• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải thích tại sao đa số các nước châu Phi có nền kinh tế kém phát triển? Câu 4 (0,5 điểm)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải thích tại sao đa số các nước châu Phi có nền kinh tế kém phát triển? Câu 4 (0,5 điểm)"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC (Đề thi gồm có 01 trang)

ĐỀ KSCL ĐỘI TUYỂN HSG LẦN 1 NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN : ĐỊA LÝ - LỚP 11

(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 1,0 điểm). Nêu tên gọi của các tổ chức sau: EU, ASEAN, MERCOSUR, NAFTA? Các tổ chức trên đều được hình thành trên cơ sở nào?

Câu 2 ( 1,0 điểm). Những năm gần đây bão, lũ lụt, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng ở nước ta và các nước trên thế giới liên quan đến vấn đề nào? Cho biết nguyên nhân của vấn đề đó? Theo em chúng ta cần phải làm gì để ứng phó với tình trạng này?

Câu 3 (1,0 điểm). Giải thích tại sao đa số các nước châu Phi có nền kinh tế kém phát triển?

Câu 4 (0,5 điểm). Nêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đô thị hoá tự phát ở khu vực Mỹ La Tinh?

Câu 5 ( 0,5 điểm). Cho biết hậu quả của tình trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố trong khu vực Tây Nam Á.

Câu 6 (1,0 điểm). Điều kiện kinh tế - xã hội của Hoa Kì có thuận lợi gì đối với sự phát triển công nghiệp?

Câu 7 ( 1,0 điểm).

a. Vì sao Liên minh châu Âu (EU) nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới?

b. Ý nghĩa của liên kết vùng trong EU?

Câu 8 (1 điểm). Cho bảng số liệu sau:

Giá trị xuất, nhập khẩu của Liên bang Nga giai đoạn 1997 – 2005 (Đơn vị: tỉ USD)

Năm 1997 2000 2003 2004 2005

Xuất khẩu 88 105,6 135,9 183,5 245

Nhập khẩu 70 49 83,7 105,9 125

a. Tính cán cân xuất, nhập khẩu của Liên bang Nga qua từng năm.

b. Nhận xét về tình hình ngoại thương của Liên bang Nga giai đoạn từ 1997 - 2005.

Câu 9 (1,0 điểm). Trình bày và giải thích đặc điểm nền kinh tế Liên bang Nga thời kỳ trước và sau năm 2000.

Câu 10 ( 2,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:

Giá trị xuất khẩu và cán cân thương mại của Hoa Kì giai đoạn 1990 – 2004 (Đơn vị: tỉ USD)

Năm 1990 1995 2000 2001 2003 2004

Xuất khẩu 393,6 584,7 781,9 729,1 724,8 818,5

Cán cân thương mại -123,4 -186,2 -477,4 -450,1 -578,3 -707,2

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 1990 – 2004.

b. Nhận xét và giải thích về tình hình thương mại của Hoa Kì giai đoạn trên.

---- Hết ----

Họ và tên thí sinh:……….……….….….; Số báo danh:………

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

(2)

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC (Đáp án thi gồm có 04 trang)

HD CHẤM ĐỀ KSCL ĐỘI TUYỂN HSG LẦN 1 NĂM HỌC 2017- 2018

MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 11

Câu Ý Nội dung trình bày Điểm

1 * Tên gọi chính xác của các tổ chức:

- EU: Liên minh châu Âu

- ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - MERCOSUR: Thị trường chung Nam Mĩ - NAFTA: Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ

Học sinh kể tên đúng 2-3 tổ chức được 0,25 điểm, kể đúng 4 tổ chức được 0,5 điểm, kể đúng 1 tổ chức không được điểm.

0,5

* Cơ sở hình thành:

- Sự phát triển không đồng đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới 0,25 - Những quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, kinh tế, văn hoá, xã hội, có

chung mục tiêu phát triển đã liên kết lại với nhau. 0.25

2 Những năm gần đây bão, lũ lụt, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng có liên quan đến: Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

0,25 - Nguyên nhân: do khí thải (CO2) trong các hoạt động sản xuất (nhất là công nghiệp, giao

thông vận tải) và sinh hoạt của con người tăng đáng kể.

0,25 - Để ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu chúng ta cần:

+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng và các tài nguyên khác (Dẫn chứng).

+ Cần bảo vệ môi trường, đẩy mạnh trồng cây xanh,…

0,25 0,25 3 Giải thích tại sao đa số các nước châu Phi có nền kinh tế kém phát triển?

- Sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia non trẻ. 0,25 - Hậu quả thống trị nhiều thế kỉ của chủ nghĩa thực dân. 0,25 - Điều kiện dân cư - xã hội khó khăn gây sức ép đến kinh tế (bùng nổ dân số, trình

độ dân trí thấp, dịch bệnh, xung đột sắc tộc,...).

0,25 - Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc và bán

hoang mạc, gây khó khăn lớn cho phát triển kinh tế; tài nguyên khoáng sản và rừng tương đối phong phú nhưng đang bị khai thác quá mức, lợi nhuận khai thác nằm trong các công ty nước ngoài,...

0,25

4 Nêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đô thị hoá tự phát ở khu vực Mỹ La Tinh?

- Cải cách ruộng đất không triệt để, phần lớn đất canh tác thuộc quyền chiếm giữ của các chủ trang trại.

0,25 - Dân nghèo không có ruộng đất buộc phải kéo ra thành phố tìm việc làm gây nên 0,25

(3)

hiện tượng đô thị hóa tự phát.

5 Cho biết hậu quả của tình trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố trong khu vực Tây Nam Á.

- Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia trong khu vực và làm ảnh hưởng đến các khu vực khác, đời sống người dân bị đe doạ, tình trạng đói nghèo gia tăng.

0,25 - Kinh tế các nước trong khu vực bị huỷ hoại, kìm hãm, ảnh hưởng tới giá dầu, kinh

tế thế giới; môi trường bị suy thoái,...

0,25 6 Điều kiện kinh tế - xã hội của Hoa Kì có thuận lợi gì đối với sự phát triển công

nghiệp?

- Dân số đông thứ 3 trên thế giới (296,5 triệu người năm 2005) nên lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

0,25 - Người nhập cư đã đem lại cho Hoa Kì nguồn tri thức, vốn và lược lượng lao động

lớn mà ít phải mất chi phí đầu tư ban đầu.

0,25 - Hoa Kì sớm trở thành nền kinh tế hàng hóa, nền kinh tế thị trường điển hình, phát

triển mạnh công nghiệp từ lâu đời.

0,25 - Có trình độ khoa học - kĩ thuật cao, trang thiết bị hiện đại, nguồn vốn lớn, qui mô

GDP khổng lồ, sự hỗ trợ của các ngành kinh tế khác cho công nghiệp… 0,25 7 a. Vì sao Liên minh châu Âu (EU) nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế hàng

đầu thế giới?

- EU đã tạo ra được một thị trường chung, tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn và con người.

0,25

- Các nước EU sử dụng một đồng tiền chung (ơ-rô). 0,25

b. Ý nghĩa của liên kết vùng trong EU?

- Tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hóa ở EU, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.

0,25 - Chính quyền và nhân dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chung

trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng những lợi thế so sánh của mỗi nước.

0,25

8 a. Tính cán cân xuất, nhập khẩu của Liên Bang Nga

Cán cân XNK = giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu (tỉ USD) Cán cân xuất, nhập khẩu của Liên Bang Nga (tỉ USD)

Năm 1997 2000 2003 2004 2005

Cán cân

xuất,nhập khẩu 18 56,6 52,2 77,6 120

0,25

b * Nhận xét: từ 1997 đến 2005

- Giá trị xuất khẩu của LB Nga luôn cao hơn nhập khẩu và tăng liên tục , tăng 2,78

lần…. 0,25

(4)

- Giá trị nhập khẩu của LB Nga cũng tăng 1,79 lần, tuy nhiên tốc độ không đều, từ 1997 – 2000 giảm từ 70 tỉ USD xuống còn 49 tỉ USD…..

0,25 - Cán cân xuất nhập khẩu luôn dương, thể hiện giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn nhập

khẩu, là nước xuất siêu (dẫn chứng), giá trị xuất siêu tăng liên tục (dẫn chứng)

0,25 9. Trình bày và giải thích đặc điểm nền kinh tế Liên bang Nga thời kỳ trước và

sau năm 2000.

* Trình bày đặc điểm nền kinh tế Liên bang Nga thời kỳ trước và sau năm 2000 - Trước năm 2000

+ Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng GDP âm, nền kinh tế chỉ chú trọng vào các ngành công nghiệp nặng. Đời sống nhân dân giảm sút, lạm phát cao, nợ nước ngoài,…

0,25

- Sau năm 2000:

+ Nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, dần ổn định, tăng trưởng kinh tế cao, chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ, thu nhập bình quân đầu người, giá trị xuất, nhập khẩu tăng cao. Thanh toán xong các khoản nợ, dự trữ ngoại tệ đứng thứ 4 thế giới, khôi phục lại vị trí cường quốc, vị thế ngày càng nâng cao trên trường quốc tế.

0,25

* Giải thích nguyên nhân:

- Trước năm 2000: kinh tế Liên bang Nga bộc lộ nhiều yếu kém do cơ chế kinh tế cũ

tạo ra và những khó khăn của thời kì đầu khi tách khỏi Liên bang Xô Viết. 0,25 - Sau năm 2000:

+ Chính phủ đưa ra chiến lược kinh tế mới, năng động, tích cực, tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ ngoại giao với thế giới, coi trọng châu Á, đầu tư vốn, phát triển các ngành công nghiệp hiện đại,…

0,25 10. a. * Xử lí số liệu:

- Tính giá trị nhập khẩu - Tính cơ cấu xuất, nhập khẩu

Cơ cấu xuất nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 1990- 2004 (%)

Năm 1990 1995 2000 2001 2003 2004

Xuất khẩu 43,2 43,1 38,3 38,2 35,7 34,9

Nhập khẩu 56,8 56,9 61,7 61,8 64,3 65,1

0,25

* Vẽ biểu đồ miền, vẽ biểu đồ khác không cho điểm

Lưu ý: Đảm bảo tính chính xác, khoa học và thẩm mỹ; Ghi đủ tên biểu đồ, kí hiệu, chú giải, đơn vị, số liệu,… (nếu thiếu mỗi tiêu chí trừ 0,25 điểm; khoảng cách năm đều nhau thì cho 1/2 số điểm)

0,5

b. - Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Hoa Kì từ 1990 – 2004 tăng nhanh (dẫn chứng), Giá trị xuất khẩu tăng nhưng tốc độ không đều, giảm trong giai đoạn 2000 –

0,25

(5)

2001 (dc), Giá trị nhập khẩu tăng ,nhưng tốc độ không đều, giảm trong giai đoạn 2000 – 2001 (dc)

- Cán cân thương mại luôn âm, và có xu hướng tăng nhanh thể hiện giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu (dẫn chứng)

0,25 - Cơ cấu xuất nhập khẩu biến động qua các năm:

+ Tỉ lệ xuất khẩu giảm dần qua các năm…..( số liệu) + Tỉ lệ nhập khẩu tăng dần qua các năm……(số liệu)

0,25

* Giải thích

- Hoa Kì là một cường quốc kinh tế lớn trên Thế giới nên có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu buôn bán với các nước trên Thế giới. Vì thế, giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì liên tục tăng

0,25

- Hoa Kì là một nước nhập siêu, cán cân thương mại liên tục âm và tăng nhanh do:

nhu cầu thị trường nội địa rất lớn vì vậy phải nhập khẩu đáp ứng nhu cầu trong nước và do đồng đô la có giá trị lớn nên giá thành nhập khẩu rẻ hơn các mặt hàng trong nước.

0,25

TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI : 10 ĐIỂM

………HẾT………..

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trung Quốc , Ấn Độ Các nước xuất khẩu nhiều gạo Thái Lan, Việt Nam Công nghiệp Cường quốc công nghiệp.

bảy vùng kinh tế trọng điểm Bài 3 Trang 10 Tập Bản Đồ Địa Lí: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy kể ra các thành tựu và thách thức của công cuộc Đổi mới trong

Câu hỏi trang 22 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.. Kể tên các vùng kinh

Nhiều năm qua, doanh nghiệp Q liên tục trồng cây xanh xung quanh nhà máy, tạo quang cảnh môi trường xanh, sạch... Không

+ Đặc điểm: là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ dựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội,... Trả lời câu hỏi trang 69

Trong bài báo, các tác giả đã đánh giá sự thích nghi của cảnh quan cho một số loài thực vật rừng ngập mặn (cây Mắm trắng (Avicennia alba), cây Đước (Rhizophoza

Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển thể hiện rõ nhất qua các yếu tố nào.. Việc khai thác những tài nguyên giàu có

Câu 6: Ý nào sau đây không chính xác về nguyên nhân Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất nước ta.. Nền nông nghiệp lúa nước cần nhiều