• Không có kết quả nào được tìm thấy

thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH TỔ ĐỊA LÍ

ĐỀ THI ĐỊNH KÌ LẦN 1 NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Địa lí (11)

Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian phát đề.

(Đề có 70 câu trắc nghiệm) (Đề gồm có 10 trang)

Họ tên : ... Số báo danh : ...

Câu 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh không nhằm mục đích A. hạn chế hoạt động tự do hóa thương mại.

B. tăng cường đầu tư dịch vụ giữa các quốc gia C. bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên.

D. thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Câu 2. Cho biểu đồ sau:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào biểu đồ cho biết, biểu đồ có sai sót ở

A. trục hoành. B. tên biểu đồ. C. trục tung. D. chú giải.

Câu 3. Xu hướng khu vực hóa đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết vấn đề chủ yếu nào sau đây?

A. Sử dụng tài nguyên. B. Tự do về giao thông.

C. Tự chủ về kinh tế. D. Cạnh tranh khốc liệt.

Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số?

A. Tỉ lệ nhập cư liên tục tăng. B. Tuổi thọ trung bình thấp.

C. Tỉ suất tử vong liên tục tăng. D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.

Câu 5. Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là A. sự hợp tác và cạnh tranh giữa các quốc gia

B. tự do hoá dịch vụ trong phạm vi khu vực C. sự tự do hoá thương mại giữa các nước nước D. tạo lập được một thị trường chung rộng lớn.

Mã đề 168

(2)

Câu 6. Các nước đang phát triển có

A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.

B. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài ít.

C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

D. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

Câu 7. Toàn cầu hóa kinh tế không có biểu hiện nào sau đây?

A. Các tổ chức liên kết khu vực ra đời.

B. Đầu tư nước ngoài tăng tưởng nhanh.

C. Thương mại thế giới phát triển mạnh.

D. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

Câu 8. Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả nào sau đây?

A. Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước B. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia C. Thúc đẩy nhanh tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu.

D. Đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với hệ quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại?

A. Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức B. Làm xuất hiện nhiều ngành mới.

C. Làm gia tăng số người thất nghiệp.

D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 10. Công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là A. điện tử, tin học, sinh học, thông tin.

B. hóa học, vật liệu, năng lượng, thông tin.

C. sinh học, vật liệu, năng lượng, thông tin.

D. hóa học, sinh học, năng lượng, vật liệu.

Câu 11. Biện pháp nhằm đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên và giải quyết các vấn đề xã hội mà nhân loại đang hướng tới là

A. đầu tư vào nhân lực B. đầu tư vốn và công nghệ.

C. phát triển theo chiều sâu. D. phát triển bền vững.

Câu 12. Khí hậu châu Phi có đặc điểm chủ yếu là

A. khô và nóng. B. nóng và ẩm. C. lạnh và khô. D. lạnh và ẩm.

Câu 13. Thách thức về dân cư của châu Phi hiện nay là A. dịch bệnh vẫn lan tràn khó kiểm soát.

B. phần lớn lãnh thổ khí hậu khô nóng.

C. trình độ của phần lớn người dân thấp.

D. tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm.

Câu 14. Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất trên thế giới là

A. Châu Âu. B. Châu Á. C. Châu Mĩ. D. Châu Phi.

Câu 15. Trung Á chủ yếu có kiểu khí hậu

A. nóng ẩm. B. khô hạn. C. cận nhiệt. D. băng giá

Câu 16. Loại tài nguyên nào sau đây có ở hầu hết các nước Trung Á?

A. Dầu mỏ, khí tự nhiên. B. Kim loại hiếm, dầu mỏ.

C. Sắt, đồng, khí tự nhiên. D. Kim loại màu, than đá

(3)

Câu 17. Đặc điểm chung về tự nhiên của Tây Nam Á và Trung Á là A. nằm ở vị trí tiếp giáp của cả ba châu lục

B. đều tiếp giáp với nhiều biển và đại dương.

C. nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng.

D. phần lớn lãnh thổ đều có khí hậu khô hạn.

Câu 18. Một trong những biểu hiện của dân số thế giới đang có xu hướng già đi là A. Số người trong độ tuổi lao động tăng.

B. Tỉ lệ người ngoài độ tuổi lao động tăng.

C. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng tăng.

D. Tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam giới.

Câu 19. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có đặc trưng là A. phát triển dựa vào thành tựu khoa học mới nhất.

B. xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.

C. hình thành các ngành có hàm lượng tri thức cao.

D. chỉ tác động đến lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Câu 20. Hệ quả quan trọng nhất của khu vực hóa kinh tế là A. thu hút đầu tư và giảm chênh lệch giàu nghèo.

B. xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập.

C. mở rộng giao lưu văn hóa, hợp tác hữu nghị.

D. thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Câu 21. Nguyên nhân chủ yếu làm cho Châu Phi còn nghèo là do A. xung đột sắc tộc diễn ra triền miên ở nhiều nơi.

B. gia tăng dân số tự nhiên cao trong thời gian dài.

C. sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân.

D. trình độ dân trí của phần lớn dân cư còn thấp.

Câu 22. Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới?

A. Các nước có nét tương đồng về lịch sử phát triển.

B. Chịu sức ép cạnh tranh và có sự phát triển không đều.

C. Các quốc gia có chung mục tiêu và lợi ích phát triển.

D. Tổng thu nhập quốc gia tương tự nhau giữa các nước

Câu 23. Biện pháp chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề Trái Đất nóng lên là A. khoanh nuôi, trồng mới và bảo vệ rừng hiện có.

B. giáo dục ý thức của người dân về môi trường.

C. loại bỏ hoàn toàn khí thải CFCs trong công nghiệp.

D. cắt giảm lượng khí CO2 thải trực tiếp vào khí quyển.

Câu 24. Về phía tây, Tây Nam Á tiếp giáp với các biển nào sau đây?

A. Địa Trung Hải và Hồng Hải. B. Hồng Hải và biển Caxpi.

C. Biển Đen và Địa Trung Hải. D. Hồng Hải và vịnh Pécxích.

Câu 25. Phần lớn lãnh thổ châu Phi có cảnh quan

A. rừng nhiệt đới ẩm. B. rừng xích đạo và xa van.

C. hoang mạc và xa van. D. rừng cận nhiệt đới.

Câu 26. Nguyên nhân sâu xa của vòng luẩn quẩn “nghèo đói, bệnh tật, tệ nạn xã hội, mất cân bằng sinh thái” ở châu Phi là do

(4)

A. tình trạng tham nhũng và lãng phí của bộ máy lãnh đạo.

B. các khoản nợ nước ngoài quá lớn không có khả năng trả.

C. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh khó kiểm soát.

D. hậu quả của sự bóc lột lâu dài của chủ nghĩa thực dân.

Câu 27. Thách thức về xã hội của châu Phi hiện nay là A. còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu.

B. chênh lêch trình độ giữa các nước C. kinh tế tăng trưởng không ổn định.

D. phải dựa vào viện trợ lương thực

Câu 28. Dân số châu Phi tăng rất nhanh là do A. trình độ học vấn người dân thấp.

B. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.

C. tỉ suất tử thô giảm còn chậm.

D. tỉ suất gia tăng cơ giới còn cao.

Câu 29. Dân số già dẫn tới hệ quả nào sau đây?

A. Thất nghiệp và thiếu việc làm. B. Thiếu hụt nguồn lao động.

C. Cạn kiệt nguồn tài nguyên. D. Gây sức ép tới môi trường.

Câu 30. Cho bảng số liệu:

TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN TRUNG BÌNH QUA CÁC GIAI ĐOẠN (Đơn vị: %) Nhóm nước 1985 - 1990 1995 -2000 2015 - 2020

Phát triển 0,6 0,2 0,1

Đang phát triển 1,9 1,7 1,4

Thế giới 1,6 1,4 1,1

(Nguồn: World population data sheet)

Phát biểu nào sau đây không đúng về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của thế giới và các nhóm nước thời kì 1985 - 2020?

A. Các nước phát triển và đang phát triển đều liên tục giảm.

B. Các nước phát triển thấp hơn trung bình thế giới.

C. Các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển.

D. Các nước phát triển giảm nhiều hơn các nước đang phát triển.

Câu 31. Nguyên nhân chủ yếu khiến nguồn đầu tư nước ngoài vào khu vực Mĩ La tinh giảm mạnh là A. các nước Mĩ La Tinh vẫn chịu sự can thiệp của Hoa Kì.

B. phần lớn các nước Mĩ La Tinh nợ nước ngoài rất lớn.

C. tình hình chính trị trong khu vực còn thiếu ổn định.

D. chưa xây dựng được đường lối phát triển độc lập, tự chủ.

Câu 32. Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến A. các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn.

B. ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế.

C. sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

D. sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau.

Câu 33. Nền kinh tế tri thức được dựa trên A. tư liệu, quy mô và phương thức lao động.

B. công cụ, lao động và tư liệu sản xuất.

(5)

C. tri thức, kĩ thuật cao và kinh nghiệm.

D. tri thức, kĩ thuật và công nghệ cao.

Câu 34. Cho bảng số liệu:

TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN TRUNG BÌNH QUA CÁC GIAI ĐOẠN (Đơn vị: %) Nhóm nước 1985 - 1990 1995 -2000 2015 - 2020

Phát triển 0,6 0,2 0,1

Đang phát triển 1,9 1,7 1,4

Thế giới 1,6 1,4 1,1

(Nguồn: World population data sheet)

Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển thời kì 1985 – 2020?

A. Đường. B. Cột ghép. C. Cột chồng. D. Kết hợp.

Câu 35. Phần lớn lãnh thổ Mĩ La tinh có cảnh quan

A. hoang mạc và bán hoang mạc B. rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm.

C. hoang mạc và xa van - rừng. D. núi cao và thảo nguyên - rừng.

Câu 36. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bất ổn ở Tây Nam Á và Trung Á hiện nay là A. tình trạng đa sắc tộc và đa tôn giáo ở các nước

B. thiếu đất đai cho sản xuất và nguồn nước ngọt.

C. vị trí địa lý - chính trị có ý nghĩa chiến lược D. tranh chấp nguồn dầu mỏ và hồi giáo cực đoan.

Câu 37. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI, GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 (%)

Nhóm tuổi 0-14 15-64 Trên 65

Các nước đang phát triển 28 63 6

Các nước phát triển 16 68 18

(Nguồn: World population data sheet) Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu dân số của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển?

A. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, các nước phát triển có cơ cấu dân số già B. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số già, các nước phát triển có cơ cấu dân số “vàng”.

C. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, các nước phát triển có cơ cấu dân số “vàng”.

D. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số già, các nước phát triển có cơ cấu dân số trẻ.

Câu 38. Mĩ La tinh không có kiểu cảnh quan nào sau đây?

A. Xích đạo. B. Ôn đới. C. Nhiệt đới. D. Hàn đới.

Câu 39. Xu hướng sử dụng năng lượng gắn liền với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới hiện nay là

A. phát triển thủy điện quy mô lớn.

B. phát triển nhiệt điện bằng than.

C. phát triển nguồn năng lượng tái tạo.

D. phát triển nhà máy điện nguyên tử.

(6)

Câu 40. Nước nào sau đây thuộc nhóm nước công nghiệp mới (NICs)?

A. Đức B. Brazin. C. Hoa Kì. D. Việt Nam.

Câu 41. Vấn đề dân số cần giải quyết ở các nước đang phát triển hiện nay là A. phân hoá giàu nghèo. B. đô thị hóa nhanh.

C. bùng nổ dân số. D. già hoá dân số.

Câu 42. Hoang mạc có diện tích rộng lớn nhất châu Phi là

A. Côngô. B. Êtiôpi. C. Namip. D. Xahara

Câu 43. Tây Nam Á là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc chủ yếu do A. nơi ra đời của tổ chức khủng bố, đe dọa an ninh thế giới.

B. vị trí tiếp giáp giữa ba châu lục, trữ lượng dầu mỏ lớn.

C. con đường tơ lụa đi qua, có nền văn minh rực rỡ, lâu đời.

D. nằm trên đường hàng hải quốc tế, dân cư theo đạo Hồi.

Câu 44. Hậu quả của hiện tượng Trái Đất nóng lên là

A. làm mỏng và thủng tầng ô dôn. B. gây ra hiện tượng mưa axit.

C. gây ô nhiễm môi trường nước D. làm băng ở hai cực tan nhanh.

Câu 45. Cho biểu đồ:

TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ TRONG TỔNG SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2015

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào biểu đồ cho biết, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ dân thành thị của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á?

A. Brunie thấp hơn Campuchia B. Việt Nam cao hơn Indonesia C. Thái Lan cao hơn Indonesia D. Campuchia thấp hơn Lào.

Câu 46. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính là A. phát triển ngành nông nghiệp theo chiều rộng.

B. xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố.

C. phát thải mạnh từ sự phát triển của công nghiệp.

D. khai thác quá mức, suy giảm đa dạng sinh học

(7)

Câu 47. Cho biểu đồ về dầu thô năm 2015:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Sự thay đổi sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực B. Tốc độ tăng sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng một số nước C. Cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực D. Sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực

Câu 48. Hệ quả quan trọng nhất của toàn cầu hóa kinh tế là A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nền sản xuất phát triển.

B. thúc đẩy hợp tác quốc tế và giảm sự chênh lệch giàu nghèo.

C. tạo mối quan hệ hữu nghị và tăng cường giao lưu văn hóa D. thay đổi cơ cấu dân số và sự phân công lao động xã hội.

Câu 49. Phát biểu nào sau đây không đúng với hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu?

A. Gia tăng về số lượng và cường độ thiên tai.

B. Băng ở hai cực và các vùng núi cao tan chảy.

C. Nước biển dâng gây ngập các vùng ven biển.

D. Suy giảm và làm lỗ thủng tầng ozon lớn hơn.

Câu 50. Đồng bằng có diện tích lớn nhất Mĩ La tinh là

A. đồng bằng Pampa B. đồng bằng Amazon.

C. đồng bằng Guyan. D. đồng bằng La Plata

Câu 51. Cho bảng số liệu:

CHỈ SỐ HDI CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÓM NƯỚC QUA CÁC NĂM

Nhóm nước 1990 2000 2014

Các nước phát triển (OEDC) 0.785 0.834 0.880

Các nước đang phát triển 0.513 0.568 0.660

Các nước kém phát triển nhất 0.348 0.399 0.502

Thế giới 0.597 0.641 0.711

(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục, 2017)

(8)

Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện xu hướng thay đổi chỉ số HDI của thế giới và các nhóm nước qua các năm?

A. Kết hợp. B. Miền. C. Cột. D. Miền.

Câu 52. Cho biểu đồ sau:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP/NGƯỜI CỦA MA-LAI-XI-A, PHI-LIP-PIN VÀ VIỆT NAM

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào biểu đồ trên cho biết, nhận xét nào sau đây không đúng?

A. GDP/người của Phi-lip-pin tăng liên tục qua tất cả các năm.

B. GDP/người của Việt Nam có tốc độ tăng nhanh nhất qua các năm.

C. GDP/người của Ma-lai-xi-a tăng liên tục qua tất cả các năm.

D. GDP/người Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin đều tăng so với năm 2010.

Câu 53. Cho bảng số liệu:

NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC NHÓM THU NHẬP THẤP QUA CÁC NĂM

Tiêu chí 1990 1995 2000 2005 2010 2014

Tỉ lệ nợ nước ngoài so với tổng

thu nhập quốc dân (GNI) (%) 70.2 87.0 60.3 48.9 27.0 26.6

Tổng số nợ nước ngoài (Tỉ USD) 89.0 110.5 105.5 116.4 120.4 167.1 (Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục, 2017)

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tỉ lệ nợ nước ngoài và tổng số nợ nước ngoài của nhóm nước thu nhập thấp qua các năm là

A. tròn. B. kết hợp. C. miền. D. cột.

Câu 54. Cả khu vực Tây Nam Á và Trung Á đều có đặc điểm chung là A. nằm sâu trong lục địa, không giáp biển.

B. án ngữ trên “con đường tơ lụa” lịch sử.

C. các quốc gia đều có trữ lượng dầu lớn.

D. có dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp.

Câu 55. Các nước đang phát triển phụ thuộc vào các nước phát triển ngày càng nhiều về A. nguồn lao động và vốn đầu tư. B. vốn, khoa học kĩ thuật, công nghệ.

(9)

C. tư liệu sản xuất và công nghệ. D. công nghệ và thị trường tiêu thụ.

Câu 56. Vấn đề xã hội lớn hiện nay ở châu Mĩ La tinh là A. gia tăng dân số còn khá nhanh ở một số quốc gia B. còn nhiều khu nhà ổ chuột trong các thành phố lớn.

C. chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân cư lớn.

D. cơ sở hạ tầng đô thị của nhiều quốc gia xuống cấp.

Câu 57. Khu vực nào sau đây có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới?

A. Đông Âu. B. Bắc Mĩ. C. Trung Á. D. Tây Nam Á.

Câu 58. Dãy núi dài nhất nổi tiếng của Mĩ La tinh là

A. An-đet. B. An-pơ. C. An-tai. D. Cooc-đi-e.

Câu 59. Mặc dù các nước Mĩ La tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm không phải do

A. chưa có đường lối kinh tế độc lập, tự chủ.

B. duy trì xã hội phong kiến thời gian dài.

C. thế lực bảo thủ thiên chúa giáo cản trở.

D. tài nguyên thiên nhiên khá nghèo nàn.

Câu 60. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển?

A. Trình độ phát triển kinh tế xã hội cao, vốn đầu tư lớn.

B. Lao động đông, đạt nhiều thành tựu khoa học cơ bản.

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn, chất lượng lao động cao.

D. Cơ sở hạ tầng hiện đại, lực lượng lao động đông đảo.

Câu 61. Đồng bằng có diện tích lớn nhất châu Mĩ La tinh chủ yếu nằm trên địa phận quốc gia nào sau đây?

A. Achentina B. Urugoay. C. Vênêxuêla D. Braxin.

Câu 62. Công nghệ trụ cột nào sau đây giúp cho các nước dễ dàng liên kết với nhau hơn?

A. Công nghệ thông tin. B. Công nghệ năng lượng.

C. Công nghệ vật liệu. D. Công nghệ sinh học

Câu 63. Cả khu vực Tây Nam Á và Trung Á đều có đặc điểm chung là A. tất cả các nước có trữ lượng dầu lớn.

B. quốc gia nào cũng tiếp giáp với biển.

C. phần lớn số dân cư đều theo đạo Hồi.

D. con đường tơ lụa nổi tiếng ngang qua Câu 64. Thực trạng tài nguyên của Châu Phi là

A. không có kim loại đen. B. rừng đang bị suy giảm.

C. vàng chưa khai thác D. toàn bộ lãnh thổ là rừng.

Câu 65. Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển thể hiện rõ nhất qua các yếu tố nào?

A. GDP/người - HDI - cơ cấu kinh tế.

B. GDP/người - HDI - tỉ lệ biết chữ.

C. GDP/người - HDI - tuổi thọ trung bình.

D. GDP/người - HDI - FDI.

Câu 66. Việc khai thác những tài nguyên giàu có ở Mĩ La tinh mang lại nhiều lợi ích cho

(10)

A. đại bộ phận dân cư Mĩ La tinh. B. bộ phận nhỏ dân cư Mĩ La tinh.

C. một bộ phận các chủ trang trại. D. dân cư sống bằng nông nghiệp.

Câu 67. Nước nào sau đây ở Trung Á ít chịu ảnh hưởng của đạo Hồi?

A. Curơguxtan. B. Udơbêkixtan. C. Mông Cổ. D. Cadăcxtan.

Câu 68. Châu Phi có tỉ lệ người HIV cao nhất thế giới chủ yếu do A. tình trạng đói nghèo vẫn còn ở một số quốc gia

B. trình độ dân trí của phần lớn dân cư còn thấp.

C. tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu chưa được xóa bỏ.

D. hậu quả sự phát triển nhanh của ngành du lịch.

Câu 69. Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để ở hầu hết các nước Mĩ La tinh đã dẫn đến hệ quả chủ yếu là A. hiện tượng phân chia xã hội thành các giai cấp.

B. tư bản nước ngoài nắm giữ phần lớn ruộng đất.

C. nợ nước ngoài tăng, nguồn đầu tư giảm mạnh.

D. dân nghèo không có ruộng, đô thị hóa tự phát.

Câu 70. Cho bảng số liệu:

GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI (GIÁ THỰC TẾ) CỦA MỘT SỐ NƯỚC PHÂN THEO NHÓM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2014

(Đơn vị: USD) Các nước phát triển Các nước đang phát triển

Tên nước GDP/người Tên nước GDP/người

Đan Mạch 61331 Indonexia 3500

Thụy Điển 58900 Ấn Độ 1577

Canada 50185 Etiopia 574

(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục, 2017) Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện GDP bình quân đầu người của các nước trên là

A. đường. B. cột. C. tròn. D. miền.

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển thể hiện rõ nhất qua các yếu tố nào.. Khu vực nào sau đây có trữ lượng dầu

Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển thể hiện rõ nhất qua các yếu tố nàoA. Biện pháp nhằm đảm bảo cân

Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển thể hiện rõ nhất qua các yếu tố nào.. Trung Á chủ

Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển thể hiện rõ nhất qua các yếu tố nào.. Phần lớn lãnh thổ Mĩ

Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển thể hiện rõ nhất qua các yếu tố

Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển thể hiện rõ nhất qua các yếu tố nào.. Mã

Bài 2 Trang 4 Tập Bản Đồ Địa Lí: Để phân chia các nước trên thế giới thành 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển, người ta thường dựa vào các tiêu chí chính nào

- Bước đầu đã hình thành một không gian kinh tế hiệu quả cao, phát huy được vị trí hạt nhân (trung tâm kinh tế) của các vùng; đồng thời đảm bảo tốt việc kết hợp