• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cho các tế bào sau ở người: Đại thực bào, tế bào tuyến sinh dục, tế bào β- đảo tụy (tế bào nội tiết tuyến tụy)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Cho các tế bào sau ở người: Đại thực bào, tế bào tuyến sinh dục, tế bào β- đảo tụy (tế bào nội tiết tuyến tụy)"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1 Câu 1 (2 điểm)

a. Chứng minh nước có vai trò nuôi dưỡng và duy trì các hệ thống sống trên trái đất bằng các đặc tính nổi trội của nó.

b. Hình dưới đây thể hiện một phần cấu tạo của một chất hữu cơ trong tế bào cơ của người:

Hãy quan sát hình trên và cho biết: Đây là chất hữu cơ nào trong tế bào cơ? Làm thế nào để phân biệt chất hữu cơ đó với tinh bột? Giải thích.

Câu 2 (2 điểm)

a. Giả sử một protein enzim hoạt động ở lưới nội chất trơn được tổng hợp ở lưới nội chất hạt và hoàn thiện ở bộ máy Golgi. Hãy mô tả các giai đoạn trong quá trình tổng hợp và di chuyển của protein đó từ mARN đến nơi thực hiện chức năng.

b. Cho những phân tử sau: insulin, photpholipit, cholesteron, xenlulozo. Trong những phân tử trên, phân tử nào tham gia cấu tạo nên màng sinh chất của tế bào? Trình bày mối quan hệ của các phân tử đó trong việc ổn định cấu trúc của màng.

Câu 3: (2 điểm)

a. Cho các tế bào sau ở người: Đại thực bào, tế bào tuyến sinh dục, tế bào β- đảo tụy (tế bào nội tiết tuyến tụy). Ở mỗi tế bào đều có một loại màng nội bào rất phát triển. Cho biết tên gọi và chức năng của loại màng nội bào đó ở mỗi tế bào.

b. Ở tế bào thực vật bào quan nào giúp tế bào tăng kích thước nhanh chóng mà không cần năng lượng ATP? Cho biết các chức năng khác của bào quan này.

Câu 4: (2 điểm)

a. Nêu thành phần và đặc điểm của chuỗi truyền electron trong ti thể phù hợp với vai trò của nó đối với sự sống của tế bào nhân thực?

b. Dựa vào các kiến thức về enzim, hãy cho biết các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích.

(1). Các chất ức chế không cạnh tranh không cạnh tranh trực tiếp với cơ chất để liên kết với enzim ở vị trí hoạt động.

(2). Cofactor không phải là protein, chúng có thể liên kết cố định hoặc lỏng lẻo với apoenzim và cần thiết cho hoạt động xúc tác của enzim.

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII TUYÊN QUANG 2017

ĐỀ THI OLYMPIC MÔN SINH LỚP 10

Ngày thi: 29 tháng 7 năm 2017 Thời gian làm bài:180 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi có 02 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC

(2)

2

(3). Nếu một enzim trong dung dịch được bão hòa với cơ chất, phương thức hiệu quả nhất để nhận lượng sản phẩm nhanh hơn là bổ sung thêm enzim vào dung dịch.

(4). Chất điều hòa dị lập thể là một chất ức chế cạnh tranh không thuận nghịch.

Câu 5: (2 điểm)

a. Trong tế bào, bơm prôtôn (bơm H+) thường có mặt ở những cấu trúc nào? Trình bày chức năng của chúng ở mỗi cấu trúc đó.

b. Chức năng của NAD+ và NADP+ trong tế bào nhân thực là gì? Trình bày biến đổi sinh hóa của chúng trong quá trình chuyển hóa nội bào.

Câu 6: (1 điểm)

Ađrênalin là một loại hoocmôn gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân giải glycôgen thành glucôzơ, còn hoocmôn testosterone hoạt hóa các gen quy định tổng hợp enzim gây phát triển các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới. Cơ chế thu nhận và truyền đạt thông tin qua màng đối với 2 loại hoocmôn này có gì khác nhau?

Câu 7: (2 điểm)

a. Trình bày sự phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

b. Vì sao một cơ thể lưỡng bội giảm phân bình thường có thể tạo ra các loại giao tử có nhiễm sắc thể và tổ hợp gen khác nhau?

Câu 8: (3 điểm)

a. Cho 2 sơ đồ chuyển hóa như hình bên. Hãy cho biết:

- Tên gọi của hai quá trình trên là gì?

Xác định X, Y?

- Nếu thay điều kiện ở 2 phương trình trên có oxi thì có hiện tượng gì xảy ra?

Giải thích.

b. Viết sơ đồ tóm tắt quá trình nitrat hóa trong đất từ amôni thành nitrit do vi khuẩn Nitrosomonas và từ nitrit thành nitrat do vi khuẩn Nitrobacter. Kiểu dinh dưỡng của hai loại vi khuẩn trên là gì?

c. Cho hai chủng nấm men và vi khuẩn E. Coli. Hãy phân biệt hai chủng này trong mỗi trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Chỉ sử dụng môi trường nuôi cấy.

- Trường hợp 2: Chỉ sử dụng kính hiển vi.

Câu 9: (2 điểm)

a. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy liên tục, quần thể vi khuẩn trải qua pha tiềm phát. Có thể coi pha tiềm phát là pha tĩnh không, vì sao? Khi nào pha tiềm phát được kéo dài và khi nào được rút ngắn?

b. Hệ vi sinh vật trong muối chua rau quả thay đổi theo thời gian như thế nào?

Câu 10: (2 điểm)

a. So sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.

b. Tại sao virut HIV chỉ kí sinh trong tế bào lim phô T-CD4 ở người? Cho biết nguồn gốc lớp vỏ ngoài và trong của virut HIV.

---HẾT---

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ... Số báo danh: ...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cũng giống như nhiều bệnh lý ung thư khác, tuy không được như kỳ vọng ban đầu, lúc mới tiếp cận với hướng nghiên cứu các đa hình kiểu gen liên quan ung thư tế

Trong số 29 bệnh nhân Đài Loan được Lee Wan và cộng sự nghiên cứu bằng phương pháp PCR, sau đó xử lý sản phẩm PCR với enzym cắt giới hạn, giải trình tự gen đã phát

* Trả lời: Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào phù hợp với từng chức năng mà tế bào đảm nhận giúp cơ thể sống trao đổi chất và chuyển hóa năng

Cơ thể hình trụ ngắn, sống thành tập đoàn (khoang ruột thông với nhau), có khung xương đá vôi. Lối sống Bơi lội: co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng,

T ất cả các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị rất nhỏ bé, gọi là tế

Theo Whittaker và Margulis căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và kiểu dinh dưỡng chia sinh giới thành 5 giới: Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới

không có pha tiềm phát và pha suy vong.(1 đ) -Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải thường xuyên bbổ sung vào môi trường nuôi cấy các chất

Trong một nghiên cứu gần đây, sử dụng mô hình nuôi cấy 3D, chúng tôi đã chỉ ra rằng Acetylcholine tăng cường các đặc tính của tế bào gốc ung thư dạ dày thể phân tán bao gồm