• Không có kết quả nào được tìm thấy

TIẾNG VIỆT ( NGÀY 20/09/2021)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TIẾNG VIỆT ( NGÀY 20/09/2021)"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thứ hai ngày tháng năm 202 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

CẬU BÉ THÔNG MINH

Các em mở SGK TV3 Tập 1 , trang 4-5 Bài đọc:

Cậu bé thông minh

1. Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.

  Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha : - Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.

  Người cha lấy làm lạ, nói rõ với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.

2. Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi :  - Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ ?

  Muôn tâu Đức Vua - Cậu bé đáp - bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi. 

Vua quát :

- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm !  Bố ngươi là đàn ông thì đẻ làm sao được ! Cậu bé bèn đáp :

- Muôn tâu, vậy sau Đức Vua lại ra lệnh cho làng con nộp gà trống biết đẻ trứng ạ ?

(2)

  Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa.

3. Hôm sau nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:

- Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

   Vua biết là đã tìm được người tài giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.

TRUYỆN CỔ VIỆT NAM Chú thích từ khó:

- Kinh đô : nơi vua và triều đình đóng - Om sòm : ầm ĩ, gây náo động

- Trọng thưởng : tặng cho phần thưởng lớn I. Mục đích, yêu cầu:

A. Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Cần chú ý các từ, tiếng khó hoặc dễ nhầm lẫn: hạ lệnh, bình tĩnh, xin sữa, bật cười, mâm cỗ…

- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật (cậu bé, nhà vua) 2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài : kinh đô,om sòm, trọng thưởng

- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.

B. Kể chuyện

1. Rèn kỹ năng nói: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng  kể phù hợp với nội dung câu chuyện.

2. Rèn kĩ năng nghe     II. Dạy bài mới:

       Tập đọc 1. Luyện đọc: 

Hướng dẫn đọc :

- Giọng người dẫn chuyện chậm rãi ở những dòng mở đầu giới thiệu câu 

chuyện: thể hiện sự lo lắng trước yêu cầu oái oăm của vua “Được lệnh vua, cả  vùng lo sợ”…; khoan thai, thoải mái sau mỗi lần cậu bé tài trí qua được thử  thách của nhà vua.

- Giọng vậu bé lễ phép, bình tĩnh, tự tin.

- Giọng nhà vua oai nghiêm, có lúc vờ bực tức, quát: “Thằng bé này láo, dám  đùa với trẫm!”

Hướng dẫn đọc từng câu, đoạn :

- Các em hãy đọc từng câu, sau đó đọc từng đoạn cho đến khi hết bài. Trong khi  đọc có từ nào khó đọc hay bị sai. 

(3)

- Ví dụ: hạ lệnh, bình tĩnh, xin sữa, bật cười, mâm cỗ…

Đọc lại nhiều lần những từ hay sai, sau đó đọc lại câu, đoạn có từ đó.

- Sau đó các em sẽ tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ mới trong từng đoạn ở phía  dưới bài đọc:

- Giải nghĩa các từ mới: kinh đô,om sòm, trọng thưởng

Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Để tìm hiểu được nội dung bài đọc hôm nay các em sẽ đi tìm hiểu bài bằng  cách các em hãy đọc lại  các đoạn của bài văn( 3 đoạn). Sau đó trả lời các câu  hỏi ở cuối bài. 

- Sau đây các em đọc thầm lại đoạn 1 để trả lời cho câu hỏi số 1 và 2 nhé!

Câu 1: Nhà vua đã nghĩ ra kế gì để tìm người tài? (Lệnh cho mỗi vùng phải  nộp một con gà trống biết đẻ trứng)

Câu 2:Vì sao dân làng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ? (Vì gà trống không biết đẻ trứng.)

- Bây giờ các em hãy đọc thầm đoạn 2 để trả lời cho câu hỏi số 3 nhé!

Câu 3: Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí? ( Cậu  nói một chuyện khiến vua cho là vô lí [bố đẻ em bé], từ đó làm cho vua phải  thừa nhận: lệnh vủa ngài cũng vô lí)

- Học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời:

Câu 4: Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? (Cậu yêu cầu sứ  giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim) Câu 5: Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? (yêu cầu một viêc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua)

- Học sinh đọc thầm cả bài và trả lời:

Câu 6: Câu chuyện này nói lên điều gì? (Câu chuyện ca ngợi sự tài trí và  thông minh của cậu bé)

2. Luyện đọc lại:

- Các em hãy luyện đọc lại đoạn 1với giọng chậm rãi. Chúng ta đọc và tìm cách  ngắt giọng; luyện ngắt giọng ở các câu dài, khó.

Ví dụ: Luyện đọc đoạn 1.

Ngày xưa,/ có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước.// Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng,/ nếu không có thì cả làng phải chịu tội.//

- Sau khi các em đã luyện đọc lại một đoạn mình yêu thích, các em sẽ đọc lại cả  bài nhé.

Kể chuyện

1. Nêu nhiệm vụ: Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ quan sát 3 tranh minh  họa 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện.

2. Hướng dẫn kể chuyện:

     

 a )Học sinh quan sát lần lượt 3 tranh minh họa 3 đoạn của câu chuyện, nhẩm kể chuyện.

(4)

- Với tranh 1:

+ Quân lính đang làm gì? (Lính đang đọc lệnh vua: mỗi làng phải nộp một con gà  trống biết đẻ trứng)

+ Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này? (Lo sợ)  - Với tranh 2:

+ Trước mặt vua, cậu bé đã làm gì? (Cậu khóc ầm ĩ và bảo: bố cậu mới đẻ em bé,  bắt cậu đi xin sữa cho em. Cậu xin không được nên bị bố đuổi đi.)

+ Thái độ của nhà vua như thế nào? (Nhà vua giận dữ quát vì cho là cậu bé láo,  dám đùa với vua.)

- Với tranh 3:

+ cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì? (Về tâu với Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.)

+ Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao? (Vua biết đã tìm được người tài, nên trọng  thưởng cho cậu bé, gửi cậu vào trường học để rèn luy

b ) Kể lại một đoạn của câu chuyện:

- Em thích nhất đoạn nào em sẽ kể lại đoạn đó bằng lời kể của mình  nhé:

Ví dụ: Ngày xưa có một ông vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước liền ra lệnh cho dân mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu làng nào không tìm được thì cả làng phải chịu tội. Nghe lệnh vua, cả vùng khiếp sợ vì làm gì có gà trống biết đẻ trứng.

Củng cố, dặn dò

- Qua câu chuyện này em thích nhân vật nào? Vì sao?

(5)

- Các em hãy kể lại câu chuyện cho người thân của mình nghe nhé .

CHÚC MỪNG CÁC EM ĐàHOÀN THÀNH BÀI HỌC CỦA MÌNH!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 5: Trong việc tìm người ra giúp nước sự chính Trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào.. - Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày

Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.. Được lện vua, cả vùng

Sinh thôøi, oâng ñöôïc Ñaûng vaø Nhaø nöôùc phong taëng danh hieäu Anh huøng Lao ñoäng vaø caùc phaàn thöôûng cao quyù: Huaân chöông Khaùng chieán, Huaân chöông

Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội....

Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ tìm một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả.. làng phải

Những điểm nào trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói về quyền bảo vệ của trẻ em.. 6.Những điểm nào trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói về quyền

Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.. Được lện vua, cả vùng

Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội....