• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài thơ Tiếng gà trưa ra đời trong hoàn cảnh nào? Trên nguồn cảm hứng nào

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài thơ Tiếng gà trưa ra đời trong hoàn cảnh nào? Trên nguồn cảm hứng nào"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TIẾNG GÀ TRƯA

HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG

(?) Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Xuân Quỳnh.

(?) Bài thơ Tiếng gà trưa ra đời trong hoàn cảnh nào? Trên nguồn cảm hứng nào?

(?) Hãy chia bố cục của bài thơ?

(?) Hãy xác định các biện pháp tu từ, cách sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm trong từng khổ thơ?

Những biện pháp nghệ thuật đó góp phần truyển tải nội dung, ý nghĩa gì cho từng đoạn thơ?

I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả

- Là nhà thơ nữ xuất xắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam.

- Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình, cuộc sống thường ngày biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim chân thành, tha thiết, đằm thắm.

2/ Tác phẩm

2.1. Hoàn cảnh sáng tác

- Được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, in lần đầu trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968).

- Tiếng gà trưa ra đời trên nguồn cảm hứng từ tuổi thơ của Xuân Quỳnh bất hạnh bởi vì mẹ của tác giả mất sớm, tác giả về ở với bà ngoại khi còn rất nhỏ. Do đó, Xuân Quỳnh rất gắn bó với người bà và hình ảnh bà xuất hiện rất nhiều trong sáng tác.

2.2. Thể thơ: Thể thơ 5 chữ (ngũ ngôn)

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm (chính) + tự sự + miêu tả.

2.3. Bố cục: 3 phần ( khổ 1; khổ 2 + 3 + 4 + 5 +6; khổ 7 + 8) II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1/ Tiếng gà trưa đánh thức tình cảm người chiến sĩ (Hiện tại)

Điệp từ + ẩn dụ chuyển đối cảm giác -> lời tự sự bộc bạch nỗi niềm về tuổi thơ qua tiếng gà.

2/ Tiếng gà gợi những kỷ niệm ấu thơ

* Khổ 2: Hình ảnh đàn gà

- Từ ngữ gợi tả, điệp cấu trúc, liệt kê -> đàn gà đẹp, sinh trưởng tốt.

(2)

* Khổ 3 + 4 + 5 + 6: Những kỷ niệm về người bà

- Điệp ngữ “tiếng gà trưa”: nhấn mạnh âm thanh nhằm gắn kết những dòng hồi ức.

- Kỷ niệm với người cháu: bà mắng, bán gà -> yêu thương, lo lắng cho cháu.

- Kỷ niệm với đàn gà: Từ ngữ gợi hành động -> nâng niu, yêu quý đàn gà, yêu cuộc sống lao động.

=> Tuổi thơ gắn liền với niềm vui ấm áp tình bà cháu.

3/ Tiếng gà gợi những niềm suy tư

- Điệp ngữ “tiếng gà trưa”: thực tại với niềm hạnh phúc về những kỷ niệm còn mãi.

- Điệp từ “vì” nhấn mạnh lý giải cho hành động chiến đấu: người thân, nhân dân.

(3)

MỘT THỨ QUÀ TỪ LÚA NON: CỐM HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG

(?) Văn bản được biết theo thể loại gì?

(?) Hãy chia bố cục của văn bản?

(?) Văn bản đề cập đến món đặc sản nào? Ở đâu?

(?) Hãy nêu nguồn gốc, cội nguồn của cốm?

(?) Cốm đã góp phần tạo nên những giá trị văn hóa như thế nào trong đời sống?

(?) Cách thưởng thức cốm như thế nào?

(?) Em có cảm nhận gì thế thái độ, tình cảm của tác giả dành cho món đặc sản Cốm?

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Thạch Lam – thành viên Tự lực văn đoàn trước 1945.

2. Tác phẩm:

2.1 Xuất xứ: Rút trong tập Hà Nội băm sáu phố phường (1943) 2.2. Thể loại: Tùy bút

Văn xuôi với cách viết tự do, tùy hứng để bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét trực tiếp của cái tôi về con người cuộc đời một cách chân thực, sâu sắc.

2.3. Bố cục: 3 phần

Phần 1 (từ đầu -> chiếc thuyền rồng): Nguồn gốc của cốm.

Phần 2 ( tiếp theo -> nhũn nhặn): Giá trị văn hóa của cốm trong đời sống.

Phần 3 ( còn lại): Cách thưởng thức cốm.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1/ Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm

- Hương cốm gợi lên từ: Hương của lá sen, bông lúa trên cánh đồng.

- Cốm gắn liền với vẻ đẹp của người làm ra nó.

- Cốm trở thành món đặc sản ở Hà Nội.

(4)

2/ Cảm nghĩ về giá trị văn hóa của cốm trong đời sống

- Thức quà riêng của đất nước, của cánh đồng ( văn hóa nông nghiệp).

- Trong phong tục cưới hỏi (văn hóa đời sống) -> Sự trân trọng, đề cao giá trị văn hóa của cốm.

3/ Cách thưởng thức cốm độc đáo, tinh tế

- “Phải ăn từng chút ít” -> Thưởng thức bằng mọi giác quan để thấy cái ngon của cốm.

- Xem cốm là giá trị linh thiêng cần được giữ gìn, trân trọng.

-> Sự tôn vinh, niềm tự hào về văn hóa ẩm thực của con người Hà Nội.

(5)

CHƠI CHỮ I. THẾ NÀO LÀ CHƠI CHỮ

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn?

(?) Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ “lợi” trong bài ca dao?

(?) Việc sử dụng từ “lợi” trong câu thơ cuối dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?

(?) Việc sử dụng từ “lợi” dựa trên hiện tượng đã nêu phía trên có tác dụng gì?

(?) Qua đó, em hiểu thế nào là chơi chữ?

II. CÁC LỐI CHƠI CHỮ 1/ Xét lại ví dụ phần I

Từ “lợi” trong bài ca dao trên thuộc nhóm từ loại gì? (Dựa vào mặt ngữ âm, về nghĩa) 2/ Sánh với Na – Va “ranh tướng” Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương (Tú Mỡ) (?) Từ “ranh tướng” có nghĩa là gì?

(?) Hãy đọc từ “danh tướng”, rồi so sánh về mặt âm thanh với “ranh tướng”, sau đó rút ra nhận xét về âm thanh phát ra giữa 2 tiếng?

3/ Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ (Tú Mỡ) (?) Những từ trong 2 dòng thơ trên điệp lại âm nào?

(?) Việc điệp lại âm đó có tác dụng gì trong việc truyền tải nội dung, ý nghĩa cho câu thơ?

4/ Tháo giầy Sáng ăn khoai

(6)

5/ Đi tu Phật bắt ăn chay Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.

(?) Xác định cặp từ đồng nghĩa trong 2 câu thơ trên?

(?) Việc sử dụng từ đồng nghĩa tạo ra tác dụng gì trong việc truyền tải ý nghĩa của 2 câu thơ?

6/ Ngọt thơm sau lớp vỏ gai

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.

(Phạm Hổ) (?) Xác định cặp từ trái nghĩa trong 2 câu thơ trên?

(?) Việc sử dụng từ trái nghĩa tạo ra tác dụng gì trong việc truyền tải ý nghĩa của câu thơ?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

Câu 2: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?... Tìm

Bài thơ Dục Thúy sơn đã nói về khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ và nó không chỉ để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà người đọc

Câu 7 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Có ý kiến cho rằng câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu.

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

Bốn câu thơ thể hiện nỗi nhớ thương Bác không nguôi (Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu) nhưng phải nén đau thương vì cuộc cách mạng giải phóng đất nước còn dang dở như

Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh

Bài thơ đó thể hiện tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng đội của mình.Cảm hứng của nhà thơ hướng về hiện thực của cuộc sống kháng chiến, khai