• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17

NS: 25 / 12 / 2021

NG: 27 / 12 / 2021 Thứ 2 ngày 27 tháng 12 năm 2021

TOÁN

QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết thế nào là quy đồng mẫu số các phân số.Thực hiện quy đồng mẫu số các phân số (trong trường hợp 2 mẫu số không chia hết cho nhau)

- Bước đầu biết thực hành quy đồng mẫu số hai phân số.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tư duy, năng lực tự chủ, tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1- HĐ Mở đầu: (5’)

 Chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?

1. Trong các phân số sau, phân số nào bằng phân số 31 ?

A. 61 B. 69 C.

15 5

2. Trong các phân số sau, phân số nào bằng phân số 156 ?

A. 51 B . 1220 C. 1230

- HS tham gia Chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?

C. 155

C. 1230

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới: Hôm nay cô trò ta cùng đi vào học kiến thức tiếp theo của phân số đó là quy đồng mẫu số các phân số.

2- HĐ Hthành kiến thức mới: (12’) Ví dụ:

- GV nêu vấn đề: Cho hai phân số

3 1

5

2Hãy tìm hai phân số có cùng mẫu số, trong đó một phân số bằng

3

1 và một phân số bằng

5 2 . Nhận xét:

- HS trao đổi với nhau để tìm cách giải quyết vấn đề

3 1 =

5 3

5 1

x x =

15 5

5 2 =

3 5

3 2

x x =

15 6

+ Cùng có mẫu số là 15.

(2)

+ 2 phân số

15 5

15

6 có điểm gì chung?

+ Hai phân số này bằng 2phân số nào?

- GV nêu: Từ hai phân số

3 1

5 2

chuyển thành hai phân số có cùng mẫu số là

15 5

15

6 trong đó

3 1 =

15 5

5 2 =

15

6 được gọi là quy đồng mẫu số hai phân số. 15 được gọi là mẫu số chung của hai phân số

15 5

15 6 .

+ Thế nào là quy đồng mẫu số hai phân số?

* Cách quy đồng mẫu số các phân số:

+ Từ cách quy đồng mẫu số hai phân số

3 1

5

2 , em hãy nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số?

- Gọi ba học sinh nhắc lại qui tắc.

3- HĐ thực hành. (18’)

Bài 1:9’ Qui đồng mẫu số các phân số.

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

- Gọi 3 HS làm bảng lớp, lớp làm vở.

a) 6 5

4 1

b) 5 3

7 3

c) 8 9

9 8

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 2: 9’ Qui đồng mẫu số các phân số.

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

- Gọi 3 HS làm bảng lớp, lớp làm vở.

a) 5 7

11 8

b) 12 5

8 3

c) 10 17

7 9

- GV nhận xét, đánh giá.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

- Hãy nêu qui đồng mẫu số phân số ?

- Ta có

3 1 =

15 5 ;

5 2 =

15 6

+ Là làm cho mẫu số của các phân số đó bằng nhau mà mỗi phân số mới vẫn bằng phân số cũ.

+ HS nêu... (SGK

1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

3 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.

a) 24

20 4 6

4 5 6

5

x

x

24 6 6 4

6 1 4

1

x x

b) 35

21 7 5

7 3 5

3

x

x

35 15 5 7

5 3 7

3

x x

c) 72

64 8 9

8 8 9

8

x

x

72 81 9 8

9 9 8

9

x x

1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

3 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở.

a) 55

77 11 5

11 7 5

7

x

x

55 40 5 11

5 8 11

8

x x

b) 96

40 8 12

8 5 12

5

x

x

96 36 12 8

12 3 8

3

x x

c) 70

119 7 10

7 17 10

17

x

x

70 90 10 7

10 9 7

9

x x

- HS nhận xét, chữa sai.

+ Để quy đồng mẫu số 2 phân số, ta lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.

+ Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất

(3)

* Củng cố - Dặn dò

- Nhận xét đánh giá tiết học . - Dặn về nhà học bài và làm bài.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

CHÍNH TẢ

Nhớ – viết: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI Nghe – viết: SẦU RIÊNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ. Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài Sầu riêng; bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi và l/n.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, khi tự học thuộc và tìm nội dung đoạn viết, viết bài đúng và đẹp. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm cùng các bạn.

+ Giáo dục tính cẩn thận, viết đẹp, viết đúng chính tả, yêu thích chữ viết và ngôn ngữ Tiếng Việt.

* CV 3969: Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 21, 22) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần ở trên lớp; HS tự viết chính tả đoạn bài ở nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- T/c HS chơi trò chơi “Truyền điện”:

- GV nhận xét

- GV dẫn vào bài mới.

HS nối tiếp đọc thuộc lòng các khổ thơ trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”.

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Chuyện cổ tích về loài người Bài 2a: Điền vào chỗ trống r/d/gi 7’

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trong thời gian 2 phút.

- Nhận xét, đánh giá.

- Yêu cầu HS đọc lại bài hoàn chỉnh sau khi điền.

- GV cho HS quan sát cánh đồng với bông lúa uốn câu, hoa xoan nở rải tím mặt đường.

- 2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận cặp đôi

- Đại diện 1 nhóm lên bảng điền - HS nhận xét, đánh giá.

Đáp án:

Mưa giăng trên đồng Uốn mềm ngọn lúa Hoa xoan theo gió Rải tím mặt đường

GV: Lưu ý học sinh phân biệt gi/r/d qua cách đọc và cách viết, lưu ý nghĩa của các từ cho phù hợp đoạn thơ.

Bài 3a: 8’

(4)

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thiện bài tập.

- Yêu cầu đại diện 1 nhóm lên hoàn thành bài trên bảng.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng

- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn tả hoa mai.

GV: Lưu ý HS học tập những nét hay, nét đẹp trong bài văn miêu tả cây mai để vận dụng trong viết văn miêu tả.

- HS thảo luận nhóm 4 trong 2 phút để hoàn thiện bài tập.

- Đại diện 1 nhóm lên hoàn thành bài trên bảng.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng - HS đọc lại đoạn văn tả hoa mai.

Đ/a:

Những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn cần chọn là: dáng – dần – điểm – rắn – thẫm – dài – rỗ – mẫn.

Sầu riêng Bài 2a: Điền vào chỗ trống l/n 7’

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Yêu cầu 2HS báo cáo kết quả bài làm, chốt kết quả đúng.

+ Em bé trong bài thơ có gì đáng yêu?

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài cá nhân.

- Báo cáo kết quả bài làm, đối chiếu, nhận xét.

Đ/a: Nên bé nào thấy đau ...

Bé oà lên nức nở

- Đọc lại đoạn thơ sau khi điền hoàn chỉnh

+ Em bé làm nũng mẹ để được mẹ yêu GV: Lưu ý học sinh lựa chọn âm l/n thích hợp để điền cho đúng với nội dung bài.

Bài 3: 8’

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trong thời gian 1 phút, hoàn thành bài.

- Tổ chức trò chơi “Tiếp sức”: Chơi 2 đội. Mỗi đội cử 7 bạn, nối tiếp lên chọn các thẻ từ để gắn vào chỗ trống trong đoạn văn cho phù hợp. Trong thời gian 1 phút đội nào gắn nhanh và đúng là đội chiến thắng.

- GV nhận xét 2 đội chơi, chốt kết quả đúng, yêu cầu HS đọc lại đoạn văn.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm 4 - HS chơi trò chơi.

Đ/a:

Những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn cần chọn là: nắng-trúc-cúc-lóng lánh- nên-vút-náo nức

- HS nhận xét các đội chơi.

- HS đọc lại đoạn văn sau khi điền hoàn chỉnh.

GV: Lưu ý học sinh hiểu nghĩa các từ, lựa chọn điền vào vị trí thích hợp trong đoạn văn để đoạn văn hoàn chỉnh về nghĩa của cả đoạn.

4. Hoạt động vận dụng 5’

- GV tổ chức cho HS chơi thi viết đúng:

GV đọc câu thơ có các tiếng chưa âm đầu n/l. 3 HS viết bảng, cả lớp viết nháp.

Ai viết đúng sẽ được nhận 1 cái kẹo.

- GV nhận xét, tổng kết, tuyên dương.

GV: Lưu ý học sinh phát âm đúng và viết đúng những tiếng, từ có âm đầu n/l.

- HS viết theo giáo viên đọc:

Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp làm lợn no nê.

- 3 HS đọc lại câu thơ chuẩn.

(5)

Củng cố dặn dò:

- GV hệ thống nội dung bài - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS: Viết đúng - đẹp Khổ 2,3,4,5 bài Chuyện cổ tích về loài người; Đoạn 2 bài Sầu riêng.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

CÂU KỂ AI THẾ NÀO? (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).

- Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? (BT2).

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

- Năng lực tự học, giao tiếp hợp tác nhóm, năng lực đặt câu hỏi, năng lực sử dụng từ ngữ, giải quyết các vấn đề được giao.

- HS có thái độ học tập tích cực, sử dụng đúng câu kể khi nói và viết

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu. 5’

- T/c trò chơi “ Xì điện”

- Yêu cầu: các bạn hãy đặt một câu nói về tài năng của một bạn trong lớp mình.

- GV nxét, tuyên dương, dẫn vào bài mới.

+ Các câu các em vừa đặt thuộc kiểu câu nào?

- lớp khởi động trò chơi “ Xì điện”

+ HS đặt câu:

Bạn Hoa rất xinh.

Bạn Nam học rất giỏi.

- HS lớp nhận xét.

*GV giới thiệu: Vậy để các em nhận ra câu kể Ai thế nào? Xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai thế nào cô cùng các em vào tiết học hôm nay.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

a. Nhận xét 10’

Bài tập 1+ 2: Đọc đoạn văn sau và gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm , tính chất hoặc trạng thái của sự vật.

- Gọi 1 học sinh nối tiếp đọc yêu cầu bài tập 1 và 2. Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.

+ Bài tập yêu cầu những gì?

- GV giao việc: Các em đọc kĩ đoạn văn, dùng viết chì gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn vừa đọc.

- Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày- nxét.

- HS đọc yêu cầu bài, xác định yêu cầu và suy nghĩ làm bài cá nhân- Chia sẻ kết quả.

Đáp án:

- Câu 1: Bên đường, cây cối xanh um.

- Câu 2: Nhà cửa thưa thớt dần.

- Câu 4: Chúng thật hiền lành.

- Câu 6: Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.

1 học sinh lên bảng trình bày.

(6)

- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

+ Các câu khác là câu kể kiểu gì? Vì sao?

+ Các từ chỉ trạng thái là bộ phận nào trong câu kể?

+ Là kiểu câu Ai làm gì? vì các câu đó bộ phận vị ngữ đều trả lời cho câu hỏi làm gì?.

+ Vị ngữ của câu

*GV kết luận: Các em cần đọc kĩ đoạn văn, tìm đúng các từ chỉ đặc điểm , tính chất hoặc trạng thái của sự vật để nhận diện được câu kể Ai thế nào?

Bài tập3: Đặt câu hỏi cho những từ ở bài 2

- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập và quan sát mẫu:

- GV hướng dẫn mẫu:

- Gọi HS đọc lại câu 1

+ Từ nào chỉ đặc điểm của cây?

+ Em đặt câu hỏi như thế nào về từ chỉ đặc điểm của cây ?

Mẫu: Cây cối như thế nào?

Bên đường, cây cối như thế nào?

- Cho HS làm bài. Yêu cầu sinh lần lượt nêu miệng câu hỏi cho các từ ở bài tập.

- Gọi học sinh khác nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

+ Các câu hỏi trên có đặc điểm gì giống nhau?

+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi gì?

+ Khi viết câu này chúng ta cần lưu ý điều gì?

- HS đọc yêu cầu bài, quan sát mẫu và làm bài theo yêu cầu GV.

Đáp án:

+ C1: Bên đường, cây cối thế nào?

+ C2: Nhà cửa thế nào?

+ C3: Chúng (đàn voi) thế nào?

+ C4: Anh (người quản tượng) thế nào?

+ Đều kết thúc bằng từ thế nào? như thế nào?

+ thế nào? như thế nào?

+ Lưu ý đầu dòng viết hoa, cuối câu có dấu chấm hỏi.

*GV kết luận: Các em đã biết dựa vào từ ngữ chỉ đặc điểm của câu kể Ai thế nào để đặt câu. Lưu ý cách trình bày câu văn

Bài tập 4: Tìm dưới những từ chỉ sự vật được miêu tả ở các câu trên

- Gọi HS đọc nội dung yêu cầu bài 4.

- Giáo viên nhắc học sinh: gạch một gạch dưới các từ chỉ sự vật được miêu tả trong các câu trên.

- Gọi 1 học sinh lên bảng.

- Yêu cầu HS lớp nhận xét.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng + Các từ chỉ sự vật là bộ phận nào của câu?

- HS đọc yêu cầu, đọc lại các câu và suy nghĩ làm bài theo yêu cầu.

Đáp án:

- Câu 1: Bên đường, cây cối xanh um.

- Câu 2: Nhà cửa thưa thớt dần.

- Câu 4: Chúng thật hiền lành.

- Câu 6: Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.

+ Chủ ngữ

*GV kết luận: Các từ các em vừa gạch chính là chủ ngữ trong câu kể ai thế nào? là những từ chỉ sự vật.

Bài tập 5: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được

+ Bài yêu cầu gì?

- HS đọc yêu cầu bài, xác định yêu cầu và làm bài.

(7)

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gọi 2 HS làm bảng lớp

- Yêu cầu học sinh dưới lớp nối tiếp nhau trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi gì?

- Yêu cầu HS xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trên: dùng gạch chéo để tách giữa bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ.

- Gọi 1 HS làm bảng phụ - - Lớp và giáo viên nhận xét.

=> Những câu kể trên là câu kể Ai thế nào?

b. Ghi nhớ: 2’

+ Thế nào là câu kể Ai thế nào?

+ Dạng câu này có gì giống và khác kiểu câu Ai làm gì?

- Gọi 3- 4 học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa.

- Lấy ví dụ về câu kể Ai thế nào?

- Cho học sinh đặt câu và nối tiếp nhau trình bày, xác định chủ ngữ,vị ngữ của các câu vừa đặt.

- Lớp và giáo viên nhận xét.

Đáp án:

+ C1: Bên đường, cái gì xanh um?

+ C2: Cái gì thưa thớt dần?

+ C3: Những con gì thật hiền lành?

+ C4: Ai trẻ và thật khỏe mạnh ? + Ai? Cái gì? Con gì?

- Học sinh làm bài, 1 học sinh lên bảng, nhận xét.

học sinh trình bày cách làm.

+ Câu kể Ai thế nào gồm 2 bộ phận + Chủ ngữ: Trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?

+ Vị ngữ: Trả lời cho câu hỏi Thế nào?

- HS đọc ghi nhớ.

3. HĐ luyện tập 18’

Bài tập 1: Tìm các câu kể Ai thế nào?

Xác định chủ ngữ,vị ngữ của các câu kể Ai thế nào?

- Goi 1 học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1

+ Bài yêu cầu những gì?

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm (3người) để trả lời yêu cầu a, b, c.

- Yêu cầu 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Dưới lớp nêu ý kiến

- Giáo viên chốt kết quả đúng.

Cá nhân - Nhóm 3- Chia sẻ lớp Đ/a:

- Câu 1: Rồi những người con/ cũng lớn lên và lần lượt lên đường.

- Câu 2: Căn nhà/ trống vắng.

- Câu 4: Anh Khoa/ hồn nhiên, xởi lởi.

- Câu 5: Anh Đức/ lầm lì, ít nói.

- Câu 6: Còn anh Tịnh/ thì đĩnh đạc, ít nói.

* GV chú ý câu 1: Câu có 2 vị ngữ, vị ngữ 1 trả lời câu hỏi thế nào, vị ngữ 2 trả lời câu hỏi làm gì? Nhưng vị ngữ chỉ đặc điểm lớn lên đứng trước nên đây là câu kể Ai thế nào?

+ Muốn xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu kể Ai thế nào ta làm thế nào?

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng Bài tập 2: Kể về các thành viên trong tổ em: Sử dụng câu kể Ai thế nào?

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bảng

Cá nhân – Chia sẻ lớp

1 số HS lớp đọc đoạn văn của mình.

(8)

phụ và trình bày trên giấy khổ to.

- Lớp và gviên nhận xét theo tiêu chí:

+ Đoạn văn đã sử dụng câu kể Ai thế nào? đó là những câu nào?

+ Bạn kể có hay không?

+ Cách dùng từ ngữ có sinh động, hấp dẫn không?

- GV nhận xét và khen thưởng những HS làm bài hay.

VD: Tổ em có 10 bạn. Tổ trưởng là bạn Nam. Nam thông minh và học giỏi. Bạn Na dịu dàng, xinh xắn. Bạn Hoàng nghịch ngợm nhưng rất tốt bụng. Bạn Minh thì lém lỉnh, huyên thuyên suốt ngày.

*GV kết luận: Các em đã biết sử dụng câu kể để viết đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? Các em cần xác định đúng câu kể Ai thế nào để viết câu cho chính xác, phù hợp

4. HĐ vận dụng 5’

- Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau và xác định CN và VN của các câu kể đó.

Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng, dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.

- Yêu cầu HS đọc nội dung yêu cầu bài tập, làm vào phiếu bài tập.

- Gọi 2 HS trình bày.

- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án Củng cố, dặn dò:

+ Câu kể Ai thế nào có đặc điểm gì?

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà ghi nhớ nội dung bài.

Hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu bài và thực hiện yêu cầu

Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng, dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

TIẾT 37: TẠI SAO CÓ GIÓ ?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.

- Giải thích tại sao có gió ? Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.

- Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

+ Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện.

(9)

* GDMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu. 5’

Cho HS quan sát tranh H1và H2. Tranh vẽ gì?

- Vậy theo em, nhờ đâu mà lá cây lay động, cánh diều bay lên?

- Gv nhận xét

+ Tranh vẽ lá cây lay động và cánh diều bay lên

+ nhờ có gió. Gió thổi làm lá cây lay động, làm diều bay cao.

- GV: Gió làm cho lá cây chuyển động hay diều bay lên, nhưng tại sao có gió? Bài hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó.

2. Hình thành kiến thức mới:

a. HĐ1: Chơi chong chóng. (10’)

- HS chơi chong chóng theo nhóm. HS đứng thành hàng, quay mặt vào nhau, giơ chong chóng ra phía trước mặt.

+ Nhận xét chong chóng của mỗi người có quay không? Vì sao?

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả

+ Khi nào chong chóng quay? - Khi có gió thổi

+ Khi nào chong chóng không quay? - Khi trời không có gió + Tại sao chong chóng của bạn quay

nhanh?

- Khi bạn chạy nhanh thì tạo ra gió.

+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?

- Khi có gió thổi mạnh quay nhanh, quay chậm khi gió thổi yếu.

GV kết luận: Khi ta chạy không khí xung quanh ta chuyển động tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Không có gió tác động thì chong chóng không quay.

b. HĐ2: Nguyên nhân gây ra gió (10’) HS đọc mục thực hành trang 74 SGK - GV giới thiệu dụng cụ TN

+ Hộp đối lưu là như thế nào? - Là chiếc hộp đóng kín có 2 lỗ hở. 1 lỗ

để cho không khí thoát ra, 1 lỗ để cho không khí chui vào gọi là đối lưu.

+ Phần nào của hộp có không khí nóng?

Tại sao?

- Phần ống A do 1 ngọn nến đang cháy đặt dưới ống A

+ Phần nào của hộp có không khí lạnh?

+ Khói bay ra qua ống nào?

- Phần ống B.

- Khói từ mẩu hương cháy bay vào ống A và bay lên

+ Khói từ mẩu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do có gì tác động?

- Do không khí chuyển động từ B sang A - GV: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí.

(10)

+ Vì sao có sự chuyển động không khí? - Sự chênh lệch nhiệt độ là nguyên nhân gây ra sự chuyển động không khí.

+ Không khí chuyển động theo chiều ntn?

+ Sự chuyển động của không khí tạo ra gì?

+ Qua đó con hãy giải thích tại sao có gió?

- Từ nơi lạnh đến nơi nóng.

- Tạo ra gió.

GV kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Không khí chuyển động tạo thành gió.

c. Hoạt động 3: Nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên. (10’)

- GV cho HS làm việc theo cặp.

+ Hình nào chỉ cảnh ban ngày? Hình nào chỉ cảnh ban đêm?

+ Những mũi tên màu đỏ chỉ gì?

+ Những mũi tên màu vàng chỉ gì?

- Đọc thông tin mục bạn cần biết trang 75 SGK

- H 6 vẽ cảnh ban ngày - H 7 vẽ cảnh ban đêm

- Ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền.

- Ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển - Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét

+ Tại sao ban ngày gió thổi từ đất liền ra biển và ban đêm gió thổi từ biển vào đất liền?

- GV tuyên dương nhóm trả lời tốt.

- Vì ban ngày dưới ánh sáng mặt trời thì phần đất liền hấp thu nhiệt mạnh hơn nên nóng hơn ở biển. Không khí ở đất liền nhẹ hơn bay lên cao, còn ở biển nhiệt độ thấp hơn nên không khí tràn vào đất liền tạo ra gió và đó là nguyên nhân có gió từ biển về đất liền. Và ngược lại.

GV kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ban ngày và ban đêm.

- Liên hệ:

+ Buổi sáng mùa hè quay mặt ra biển ta thấy ntn?

+ Khi vào nhà mở hết cửa sổ ra ta thấy ntn?

+ Gió mát + Gió mát - Rút ra bài học SGK

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Nhờ gió người ta làm những việc gì?

+ Vào mùa hè, nếu trời không có gió em cảm thấy ntn?

- 3 HS đọc

- Chạy cối xay gió, rê thóc, đẩy thuyền buồm,...

- Ngột ngạt, oi bức, rất khó chịu

*) GD BVMT:

- Biển mang lại cho ta những ngọn gió mát lành và là một trong những nơi giúp con người ta được nghỉ ngơi, thư giãn sau những thời gian làm việc vất vả.

+ Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ môi trường biển?

- Cần có ý thức giữ gìn môi trường biển như: đi chơi biển không nên vứt rác ra bãi biển, không để dầu tràn ra biển, … mọi người chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi

(11)

* Củng cố - Dặn dò

- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết.

- Chuẩn bị bài sau

trường biển sạch sẽ và trong lành.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LỊCH SỬ

Kiểm tra định kì (Cuối học kì I)

=============================================

NS: 25 / 12 / 2021

NG: 28 / 12 / 2021 Thứ 3 ngày 28 tháng 12 năm 2021

TOÁN

QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ (tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp học sinh biết quy đồng mẫu số 2 phân số, trong đó mẫu số của 1 phân số được chọn làm mẫu số chung

- Thực hiện quy đồng mẫu số các phân số (trường hợp một mẫu số chia hết cho mẫu số kia)

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán + Chăm chỉ, tích cực trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

+ Nêu lại cách quy đồng mẫu số hai phân số?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.

- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.

c. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ được học tiếp cách quy đồng mẫu số ở trường hợp khác qua bài Quy đồng mẫu số các phân số (Tiếp theo). (Slide 2)

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

(12’)

Ví dụ: Quy đồng mẫu số 2 phân số

6

7125 . (Slide 3) - Cô mời 1 bạn đọc Ví dụ.

- HS đọc

+ Quy đồng mẫu số 2 phân số này các

em làm như thế nào? 6

7 = 7 12 84

6 12 72

; 5

12

=

(12)

- Nếu HS trả lời như bên thì hỏi

+ Ta có thể tìm được mẫu số chung nào nhỏ hơn 72 khi quy đồng mẫu số 2 phân số 67125 không ?

- Mời 1 bạn nêu mẫu số của 2 phân số đã cho.

+ Nhận xét về mối quan hệ giữa 2 mẫu số của 2 phân số trên ?

5 6 30 12 6 72

- HS đọc

- Mẫu số lớn (12) chia hết cho mẫu số bé (6) hay 6 x 2 = 12

+ Có thể chọn MSC là 12 được không?

- GV chốt (Slide 3)

Ta thấy: Mẫu số của phân số

12

5 chia hết cho mẫu số của phân số 76 (12:6=2)

Vậy ta có thể lấy mẫu số chung là 12 khi quy đồng mẫu số 2 phân số

6

7125

- Có thể chọn MSC là 12

+ Khi quy đồng, nếu chọn MSC là 12 thì phân số nào cần biến đổi? Phân số nào cần nguyên?

- GV chiếu slide 4 và nêu:

Ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số

6

7125 như sau:

6

7 = 6722 1214 và giữ nguyên phân số

12 5

- Ta nhân cả tử và mẫu của phân số

6

7 với 2; giữ nguyên phân số

12 5

+ Kết quả sau khi quy đồng được 2 PS nào ?

- GV chiếu kết luận (Slide 4)

- Vậy: Quy đồng 76

12

5 được 2 phân số 1214125

- Các em thấy đấy ở ví dụ này khi quy đồng mẫu số mà có 1 mẫu số chia hết cho mẫu số còn lại thì ta có thể lấy mẫu số đó làm MSC

- Chúng ta hãy cùng quan sát lại để nắm được cách làm nhé : (Slide 5) + Khi nhận thấy 12 chia hết cho 6 ta chọn MSC là 12.

+ Lấy 12 : 6 = 2

-> Xác định MSC.

-> Tìm thương của MSC và mẫu số của phân số kia.

(13)

+ Ta lấy cả tử và mẫu của phân số

6

7 nhân với 2 là thương vừa tìm được và giữ nguyên phân số

12 5

- Đây chính là cách quy đồng mẫu số 2 phân số trong trường hợp mẫu số của 1 trong 2 phân số được chọn làm MSC.

Mời 1 nhắc lại cách làm.

- Để nắm chắc hơn cách quy đồng mẫu số 2 phân số trong trường hợp đặc biệt này, cô trò mình cùng đến phần Luyện tập nhé.

-> Lấy thương tìm được nhân với tử số và mẫu số của phân số kia. Giữ nguyên phân số có mẫu số là MSC

- HS nhìn slide 6 và nhắc lại

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’) Bài 1:( 10’)

- Gọi HS đọc yêu cầu. (Slide 7) - HS đọc

+ Bài yêu cầu gì ? - Quy đồng mẫu số các phân số:

+ Có mấy cách quy đồng ? - 2 cách.

+ Nhận xét gì về các MS của các PS trong bài tập này ? Chọn cách nào để quy đồng ?

- Mỗi cặp PS đều có MS lớn chia hết cho MS bé. Vậy chọn cách lấy MS lớn làm MSC.

- Yêu cầu học sinh làm bài - Đọc bài làm – nhận xét.

+ Ở phần a, em chọn mẫu số chung là số nào? Vì sao?

+ Nêu cách quy đồng mẫu số 2 phân số này?

a, Chọn MSC là 9 vì 9 chia hết cho 3 Ta có : 32 = 3233 96 ; Giữ nguyên 97

Vậy QĐMS hai phân số

9 7

3

2 được hai phân số 97

9

6

+ Phần b, em chọn mẫu số chung là số nào? Vì sao?

+ Em quy đồng mẫu số 2 phân số này như thế nào?

b, Chọn MSC là 20 vì 20 chia hết cho 10 Ta có : 104 = 10422 208 ; Giữ nguyên 1120

(14)

Vậy QĐMS hai phân số

10 4

20

11 được hai phân số

20 8

1120 + Vậy khi thực hiện QĐMS các PS ta

cần thực hiện việc gì trước tiên?

- BT1 các em được thực hành quy đồng ms 2 phân số trong trường hợp ms của 1 phân số được chọn làm MSC.

- Để luyện tập thêm cách quy đồng ms 2 phân số đã học chúng ta cùng đến với bài tập 2.

- Phải xét xem MS lớn nhất trong các MS của các PS có dùng làm MSC được không rồi mới chọn cách làm phù hợp.

Bài 2: (8’)

+ Bài yêu cầu gì ? - Quy đồng mẫu số các phân số:

+ Nhận xét gì về mẫu số của các cặp phân số đã cho?

- Phần a mẫu số của hai phân số không cùng chia hết cho số tự nhiên nào.

- Phần b mẫu số của phân số thứ hai chia hết cho mẫu số của phân số thứ nhất.

Gọi học sinh làm bài – đại diện trình

bày a. 74125 ;

Ta có : 74 =741212 8448;

12

5 = 12577 8435;

Vậy QĐMS của 74

12

5 được 8448

84 35

–GV nhận xét.

b. 8

3

24

19 (MSC:

24)

Ta có : 83 = 8333 249 ; Giữ nguyên

24

19

Vậy QĐMS của 2221

11

7 được

22 21

22 14

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Nêu cách quy đồng mẫu số các phân + Khi quy đồng mẫu số hai phân số ta có

(15)

số?

+ Nếu mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia thì ta làm như thế nào ?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét giờ học.

- Ghi nhớ những kiến thức đã học và chuẩn bị bài sau.

thể làm như sau

Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.

Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.

+ Lấy mẫu số của phân số đó làm mẫu số chung

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

TIẾT 42: BÈ XUÔI SÔNG LA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam trong cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.

- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.

* BVMT: Cảm nhận cho HS thấy vẻ đẹp của sông La là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý MT thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường.

* CV3969: HS tự học thuộc lòng ở nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1- HĐ Mở đầu: (5’)

+ Đọc bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa

+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì cho kháng chiến?

- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi Hộp quà bí mật

+ HS xung phong chơi.

+ Ông đã nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cho kháng chiến...

- GV nhận xét, giới thiệu bài:

Đất nước ta có nhiều sông hồ. Mỗi dòng sông mang 1 vẻ đẹp riêng.Hôm nay cô cùng các đến thăm vẻ đẹp của dòng sông La qua bài Bè xuôi sông La của tác giả Vũ Duy Thông

2- HĐ Hình thành kiến thức mới HĐ 1: Hướng dẫn luyện đọc. 10’

- Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ. + Lắng nghe.

(16)

+ Bài thơ có mấy khổ?

- Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.

- GV kết hợp sửa phát âm cho từng HS.

Lần 1: GV chú ý sửa phát âm, ngắt nhịp.

Lần 2: HS dựa vào SGK để giải nghĩa từ:

sông La, táu mật,muồng đen, lát chun, lát hoa , mươn mướt, lượn.

- Cho HS đọc theo nhóm.

- GV đọc mẫu bài, hdẫn cách đọc bài.

HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. 12’

+ Những loại gỗ quý nào đang xuôi dòng sông La?

+ Sông La đẹp như thế nào?

+ Trong bài thơ chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?

-> Tìm ý 2 khổ thơ trên?

+ Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mài ngói hồng?

+ Hình ảnh "trong đạn bom đổ nát, bừng tươi nụ ngói hồng " nói lên điều gì?

-> tìm ý khổ thơ 3?

+ Bài thơ nói lên điều gì?

- GV viết nội dung lên bảng.:

3.HĐ thực hành. (8’) - GV đọc mẫu.

- GV gọi HS đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ.

- Bài chia làm 3 đoạn.

(Mỗi khổ thơ là 1 đoạn) 1 HS đọc lại toàn bài thơ.

- HS đọc nối tiếp từng khổ của bài thơ.

- HS lắng nghe.

+ từ ngữ dễ đọc sai: trong veo , mươn mướt , long lanh

- HS hiểu nghĩa các từ.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS theo dõi tìm ra giọng đọc của bài.

* Gọi 1 HS đọc khổ thơ 1 + 2

+Dẻ cau, táu mật, muồng đen, trái đất, lát hun, lát hoa.

+ Nước sông La trong veo như ánh mắt. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi. Những gợn sóng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá. Người đi bè nghe thấy cả tiếng chim hót trên bờ đe.

+ Chiếc bè gỗ được ví đàn trâu đằm mình thong thả trôi theo dòng sông.

Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên hình ảnh cụ thể, sống động.

->Ý đoạn 1,2: Tả vẻ đẹp của sông La.

* 1 HS đọc khổ thơ 3

+ Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai : những chiếc bè gỗ đang được chở về xuôi sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá.

+ Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.

->Ý đoạn 3: Những mơ tưởng đến ngày mai của tác giả

+ Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương.

2 HS nhắc lại.

2 HS nối tiếp đọc bài.

(17)

- GV HD, điều chỉnh cách đọc cho HS.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ

- GD HS-BVMT: Cảm nhận cho HS thấy vẻ đẹp của sông La là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý MT thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường.

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.

- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.

- HS đọc nối tiếp.

- HS chọn hình ảnh mình thích nhất về dòng sông La và bình về hình ảnh đó.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 41: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả đồ vật (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng CT,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.

- Biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn hay.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

+ Giữ gìn, yêu quý đồ vật trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- GV dẫn vào bài học, viết lên bảng đề bài đã kiểm tra.

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) HĐ 1: Nxét chung về kquả làm bài. 10’

- GV nêu nhận xét:

* Những ưu điểm: xác định đúng đề bài, kiểu bài, bố cục, ý, diễn đạt, sự sáng tạo, chính tả, hình thức trình bày bài văn…

GV nêu tên những HS viết đúng yêu cầu, hình ảnh miêu tả sinh động, có sự liên kết giữa các phần, mở bài, kết bài này…

* Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một vài ví dụ cụ thể, tránh nêu tên HS.

- GV thông báo nhận xét cụ thể từng HS.

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

- HS nhắc lại tên bài.

- HS lắng nghe.

(18)

HĐ 2: Hướng dẫn HS chữa bài. 10’

a) Phát phiếu học tập cho từng HS làm việc cá nhân.

- Yêu cầu HS đọc lời nhận xét của cô.

- Y/c HS đọc những lỗi đã chỉ trong bài.

- Yêu cầu HS viết vào phiếu các lỗi trong bài làm theo từng loại lỗi.

- Yêu cầu HS đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn thiếu.

b) Hướng dẫn chữa lỗi chung:

- GV chép lỗi định chữa lên bảng lớp.

- Gọi 2 HS lên bảng chữa từng lỗi, cả lớp tự chữa lỗi trên nháp.

- Yêu cầu HS trao đổi bài chữa trên bảng.

- GV nhận xét, đánh giá.

HĐ 3: HD học tập những đoạn văn hay. 10’

- GV đọc những đoạn văn hay của 1 số HS trong lớp.

- GV cho HS trao đổi, thảo luận để tìm cái hay, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.

- HS khá, giỏi: Biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn hay.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

? Để viết được một bài văn miêu tả sinh động, em cần sử dụng những biện pháp nào?

* Củng cố - Dặn dò

- GV nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn HS viết chưa đạt về viết lại nộp vào tiết sau và chuẩn bị bài: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.

- HS đọc thầm.

- HS tự sửa lỗi.

- HS đổi bài cho nhau sửa lỗi.

- Một số HS lên chữa lỗi trên bảng, cả lớp chữa trên giấy nháp.

- Lớp trao đổi và nhận xét.

- HS chép bài chữa đúng vào vở.

- HS trao đổi thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đẹp của câu văn, đoạn văn.

- HS rút kinh nghiệm cho mình khi làm bài.

- Em cần sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa.

- HS lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

=============================================

NS: 25 / 12 / 2021

NG: 29 / 12 / 2021 Thứ 4 ngày 29 tháng 12 năm 2021

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố quy đồng mẫu số hai phân số. Bước đầu làm quen với quy đồng mẫu số 3 phân số (trường hợp đơn giản)

- Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số và kĩ năng trình bày khi làm bài toán quy đồng mẫu số các phân số

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

(19)

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán + Giáo dục tính cấn thận khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

- Quy đồng mẫu số hai phân số sau:

5

1107

+ Nêu cách quy đồng mẫu số 2 phân số?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- HS tham gia chơi

5

1107 Ta có:

10 2 2 5

2 1 5 1

; Giữ nguyên 107

Vậy quy đồng mẫu số hai ps 51107 được hai phân số 102107

- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.

- Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.

- Giới thiệu bài: Tiết học này cô cùng các em củng cố kiến thức về quy đồng mẫu số các phân số. Thực hiện quy đồng được mẫu số các phân số theo các cách đã học

3- HĐ thực hành. (30’) Bài 1: (4’)

- Gọi HS đọc yêu cầu + BT yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV chữa 2 câu đầu phần a, phần b yêu cầu học sinh làm sau tiết học.

a) 61 118

114987

1. Quy đồng mẫu số các phân số - HS nêu

- HS đọc bài và nhận xét.

a) 16 118 Ta có: 61 = 1 5 56 5 30 ;

11

8 = 54663024

Vậy quy đồng MS hai phân số 61118 được hai phân số 3052430

+) 1149 87 (MSC: 49)

Ta có: 8 8 7 567 7 7 49  ; giữ nguyên phân số 1149 Vậy quy đồng mẫu số hai phân số 1149

8

7 được hai phân số 1149 5649 +) 12

5 5

9

(20)

GV nhận xét, chưa bài.

Ta có: 12 12 9 108 5 5 9 45

 

; 5 5 5 259 9 5 45 

Vậy quy đồng mẫu số hai phân số 125

5

9 được hai phân số 108452545

Bài 2: (4’)

- Yêu cầu HS đọc đề bài + BT có mấy YC?

- HD phần a

+ Phần a yêu cầu gì?

- HS đọc a) Viết

5

3 và 2 thành hai phân số đều có mẫu số là 5:

+ Hai số đã cho có đặc điểm gì?

+ Vậy số 2 có thể viết thành phân số nào?

+ 53 là phân số 2 là số tự nhiên.

- 212 - GV: Ta có: 53 và 2 viết được là 5312 Chúng ta sẽ QĐMS hai phân số 5312

về hai phân số có MSC là 5

- Yêu cầu học sinh làm và đọc bài phần a

- Phần b yêu cầu học sinh làm sau tiết học.

GV nhận xét, chưa bài.

Ta có :

5 10 5 1

5 2 1

2

. Giữ nguyên

5 3

Vậy viết 53 và 2 thành hai phân số đều có mẫu số là 5 là 3

510

5

Bài 3: (4’)

- Yêu cầu HS đọc đề bài

+ Bài yêu cầu quy đồng mẫu số mấy phân số ?

- GV đưa mẫu

+ Từng phân số sẽ được quy đồng như thế nào?

- GV hướng dẫn mẫu

- Yêu cầu HS làm bài. HS làm bài - Gọi HS đọc bài, GV chữa bài - Yêu cầu HS làm phần a

3. Quy đồng mẫu số các phân số (theo mẫu)

+ Quy đồng mẫu số 3 phân số.

- HS quan sát mẫu

+ Lấy cả tử số và mẫu số của một phân số nhân với mẫu số của hai phân số còn lại.

- HS theo dõi

- HS làm bài, đọc bài làm.

- Phần b yêu cầu hs làm sau tiết học.

a. 13 ; 1445 Ta có:

(21)

GV nhận xét, chưa bài.

1

3 = 1 4 5 203 4 5 60   14 = 1 3 5 154 3 5 60  

4 5 =4 3 4 485 3 4 60  

Vậy quy đồng mẫu số của 13 ; 1445 được 20 15 4860 60 60; ;

Bài 4: (3’)

- Yêu cầu HS đọc đề bài

+ Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào?

* Làm thế nào để quy đồng được mẫu số từng phân số đã cho để có MSC là 60?

- Gọi 1 HS lên bảng - Nhận xét.

+ Muốn quy đồng mẫu số hai phân số với mẫu số chung cho trước em làm thế nào?

4. Viết các phân số lần lượt bằng

12

7 3023 và có mẫu số chung là 60 - QĐMS hai p/số 1273023 với MSC là 60

+ Ta lấy mẫu số chung chia cho mẫu số của từng phân số đã cho để tìm xem mẫu số chung gấp mẫu số của mỗi phân số mấy lần, sau đó lấy cả tử số và mẫu số của từng phân số đã cho nhân với số lần đó.

- HS làm bài

Ta thấy: 60 : 12 = 5; 60 : 30 = 2 Ta có: 12 12 5 607 7 5 35  ;23 23 2 4630 30 2 60 

Vậy quy đồng mẫu số của phân số

12 7

30

23 được phân số 60356046

- Ta lấy mẫu số chung chia cho mẫu số của từng phân số đã cho để tìm xem mẫu số chung gấp mẫu số của mỗi phân số mấy lần, sau đó lấy cả tử số và mẫu số của từng phân số đã cho x với số lần đó.

Bài 5 : (3’)

- Yêu cầu HS đọc đề bài + Bài yêu cầu gì ?

- Yêu cầu HS quan sát phép tính mẫu - GV hướng dẫn mẫu.

+ Hãy chuyển 30 thành tích của 15 nhân với số khác ?

+ Thay 30 bằng tích 15

2 ta được

gì?

+ Tích trên gạch ngang và tích dưới

5. Tính (theo mẫu) - HS nêu

Mẫu:

22 7 112 15

715 1130 715



- HS quan sát, lắng nghe.

- 2 HS làm bài 30 = 15

2

- Ta được 15152711

+ Tích trên gạch ngang và tích dưới gạch ngang cùng chia hết cho 15.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hiểu được đặc điểm ý nghĩa và cấu tạo của vị ngữ trong câu kể Ai thế nào.. Hiểu được đặc điểm ý nghĩa và cấu tạo của vị ngữ trong câu kể

một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào?.1. Cấu tạo của

Vị ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì?Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành.. Theo

Vị ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì?Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành.. Theo

Câu 4: Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.. Câu 5: Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang

Cho biết vị ngữ trong các câu trên do từ ngữ nào tạo thành.3. Người các buôn làng kéo về

Tìm các câu kể kiểu Ai - thế nào trong đoạn

(Theo Hữu Trị) Luyện từ và câu.. Nhà cửa thưa thớt dần. Chúng thật hiền lành. Anh trẻ và thật khoẻ mạnh. Thỉnh thoảng, anh lại cúi xuống như nói điều gì đó