• Không có kết quả nào được tìm thấy

SINH HỌC 11ON TAP HKII

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "SINH HỌC 11ON TAP HKII"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ÔN TẬP SINH HỌC 11 HKII

CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Mức độ 1:

Câu 1. Sinh trưởng ở thực vật là quá trình

A. phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể thực vật (rễ, thân, lá, hoa, quả).

B.tăng lên về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể.

C. phân hóa các thành phần cấu trúc của tế bào và cơ thể thực vật.

D. hình thành các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản ở thực vật.

Câu 2. Sinh trưởng sơ cấp của cây là:

A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.

D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.

Câu 3. Mô phân sinh là:

A. loại mô có khả năng phân chia thành các mô trong cơ thể B. nhóm tế bào sơ khai trong cơ quan sinh dục C. nhóm tế bào ở đỉnh thân và đỉnh rễ

D. nhóm tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân Câu 4. Chức năng của mô phân sinh đỉnh là gì?

A. Làm cho thân cây dài và to ra B. Làm cho rễ dài và to ra

C. Làm cho thân và rễ cây dài ra D. Làm cho thân cây, cành cây to ra

Câu 5. Tế bào chỉ có thể sinh trưởng được trong điều kiện độ no nước của tế bào không thấp hơn:

A. 93% B. 94% C. 95% D. 96%

Câu 6. Sinh trưởng thứ cấp là:

A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.

B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.

D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.

Câu 7. Hoocmôn thực vật là

A. các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết sự hoạt động của cây.

B. các chất hữu cơ được rễ cây chọn lọc và hấp thụ từ đất.

C. các chất hữu cơ có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây.

D. các chất hữu cơ có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng của cây.

Câu 8. Các hoocmôn kích thích sinh trưởng bao gồm:

A. Auxin, axit abxixic, xitôkinin. B. Auxin, gibêrelin, xitôkinin.

C. Auxin, gibêrelin, êtilen. D. Auxin, êtilen, axit abxixic.

Câu 9. Tác dụng của axit abxixic đối với cơ thể thực vật là

A. ức chế sinh trưởng tự nhiên, sự chín và ngủ của hạt, đóng mở khí khổng và loại bỏ hiện tượng sinh con.

B. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; ra hoa, tạo quả.

(2)

C. tăng sự sinh trưởng tự nhiên, sự chín và ngủ của hạt, đóng mở khí khổng.

D. sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột; ra hoa, tạo quả.

Câu 10. Ở thực vật, hoocmôn có vai trò thúc quả chóng chín là A. axit abxixic. B. xitôkinin. C. êtilen. D. auxin.

Câu 11. Auxin chủ yếu sinh ra ở:

A. Đỉnh của thân và cành. B. Phôi hạt, chóp rễ.

C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả. D. Thân, lá.

Câu 12. Phát triển ở thực vật là

A. các quá trình liên quan kế tiếp nhau: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan.

B. quá trình ra hoa, tạo quả của các cây trưởng thành.

C. quá trình phân hóa mô phân sinh thành các cơ quan (rễ, thân, lá).

D. các quá trình tăng chiều cao và chiều ngang của cây.

Câu 13. Xuân hóa là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào

A. ánh sáng. B. nhiệt độ thấp. C. độ ẩm thấp. D. tương quan độ dài ngày và đêm Câu 14. Cây ngày ngắn là cây:

A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ.

B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ.

C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.

D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ.

Câu 15. Cây ngày dài là:

A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 8 giờ.

B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 10 giờ.

C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.

D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 14 giờ.

Câu 16: Cây ngày dài là cây ra hoa

A. khi điều kiện chiếu sáng lớn hơn thời gian chiếu sáng tới hạn.

B. khi điều kiện chiếu sáng nhỏ hơn thời gian chiếu sáng tới hạn.

C. khi thời gian đêm nhỏ hơn hoặc bằng thời gian ngày.

D. không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và quang chu kì.

Câu 17. Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở:

A. Chồi nách. B. Lá. C. Đỉnh thân. D. Rễ.

Câu 18. Các cây trung tính là:

A. Thanh long, cà tím, cà phê, ngô, huớng dương.

B. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.

C. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.

D. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.

Câu 19: Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở:

A. Tinh hoàn. B. Tuyến giáp. C. Tuyến yên. D. Buồng trứng.

Câu 20: Tirôxin được sản sinh ra ở:

A. Tuyến giáp. B. Tuyến yên. C. Tinh hoàn. D. Buồng trứng.

Câu 21: Sinh trưởng của cơ thể động vật là:

A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.

B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.

C. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.

D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.

(3)

Câu 22: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm:

A. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

B. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phân hoá tế bào.

C. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

D. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

Câu 23: Biến thái là:

A. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

B. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

C. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

D. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

Câu 24: Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là:

A. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành nhưng khác về sinh lý.

B. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.

C. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.

D. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành.

Câu 25: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là:

A. Trường hợp ấu trùng có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.

B. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.

C. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.

D. Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.

Câu 26. Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là:

A. trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.

B. trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.

C. trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.

D. trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.

Mức độ 2:

Câu 1. Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

A. Ở đỉnh rễ. B.Ở thân. C. Ở chồi nách. D. Ở chồi đỉnh.

Câu 2. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.

(4)

B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.

C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.

D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).

Câu 3. Kết quả sinh trưởng thứ cấp ở thực vật hai lá mầm là:

A. làm cho thân và rễ cây dài ra B. làm tăng chiều dài của thân.

C. làm tăng chiều dài của rễ.

D.Làm tăng diện tích bề mặt (độ dày của thân).

Câu 4. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.

B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.

C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 5. Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?

A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

C. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự khác biệt giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật?

A. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều cao của cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính của cây Hai lá mầm.

B. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng đường kính của cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều cao của cây Hai lá mầm.

C. Sinh trưởng sơ cấp do mô phân sinh bên có ở cây Một lá mầm, sinh trưởng thứ cấp do mô phân sinh ngọn có ở cây Hai lá mầm.

D. Sinh trưởng sơ cấp do mô phân sinh bên có ở cây Hai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp do mô phân sinh ngọn có ở cây Một lá mầm.

Câu 7: Trong cây Hai lá mầm, tầng sinh mạch có chức năng A. tạo lớp vỏ bần bao bọc bên ngoài thân, cành.

B. làm cây tăng trưởng theo chiều cao.

C. tạo mạch rây sơ cấp và mạch mạch gỗ sơ cấp.

D. tạo mạch rây thứ cấp và mạch mạch gỗ thứ cấp.

Câu 8. Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?

A. Tính chuyên hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.

B. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.

C. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

D. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.

Câu 9. Tác dụng nào dưới đây không phải của gibêrelin đối với cơ thể thực vật là A. sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột; ra hoa, tạo quả.

B. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; ra hoa, tạo quả.

C. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột.

D. thúc quả chóng chín, rụng lá.

(5)

Câu 10: Trong hạt đang ở trạng thái ngủ (miên trạng) thì tỉ lệ hoocmôn nào sau đây thường tăng so với lúc hạt ở trạng thái nẩy mầm?

A. Axit abxixic/Giberelin B. Axit abxixic/xitôkinin C. Auxin/Giberelin D. Êtilen/xitôkinin

Câu 11:Đặc điểm nào sau đây là tác động sinh lý ở mức tế bào đối với hoocmôn auxin và xitôkinin?

A. Auxin kích thích dãn dài tế bào, xitôkinin làm chậm quá trình già của tế bào.

B. Auxin là hoocmôn ức chế sinh trưởng, xitôkinin là hoocmôn kích thích sinh trưởng.

C. Auxin kích thích sự rụng lá, cành và hoa; xitôkinin kìm hãm sự lão hóa của cây.

D. Auxin kích thích tế bào phân chia, xitôkinin ức chế sự dãn dài của tế bào.

Câu 12: Ghép tên các hoocmôn thực vật (Cột A) sao cho phù hợp nhất với vai trò của hoocmoon đó (Cột B).

Cột A Cột B

I. Auxin II. Giberelin III. Xitokinin IV. Êtilen V. Axit abxixic

1. Kích thích sự nảy mầm của hạt, tạo quả không hạt 2. Thúc quả mau chín, cảm ứng ra hoa ở cây họ dứa 3. Kích thích ra rễ của cành giâm, chiết

4. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật, kích thích sinh trưởng của chồi non

5. Tác động pha ngủ cho mầm hạt, khoai tây.

A. I-3, II-4, III-2,IV-1,V-5. B. I-1, II-2, III-4, IV-3,V-5.

C. I-3, II-1, III-4,IV-2,V-5. D. I-1, II-3, III-2,IV-4,V-5.

Câu 13.Chu kì biến thái ở bướm gồm các giai đoạn theo trình tự nào sau đây ? A. Sâu bướm nhộng trứng B. Bướm trứng sâu nhộng C. Trứngsâu nhộng bướm D. Trứng sâu kén bướm

Câu 14. Sinh trưởng và phát triển ở động vật không qua biến thái là kiểu sinh trưởng và phát triển mà

A. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo,sinh lí gần giống con trưởng thành B. con non phát triển dần lên ,mang đặc điểm khác con trưởng thành

C. con non có sự lột xác biến đổi thành con trưởng thành

D. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo,sinh lí tương tự với con trưởng thành Câu 15.Ở sâu bướm ăn lá,ống tiêu hóa có chứa:

A. saccaraza B. enzim tiêu hóa protein,lipit và cacbohydrat C. enzim tiêu hóa protein D. enzim tiêu hóa lipit

Câu 16. Hoocmon nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống

A. Tiroxin, ecđixơn, hoocmon sinh trưởng (LH) B. Testostêron,ơtrôgen, Juvernin C. Ơtrôgen,testostêron, hoocmon sinh trưởng (LH) D. Insulin,glucagôn, ecđixơn, juvernin.

Câu 17. Hoocmon ecđixơn ở ĐVKXS có tác dụng :

A. ức chế sâu biến thành nhộng và bướm B. kích thích sâu biến thành nhộng và bướm C. gây lột xác ở sâu bướm D. kích thích sâu biến thành nhộng và bướm ,gây lột xác ở sâu bướm Câu 18. Trong thành phần cấu tạo của tirôxin có chất nào sau đây?

A. Brôm B. Iôt C. Canxi D. Magie Câu 19. Hoocmon ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bọ là : A. Ecđixơn và tirôxin B. Juvenin và tirôxin

(6)

C. Ecđixơn và Juvenin D. Testostêron và tirôxin

Câu 20. Hoocmon làm cơ thể bé gái thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí ở thời kì dậy thì là:

A. Testostêron B. Tirôxin C. ơstrôgen D. Hoocmon sinh trưởng (LH)

Câu 21. Hoocmon làm cơ thể bé trai thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí ở thời kì dậy thì là:

A. Testostêron B. Tirôxin C. ơstrôgen D. Hoocmon sinh trưởng (LH) Câu 22. Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là:

A. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.

B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.

C. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ. D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.

Câu 23. Testostêrôn được sinh sản ra ở:

A. Tuyến giáp. B. Tuyến yên. C. Tinh hoàn. D. Buồng trứng.

Câu 24: Ơstrôgen được sinh ra ở:

A. tuyến giáp. B. buồng trứng. C. tuyến yên. D. tinh hoàn.

Câu 25: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:

A. Nhân tố di truyền. B. Hoocmôn. C. Thức ăn. D. Nhiệt độ và ánh sáng Câu 26. Vitamin có vai trò chuyển hóa canxi để hình thành xương là : A. Vitamin A B. Vitamin D C. Vitamin E D. Vitamin K

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chi Paris có 22 loài, đó là Paris axialis, Paris bashanensis, Paris cronquistii, Paris daliensis, Paris delavayi, Paris dulongensis, Paris dunniana, Paris fargesii, Paris

Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả thiết kế vector chuyển gen thực vật pBI121_GmDREB7 để biến nạp vào cây đậu tương nhằm tạo dòng chuyển

Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần. trong

Thân gỗ, thân cỏ Thân cỏ, cột Phôi có hai lá mầm Phôi có một lá mầm. BÀI 42: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT

Trong một nghiên cứu khác, Choi và cộng sự đã phân tích tác động của dịch chiết ethanol từ loài Paeonia suffruticosa (PSE) lên tế bào nuôi cấy AGS ở nồng độ dịch chiết

Hoạt độ hai enzym catalase và peroxidase của cây lan Dendrobium lùn dưới ảnh hưởng của NPK lần đầu tiên được công bố trong nghiên cứu này.. Ảnh hưởng của các chế

Sự gia tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể thực vật do hoạt động của các mô phân sinh.. Sự sinh trưởng do hoạt động của mô phân sinh đỉnh, kết quả là làm

A.. Các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn... Các quá trình chuyển hoá trong cơ thể