ được điều khiển bởi quá trình truyền xung thần kinh giữa các tế bào với nhau, tín hiệu được truyền qua xinap.

- Xung TK đến chùy xinap: làm thay đổi tính thấm của màng với ion Ca2+, Ca2+ ồ ạt vào chùy xinap làm vỡ bóng xinap giải phóng axêtyl colin, chất này chuyển từ màng trước vào khe xinap được prôtêin thụ thể trên màng sau nhận tín hiệu sang tế bào tiếp theo.

- Xét nghiệm có Axêtyl colin chứng tỏ khả năng không có thụ thể trên màng sau xinap.

0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 10 (2,0 điểm) SƯ PHẠM HÀ NỘI + LÀO CAI

a) Trình bày những điểm khác biệt cơ bản giữa quá trình thụ tinh ở động vật có vú với quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa? (ĐHSPHN)

b) Hãy giải thích nhận định sau: “Buồng trứng không chỉ có tác động liên hệ ngược âm tính mà còn có tác động ngược dương tính đối với tuyến yên”

Người ta đã ghi nhận có trường hợp xuất hiện hiện tượng nam hóa ở phụ nữ khi già (biếu hiện một số đặc điểm sinh dục phụ của nam giới). Hiện tượng trên được giải thích như thế nào? Có thể sử dụng biện pháp nào để ngăn chặn hiện tượng này? (Lào Cai)

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a

Thụ tinh ở thực vật có hoa Thụ tinh ở động vật có vú -Tinh tử không có khả năng tự di

chuyển đến trứng mà cần có sự hỗ trợ của ống phấn.

- Có 2 tinh tử tham gia trong đó chỉ có 1 tinh tử thụ tinh cho noãn cầu đơn bội - Trứng hoàn thành giảm phân trước thụ tinh.

- Có thụ tinh kép.

-Tinh trùng tự bơi đến trứng mà không cần sự hỗ trợ của một cơ quan khác.

- Có rất nhiều tinh trùng cùng tham gia quá trình thụ tinh trong đó chỉ 1 tinh trùng kết hơp 1trứng để tạo hợp tử.

-Trứng sau khi thụ tinh mới hoàn thành giảm phân.

- Không có thụ tinh kép.

0,25 0,25 0,25 0,25

b

* - Vùng dưới đồi  tuyến yên tiết FSH và LH, kích thích buồng trứng tạo ơstrogen (thúc đẩy sự phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở nữ, phát triển niêm mạc tử cung, ..) và progesteron (thúc đấy phát triển niêm mạc tử cung chuẩn bị đón trứng thụ tinh, ...) - Ơtrogen và progesteron phối hợp tác dụng ngược trở lại ức chế vùng dưới đồi tiết các yếu tố giải phóng  ức chế tuyến yên tiết FSH và LH (tác động ngược âm tính).

- Dưới tác động của FSH, nang noãn tiết ơstrogen hormon này tăng sẽ tác động ngược kích thích tuyến yên tăng tiết LH thúc đẩy sự chín và rụng trứng (tác động ngược dương tính).

* - Vỏ tuyến thượng thận có khả năng tiết hormon androgen kích thích sự phát triển các đặc tính sinh dục phụ nam.

- Khi còn trẻ, buồng trứng hoạt động tích cực tạo ra nhiều hormon ơstrogen quy định đặc điểm của nữ giới tác dụng của anđrogen không được biểu hiện.

Khi về già, buồng trứng ngưng hoạt độngtác dụng của anđrogen phát huy gây biến đổi các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp theo hướng nam hóa.

- Có thể sử dụng biện pháp bổ sung hormon sinh dục nữ ơstrogen để khắc phục tình trạng thiếu hormon do tuyến sinh dục ngưng hoạt động.

0,25

0,25

0,25

0,25

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

– Các protein hoạt động xúc tác cho các phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào. – Enzyme chỉ làm tăng tốc độ phản ứng và hoạt động với hiệu

Các protein trên sẽ gắn vào các thụ thể (receptor) của các tế bào đích tương ứng như tế bào nguồn gốc trung mô, nguyên bào xương, nguyên bào sụn…Sự gắn kết này sẽ hoạt

Cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác tỉ lệ của cacbohidrat) được nối với nhau bằng các liên kết hóa trị không phân cực → có tính

-Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển,đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển.. Goàm : noäi thuûy, laõnh haûi, vuøng tieáp giaùp laõnh haûi, vuøng

Theo Whittaker và Margulis căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và kiểu dinh dưỡng chia sinh giới thành 5 giới: Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới

Cây trồng trong điều kiện mặn sẽ tăng cường tổng hợp hoặc tích lũy các chất hữu cơ ưa nước, tăng lượng nước liên kết để duy trì tính ổn định của hệ keo chất nguyên

Hoạt tính độc tế bào được Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI) xác nhận là phép thử độ độc tế bào nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển tế bào

- Ngoài cơ chế hoạt hóa gen, sự sinh trưởng dãn của tế bào cũng được giải thích theo cơ chế hoạt hóa bơm proton như cơ chế tác động của auxin. Cơ