• Không có kết quả nào được tìm thấy

5 ĐVĐĐ ít thích nghi (31,2 ha, 4,4%) và 30 ĐVĐĐ không thích nghi (377,6 ha, 52,7%) đối với phát triển cây đước đôi

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "5 ĐVĐĐ ít thích nghi (31,2 ha, 4,4%) và 30 ĐVĐĐ không thích nghi (377,6 ha, 52,7%) đối với phát triển cây đước đôi"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 20, Số 2 (2022)

ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI CHO PHÁT TRIỂN CÂY ĐƯỚC ĐÔI (RHIZOPHOZA APICULATA) TẠI VÙNG VEN BIỂN TỈNH NGHỆ AN

Vũ Văn Lương1*, Lê Văn Thăng2, Đường Văn Hiếu2

1 Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Đại học Vinh

2 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

*Email: vuvanluong271176@gmail.com Ngày nhận bài: 3/8/2021; ngày hoàn thành phản biện: 4/8/2021; ngày duyệt đăng: 4/4/2022 TÓM TẮT

Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) được thực hiện trên cơ sở thu thập và kế thừa các bản đồ nền, khảo sát thực địa, quan trắc và phân tích bổ sung; công nghệ GIS được ứng dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu và hỗ trợ đánh giá thích nghi sinh thái cho cây đước đôi. Khu vực nghiên cứu có 127 loại đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) được đánh giá cho cây đước đôi dựa vào 16 chỉ tiêu của 4 tiêu chí: (i) Loại đất ngập mặn, (ii) Thể nền và thành phần cơ giới, (iii) Độ sâu ngập triều, (iv) Hiện trạng đất ngập mặn và rừng ngập mặn. Kết quả cho thấy: 48 ĐVĐĐ rất thích nghi (124,1 ha, 17,3%), 44 ĐVĐĐ thích nghi trung bình (128,9 ha, 25,6%), 5 ĐVĐĐ ít thích nghi (31,2 ha, 4,4%) và 30 ĐVĐĐ không thích nghi (377,6 ha, 52,7%) đối với phát triển cây đước đôi. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học phục vụ việc mở rộng diện tích, phát triển cây đước đôi phù hợp tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An.

Từ khóa: Đước đôi, Nghệ An, rừng ngập mặn, thích nghi sinh thái.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò quan trọng cả về mặt môi trường, kinh tế và xã hội. RNM được xem là bức tường xanh bảo vệ vùng cửa sông, ven biển (Phan Nguyên Hồng) [4] và có tiềm năng về dịch vụ hệ sinh thái [9]. Hiện nay, RNM đã và đang bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng do nhiều nguyên nhân. Ở Nghệ An, RNM phân bố không tập trung từ thị xã Hoàng Mai đến thành phố Vinh, gồm các loài cây ngập mặn chủ yếu là đước đôi, sú, vẹt, bần (Phạm Hồng Ban và cs, 2003) [3]. Hoạt động kinh tế của con người đã tác động tiêu cực đến RNM như làm đầm nuôi tôm, khai thác cát, du lịch… đã làm giảm diện tích RNM từ 1.215 ha (năm 2004) xuống còn khoảng 344,8 ha (năm 2018), trung bình mỗi năm mất khoảng 62,1 ha [3]. Vấn đề phục

(2)

Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An hồi rừng ngập mặn đã được nghiên cứu và thực hiện trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các chính sách về phát triển RNM, khuyến khích trồng lại rừng với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế như UNDP, UNEP, UNESCO đã được triển khai ở nước ta, trong đó có ven biển tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, tỉ lệ cây sống thấp, một trong những nguyên nhân là chưa đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi với từng loại cây trồng [3].

Cây đước đôi (rhizophoza apiculata), được phân bố tương đối rộng lớn ở các vùng ven biển nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm như Malaysia, Indonesia, Banglades, Thailand, Philipines, PapuaNew Guinea, Queenland. Ở Việt Nam, đước đôi phân bố từ ven biển miền Trung đến Cà Mau, Kiên Giang. Đước đôi được trồng ở bãi bồi ven biển, vùng trũng nội địa từ Cà Mau đến Bình Định (từ 8o30’ - 15o’ vĩ độ Bắc) (Quyết định số 5620/QĐ-BNN-TCLN).

Cây đước cùng với một số loài thực vật khác ở ven biển đã tạo nên một hệ sinh thái đặc biệt gọi là hệ sinh thái rừng ngập mặn nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây đước (Rhizophoraceae) là một trong 5 họ cây ngập mặn thực thụ thân gỗ có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) (Phan Nguyên Hồng, 2004) [4].

Các nghiên cứu về rừng ngập mặn nói chung và đước đôi nói riêng cho rằng, cây đước là loài thực vật quan trọng trong việc phục hồi các rừng ven biển ở nước ta.

Các yếu tố quyết định đến công tác phục hồi RNM là lập địa trồng, loài cây, thời vụ trồng, các nhân tố giới hạn và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng (chẳng hạn như biện pháp trồng bổ sung, kiểm soát sâu bệnh hại…) (Chan và Baba (2009) [11].

Ngoài ra, các yếu tố quan trọng khác như các yếu tố sinh học (khả năng chịu mặn, khả năng phát tán nguồn vật liệu giống và vật hậu), yếu tố vật lý (loại đất, kiểu sóng, độ mặn, chế độ thủy triều) cũng cần được quan tâm.

Để đánh giá vùng thích hợp cho phát triển các loại cây ngập mặn, 3 yếu tố quan trọng có liên quan đến sinh trưởng cây ngập mặn gồm: Loại đất, chế độ ngập triều và thành phần cơ giới của đất. Bên cạnh đó, một số yếu tố tự nhiên khác như địa hình, độ mặn nước biển ven bờ, sóng biển… cũng là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm đất ngập mặn và việc trồng cây ngập mặn (Nguyễn Ngọc Bình và cộng sự, 2008) [1]. Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây đước đôi như: đặc điểm đất, chế độ thủy triều... Theo Đặng Trung Tấn (2000) [7], thời gian ngập triều trung bình từ 100 – 300 ngày/năm, với mức ngập 45 – 55cm vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau, thích hợp cho loài đước đôi phát triển. Nếu ngập triều cao quá, việc trồng cây gặp rất nhiều khó khăn và tỉ lệ chết rất cao, đối với nơi có độ ngập triều thấp (dưới 100 ngày/năm) không thích hợp cho sự sinh trưởng của đước. Theo Đoàn Đình Tam và cộng sự, đước có triển vọng nhất khi trồng thử nghiệm trên đất cằn và ao nuôi tôm bị bỏ hóa (Đoàn Đình Tam và cộng sự, 2012) [8]. Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có các nghiên cứu, đánh giá điều kiện đất đai để xác định mức độ thích hợp cho phát triển cây đước đôi.

(3)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 20, Số 2 (2022)

Nghiên cứu này thực hiện với sự trợ giúp của công nghệ GIS nhằm đánh giá thích nghi đất ngập mặn cho cây đước đôi, cung cấp thông tin hỗ trợ việc ra các quyết định, chính sách phát triển RNM tại tỉnh Nghệ An.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu

Các bản đồ nền (hành chính, hiện trạng sử dụng đất) và bản đồ loại đất, bản đồ hiện trạng đất/rừng ngập mặn của khu vực nghiên cứu được thu thập, kế thừa từ các nghiên cứu trước của tỉnh Ngệ An. Các bản đồ quy mô cấp huyện/xã được tách từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh, huyện, được bổ sung, hiệu chỉnh dựa vào kết quả thực địa [2], [3].

- Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp thực địa được sử dụng để điều tra bổ sung, kiểm chứng thông tin, chuẩn hóa bản đồ thành phần và chỉnh hợp bản đồ đơn vị đất đai. Tuyến thực địa ven biển tỉnh Nghệ An được xác định dựa trên nguyên tắc đi qua các huyện/ thị và đại diện cho tất cả các vùng cửa sông/lạch. Các điểm khảo sát được thực hiện tại các điểm đất ngập mặn, phân bố tương đối đều trên các xã ven biển (Bảng 1). Kết quả điều tra đất, đo thủy triều và thực vật rừng ngập mặn cũng được dùng để đối chiếu, kiểm chứng kết quả đánh giá trên bản đồ thích nghi cho cây đước ở vùng ven biển tỉnh Nghệ An.

Bảng 1. Các điểm khảo sát thực địa vùng rừng ngập mặn ven biển tỉnh Nghệ An

Tên mẫu Tọa độ Ghi chú

M1 (LC 2.1), M2 (LC 2.2), M3 (LC 1.1), M4 (LC 1.2), M5 (LCA)

M1 (105°43'33"; 19°14'33"), M2 (105°43'32", 19°14'52"), M3 (105°44'48", 19°14'21"), M4 (105°44'48.9", 19°14'20.6"), M5 (105°43'56.98", 19°13'46.48")

Lạch Cờn

M6 (BNQB 1), M7 (BNQB 2) 105°43'51.44", 19°10'29.71", M7 (105°43'51.48", 19°10'29.80")

Bãi ngang Quỳnh Bảng M8 (LQ 0.2), M9 (LQ 2), M10

(LQ A), M11 (LQ 0.1). M13 (LQ 3.1)

M8 (105°42'44", 19°06'08"), M9 (105°42'14", 19°06'52"), M10 (105°42'55", 19°06'45"), M11 (105°42'49", 19°06'10"), M12 (105°41'39.87", 19°

6'55.72"), M13 (105°41'39.81", 19° 6'56.00")

Lạch Quèn

M14 (LT3), M15 (LT 2), M16 (LT 1)

M14 (105°40'44", 19°05'36"), M15 (105°40'38", 19°05'41"), M16 (105°40'45", 19°05'37")

Lạch Thơi M17 (LV 2.1), M18 (LV 2.2), M17 (105°36'25", 19°01'40"), M18 (105°36'26", Lạch

(4)

Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An M19 (LV11), M20 LV 1.2) 19°01'30"), M19 (105°36'59", 19°00'33"), M20

(105°37'04", 19°00'31")

Vạn

M21 (BNDT) M21 (105°37'37", 18°55'39") Diễn

Trường M22 (CL 1.3), M23 (CL 1.2)

M24 (CL 1.1)

M22 (105°42'12", 18°50'06"), M23 (105°42'11", 19°50'01"), M24 (105°42'11", 18°49'59")

Sông Cấm M25 (CH 1.1), M26 (CH 1.2),

M27 (CH 2.1), M28 (CH 2.2), M29 (CHA)

M25 (105°44'35", 18°43'53"), M26 (105°44'33", 18°43'51"), M27 (105°45'17", 18°43'51"), M28 (105°45'15", 18°41'59"), M29 (105°44'46", 18°40'15")

Sông Lam

Tại mỗi điểm, lấy 2 mẫu đất, 01 mẫu tại thời điểm mùa khô và 01 mẫu vào mùa mưa, mẫu đất ở độ sâu 60 cm, mỗi mẫu có trọng lượng 1,5 kg. Các mẫu đất được bảo quản lạnh, vận chuyển về phòng thí nghiệm khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế) để xử lí. Các chỉ tiêu thành phần cơ giới của đất được phân tích theo (TCVN 8567:2010).

Tại các khu vực này, các cột đo thủy triều được thiết lập, gồm cọc gỗ được đóng chặt khi triều kiệt, dùng đinh để gắn dây nhuộm phẩm màu tan trong nước, thước thép để đo từ mặt đất đến vị trí mất màu. Khi mực nước thủy triều cao nhất trong một chu kỳ, dùng thước đo lần lượt cho các điểm. Độ cao ngập triều được tính từ mặt đất lên điểm màu bị tan tại tất cả các cột. Kết quả được ghi chép mực nước trên cột đo thuỷ triều, được đưa vào dữ liệu nền trong GIS. Bản đồ chế độ ngập triều được xây dựng trên cơ sở nội suy từ điểm đo cho tất cả các điểm khác trong vùng theo nguyên tắc các điểm nào có độ cao địa hình bằng nhau thì có độ cao ngập triều giống nhau.

- Phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái

Phương pháp này được thực hiện bằng cách so sánh yêu cầu sinh thái của cây đước với đặc điểm đất đai khu vực ven biển tỉnh Nghệ An. Các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá có ảnh hưởng rõ đến sự phát triển và phân hóa rõ rệt trên lãnh thổ nghiên cứu [4], [5]. Đánh giá được thực hiện theo 2 bước chính sau:

Bước 1: Đánh giá thành phần (từng chỉ tiêu riêng rẽ/mỗi thuộc tính của đơn vị đất đai) được thực hiện bằng phương pháp cho điểm theo 4 mức độ thích nghi theo phương pháp đánh giá thích nghi đất đai của Nguyễn cao Huần [5].

Rất thích nghi: 3 điểm. Thích nghi trung bình: 2 điểm. Ít thích nghi: 1 điểm.

Không thích nghi: 0 điểm

Bước 3: Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi

Bước 2: Đánh giá tổng hợp: điểm đánh giá chung của từng đơn vị đất đai được áp dụng công thức trung bình cộng của phương pháp đánh giá thích nghi đất đai theo Nguyễn Cao Huần [5].

(5)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 20, Số 2 (2022)

Điểm trung bình được xác định theo (công thức 1):

Trong đó: M0 là điểm đánh giá chung (tổng hợp) của từng đơn vị đất đai; di: điểm đánh giá yếu tố thứ i; n: số chỉ tiêu đánh giá; ki: hệ số tầm quan trọng của yếu tố thứ i.

Trọng số của từng chỉ tiêu thể hiện mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu. Mỗi yếu tố sinh thái hay nói cách khác là tiêu chí được đưa vào để đánh giá thích nghi sinh thái có tác động đến sinh trưởng của cây Đước đôi ở các mức độ khác nhau. Do đó, cần phải tính toán trọng số của từng tiêu chí để thấy được mức độ quan trọng của từng tiêu chí. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí đến sinh trưởng phát triển của cây đước đôi trong đó, tiêu chí thủy triều là yếu tố rất quan trọng đối với sự sinh trưởng của loại cây này. Tiêu chí này không những có tác động trực tiếp lên cây đước đôi do mức độ và thời gian ngập triều, mà còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác như kết cấu đất, độ mặn của đất, sự bốc hơi nước và các sinh vật khác trong rừng ngập mặn, ma trận tam giác được sử dụng để tính trọng số cho các tiêu chí.

Cụ thể:

+ Xây dựng ma trận so sánh theo cặp các chỉ tiêu và mức độ quan trọng giữa các chỉ tiêu, mức độ quan trọng giữa các chỉ tiêu này được đánh giá theo phỏng vấn chuyên gia.

+ Tính trọng số kết quả tính toán trọng số cuối cùng (bảng 2).

Bảng 2. Kết quả tính trọng số của các tiêu chí đánh giá thích nghi sinh thái cho cây đước đôi vùng ven biển tỉnh Nghệ An

Tiêu chí Loại đất ngập mặn

Thành phần các cấp hạt

Độ sâu ngập triều

Hiện trạng đất ngập mặn và rừng ngập mặn

Trọng số 0,2 0,2 0,4 0,2

Như vậy, tiêu chi độ sâu ngập triều quan trọng nhất trong tất cả các tiêu chi được lựa chọn để đưa vào đánh giá thích nghi sinh thái cho cây đước đôi vùng ven biển tỉnh Nghệ An.

M0 được tính cho tất cả 127 ĐVĐĐ trên lãnh thổ nghiên cứu. Sau đó, điểm đánh giá được phân cấp dựa trên khoảng điểm từ cao đến thấp. Khoảng cách giữa các hạng đánh giá lấy đều nhau được tính theo công thức của Nguyễn cao Huần [5].

Khoảng cách giữa các cấp đánh giá được xác định theo (công thức 2): ∆D = (Dmax – Dmin)/H (2). Trong đó, ∆D là khoảng cách điểm giữa các cấp đánh giá; Dmax là điểm đánh giá cao nhất; Dmin là điểm đánh giá thấp nhất; H là số lượng cấp đánh giá thích nghi (4 cấp).

0

1

1 n

i i i

M k d

n =

=

(1)

(6)

Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An

- Phương pháp bản đồ - GIS

Phương pháp bản đồ - hệ thống thông tin địa lý (GIS) với các phần mềm chuyên dụng được sử dụng để xây dựng, chuẩn hóa các bản đồ thành phần (gồm loại đất, thể nền và thành phần giới, độ sâu ngập triều, hiện trạng sử dụng đất và RNM).

Các chức năng truy vấn thông tin, chồng xếp các lớp dữ liệu, phân tích không gian và xử lí dữ liệu thuộc tính được thực hiện trong ArcGis 10.1. Kết quả đánh giá thích nghi cho cây bần chua được biên tập trên phần mềm Mapinfo 12.5.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm đất đai và phân cấp các tiêu chí đánh giá thích nghi đối với cây đước đôi

- Đặc điểm các đơn vị đất đai khu vực nghiên cứu

Trên cơ sở chồng xếp bản đồ thành phần, kiểm chứng thực địa, diện tích khu vực nghiên cứu 715,9 ha được chia thành 127 đơn vị đất đai (ĐVĐĐ). Mỗi ĐVĐĐ đồng nhất về các thuộc tính/đặc điểm sau: (1) Loại đất, (2) Thể nền và thành phần cấp hạt, (3) Độ sâu ngập triều, (4) Hiện trạng đất ngập mặn và rừng ngập mặn.

- Phân cấp các mức độ thích nghi

Dựa trên các yêu cầu sinh thái của cây đước đôi, hướng dẫn trồng cây ngập mặn, trong đó có loài cây đước đôi của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Quyết định số 5365/QĐ-BNN-TCLN) và đặc tính đất đai khu vực nghiên cứu, 04 tiêu chí được lựa chọn và phân cấp. Mỗi tiêu chí được chia thành các chỉ tiêu, được biểu hiện bởi các chỉ báo, đó là thuộc tính/thành phần của đơn vị đất đai trong khu vực nghiên cứu. Các chỉ tiêu được phân cấp thành 4 mức độ thích nghi và đánh giá bằng điểm số (3-2-1-0) tương ứng với: Rất thích nghi (S1), Thích nghi trung bình (S2), ít thích nghi (S3), Không thích nghi (N) (Bảng 2).

Bảng 3. Phân cấp chỉ tiêu và đánh giá thành phần cho cây đước đôi tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An

Tiêu chí Chỉ tiêu Giá trị

hiệu

Mức độ thích

nghi

Trọng

số (K) Điểm

Loại đất ngập

mặn

Đất ngập mặn,

mặn nhiều Hàm lượng NaCl > 0,5% D1 S1

0,2

3 Đất ngập mặn,

mặn trung bình

Hàm lượng NaCl từ 0,3 -

< 0,5% D2 S2 2

Đất ngập mặn, Hàm lượng NaCl < 0,3% D3 S3 1

(7)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 20, Số 2 (2022)

mặn ít

Đất không ngập

mặn - D4 N 0

Thành phần các

cấp hạt

Đất bùn chặt Đi lún sâu từ 15 - < 30cm,

đất có tỷ lệ cát lẫn < 30% T1 S1

0,2

3

Đất bùn mềm hoặc đất sét mềm

Đi lún sâu từ 5 – 15cm, hoặc đất có tỷ lệ cát lẫn 30 - 50%

T2 S2 2

Đất bùn lỏng hoặc đất sét cứng

Đất có tỷ lệ cát lẫn từ 50 -

70% T3 S3 1

Đất sét cứng hoặc đất cát

Đi lún < 5cm; hoặc đất có

tỷ lệ cát lẫn > 70% T4 N 0

Độ sâu ngập triều

Ngập triều trung bình

Độ sâu ngập triều từ 30 - 60cm; số ngày ngập triều từ 10 – 19 ngày/tháng

NT1 S1

0,4

3

Ngập triều sâu hoặc ngập triều nông

Độ sâu ngập triều từ 60 - 100cm; số ngày ngập triều từ 20 - 25 ngày/tháng hoặc từ 5 - 9 ngày/tháng

NT2 S2 2

Ngập triều rất sâu hoặc ngập triều rất nông

Độ sâu ngập triều >

100cm hoặc < 30cm, số ngày ngập triều từ 5 - 9 ngày/tháng hoặc trên 25 ngày/tháng

NT3 S3 1

Không ngập triều - NT4 N 0

Hiện trạng đất

và RNM

Đất có RNM (đất còn trống trồng bổ sung, hoặc

trước có RNM) HT1 S1

0,2

3 Đất trống (chưa có RNM, có khả năng trồng

RNM) HT2 S2 2

Đất trống (vuông tôm, nuôi trồng thủy sản) HT3 S3 1

Đất trống (khác) HT4 N 0

Theo công thức (1) và (2), kết quả đánh giá và phân cấp mức độ thích nghi của cây các đơn vị đất đai đối với cây đước đôi ở vùng ven biển Nghệ An như sau: S1 (Rất thích nghi): ≥ 2,34 điểm, S2 (Thích nghi trung bình): 1,87 - 2,34 điểm, S3 (Ít thích nghi):

< 1,87 điểm, N: (không thích nghi): 0 điểm (có ít nhất 01 chỉ tiêu nằm trong nhóm không thích nghi (N))

(8)

Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An

3.2. Kết quả Đánh giá thích nghi cho đước đôi tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An Bảng 4. Diện tích các mức độ thích Nghi của cây đước đôi tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An

Mức độ thích nghi Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

Không thích nghi 377,6 52,7

Ít thích nghi 31,2 4.4

Thích nghi trung bình 128,9 25,6

Rất thích nghi 124,1 17,3

Tổng diện tích 100

Hình 1. Các mức độ thích nghi của đước đôi tại vùng ven biển Nghệ An

Khu vực nghiên cứu có 127 loại (ĐVĐĐ) đánh giá cho cây đước đôi, kết quả như sau: 48 ĐVĐĐ diện tích 124,1 ha ở mức rất thích nghi (S1), chiếm 17,3%, có 44 ĐVĐĐ với diện tích 128,9 ha thích nghi trung bình (S2), chiếm 25,6%, có 5 ĐVĐĐ với diện tích 31,2 ha thuộc mức ít thích nghi (S3), chiếm 4,4%, và có 30 ĐVĐĐ với diện tích 377,6 ha không thích nghi (N), chiếm 52,7% đối với sinh trưởng và phát triển cây Đước đôi tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An. (Bảng 4 và Hình 1).

Sự phân bố các mức độ thích nghi đất đai của cây đước đôi trên các đơn vị đất đai ở vùng ven biển Nghệ An được biểu hiện ở (hình 2).

52,7%

4,4%

25,6%

17,3%

Không thích nghi Ít thích nghi

Thích nghi trung bình Rất thích nghi

(9)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 20, Số 2 (2022)

Hình 2. Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai cho cây đước đôi ở vùng ven biển tỉnh Nghệ An Kết quả các mức độ thích đất đai cho cây đước đôi tại vùng nghiên cứu được thống kê theo đơn vị hành chính xã/huyện tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An (bảng 5).

Bảng 5. Diện tích mức độ thích nghi cây Đước đôi theo đơn vị hành chính xã/huyện tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An

TT Huyện/Xã/

Phường

Mức độ thích nghi Tổng

diện tích (ha) Không

thích nghi

Rất thích nghi

Thích nghi trung bình

Ít thích nghi

Thị xã Hoàng Mai 16,2 8,3 32,6 10,4 67,6

1 Mai Hùng - 2,6 3,6 - 6,1

2 Quỳnh Dị - 5,8 - - 5,8

3 Quỳnh Lộc - 5,0 - - 5,0

4 Quỳnh Lập - - - 4,3 4,3

5 Quỳnh Liên 7,2 - 3,6 - 10,8

6 Quỳnh Phương 9,0 - 25,4 6,2 40,6

Huyện Quỳnh Lưu 88,7 79,1 15,1 20,8 203,8

1 An Hòa - 30,4 2,7 - 33,2

2 Quỳnh Bảng 8,9 13,3 - - 22,2

3 Quỳnh Lương 16,1 10,6 - - 26,8

4 Quỳnh Long 1,3 - - 3,3 4,6

5 Quỳnh Minh 13,0 12,7 - - 25,7

6 Quỳnh nghĩa 17,4 - - - 17,4

7 Quỳnh Thọ 14,4 - - - 14,4

(10)

Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An

8 Quỳnh Thanh - 7,1 - - 7,1

9 Quỳnh Thuận 17,6 - - 17,2 34,8

10 Sơn Hải - - 12,4 - 12,4

11 Tiến Thủy - - - 0,2 0,2

Huyện Diễn Châu 204,3 2,4 27,8 - 234,6

1 Diễn Bích - 2,4 2,1 4,5

2 Diễn Hải 16,2 - - - 16,2

3 Diễn Hùng 27,3 - - - 27,3

4 Diễn Kim 47,1 - 20,6 - 67,7

5 Diễn Thành 27,5 - - - 27,5

6 Diễn Thịnh 35,2 - - - 35,2

7 Diễn Trung 50,9 - - - 50,9

8 Diễn Vạn - - 5,2 - 5,2

Huyện Nghi Lộc 18,1 - 107,3 - 125,4

1 Nghi Quang - - 64,1 - 64,1

2 Nghi Thái - - 8,9 - 8,9

3 Nghi Thiết 3,8 - 17,9 - 21,8

4 Nghi Tiến 6,9 - - - 6,9

5 Nghi Yên 7,4 - - - 7,4

6 Phúc Thọ - - 16,5 - 16,5

Thị xã Cửa Lò 50 - - - 50

1 P. Nghi Hòa 11,4 - - - 11,4

2 P. Nghi Thu 2,0 - - - 2,0

3 P. Nghi Hương 17,1 - - - 17,1

4 P. Nghi Hải 10,6 - - - 10,6

5 P. Nghi Thủy 4,7 - - - 4,7

6 P. Thu Thủy 4,5 - - - 4,5

TP. Vinh - 34,3 - - 34,3

1 Hưng Hòa - 34,3 - - 34,3

Tổng 38 xã 377,6 124,1 182,9 31,2 715,9

Tỷ lệ (%) 52,7 17,3 25,6 4,4 100,0

Từ kết quả (bảng 5), tổng hợp diện tích các mức độ thích nghi cho cây đước đôi vùng ven biển tỉnh Nghệ An theo đơn vị các huyện/thị xã được thể hiện tại như sau (hình 3).

(11)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 20, Số 2 (2022)

Hình 3. Diện tích mức độ thích nghi cây đước đôi tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An Các mức độ thích nghi cây đước đôi tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An phân hóa theo các đơn vị hành chính như sau:

Thị xã Hoàng Mai có 8,3 rất thích nghi (S1) cho sự phát triển cây đước đôi, phân bố trên các xã: Mai Hùng, Quỳnh Dị Và Quỳnh Lộc. Diện tích thích nghi trung bình (S2) là 32.6 ha, phân bố trên các xã: Mai Hùng, Quỳnh Phương và Quỳnh Liên. Diện tích ít thích nghi (S3) là 10.4 ha, bị hạn chế bởi hiện trạng sử dụng đất là hồ nuôi tôm và thành phần cấp hạt chủ yếu là cát rời rạc. Diện tích còn lại 16.2 ha là không thích nghi (N), đây chủ yếu là bãi ngang, bãi cát ven biển ở các xã: Quỳnh Phương và Quỳnh Liên (Hình 4).

Hình 4. Diện tích các mức độ thích nghi đối với cây đước đôi tại thị xã Hoàng Mai Quỳnh Lưu có diện tích đất ngập mặn 203.8 ha, trong đó có 97.1 ha rất thích nghi (S1), phân bố trên các xã: An Hòa, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh và Quỳnh Thanh. Đây là những ĐVĐĐ có thành phần cấp hạt chủ yếu là đất bùn chặt tỉ lệ cát lẫn 30 - 5 0%. Diện tích thích nghi trung bình (S2) là 15.1 ha, thuộc các xã: An Hòa và Sơn Hải, đây là những ĐVĐĐ có thành phần cơ giới chủ yếu là bùn, sét mềm, sét cứng, diện tích ít thích nghi (S3) là 20.8 ha, phân bố ở xã Quỳnh Long, Quỳnh Thuận

0 50 100 150 200 250

Hoàng Mai

Quỳnh Lưu

Diễn Châu

Nghi Lộc

Cửa Lò T.P Vinh ha

Rất thích nghi Thích nghi trung bình Ít thích nghi Không thích nghi

0 2 4 6 8

Mai Hùng Quỳnh Dị Quỳnh Lộc Quỳnh Lập Quỳnh Liên

ha Không thích nghi Ít thích nghi Thích nghi trung bình Rất thích nghi

(12)

Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An và Sơn Hải, các ĐVĐĐ này có tỉ lệ cát cao (> 70%). Còn lại 88.7 ha phân bố trên 7 xã không thích hợp cho cây đước đôi phát triển, nguyên nhân đất chủ yếu là đất các rời rạc (tỷ lệ cát lẫn > 90%), nghèo chất dinh dưỡng, quá trình phong hóa bào mòn, rửa trôi mạnh, không có độ tơi xốp (Hình 5).

Hình 5. Diện tích các mức độ thích nghi đối với cây đước đôi tại huyện Quỳnh Lưu Diễn Châu có 2,4 ha rất thích nghi (S1), phân bố chủ yếu ở xã Diễn Bích. Diện tích 27,8 ha thuộc mức thích nghi thung bình (S2), phân bố ở xã Diễn Kim, Diện Vạn và Diễn Bích. Đây là những ĐVĐĐ thuộc loại đất mặn nhiều ven sông Lạch Vạn, thành phần cấp hạt là đất bùn mềm, đất sét mềm (tỉ lệ cát lẫn 30 - 50%), không thuận lợi hoàn toàn cho cây đước đôi phát triển. Ngoài ra, có 204.3 ha được đánh giá là không thích nghi cho cây đước phát triển, thuộc các xã: Diễn Hùng, Diễn Hải, Diễn Kim, Diễn Thành, Diễn Thịnh, Diễn Trung. Đây là những bãi cát ven biển, đất đai có thành phần cấp hạt là đất cát rời, tỉ lệ cát lẫn > 80% thậm chí > 90%, dinh dưỡng nghèo kiệt (Hình 6).

Hình 6. Diện tích các mức độ thích nghi đối với cây đước đôi tại huyện Diễn Châu

0 5 10 15 20 25 30 35

An Hòa Quỳnh Lương Quỳnh Minh Quỳnh Thọ Quỳnh Thuận Tiến Thủy

ha Không thích nghi Ít thích nghi Thích nghi trung bình Rất thích nghi

0 10 20 30 40 50 60

Diễn Bích Diễn Hải Diễn Hùng Diễn Kim Diễn Thành Diễn Thịnh Diễn Trung Diễn Vạn

ha Không thích nghi Thích nghi trung bình Rất thích nghi

(13)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 20, Số 2 (2022)

Huyện Nghi Lộc có 107.3 ha thích nghi trung bình (S2), thuộc các xã; Nghi Thiết, Nghi Quang, Nghi Thái, Phúc Thọ. Đây là những ĐVĐĐ thuộc loại đất mặn nhiều ven sông, ao nuôi tôm, thành phần cấp hạn chủ yếu là loại đất sét cứng (tỉ lệ cát lẫn 50 - 70%), là yếu tố hạn chế sự phát triển của cây đước đôi. Còn lại 18.1 ha là các bãi cát ven biển, không thích nghi cho cây đước đôi phát triển. Thành phố Vinh có 34.3 ha rất thích nghi cho cây đước đôi. Các ĐVĐĐ này có thành phần cấp hạt là loai đất bùn mềm hoặc đất sét mềm (tỉ lệ cát lẫn 30 - 50%).

4. KẾT LUẬN

Như vậy, trên lãnh thổ 38 xã ven biển, thuộc 6 đơn vị huyện, thị xã/thành phố có tổng diện tích ĐNM được đánh giá thích nghi cho cây đước đôi là 715.9 ha, diện tích rất thích nghi (S1) là 124,1 ha, chiếm 17,3%; Thích nghi trung bình (S2) là 182.9 ha, chiếm 25.6%; Ít thích nghi (S3) là 31.2 ha, chiếm 4.4%; Không thích nghi (N) là 377.6 ha, chiếm 52.7% ha. Mặc dù diện tích đất ngập mặn khá lớn nhưng quỹ đất để trồng mới và phát triển cây đước đôi hạn chế. Đây là kết quả xác định các mức độ thích nghi cho cây đước đôi, cùng là thông tin, cơ sở khoa học phục vụ cho phát triển RNM nói chung, loài đước đôi nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng diện tích trồng mới, đảm bảo an toàn, bền vững về mặt sinh thái cho vùng ven biển tỉnh Nghệ An.

(14)

Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Ngọc Bình (1999). Trồng rừng ngập mặn. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

[2]. Đoàn điều tra quy hoạch rừng, Sở NN tỉnh Nghệ An (2000). Đề án: “Đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn, rừng ven biển, đề xuất các giải pháp phục hồi và phát triển các khu rừng ngập mặn, rừng ven biển, các hệ sinh thái có tầm quan trọng đối với việc phòng hộ, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2018-2020.

[3]. Phạm Hồng Ban và cộng sự (2003). Báo cáo quy hoạch bảo tồn và trồng rừng ngập mặn tỉnh Nghệ An. Dự án quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản ven biển – VIE/97/030.

[4]. Phan Nguyên Hồng (1999). Rừng ngập mặn Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[5]. Nguyên Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[6]. FAO (2007). Land evaluation Towards a revised framework. Land and water discussion paper 6, ISSN 1729-0554. Rome, 2007.

[7]. Đặng Trung Tấn (2000), Đặc điểm sinh lý, sinh thái cây Đước, Báo cáo tổng kết đề tài, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng kỹ thuật rừng ngập mặn Minh Hải..

[8]. Đoàn Đình Tam và cs (2012), Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khó khăn góp phần chắn sóng vùng ven biển các tỉnh miền Bắc Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học công nghệ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

[9]. Trần Thị Tuyến (2021). Xác định dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực ven biển tỉnh Nghệ An theo tiếp cận cộng đồng. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ISSN 2354 – 1075,

[10]. Phan Nguyen Hong, Hoang Thi San (1993). Mangroves of Vietnam, IUCN, Bangkok, Thái Lan, 1993.

[11]. Chan, H.T và Baba, S (2009). Manual on Guidelines for Rehabilitation of Coastal Forests damaged by Natural Hazards in the Asia-Pacific Region. International Society for Mangrove Ecosystems (ISME) and International Tropical Timber Organization (ITTO), 2009, (66),1.

(15)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 20, Số 2 (2022)

LAND ASSESSMENT FOR RHIZOPHOZA APICULATA DEVELOPMENT IN THE COASTAL AREA OF NGHE AN PROVINCE

Vu Van Luong1*, Le Van Thang2, Đuong Van Hieu2

1Institute of Agriculture and Resources, Vinh University

2Environmental Sciences, Hue University of Science - Hue University

*Email: vuvanluong271176@gmail.com ABSTRACT

Land assessment for Rhizophoza apiculata tree development is carried out based on collecting and inheriting base maps, field surveys, monitoring and additional analysis; GIS technology was applied to make a database and support ecological adaptation assessment for double mangroves. The study area has 127 types of land units, which are evaluated for Rhizophoza apiculatas expedience based on 16 indicators of 4 criteria: (i) Type of mangrove soil, (ii) Substrate and soil texture, (iii) Inundation depth, (iv) Current status of mangroves. The results showed that 48 land units are very adaptable (124.1 ha, 17.3%), 44 land units are moderately adapted (128.9 ha, 25.6%), 5 land units are less adapted (31.2 ha), 4.4%) and 30 land units are not adapted (377.6 ha, 52.7%) for the development of double mangroves.

The research results are the scientific basis for the expansion of area and development of suitable Rhizophoza apiculata in the coastal area of Nghe An province.

Keywords: Rhizophoza apiculata, Nghe An, mangrove forest, ecological adaptation.

(16)

Đánh giá đất đai cho phát triển cây đước đôi (Rhizophoza apiculata) tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An Vũ Văn Lương sinh ngày 27/11/1976. Ông tốt nghiệp đại học năm 2000 ngành Địa lý tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường năm 2011 tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Từ năm 2015 đến nay, ông là NCS chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý tài nguyên môi trường; Viễn Thám và Hệ thống thông tin địa lý.

Lê Văn Thăng sinh ngày 30/08/1958. Ông tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Địa lý tự nhiên tại Trường Đại học Tổng hợp Huế năm 1981. Năm 1996, tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2006, được phong PGS. Năm 2012, được phong tặng NGƯT. Hiện nay, ông công tác tại Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý tài nguyên và môi trường; Biến đổi khí hậu.

Đường Văn Hiếu sinh ngày 14/12/1975. Ông tốt nghiệp đại học năm 1998 ngành Sinh học, tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái học năm 2002 tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học và Kỹ thuật môi trường tại Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju (Hàn Quốc) năm 2012.

Lĩnh vực nghiên cứu: Độc học môi trường, Sinh thái học, xử lý kim loại nặng bằng phương pháp sinh học.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vị trí hom giâm đến khả năng ra mầm, ra rễ và tỷ lệ sống của hom cây Râu mèo được tổng hợp ở

Xây dựng vùng dân cư theo trục đường Dựa vào hệ thống giao thông xây dựng hoàn thiện trên kết hợp với bản đồ địa chính, xây dựng vùng dân cƣ theo các tuyến phố

- Dữ liệu sơ cấp: Kết quả điều tra cán bộ về tình hình QLĐĐL ở thành phố Đồng Hới liên quan đến 15 nội dung QLĐĐ được quy định trong Luật Đất đai [3].. Từ đó, phân tích

Kết quả đã mô tả và giải thích được đặc điểm cấu tạo giải phẫu của lá hoặc cành làm nhiệm vụ thay cho lá thích nghi với môi trường sống nhiều ánh sáng của các loài

Ta sử dụng cấu trúc điều khiển hai mạch vòng điều khiển, với mạch vòng tốc độ là bộ điều khiển PID có thông số cố định chung cho cả hai động cơ, mạch vòng dòng điện sử

Bản đồ thích hợp đất cho các loại sử dụng đất Bản đồ thích hợp cho từng LUT phản ánh mức độ thích hợp cho từng LUT theo sự phân cấp thích hợp nhất, thích hợp trung

Bài báo này nhằm mục tiêu tổng hợp tài liệu, trình bày chi tiết quá trình trình xây dựng mô hình và mô phỏng kiểm nghiệm giải thuật điều khiển trượt mờ

Trong công trình này, tác giả đã thử nghiệm mô hình TƯH chế độ cắt dùng giải thuật bầy đàn (PSO) và nhận được kết quả khả quan: kết quả tính toán tương đồng, trong