• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng? A

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng? A"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHÓA COMBO 9+ LIVE CTG

SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN :

https://www.facebook.com/truongcongkien.sinhhocbeeclass/

TỔNG HỢP NHỮNG CÂU HỎI HAY GẶP TRONG ĐỀ THI THPT QG

Câu 1. Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng

A. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit.

B. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.

C. để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN.

D. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN.

Câu 2: Trên mạch 1 của phân tử ADN có tỉ lệ (T+G)/(A+X)= 1/4. Tỉ lệ này ở mạch 2 của phân tử ADN này là bao nhiêu?

A. 2. B. 0,25. C. 0,75. D. 4.

Câu 3. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới.

B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST.

C. Cơ thể mang đột biến gen trội vẫn có thể không biểu hiện ra kiểu hình.

D. Đột biến gen thường được phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN.

Câu 4: Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến đảo đoạn có thể làm cho số lượng gen ở đoạn bị đảo vị trí được tăng lên.

B. Tất cả các đột biến số lượng NST đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.

C. Đột biến lệch bội chỉ được phát sinh trong phân bào giảm phân mà không phát sinh trong nguyên phân.

D. Đột biến số lượng NST không làm thay đổi cấu trúc của các phân tử protein có trong tế bào.

(2)

Câu 5(***). Các côđon mã hóa axit amin:

5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro;

5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly;

5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys;

5’XGU3’, 5’XGX3’ ;5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg;

5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile;

5’AXG3’ quy định Thr.

Mạch bổ sung ở vùng mã hóa của một gen ở sinh vật nhân sơ là:

5’GGXXXTGGTXGTAXGXXX3’. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đoạn polipeptit do đoạn gen nói trên quy định có 5 loại axit amin.

II. Gen phiên mã 2 lần, mỗi mARN có 2 ribôxôm dịch mã thì sẽ có 8 axit amin Gly được sử dụng để dịch mã.

III. Gen phiên mã 3 lần, mỗi mARN có 2 ribôxôm dịch mã thì số axit amin Pro tham gia dịch mã nhiều hơn axit amin Thr là 6 axit amin.

IV. Gen phiên mã 1 lần, mỗi mARN có 5 ribôxôm dịch mã thì số axit amin Gly tham gia dịch mã gấp đôi số axit amin Arg.

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

Câu 6: Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra ở loại bào quan nào sau đây?

A. Ribôxôm. B. Nhân tế bào. C. Lizôxôm. D. Bộ máy Gôngi.

Câu 7: Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là

A. nguyên tắc nhân đôi. B. chiều tổng hợp.

C. nguyên liệu dùng để tổng hợp. D. số điểm đơn vị nhân đôi.

Câu 8: Dạng đột biến nào sau đây có thể sẽ làm phát sinh các gen mới?

A. Đột biến đảo đoạn NST. B. Đột biến lệch bội.

C. Đột biến lặp đoạn NST. D. Đột biến đa bội.

(3)

Câu 9: Một gen ở sinh vật nhân sơ dài 204 nm và có số nucleotit loại A gấp 4 lần số nucleotit loại G. Theo lí thuyết, gen này có bao nhiêu liên kết hidro?

A. 1680. B. 1320. C. 2016. D. 1305.

Câu 10: Ở tế bào thực vật, gen ngoài nhân nằm ở cấu trúc nào sau đây?

A. Lục lạp. B. Trung thể. C. Màng tế bào. D. Ribôxôm.

Câu 11. Một gen có 100 chu kì xoắn và số nuclêôtit loại G chiếm 35%. Số nucleotit loại A của gen là

A. 442. B. 300. C. 357. D. 150.

Câu 12. Ở các loài sinh sản hữu tính, bộ NST của loài được duy trì ổn định nhờ những cơ chế nào sau đây?

A. Nguyên phân và thụ tinh. B. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

C. Nhân đôi ADN và dịch mã. D. Nhân đôi, phiên mã và dịch mã.

Câu 13. Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?

A. Đột biến tứ bội. B. Đột biến đảo đoạn.

C. Đột biến tam bội. D. Đột biến lệch bội.

Câu 14. Gen A nằm trên NST thường có 5 alen. Mỗi cơ thể lưỡng bội có tối đa bao nhiêu alen?

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 15. Khi nói cơ chế di truyền cấp phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin.

B. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.

C. Phân tử tARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.

D. Liên kết bổ sung A - U, G - X chỉ có trong cấu trúc của phân tử tARN và rARN.

Câu 16. Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể?

A. Đột biến lặp đoạn. B. Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động.

(4)

Câu 17. Có bao nhiêu trường hợp sau đây có thể sẽ làm cho alen đột biến tăng 2 liên kết hidro so với alen ban đầu?

I. Đột biến điểm và làm tăng chiều dài của gen.

II. Đột biến điểm và có thay đổi chiều dài của gen.

III. Đột biến thay thế 2 cặp nuclêôtit.

IV. Đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm thay đổi một bộ ba của gen.

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 18: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến điểm sẽ là tăng hoặc giảm chiều dài của gen.

II. Gen đột biến luôn được nhân lên cùng với sự nhân đôi ADN.

III. Nếu đột biến điểm làm giảm liên kết hidro của gen thì đó là đột biến mất cặp nucleotit.

IV. Đột biến thay thế một cặp nucleotit có thể làm làm bộ ba kết thúc trở thành bộ ba mã hóa axit amin.

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 19: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 4pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến NST được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng NST và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:

Thể đột biến A B C D

Số lượng NST 21 20 30 20

Hàm lượng ADN

4,1pg 4,1pg 6pg 3,9pg

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thể đột biến A có thể là đột biến lệch bội thể ba.

II. Thể đột biến B có thể là đột biến lặp đoạn NST hoặc đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST.

III. Thể đột biến C có thể là đột biến tam bội.

IV. Thể đột biến D có thể là đột biến mất đoạn NST hoặc đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

(5)

Câu 20: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng NST trong tế bào.

II. Đột biến đảo đoạn được ứng dụng vào kĩ thuật chuyển gen.

III. Đột biến mất đoạn nhỏ có thể được áp dụng để loại bỏ gen xấu.

IV. Đột biến lặp đoạn tăng tăng bản sao của gen nên luôn làm tăng sự biểu hiện của tính trạng.

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 21. Đột biến thể bốn có bộ NST nào sau đây?

A. 4n. B. 3n. C. 2n + 2. D. 2n + 4.

Câu 22. Tính trạng do gen nằm ở vị trí nào sau đây quy định thường sẽ biểu hiện không đều ở 2 giới?

A. Trên nhiễm sắc thể thường. B. Trong lục lạp.

C. Trên đoạn tương đồng của NST X và Y. D. Trong ti thể.

Câu 23: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Tính thoái hoá của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của nhiều loại axit amin.

II. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 5‘-3‘ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.

III. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại axit amin do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp.

IV. Trong quá trình phiên mã, chỉ có một mạch của gen được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.

V. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 5‘

đến 3‘ của mARN.

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

(6)

Câu 24: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến gen làm thay đổi ít nhất một cặp nuclêôtit trong gen.

II. Đột biến gen có thể làm biến đổi đồng thời một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.

III. Đột biến gen chỉ làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit mà không làm thay đổi số lượng chuỗi pôlipeptit do gen mã hóa.

IV. Đột biến gen không làm thay đổi nguyên tắc bổ sung trong gen bị đột biến.

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 25: Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi ở trạng thái dị hợp, alen đột biến có thể không được biểu hiện thành kiểu hình.

II. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi ADN không nhân đôi.

III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì đột biến gen làm thay đổi vật chất di truyền của tế bào.

IV. Trong cùng một cơ thể, khi có tác nhân đột biến thì các gen khác nhau thường có tần số đột biến khác nhau.

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

https://www.facebook.com/truongcongkien.sinhhocbeeclass/

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Như vậy, chúng ta có thể xác định được gen đột biến dựa vào khả năng phát triển của bào tử đột biến M1 trong môi trường tối thiểu bổ sung với 1 loại axit amin.. Câu

Câu 7: Ở gà, một tế bào của cơ thể có kiểu gen AaX B Y giảm phân bình thường sinh ra giao tử.. Câu 8: Nhiều đột biến điểm thay thế một cặp nuclêôtit hầu như vô hại ở

Đặt vấn đề: Các đột biến vùng PreS/S gây thay đổi tính kháng nguyên của HBsAg, gây giảm khả năng nhận diện của kháng thể anti HBs đang được quan tâm tìm hiểu.. Mục

Bộ ba nào sau đây trên mạch gốc của gen có thể bị biến đổi thành bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin nào cả) bằng cách chỉ thay 1 nucleotit.. Mẹ có sự

Với dạng đề kháng macrolide liên quan đến đột biến trên gen mã hóa protein ribosome và 23S rRNA, chúng tôi đã thực hiện PCR thành công nhân dòng các gen

Vùng khởi động của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza thì quá trình phiên mã sẽ không xảy ra được..

Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nucleotit như sau:...ATGXATGGXXGX…Trong quá trình nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ

Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng kỹ thuật giải trình tự gen để phát hiện các đột biến trên gen BTK ở vùng exon và vùng ranh giới exon/intron trên 3 bệnh nhân đã được chẩn đoán