• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24 (05/3 – 09/3/2018)

NS: 25/02/2018 NG: Thứ hai ngày 05 tháng 3 năm 2018

BUỔI SÁNG TOÁN

Tiết 116. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU. Giúp HS:

1. KT: Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về S, V HHCN và HLP.

2. Kĩ năng: Vận dụng các công thức tính S, V để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH: VBT III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC (5p)

+ HS1: Tính V HLP có cạnh dài 1,5 m.

+ HS2: Muốn tính V HLP ta làm thế nào?

2. Dạy bài mới

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.

*HD HS luyện tập

Bài 1: (15p) Củng cố về quy tắc tính STP

và thể tích HLP.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, GV nhận xét ý kiến của HS.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2 (10p) Hệ thống và củng cố về quy tắc tính Sxq và V của HHCN.

- GV y/c HS nêu quy tắc tính Sxq, V của hình hộp chữ nhật.

- GV y/c HS tự giải bài toán. Cho HS trao đổi bài làm với bạn kiểm tra và nhận xét bài của bạn.

- GV y/c một số HS nêu kết quả. GV đánh giá bài làm của HS.

- 1 HS lên bảng tính - HS nêu

Bài 1. HS đọc đề, tìm hiểu đề.

+ Một HLP có cạnh : 2,5cm.

+ S một mặt:…cm2 ?

+ Stp :…cm2 ? - V:…cm3 ?

- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm.

Cả lớp nhận xét, chữa bài:

Bài giải

S một mặt của HLP là:

2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2).

STP của HLP là: 6,25 x 6 = 37,5 (cm2).

Thể tích của HLP là:

2,5 x 2,5 x 2,5= 15,625(cm3).

Đáp số: 15,625cm3 Bài 2. Viết số đo thích hợp vào chỗ trống:

HHCN (1) (2) (3)

Chiều dài 11cm 0,4m 2

1 dm

Chiều rộng 10cm 0,25m 3 1dm Chiều cao 6cm 0,9m

5 2dm

S mặt đáy 110cm2 0,1m2 6 1dm2

(2)

3. Củng cố - Dặn dò. (5p)

- T/c cho HS chơi trò chơi “Đố bạn’’ về cách tính S, V của HHCN và HLP.

- GV khen những HS chơi tốt, làm bài tốt - Học bài và làm bài ở vở BTT

Sxq 252cm2 1,17m2 30 10dm2 V 660cm3 0,09m3

30 2 dm3

- Hs chơi theo cặp.

- Lắng nghe

--- TẬP ĐỌC

Tiết 47. LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê - ĐÊ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. Hiểu được ND của bài: Luật tục nghiêm minh, công bằng của người Ê-đê; Kể được một đến hai luật của nước ta.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Thái độ: GDHS hiểu được xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải làm việc theo luật pháp.

*GDQTE : HS quyền được thừa nhận bản sắc văn hóa, được GD về các giá trị VH.

II. ĐỒ DÙNG DH : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 3HS đọc thuộc lòng bài thơ: Chú đi tuần, trả lời câu hỏi

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới

HĐ 1: HD HS luyện đọc (12p) - Gọi 1 hs đọc bài

+ Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ? - T/c choHS nối tiếp nhau đọc lần 1.

HD HS phát âm đúng các từ khó.

- Gọi 3HS đọc nối tiếp lần 2 và giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó trong SGK.

- Cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV HD đọc và đọc mẫu bài văn.

HĐ 2: HDHS tìm hiểu bài (10p)

- Cho HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi theo nhóm.

+ Người xưa đặt ra tục lệ để làm gì ? + Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội ?

- HS đọc bài, trả lời.

- 1 hs đọc bài

+ Bài văn có thể chia 3 đoạn

- Hs thực hiện. HS luyện đọc các từ : luật tục, tang chứng, nhân chứng, dứt khoát …

- Hs thực hiện.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS nghe

- HS đọc thầm bài và thảo luận trả lời các câu hỏi cuối bài.

+ Người xưa đặt ra tục lệ để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.

+ Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch

(3)

+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ?

+ Hãy kể tên của một số luật của nước ta hiện nay mà em biết ? GV phát phiếu và bút dạ cho các nhóm:

- GV mở bảng phụ viết sẵn tên 5 luật của nước ta. Gọi 1 HS đọc lại.

VD: Luật Giáo dục, Luật giao thông đường bộ, Luật bảo vệ môi trường, Luật phổ cập giáo dục Tiểu học, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

+ Bài văn muốn nói lên điều gì ? - GV nhận xét, chốt KT

HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm (8p)

- Mời 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài tìm giọng đọc.

- GV HDHS đọc thể hiện đúng ND từng đoạn.

- GV HD HS đọc một đoạn 1: cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng.

- YC HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố - Dặn dò (2’)

+ Qua bài này em biết được điều gì ? + GDHS: Từ bài văn trên cho ta thấy xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp.

- VN đọc lại bài, học thuộc ND chính.

đến đánh làng mình.

+ Các mức xử phạt rất công bằng:

Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song) ; chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co) ; người phạm tội là người anh em bà con cũng xử vậy.

+ Tang chứng phải chắc chắn: phải nhận tận mặt bắt tận tay; lấy và giữ được gùi;

khăn, áo, dao, … của kẻ phạm tội; đánh - HS thảo luận theo nhóm đôi, dán tờ phiếu của nhóm mình: Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thương mại, Luật dầu khí, Luật tài nguyên nước, Luật tài nguyên thiên nhiên, Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất…

- Hs nêu ý kiến

* Người Ê-đê từ xưa đó có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.

- 3 hs đọc, mỗi em một đoạn, nêu giọng đọc.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.

- Lắng nghe

--- CHÍNH TẢ (nghe - viết)

Tiết 24. NÚI NON HÙNG VĨ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. (Chú ý nhóm tên người, tên địa lí vùng dân tộc thiểu số).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ nghe - viết đúng chính tả bài Núi non hùng vĩ.

(4)

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

*GDQTE: Quyền được giáo dục về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bút dạ và một tờ giấy khổ to để các nhóm HS làm BT3.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC (5p)

- Gọi một HS đọc cho 2 HS viết lại trên bảng lớp những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh

2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài (1p) HĐ 1: HDHS nghe - viết (18p)

- GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ.

- GV: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc.

- Gọi 2 HS lên bảng viết, dưới lớp luyện viết vào BC.

* GV đọc cho HS viết bài.

- GV đọc bài cho HS soát lỗi.

- GV thu khoảng 10 bài để chấm, chữa bài, nêu nhận xét.

HĐ 2: HDHS làm bài tập (10p) Bài 2: Gọi hs đọc đề bài.

- Gọi một HS đọc ND BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.

GV kết luận bằng cách viết lại các tên riêng:

Bài 3: Gọi hs đọc đề bài. (HD cho HS học tốt)

- GV chia lớp thành 5 nhóm. Phát cho mỗi nhóm bút dạ và giấy khổ to, y/c các nhóm thảo luận làm bài, nhóm nào xong trước báo bài, sau khi xong hết các nhóm dán kết quả lên bảng, trình bày.

- GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố.

3. Củng cố - Dặn dò (5p)

- Gọi hs nêu cách viết hoa tên người

- Hs thực hiện

- HS theo dõi trong SGK.

- HS đọc thầm lại bài chính tả.

- HS luyện viết những từ dễ viết sai:

Tày đình, hiểm trở, lồ lộ. Các tên địa lí:

Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai.

- HS viết bài.

- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.

Bài 2. Tìm các tên riêng trong đoạn thơ.

- Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.

- HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ.

- HS phát biểu ý kiến nói các tên riêng đó, nêu cách viết hoa các tên riêng đó.

* Tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ nông.

* Tên địa lí: Tây Nguyên, sông Ba.

Bài 3. Giải câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử trong câu đố sau:

- Một HS đọc nội dung BT3

- Các nhóm thực hiện (Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo; Vua Quang Trung, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tông).

- HS cả lớp nhẩm thuộc lòng các câu đố.

- HS nêu.

(5)

(tên người dân tộc), tên địa lí VN.

- Dặn HS về nhà viết lại tên 5 vị vua, HTL các câu đố ở BT3, đố lại người thân.

--- BUỔI CHIỀU

TH TIẾNG VIỆT

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Củng cố cho HS về câu ghép và văn kể chuyện.

II. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A. KTBC B. Bài mới

1.Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện tập (31’)

Bài 1: Tìm một câu ghép có quan hệ giả thiết-kết quả.

Đ/án: Tôi sẽ đề nghị / để anh được tặng giải thưởng.

- Y/c Hs làm bài theo nhóm đôi.

- Gọi Hs nêu kết quả.

Bài 2: Viết theo 1 trong 2 đề bài sau:

a) Kể lại câu chuyện Tìm kẻ trộm gà, theo lời của người phụ nữ bị mất gà.

b) Kể lại câu chuyện em biết về việc thực hiện nếp sống văn minh hoặc giữ gìn an ninh, trật tự, ATGT.

- Y/c Hs lựa chọn sau đó viết bài, đọc bài.

- N.xét, tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò (4’) GV củng cố bài, NX tiết học

- Lớp theo dõi

- Hs thực hiện.

- Hs nêu.

- Hs thực hiện sau đó một số Hs đọc bài làm.

--- THỰC HÀNH TOÁN

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Củng cố về thể tích, cách tính thể tích của HHCN.

II. ĐỒ DÙNG DH: BC, VBT.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài (2 phút) 2. Luyện tập (30 phút)

Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm.

a) Hộp có dạng HHCN là: A, B, D.

b) Hộp có dạng HLP là: C.

c) V của hộp A là 40cm3 ; của hộp B là 54cm3. d) Hộp có thể tích lớn nhất là: D.

e) Hộp có thể tích bé nhất là: B.

- Nhận xét, củng cố.

Bài 2: Giải toán.

- Gọi Hs đọc bài toán, nêu tóm tắt.

- HS làm bài cá nhân

- Hs đại diện các tổ lên bảng làm - Hs khác nhận xét

(6)

- T/c cho Hs làm bài cá nhân, chữa bài.

Bài giải

a) Thể tích của hộp nhựa đó là:

25 x 20 x 10 = 500 (cm3) b) Thể tích nước chứa trong hộp là:

25 x 20 x 8 = 400 (cm3)

c) Hộp đó chứa số kilôgam nước là:

400 : 1000 = 0,4 (kg)

Đáp số: a) 500cm3 ; b) 400cm3 ; c) 0,4kg.

3. Củng cố - dặn dò (2 phút) - Nhận xét tiết học.

- Hs nêu y/c.

- 1 Hs lên bảng làm.

- lớp nx.

--- KHOA HỌC

Tiết 47. LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (tiết 2) I. MỤC TIÊU

- Tiếp tục giúp HS biết cách lắp mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.

- GDHS ham học, ham tìm hiểu KH, biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DH

- CB bị theo nhóm: 1cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt) và một số vật khác bằng cao su, nhựa, sứ.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5p) - Gọi 2HS trả lời câu hỏi:

+ Muốn thắp sáng bóng đèn ta cần những vật nào ? + Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng ? - GV nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới

HĐ 1: Quan sát và thảo luận (15p)

- GV cho HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện.

HS thảo luận về vai trò của việc ngắt điện.

- Cho HS làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp (có thể sử dụng cái ghim giấy).

HĐ 2: Trò chơi Dò tìm mạch điện (10p)

- Gv chuẩn bị phát cho mỗi nhóm một hộp kín, cho hs gắn khuy kim loại vào nắp hộp. Các khuy được xếp thành 2 hàng và đánh số thứ tự như hình 1 SGV.

Phía trong hộp đạt một số cặp khuy (gồm 2 khuy ở 2 hàng) được nối với nhau. Đậy nắp hộp lại, dùng mạch điện gồm có pin, bóng đèn và để hở 2 đầu

2 HS trả lời bài

- HS làm việc theo nhóm;

nêu vai trò của cái ngắt điện: Cái ngắt điện có tác dụng để khi cần đèn sáng ta bật lên, nếu không cần thiết ta lại tắt đi.

- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS chơi

(7)

(mạch thử), bằng cách chạm 2 đầu của mạch thử vào một cặp khuy bất kì nào đó, căn cứ vào đèn sáng hay không, ta biết được 2 khuy đó có được nối với nhau bằng dây dẫn hay không.

- Cho các nhóm thực hành và thi dự đoán xem cặp khuy nào được nối với nhau, rồi ghi kết quả vào tờ giấy, sau cùng một thời gian các nhóm mở hộp ra, nhóm nào có kết quả đúng nhiều lần thì nhóm đó thắng.

- Gv theo dõi, tuyên dương 3. Củng cố - Dặn dò (4p)

- Gọi HS đọc lại mục “Bạn cần biết” – SGK/ 97.

- Dặn HS về nhà học bài và CB theo nhóm: một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, đồ chơi,...

- 2 hs đọc lại mục Bạn cần biết - SGK/97.

--- NS: 26/02/2018

NG: Thứ ba ngày 06 tháng 3 năm 2018 TOÁN

Tiết 117. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU. Giúp HS củng cố:

1. Kiến thức: - Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng tính nhẩm và giải toán.

- Tính thể tích của HLP, khối tạo thành từ các HLP.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính nhẩm và giải toán về tỉ số phần trăm.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bảng phụ, BC.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC (5p)

- Gọi 2 HS lên bảng viết công thức tính V HLP và HHCN.

2. Dạy bài mới

- Giới thiệu bài - ghi đầu bài.

*HĐ 1: HD HS luyện tập

Bài 1: (15p) Gọi hs đọc đề bài tập.

- GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm 15%

của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung (như trong SGK)

- Y/cầu hs nêu cách tính nhẩm.

- GV nhận xét chốt lại.

a) Cho HS nêu y/cầu của bài tập.

- 2 HS lên bảng viết

Bài 1. Bạn Dung tính nhẩm 15% của 120 như sau:

10% của 120 là 12 5% của 120 là 6 Vậy: 15% của 120 là 18.

- Lấy 120 x 12

100 1200 100

10 , tương tự như thế với số 5%, sau đó lấy:

12 + 6 = 18

a) Hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm để tìm 17,5% của 240 theo cách tính của bạn Dung:

(8)

- HDHS nêu nhận xét, sau đó tự làm bài vào vở.

- Gọi 1 em lên bảng làm - Nhận xét,.

b) Gọi hs đọc đề bài.

- Cho HS tự làm vào vở rồi chữa bài.

- Gọi 1 em nêu nhận xét - Gọi 1 em lên bảng làm bài - Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (15p) Gọi hs đọc đề bài.

- Hướng dẫn, gợi ý:

- Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?

- Muốn tính V của HLP ta làm thế nào?

- Cho cả lớp làm bài vào vở.

- Gọi 1 HS lên bảng làm.

- Nhận xét, củng cố.

3. Củng cố - Dặn dò (5p)

- Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào ?

- Muốn tính Vhlp,hhcn, ta làm thế nào ? - Dặn HS về nhà làm bài và chuẩn bị cho bài sau

- Nhận xét: 17,5% = 10% + 5% + 2,5%

10% của 240 là 24 5% của 240 là 12 2,5% của 240 là 6.

Vậy : 17,5% của 240 là 42

b) Hãy tính 35% của 520 và nêu cách tính - 1 HS nêu nh.xét: 35% = 30% + 5%

30% của 520 là 156 5% của 520 là 26 Vậy: 35% của 520 là 182

Bài 2. Biết tỉ số V của hai HLP là 2 : 3 (xem hình vẽ) sgk.

a) Vhlp lớn bằng bao nhiêu phần trăm Vhlp

bé ?

b) Tính Vhlp lớn.

Bài giải a) Tỉ số Vhlp lớn và Vhlp bé là

2

3. Như vậy tỉ số phần trăm Vhlp lớn và Vhlp bé là:

3 : 2 = 1,5 1,5 = 150%

b) Thể tích của HLP lớn là:

64 x

2

3= 96 (cm3).

Đáp số: a) 150% ; b) 96cm3. - Hs nêu ý kiến

- Lắng nghe

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 47. MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ trong chủ đề trật tự an ninh.

2. Kĩ năng: Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.

3. Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng đúng các từ ngữ về trật tự - an ninh.

* GDHS quyền được bảo vệ khỏi sự xung đột không bị tra tấn và tước đoạt tự do.

II. ĐỒ DÙNG DH:Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, sổ tay từ ngữ TV TH … III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC (5’)

- Mời 1HS đọc ghi nhớ về cách nối các vế câu trong câu ghép có QH tăng tiến.

- HS đọc ghi nhớ.

- Vế 1: Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp

(9)

- HS làm BT1 (phần Luyện tập) tiết LTVC trước.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới (28’)

* GTB: nêu MĐ, YC của tiết học

* HD HS làm bài tập

Bài tập 1: Gọi hs đọc đề bài. GV lưu ý các em đọc kĩ ND từng dòng để tìm đúng nghĩa của từ an ninh a) Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại.

b) Yên ổn về chính trị và trật tự xh.

c) Không có chiến tranh và thiên tai.

- GV chốt lại.

Bài tập 4.

- Gọi một HS đọc bài tập 4. Cả lớp theo dõi trong SGK.

- GV nhắc cả lớp ghi vắn tắt các từ ngữ; phát phiếu cho 3 HS - mỗi em thực hiện một phần y/c của bài tập.

- GV nh.xét, loại bỏ những từ ngữ không thích hợp, bổ sung những từ ngữ bị bỏ sót, hoàn chỉnh bảng kết quả:

+ Từ ngữ chỉ việc làm

+ Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức

+ Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự BV khi không có cha mẹ ở bên 3. Củng cố - Dặn dò (5’)

- Gọi hs nêu một số từ vừa học nói về chủ đề: Trật tự - An ninh.

- Dặn HS đọc lại bản HD ở BT4, ghi nhớ những việc làm, giúp em bảo vệ an ninh cho mình.

tay lái.

Vế 2: mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh.

Bài 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến.

- Cả lớp nhận xét, loại bỏ đáp án (a) và (c);

phân tích để khẳng định đáp án (b) là đúng (an ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội).

- Hs đặt câu với từ an ninh Bài 4.

- HS đọc bài tập 4. Cả lớp theo dõi trong SGK.

- Cả lớp đọc thầm lại bản HD, làm bài cá nhân.

- 3 HS dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả.

+ Nhớ số điện thoại của cha mẹ; gọi điện thoại 113, hoặc 114, 115… không mở cửa cho người lạ, kêu lớn để người xung quanh biết, chạy đến nhà người quen, tránh chỗ tối, vắng, để ý nhìn xung quanh, không mang đồ trang sức đắt tiền không cho người lạ biết em ở nhà một mình …

+ Đồn công an, nhà hàng, trường học, 113 (CA thường trực chiến đấu), 114 (CA phòng cháy chữa cháy), 115 (đội thường trực cấp cứu y tế)

- Ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè…

Lắng nghe

(10)

KỂ CHUYỆN

Tiết 24. ÔN TẬP

*Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự an ninh.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. Hiểu và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng nghe và kể chuyện.

3. Thái độ: GDHS học tập tấm gương của những người biết BV trật tự an ninh.

II. ĐỒ DÙNG DH: Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK kèm lời gợi ý.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. KTBC (5p) Kiểm tra 2- 3 HS - GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1. GTB: Trực tiếp.

2. HD HS kể chuyện (15p) - Cho HS kể chuyện trong nhóm

- Cho HS thi kể chuyện trước lớp - GV nhận xét + chốt lại:

- Y/c Hs nêu ý nghĩa câu chuyện.

C. Củng cố, dặn dò (3p)

- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- 3 HS lần lượt kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình lịch sử - văn hoá.

- HS chia nhóm 4, mỗi em kể dựa vào 1 tranh.

Sau đó kể toàn bộ câu chuyện và trả lời - Đại diện các nhóm lên thi kể + trả lời câu hỏi 3.

- Lớp nhận xét.

- Hs nêu ý kiến.

--- LỊCH SỬ

Tiết 24. ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN I. MỤC TIÊU

1. KT: Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, … của miền Bắc cho CM miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của CM miền Nam.

- Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh).

2. KN: Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.

3. TĐ: GD lòng yêu nước, hiểu biết lịch sử dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DH: BGPP.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC (5p) Gọi 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?

- 2 HS thực hiện

(11)

+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì trong công cuộc XD và BV Tổ quốc?

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới

*HĐ1: Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. (15p)

- GV treo bản đồ Việt Nam, cho hs quan sát chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn

- GV nêu: đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hóa, qua miền Tây Nghệ An đến miền đông Nam Bộ. Đường Trường Sơn thực chất là một hệ thống bao gồm nhiều con đường trên cả hai tuyến Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.

+ Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với hai miền Bắc – Nam của nước ta?

+ Vì sao trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?

+ Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn ?

*HĐ 2: Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn (8p)

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu:

- Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh?

- T/c cho hs thi kể chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh.

- GV nh.xét và cho hs bình chọn bạn kể hay nhất.

*GVKL: Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều cuộc chiến công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong.

*HĐ3: Tầm quan trọng của đường Trường Sơn (7p)

- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi :

+ Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?

- Hs quan sát chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn trên bản đồ Việt Nam

+ Đường Trường Sơn là đường nối liền hai miền Bắc - Nam của nước ta.

+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho các miền Nam kháng chiến, ngày 19 - 5 - 1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.

+ Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt kẻ thù.

- Lần lượt từng HS dựa vào SGK và tập kể lại câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh.

- 2 HS thi kể trước lớp.

- Hs nh.xét và bình chọn bạn kể hay nhất.

- HS thảo luận theo nhóm đôi. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi :

+ Trong những năm tháng kháng

(12)

- Cho đại diện nhóm nêu ý kiến, cả lớp nhận xét, bổ sung và thống nhất ý kiến

3. Củng cố - Dặn dò (3p)

- Cho hs đọc mục ghi nhớ trong SGK và trả lời câu hỏi cuối bài.

- Dặn HS VN học bài, CB bài sau.

chiến chống Mĩ cứu nước, đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc, trên con đường này biết bao người con miền Bắc đó vào miền Nam chiến đấu, đó chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực, tực phẩm, đạn dược, vũ khí,…để miền Nam đánh thắng kẻ thù.

- Vài hs nêu lại bài học ---

NS: 27/02/2018 NG: Thứ tư ngày 07 tháng 3 năm 2018

BUỔI SÁNG TOÁN

Tiết 118. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU. Giúp HS củng cố:

1. Kiến thức: Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.

- Biết tính VHLP trong mối quan hệ với V của một HLP khác.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bảng phụ III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC (5p)

- Gọi 2 HS lên bảng viết công thức tính Vhlp và hình hộp chữ nhật.

2. Dạy bài mới GTB (1p) - ghi đầu bài.

* HD HS luyện tập

Bài 2: Gọi hs đọc đề bài và nêu lại:

- Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?

- Muốn tính Vhlp ta làm thế nào ? - Cho cả lớp làm bài vào vở.

- Gọi 1 HS lên bảng làm.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Gọi hs đọc đề bài.

- GV cho HS nêu bài toán rồi quan sát

- 2 HS lên bảng viết

Bài 2. Biết tỉ số thể tích của hai HLP là 2 : 3 (xem hình vẽ) sgk.

a) Vhlp lớn bằng bao nhiêu phần trăm Vhlp bé?

b) Tính Vhlp lớn.

Bài giải

a) Tỉ số Vhlp lớn và hlp bé là

2

3. Như vậy tỉ số phần trăm Vhlp lớn và Vhlp là:

3 : 2 = 1,5 1,5 = 150%.

Bài 3: Hs đọc đề bài và tìm hiểu đề, quan sát hánh vẽ trong sgk.

(13)

hình vẽ để có cơ sở làm bài và chữa bài.

Khi HS chữa bài, GV nên cho HS phân tích trên hình vẽ của SGK rồi trả lời từng câu hỏi của bài toán:

- Gợi ý, HD cho hs phân tích.

- Nhận xét, chốt lại:

a) Coi hình đã cho gồm 3 HLP, mỗi HLP đó đều được xếp bởi 8 HLP nhỏ (có cạnh 1cm), như vậy hình vẽ trong SGK có tất cả:

8 x 3 = 24 (HLP nhỏ)

b) Mỗi HLP A, B, C (xem hình vẽ) có diện tích toàn phần là:

2 x 2 x 6 = 24 (cm2)

Do cách sắp xếp các hình A, B, C nên hình A có 1 mặt không cần sơn, hình B có 2 mặt không cần sơn, hình C có 1 mặt không cần sơn, cả 3 hình có

1 + 2 + 1 = 4 (mặt) không cần sơn.

- Cho cả lớp làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm.

3. Củng cố - Dặn dò (5p)

- Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào ?

- Muốn tính Vhlp , hhcn ta làm thế nào ? - Về nhà làm bài và chuẩn bị cho bài sau

- HS tự trình bày bài giải theo y/cầu của GV.

Bài giải

a) Hình vẽ trong SGK có tất cả:

8 x 3 = 24 (HLP nhỏ)

b) Mỗi HLP A, B, C (xem hình vẽ) có diện tích toàn phần là:

2 x 2 x 6 = 24 (cm2)

Do cách sắp xếp các hình A, B, C nên hình A có 1 mặt không cần sơn, hình B có 2 mặt không cần sơn, hình C có 1 mặt không cần sơn, cả 3 hình có

1 + 2 + 1 = 4 (mặt) không cần sơn.

Stp của 3 hình A, B, C là: 24 x 3

= 72(cm2).

DT không cần sơn của hình đã cho là:

2 x 2 x 4 = 16 (cm2).

DT cần sơn của hình đã cho là:

72 – 16 = 56 (cm2).

- 3 HS nêu

--- TẬP ĐỌC

Tiết 48. HỘP THƯ MẬT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát, đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện: khi hồi hộp, khi vui sướng, nhẹ nhàng; toàn bài toát lên vẻ bình tĩnh, tự tin của nhân vật.

+ Hiểu được ND bài văn: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây lên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Thái độ: GD HS lòng yêu nước, thái độ biết ơn những chiến sĩ cách mạng.

II. ĐỒ DÙNG DH: BGPP.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC (5’)

- Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc lại bài:

Luật tục xưa của người Ê-đê, TLCH về ND bài đọc.

2. Dạy bài mới. Giới thiệu bài (1p)

- Hs thực hiện.

Hộp thư mật

(14)

HĐ 1. HD luyện đọc (12p) - Gọi HS đọc toàn bài.

- YC cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK.

+ Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?

- Gọi hs đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.

- HD hs phát âm đúng một số từ ngữ.

- Gọi hs đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.

- GV kết hợp giúp HS tìm hiểu nghĩa các từ được chú giải sau bài.

- YC học sinh luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu toàn bài.

HĐ2: HD tìm hiểu bài (10p) - YC HS đọc thầm bài và TLCH:

+ Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì?

+ Em hiểu hộp thư mật dùng để làm gì?

(Tại sao phải dùng hộp thư mật?)

+ Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?

+ Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?

+ Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú làm như vậy?

+ Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?

- Qua câu chuyện này em biết được điều gì?

- 1 học sinh đọc.

- HSQS tranh minh hoạ trong SGK.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến đáp lại.

+ Đoạn 2: Từ Anh dừng xe đến ba bước chân.

+ Đoạn3 : Từ Hai Long đến chỗ cũ.

+ Đoạn 4: Phần còn lại.

- Hs đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.

Đọc đúng: chữ V, bu gi, cần khởi động máy…

- Hs đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.

- 1 học sinh đọc chú giải.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:

+ Tìm hộp thư mật để lấy báo cáo và gửi báo cáo.

+ Để chuyển những tin tức bí mật, quan trọng.

+ Đặt hộp thư ở nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất - nơi một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng, hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật; báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.

+ Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng.

+ Chú dừng xe, tháo bu gi ra xem, giả vờ như xe mình bị hỏng, mắt không xem bu gi mà lại quan sát mặt đất phía sau cột cây số ... làm như đã sửa xong xe. Chú Hai Long làm như thế để đánh lạc hướng chú ý của người khác, không ai có thể nghi ngờ.

- HS trả lời

* Ca ngợi chú Hai Long và những chiến sĩ tình báo HĐ trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự

(15)

HĐ 3: HD luyện đọc diễn cảm (8p) - Mời 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 4 đoạn văn, tìm giọng đọc.

- GV HDHS đọc thể hiện đúng ND từng đoạn.

- GV HDHS đọc diễn cảm một đoạn văn tiêu biểu (đoạn 1).

- YC HS luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm.

- GV cùng cả lớp đánh giá, khen ngợi.

3. Củng cố - Dặn dò (3’)

? Qua câu chuyện này em biết được điều gì?

- Dặn HS về nhà tìm đọc thêm những truyện ca ngợi các chiến sĩ an ninh, tình báo, CB bài sau: Phong cảnh đền Hùng.

nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

- 4 HS tiếp nối nhau đọc, nêu giọng đọc.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm.

- HS nêu nội dung bài.

--- BUỔI CHIỀU

HĐNG

BÁC HỒ VỚI NHỮNG BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC BÀI 7. NƯỚC KHÔNG ĐƯỢC CHIA

1. Chuẩn bị: Bút mực, bút chì, giấy A4 (hoặc A3), một đoạn phim ngắn chiếu lại cảnh tiến vào Dinh Độc Lập (30-4-1975); máy tính, máy chiếu.

2. Các bước tiến hành

HĐ của GV HĐ của HS

HĐ1: Khởi động (5 phút)

- T/c cho Hs chơi trò chơi Trời, đất, nước - Nhận xét, tuyên dương

HĐ2: Đọc hiểu (15 phút)

- Y/c HS đọc mục tiêu và câu chuyện Nước không được chia

- GV y/c HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 (tr.33, 34), sau đó y/c HS chia sẻ trước lớp.

- GV đánh giá, nhận xét, bổ sung

HĐ3: Thực hành - ứng dụng (10 phút) - GV y/c HS hoàn thành câu hỏi 1, 2 (tr.35).

-GV gọi 1 - 2 HS chia sẻ trước lớp HĐ4: Tổng kết và đánh giá (5 phút)

- GV y/c HS nhắc lại nội dung bài học và nêu cảm nhận của bản thân sau khi học bài này.

- GV cho HS xem video tiến vào Dinh Độc Lập (30-4- 1975) và liên hệ với lời dặn dò của Bác.

- GV nhận xét quá trình làm việc của HS, tuyên dương

- Hs thực hiện

- 2 HS thực hiện - Hs thực hiện

- Hs thực hiện

- Hs nêu ý kiến - Hs theo dõi

NS: 28/02/2018

(16)

NG: Thứ năm ngày 08 tháng 3 năm 2018

BUỔI SÁNG TOÁN

Tiết 119. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích của một số hình.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH: VBT III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Gọi HS nêu cách tính S hình tam giác, hình thang, HBH, hình tròn.

2. Dạy bài mới

*Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.

*HD làm bài luyện tập luyện tập Bài 2 (15p)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- Gợi ý, hỏi:

- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?

- Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét chốt lại kết quả đúng và ghi điểm.

Bài 3 (12p) GV cho HS nêu y/c - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ?

- Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài

- Nhận xét chốt lại kết quả đúng và tuyên dương.

3. Củng cố - Dặn dò (5p)

- Muốn tính Shtg ta làm thế nào ? - Muốn tính Shbh ta làm thế nào?

- Về nhà làm trong VBT toán.

Bài 2 HS nêu y/c và quan sát hình vẽ sgk.

- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.

Bài giải

Diện tích hình tam giác KQP là:

12 x 6 : 2 = 36 (cm2)

Diện tích hình bình hành MNPQ là:

12 x 6 = 72 (cm2)

Tổng S hình tam giác MKQ và KNP là:

72 – 36 = 36 (cm2)

Vậy tổng S hình tam giác MKQ và KNP bằng S tam giác KQP.

Bài 3 HS nêu y/c bài và q.sát hình vẽ sgk.

- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở . Bài giải

Bán kính hình tròn là:

5 : 2 = 2,5 (cm) Diện tích hình tròn là:

2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2) Diện tích hình tam giác vuông ABC là:

4 x 3 : 2 = 6 (cm2)

Diện tích phần hình tròn được tô màu là:

19,625 - 6 = 13,625 (cm2) Đáp số: 13,625 cm2.

- Hs nêu ý kiến.

(17)

- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung

--- TẬP LÀM VĂN

Tiết 47. ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng: Tìm được ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn BT1)

2. Kiến thức: Viết dược đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo y/cầu của BT 2.

3. Thái độ: GDHS lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo, có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ vật tốt.

* GDQTE: HS có quyền được có kỉ niệm riêng tư.

II. ĐỒ DÙNG DH: Giấy khổ to viết những KT cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC (5’) Gọi 3 HS đọc đoạn văn đã viết lại (sau tiết trả bài văn kể chuyện).

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới (30’)

*HD HS làm bài luyện tập

Bài 1. (10p) Gọi hs đọc y/c của bài

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc to, rõ ND BT1, đọc cả bài văn “Cái áo của ba”, các từ ngữ được chú giải, các câu hỏi sau bài.

- GV giới thiệu một chiếc áo quân phục;

giải nghĩa thêm từ ngữ : Vải Tô Châu : một loại vải sản xuất ở thành phố Tô Châu (Trung Quốc).

- YC cả lớp đọc lại y/c của bài; trao đổi theo cặp để trả lời lần lượt các câu hỏi.

GV nhắc HS chú ý nói rõ bài văn mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp; kết bài kiểu mở rộng hay không mở rộng.

a) Tìm các phần MB, TB, KB.

- Phần thân bài được miêu tả như thế nào?

- Hs thực hiện

Bài 1. Đọc bài văn sau và thực hiện y/c nêu ở dưới.

- 1 hs đọc bài văn, 1 hs đọc chú giải, câu hỏi

- HS quan sát, lắng nghe.

- Đại diện cặp phát biểu ý kiến.

* Về bố cục bài văn :

+ MB: Từ đầu đến màu cỏ úa – MB kiểu trực tiếp.

+ TB: Từ Chiếc áo sờn vai đến chiếc áo quân phục cũ của ba.

- Tả bao quát (xinh xinh, trông rất oách) Tả những bộ phận có đặc điểm cụ thể (những đường khâu, hàng khuy, cổ áo, cầu vai, măng sét…); nêu công dụng của cái áo (mặc áo vào tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi,…).

+ KB: Phần còn lại – KB kiểu mở rộng.

(18)

b) Tìm các h.ảnh nhân hoá, ss trong bài.

=> T.giả đã quan sát cái áo tinh tế, tỉ mỉ từ hình dáng, đường khâu, đường khuy, cái cổ, cái măng sét đến cảm giác khi mặc áo, lời nhận xét của bạn bè xung quanh… Nhờ khả năng quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác, cách sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh, nhân hoá, cùng tình cảm trân trọng, mến thương cái áo của người cha đã hi sinh, t.g đã có một bài văn miêu tả chân thực và cảm động.

- GV dán lên bảng lớp tờ giấy ghi những KT cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật;

- Mời 2HS đọc, lớp theo dõi, ghi nhớ.

Bài 2. (10p) Gọi hs đọc y/c của bài

- Mời HS đọc yêu cầu của bài.

- GV hỏi HS đó chọn đồ vật để quan sát ở nhà theo lời dặn của cô như thế nào.

- Đề bài yêu cầu gì ?

- Gọi hs nối tiếp nhau đọc đoạn văn - GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố - Dặn dò (5’) - Mời hs đọc lại ghi nhớ.

- Dặn HS viết lại đoạn văn (BT2) chưa đạt về nhà viết lại.

- Cả lớp đọc trước 5 đề bài của tiết tập làm văn tới (Ôn tập về tả đồ vật)

- H.ảnh so sánh: những đường khâu đều đặn như khâu máy; hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh;

cái cổ áo như hai cái lá non; cái cầu vai y hệt như cái áo quân phục thực sự,

- H.ảnh nhân hoá: Người bạn đồng hành quý báu; cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

+ Bài văn miêu tả đồ vật có 3 phần:

MB, TB, KB. Có thể MB theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp, KB theo kiểu mở rộng hay không mở rộng. Trong phần TB, trước hết nên tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả từng bộ phận có đặc điểm nổi bật.

- HS đọc

Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.

- 1 hs đọc y/c bài.

- HS suy nghĩ, một vài HS nói tên đồ vật các em chọn miêu tả.

+ Đề bài y/c các em viết đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với các em.

Như vậy đoạn văn các em viết thuộc phần thân bài.

- HS viết đoạn văn - HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết.

- HS đọc lại ghi nhớ.

Lắng nghe

--- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 48. NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG I. MỤC TIÊU

1. KT: Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp.

2. KN: Làm tốt được các bài tập.

3. Thái độ: GD hs biết sử dụng đúng các cặp từ hô ứng.

II. ĐỒ DÙNG DH : 1 vài tờ phiếu khổ to viết các câu ghép ở BT1, các câu cần điền cặp từ hô ứng ở BT2.

III. CÁC HĐ DH

(19)

HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Gọi 2HS làm lại bài tập 3, 4 của tiết luyện từ và câu: MRVT: Trật tự - An ninh.

2. Dạy bài mới

* HD học sinh làm bài tập Bài 1 (10p) Gọi HS đọc y/c

- Gọi HS đọc y/c của BT1, cho hs làm bài cá nhân - các em gạch 1 gạch chéo phân cách 2 vế câu, gạch 1 gạch dưới cặp từ hô ứng nối 2 vế câu.

- GV dán bảng 2 tờ phiếu, gọi 2HS lên bảng làm bài, trình bày kết quả.

- Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2 (15p) Gọi HS đọc y/c

- Cách thực hiện tương tự ở BT1.

GV lưu ý HS: có một vài phương án điền các cặp từ hô ứng thích hợp vào chỗ trống ở một số câu.

- GV mời 3, 4 HS lên bảng làm bài tập trên phiếu.

- GV và cả lớp nh.xét, chốt lại lời giải đúng, tính điểm cao hơn với những HS có nhiều phương án điền từ.

3. Củng cố- Dặn dò (5p)

- Gọi 2-3 hs đặt câu với các cặp từ hô ứng đã học.

- Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.

- 2 HS lên bảng làm.

- Cả lớp nhận xét.

Bài 1 Trong những câu ghép dưới đây, các vế câu được nối với nhau bằng những từ nào?

- HS đọc y/c của BT1, làm bài cá nhân - các em gạch 1 gạch chéo phân cách 2 vế câu, gạch 1 gạch dưới cặp từ hô ứng nối 2 vế câu.

a) Ngày chưa tắt hẳn,/ trăng đó lên rồi.

b) Chiếc xe ngựa vừa đậu lại,/ tôi đã nghe tiếng ông vọng ra.

c) Trời càng nắng gắt,/ hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.

- Cả lớp nh.xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài 2. Tìm các cặp từ hô ứng thích hợp với mỗi chỗ trống:

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài tập.

a) Mưa càng to, gió càng mạnh.

b) Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.

Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.

Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.

c) Thuỷ Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh cũng làm núi cao lên bấy nhiêu.

- HS thực hiện.

--- BUỔI CHIỀU

KHOA HỌC

Tiết 48. AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU. Sau bài học HS biết :

- Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật; tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà.

- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp cũng như ý thức về việc tiết kiệm điện.

* GDHS sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả.

(20)

II. CÁC KNSCB

- Kỹ năng ứng phó, xử lý tình huống đặt ra (khi có người bị điện giật/khi dây điện đứt…- Kỹ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng điện (tiết kiệm, tránh lãng phí) III. ĐỒ DÙNG DH

- Chuẩn bị theo nhóm : Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin: đèn pin, đồng hồ, đồ chơi … pin - Hình và thông tin trong SGK trang 98, 99.

IV. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC (5p) Gọi 2HS trả lời câu hỏi:

HS1: + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ? Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.

HS2: + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ? Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua.

2. Dạy bài mới

*Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.

HĐ1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật (6p)

- Cho HS làm việc theo nhóm : Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp để phòng điện giật

- LH thực tế: Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác ?

- GV chốt lại, KL.

HĐ 2: Thực hành (10p)

- Cho HS thực hành theo nhóm : Đọc thông tin trong SGK trang 99 và trả lời câu hỏi:

- Điều gì có thể xảy ra nếu nếu sử dụng nguồn điện 12V cho dụng cụ điện có số vôn qui định là 6V?

- Nêu vai trò của cầu chì, của công tơ điện ?

- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện có ghi số vôn.

- GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu giao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu giao khác. Tuyệt đối không được thay dây

- 2hs trả lời

- Hs thực hiện theo nhóm 4 - Đại diện nhóm trả lời:

+ Cầm phích cắm điện bị ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị điện giật .

+ Nghịch ổ lấy điện hoặc dây điện, như cắm các vật vào ổ điện cũng có thể bị điện giật ….

- Các biện pháp để phòng điện giật:

+Tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc các bộ phận kim loại nghi là có điện. không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ lấy điện.

+ Khi phát hiện thấy dây điện bị đứt hoặc bị hở, cần tránh xa và báo cho người lớn biết.

+ Khi nhìn thấy người bị điện giật phải lập tức cắt nguồn điện bằng mọi cách như cắt cầu giao, cầu chì hoặc dùng vật khô không dẫn điện như gậy gỗ, gậy tre, que nhựa, … gạt dây điện ra khỏi người bị nạn.

- HS thực hành theo nhóm : Đọc thông tin trong SGK trang 99 và trả lời câu hỏi:

- Nếu sử dụng nguồn điện 12Vcho dụng cụ điện có số vôn qui định là 6V thì có thể làm hỏng dụng cụ đó.

+ Cầu chì dùng để đóng và mở điện.

+ Công tơ điện dùng để đo số điện đó dựng (đã tiêu thụ)

- HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị

(21)

chì bằng dây sắt hay dây đồng.

HĐ 3: TL về việc tiết kiệm điện: (8p) - Cho HS thảo luận theo cặp các câu hỏi:

+ Tại sao ta phải sử dụng tiết kiệm điện ?

+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện?

- Gọi HS nối tiếp nhau trình bày kết quả thảo luận. Gọi các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Gọi HS trả lời :

+ Bạn có thể làm gì để tránh lãng phí điện ?

3. Củng cố - Dặn dò (5p) - 2HS đọc lại mục Bạn cần biết.

- Giáo dục hs luôn có ý thức tiết kiệm điện, nước.

- Về nhà học bài và áp dụng bài học vào thực tế, chuẩn bị bài : Vật chất và năng lượng.

điện có ghi số vôn, quan sát cầu chì.

- HS thảo luận theo cặp các câu hỏi:

+ Vì năng lượng điện có hạn, nếu dùng quá tải sẽ không đủ.

+ Không dùng điện bừa bãi + Tắt đèn khi không sử dụng nữa.

+ Tắt quạt khi không sử dụng nữa….

- HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà và nêu:

+ Chỉ sử dụng điện khi cần thiết, ra khỏi phòng nhớ tắt đèn, quạt, ti vi,… Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là quần áo - vì những việc này dùng nhiều năng lượng điện.

Lắng nghe

--- NS: 01/3/2018

NG: Thứ sáu ngày 09 tháng 3 năm 2018 TOÁN

Tiết 120. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. KT : Củng cố lại cách tính diện tích và thể tích của HHCN và HLP.

2. KN : Rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích của HHCN và HLP.

3. TĐ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bảng phụ III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Gọi HS nêu cách tính S, V của HHCN và HLP.

2. Dạy bài mới

* Giới thiệu bài - Ghi đầu bài. (1p)

*HD làm bài luyện tập:

Bài 1: (10p) Gọi HS nêu y/cầu bài.

- Gợi ý, hỏi:

- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?

2 HS nêu

Bài 1. HS nêu y/c bài và q.sát hình vẽ sgk.

- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.

Bài giải

(22)

- Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS lờn bảng làm bài

- Nhận xét chốt lại kết quả đúng và ghi điểm.

Bài 2: (15p) Gọi HS nêu y/cầu bài.

- Gợi ý, hỏi:

+ Muốn tính S, V của HLP ta làm thế nào ?

- Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài

- Nh.xét chốt lại kết quả đúng và ghi điểm.

3. Củng cố - Dặn dò (3’)

- Muốn tính S, V của HHCN và HLP ta làm thế nào ?

- Về nhà làm trong VBT toán.

- Chuẩn bị bài sau.

1m = 10dm; 50cm = 5 dm; 60cm = 6dm.

a) S xung quanh của bể kính là:

(10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm2) Diện tích đáy của bể kính là:

10 x 5 = 50(dm2)

Diện tích kính dùng làm bể cá là:

180 + 50= 230 (dm2) b) Thể tích trong lòng bể kính là:

10 x 5 x 6 = 300 (dm3) c) Thể tích nước có trong bể kính là:

300 : 4 x 3 = 225 (dm3)

Đáp số: a) 230dm2; b) 300dm3 ; c) 225dm3 Bài 2: HS nêu y/cầu bài.

- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.

Bài giải

a) Diện tích xung quanh của HLP là:

1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)

b) Diện tích toàn phần của HLP là:

1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2) c) Thể tích của HLP là:

1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375(m3) Đáp số: a) 9m2 ; b) 13,5m2; c) 3,375m3

2 Hs nêu

--- TẬP LÀM VĂN

Tiết 48. ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng: Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật - trình bày mạch lạc, rõ ràng, tự nhiên, tự tin.

2. Kiến thức: Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.

3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.

*GDHS quyền được có kỉ niệm riêng tư.

II. ĐỒ DÙNG DH: Ảnh chụp một số vật dụng - 3 bảng phụ cho 3 HS lập dàn ý.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. KT bài cũ (5’)

- Mời HS đọc đoạn văn tả hình dáng, công dụng của một đồ vật gần gũi.

- HS đọc.

(23)

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới: 30’

* Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.

* Hướng dẫn học sinh luyện tập:

Bài tập 1: (12p) a) Chọn đề bài:

- Mời 1 Hs đọc 5 đề bài trong SGK.

- GV gợi ý: Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho, 1 đề phù hợp với mình.

Có thể chọn tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2 (hoặc chiếc đồng hồ báo thức); có thể chọn tả đồ vật trong nhà em yêu thích (cái ti vi, bếp ga, giá sách, lọ hoa, bàn học…); một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em, …

b) Lập dàn ý:

- Mời 1 Hs đọc gợi ý 1 trong SGK.

- Mời Hs nói đề bài mình chọn.

- YC Hs dựa vào gợi ý 1 viết dàn ý ra giấy nháp. GV phát bảng phụ cho 3 Hs làm.

- YC Hs làm bảng phụ dán lên bảng lớp. GV cùng Hs nh.xét, hoàn chỉnh dàn ý.

- YC Hs tự sửa bài, Gv nhắc: 3 dàn ý trên là của 3 bạn, các em cần sửa theo ý của riêng mình, không bắt chước.

- Mời vài Hs đọc dàn ý của mình.

Bài tập 2: (15p) Mời Hs đọc y/cầu bài và gợi ý 2.

- YC Hs dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình.

- Gv nh.xét về cách chọn đồ vật để tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày.

- YC cả lớp chọn người trình bày hay nhất. Vd có cách trình bày thành câu hoàn chỉnh.

Bài tập 1: Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây:

a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.

b) Cái đồng hồ báo thức.

c) Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.

d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đó có dịp quan sát.

- Hs đọc gợi ý 1 trong SGK.

- Hs nói đề bài mình chọn.

- Vài Hs đọc.

Bài tập 2. Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập:

- HS tập nói trong nhóm.

- Đại diện nhóm nói trước lớp theo dàn ý đã lập - Cả lớp cùng GV nhận xét, chọn người trình bày hay nhất.

Ví dụ:

a) Mở bài:

- Em tả cái đồng hồ báo thức ba tặng em nhân ngày sinh nhật.

b) Thân bài:

- Chiếc đồng hồ rất xinh. Vỏ nhựa màu đỏ tươi, chiếc vòng nhỏ để cầm màu vàng.

- Đồng hồ có 3 kim, kim giờ to màu đỏ, kim phút gầy màu xanh, kim giây mảnh, dài màu tím.

- Một góc nhỏ trong mặt đồng hồ gắn hình một chú gấu bé xíu, rất ngộ.

- Đồng hồ chạy bằng pin, các nút điều chỉnh phía sau rất dễ sử dụng.

(24)

3. Củng cố - Dặn dò (5’)

- Gọi hs có dàn ý hay đọc cho cả lớp nghe.

- Dặn học sinh hoàn chỉnh dàn ý để giờ sau kiểm tra.

- Tiếng chạy của đồng hồ rất êm, khi báo thức thì giòn giã, vui tai. Đồng hồ giúp em không bao giờ đi học muộn.

c) Kết bài:

- Em rất thích chiếc đồng hồ này và cảm thấy không thể thiếu người bạn luôn nhắc nhở em không bỏ phí thời gian…

--- SINH HOẠT LỚP

TUẦN 24 – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 25 1. Nhận xét tuần 24

* Ưu điểm:

...

...

...

...

*Tồn tại: ……….……...……….………...

*Tuyên dương: ………..……….………

*Nhắc nhở: .……….……….………..………

2. Phương hướng tuần 25

...

...

...

...

…...

...

=====================================================================

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ, … của nhân vật).. + Nghệ

- Chỉ ra được đặc điểm, tính cách nhân vật qua bằng chứng cụ thể về ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật được miêu tả trong tác phẩm.. - Nêu được

Kiến thức: Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn (ND Ghi nhớ).. Thái độ: HS

- Viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách.. Yêu cầu

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó

In trên nền là hình những bông hoa màu vàng, đỏ rất đẹp, bút nét thanh nét đậm giúp cho việc luyện chữ đẹp của em trong các tiết luyện viết, chính tả, giúp bài viết

- Chiếc khăn đã ghi dấu ấn một chặng đường đấu tranh của dân tộc, nó là kỉ vật thiêng liêng mà viện bảo tàng đang cất giữ. - Em thầm biết ơn mẹ và biết ơn các chiến sĩ

+ Bìa làm bằng giấy cứng, láng, in hình các bạn đội viên các dân tộc khác nhau với chiếc khăn quàng đỏ thắm và bộ đồng phục học sinh đang ngồi cùng nhau tìm hiểu