• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cho hai câu tục ngữ:

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Cho hai câu tục ngữ: "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: Ngữ văn 7

Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4 điểm)

Cho hai câu tục ngữ:

- Không thầy đố mày làm nên.

- Học thầy không tày học bạn.

a. Giải thích nghĩa của hai câu tục ngữ trên.

b. Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên có mâu thuẫn với nhau không ? Vì sao ?

Câu 2. (4 điểm)

Trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:

“Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị…

Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu”.

(Trích Mùa thu và mẹ, Lương Đình Khoa)

Câu 3. (12 điểm)

Tình yêu quê hương trong hai bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch và Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương (Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam).

--- Hết ---

Họ và tên thí sinh: ………..……… ; Số báo danh: …………

(2)

PHÒNG GD&ĐT

THÁI THỤY

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2019-2020

Môn: NGỮ VĂN 7

I. Hướng dẫn chung

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.

- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).

II. Đáp án và thang điểm

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

Câu 1 (4 đ)

a. Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ:

- Không thầy đố mày làm nên: câu tục ngữ khẳng định vai trò, công ơn của người thầy, người dạy ta từ những bước đi ban đầu về tri thức, đạo đức. Sự thành công, thành đạt của học trò đều có công công sức của người thầy. Từ đó, câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta phải luôn biết ơn, kính trọng thầy cô.

- Học thầy không tày học bạn: Câu tục ngữ đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn. Khuyên nhủ chúng ta, ngoài việc học từ thầy cô, cũng cần học từ bạn bè.

b. Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên có mâu thuẫn với nhau không ? Vì sao ?

- Những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn với nhau.

- Giải thích: Những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn với nhau vì hai câu tục ngữ trên nói về hai vấn đề khác nhau. Một câu nhấn mạnh vai trò của người thầy, một câu nói về tầm quan trọng của việc học bạn. Hai câu tục ngữ, đặt cạnh nhau, bổ sung ý nghĩa cho nhau để khuyên nhủ mỗi người cần học hỏi một cách toàn diện, không tuyệt đối hóa việc học tập từ bất cứ một đối tượng nào; cần học cái hay, cái đẹp từ mọi người xung quanh để hoàn thiện bản thân.

1.5

1.5

0.5

0.5

Câu 2 (4 đ)

* Yêu cầu chung: Học sinh cảm nhận về bài thơ bằng một bài văn

hoặc đoạn văn ngắn; biết lựa chọn các chi tiết, hình ảnh hay để cảm

nhận;

chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật tu từ được tác giả sử dụng trong những câu thơ và khái quát được ý nghĩa của các biện pháp tu từ đó.

(3)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1. Cảm nhận chung về đoạn thơ

- Là những dòng thơ viết về mẹ, một đề tài quen thuộc trong thơ ca.

- Với những hình ảnh thơ rất giản dị, mộc mạc, tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc, người nghe.

2. Học sinh chỉ ra và nêu được ý nghĩa nghệ thuật của các hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ

+ “rong ruổi”: từ láy gợi hình ảnh mẹ với gánh hàng trên vai trên những chặng đường dài.

+ “nẻo đường lặng lẽ”: hình ảnh thơ giúp ta liên tưởng đến hình ảnh con đường vắng lặng, một mình mẹ cô đơn với gánh hàng để kiếm sống nuôi con.

→ cuộc đời mẹ nhiều bươn chải, lo toan, lam lũ, vất vả.

+ “những trái na, hồng, ổi, thị”: nghệ thuật liệt kê, những món quà quê hương được chắt chiu từ bàn tay mẹ qua bao tháng năm. Vị ngọt từ những loại quả được kết tinh từ biết bao giọt mồ hơi, từ bàn tay vun trồng khéo léo, từ đức tần tảo, sự hi sinh của mẹ.

3. Cảm nhận về ý nghĩa của đoạn thơ

- Vẻ đẹp thầm lặng của mẹ với sự tần tảo, lam lũ, chắt chiu, hi sinh cả đời vì con.

- Đoạn thơ cũng cho thấy sự cảm thông, sẻ chia, sự biết ơn của người con hiếu thảo đối với những lam lũ, vất vả, hi sinh của mẹ.

4. Rút ra bài học cho bản thân

- Hiếu thảo, biết ơn mẹ cha – đấng sinh thành nuôi dưỡng.

- Học tập tốt, rèn luyện tốt để không phụ lòng mẹ cha.

0.5

2.0

1.0

0.5

Câu 3 (12đ)

Đề bài: Tình yêu quê hương trong hai bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch và Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương (Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam).

a. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch và Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương.

- Khẳng định chủ đề về tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành và sâu sắc qua hai bài thơ.

1.0

b. Thân bài

1. Tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Tĩnh dạ tứ được sáng tác khi nhà thơ xa quê, một đêm chợt nhìn ánh trăng và khắc khoải nhớ về quê nhà.

- Hai câu thơ đầu:

* Cảnh đêm trăng gợi lên khung cảnh rất thi vị, lãng mạn, đêm trăng huyền ảo, thơ mộng (0,5đ).

* Tâm trạng của nhà thơ: ngạc nhiên, bất ngờ; cảm giác vừa say, vừa tỉnh, nửa thực nửa ảo; Sự băn khoăn, trăn trở, chứa đầy ưu tư (0,5đ).

⇒ Hai câu thơ đầu vừa tả cảnh vừa tả tình. Đó là một đêm trăng đẹp 1,0

1.5

(4)

huyền ảo với tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng của nhà thơ. (0,5đ) - Hai câu thơ cuối:

+ Chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp “tư cố hương” còn lại đều là tả cảnh, tả người. Tả cảnh, tả người, song tình người lại được thể hiện rõ ràng, sâu sắc qua hành động “ngẩng đầu, cúi đầu”. Mỗi hành động đều thấm đẫm tâm trạng của nhà thơ. (0,5 đ)

+ Tâm trạng trĩu nặng tâm tư, nỗi nhớ quê hương của nhà thơ càng thiết tha, sâu nặng. (1đ)

- Cách thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình: với những từ ngữ giản dị, tác giả biểu lộ tình cảm một cách trực tiếp, nhẹ nhàng mà thấm thía tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong đêm thanh tĩnh.

2. Tình yêu quê hương được thể hiện trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương.

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Hồi hương ngẫu thư được sáng tác trong khoảnh khắc tác giả vừa mới đặt chân trở về quê cũ sau thời gian xa quê lâu ngày.

- Hai câu thơ đầu:

+ Tình cảm đối với quê hương được thể hiện trong hoàn cảnh đặc biệt: tác giả có quãng thời gian đi làm quan xa quê trong thời gian dài. (0,5đ)

+ Khi trở về, con người có những yếu tố thay đổi phụ thuộc vào qui luật khách quan: vóc dáng, tuổi tác, mái tóc. Tuy nhiên có một yếu tố không thay đổi đó là giọng quê. Tác giả đã khéo léo dùng một chi tiết vừa có tính chân thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương. Giọng quê không chỉ là giọng nói mang bản sắc riêng của một vùng quê mà còn là chất quê, hồn quê. → Tấm lòng tha thiết gắn bó với quê hương. (1đ)

- Hai câu thơ sau: Tình huống trớ trêu của tác giả khi về thăm quê + Người con xưa trở thành người xa lạ, “trẻ con gặp lạ không chào”, đám trẻ trong làng coi tác giả là khách lạ. (0,5 đ)

+ Nỗi xúc động dâng trào bởi tình huống bi hài đó. → Tâm trạng của tác giả: ngạc nhiên, buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa bởi mình đã trở thành khách, trở thành người lạ trên chính quê hương của mình. (1,0 đ) - Cách thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình: Tình cảm với quê hương được biểu lộ gián tiếp qua lời kể, miêu tả của nhà thơ. Biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương đáng trân trọng của một vị quan lớn đời Đường trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.

3. Khái quát:

Hai bài thơ của hai tác giả khác nhau; sáng tác ở hai thời điểm khác nhau, ngôn ngữ thơ có điểm khác nhau nhưng cả hai bài thơ đều thể hiện một cách chân thành, sâu sắc tình quê hương thiết tha, sâu nặng.

Hai bài thơ bồi đắp, làm đẹp thêm tình quê cho mỗi chúng ta vì quê 1.5

0,5

1,0

1.5

1.5

0,5

1,0

(5)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM hương là nhu cầu tình cảm không thể thiếu của mỗi con người“Quê

hương nếu ai không nhớ / Sẽ không lớn nổi thành người”.

c. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

- Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân

1.0 VẬN

DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 3

11 - 12 điểm: Vận dụng tốt văn nghị luận để làm bài, hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về hai bài thơ, bài viết có tính khái quát tốt, diễn đạt tốt.

9 - 10 điểm: Vận dụng tương đối tốt văn nghị luận để làm bài, hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về hai bài thơ, bài viết có tính khái quát, diễn đạt tương đối tốt.

7 - 8 điểm: Biết vận dụng văn nghị luận để làm bài, hiểu yêu cầu của đề bài, cảm xúc và suy nghĩ về haimbài thơ chưa sâu sắc nhưng đã làm sáng tỏ được các ý chính, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả.

5 - 6 điểm: Vận dụng văn nghị luận để làm bài chưa tốt, chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày.

3 - 4 điểm: Chưa biết vận dụng văn nghị luận để làm bài, chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ, bài làm có chỗ còn lan man, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày.

1 - 2 điểm: Chưa biết vận dụng văn nghị luận để làm bài. Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, nhiều chỗ diễn xuôi ý bài thơ hoặc kể lể lan man lại ý thơ, bài làm lủng củng, còn mắc nhiều lỗi về chính tả và diễn đạt.

0 điểm: bỏ giấy trắng ./.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- “Mặt trời trong Lăng rất đỏ ” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho ánh sáng tư tưởng của Hồ Chí Minh, Người đã soi sáng cho con đường cách mạng Việt Nam đưa dân tộc ta

Vì thầy hiểu An buồn nhớ bà nên không là được bài tập chứ không phải An lười.. Vì thầy biết ngày mai An sẽ làm bài tập

- Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đánh giá đầy đủ về đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, một số nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt, đánh giá tình

Tính chất: Khẳng định, đề cao vai trò của sách với cuộc sống con người..

- Về nội dung: Một số bài kể chuyện còn phụ thuộc nhiều vào câu chuyện có sẵn, chưa sáng tạo trong lời kể, chưa kết hợp kể với tả ngoại hình, suy nghĩ của nhân vật để

Bên cạnh đó , mỗi bạn học sinh cần phải tự giác thực hiện quy định của gia đình mình về thời gian dành cho giải trí,thư giãn,không để ảnh hưởng đến việc học tập, ph¶i

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.. -

Để chứng minh Ngự chế Bắc tuần thi tập là của Thiệu Trị hay của Minh Mệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên nhiều căn cứ, như trong ghi chép của chính