• Không có kết quả nào được tìm thấy

Xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của công dân: giết người, đe dọa giết người, làm chết người

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của công dân: giết người, đe dọa giết người, làm chết người"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN A. LÝ THUYẾT

1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân * Khái niệm:

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là, không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

* Từ khóa: bắt, giam, giữ người trái pháp luật.

2. Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân

* Khái niệm:

Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.

* Từ khóa:

- Xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của công dân: giết người, đe dọa giết người, làm chết người;

đánh người gây thương tích, làm tổn hại sức khỏe.

- Xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân: nói xấu, bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, xúc phạm người khác,…

3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

* Khái niệm:

Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở chỗ người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

* Từ khóa: tự ý vào nhà người khác; khám xét chỗ ở của công dân không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

* Khái niệm:

Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

5. Quyền tự do ngôn luận *Khái niệm:

Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm ý kiến của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.

* Nội dung quyền tự do ngôn luận của công dân:

Quyền tự do ngôn luận của CD được thực hiện bằng các hình thức khác nhau và ở phạm vi khác nhau:

- CD có thể trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.

- CD có thể viết bài gửi đăng báo để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và PL của Nhà nước; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.

- CD có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở hoặc CD có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.

B. LUYỆN TẬP

Câu 1. Hành vi nào sau đây là xâm phạm đến danh dự của người khác?

A. Tung tin bạn trong lớp được điểm cao là do giở sách trong giờ kiểm tra.

B. Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người.

C. Gây sự đánh nhau gây thương tích.

D. Cố ý làm chết người.

Câu 2. Hành vi nào dưới đây xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác?

A. Tự tiện bắt người.

B. Tự tiện giam giữ người.

(2)

C. Đánh người gây thương tích.

D. Chửi mắng người khác.

Câu 3. Hành vi nào vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm?

A. Đi xe máy, gây tai nạn cho người khác.

B. Công an bắt giam nguời vì nghi là lấy trộm xe máy.

C. Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người.

D. Đe dọa giết người, làm chết người.

Câu 4. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được thể hiện qua việc làm nào sau đây?

A. Đánh người gây thương tích.

B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật.

C. Khám xét nhà khi không có lệnh.

D. Tự tiện bóc mở thư tín, điện tín của người khác.

Câu 5. Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang thực hiện hành vi nào sau đây ?

A. Điều tra vụ án.

B. Theo dõi nghi phạm.

C. Cướp giật tài sản.

D. Thu thập vật chứng.

Câu 6. Công dân vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi thực hiện hành vi nào sau đây ?

A. Tự ý tiêu hủy thư tín của người khác.

B. Chia sẻ thông tin kinh tế toàn cầu.

C. Công khai hộp thư điện tử của bản thân.

D. Đề xuất ứng dụng dịch vụ truyền thông.

Câu 7. Người làm nhiệm vụ chuyển phát thư tín, điện tín vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi

A. quảng cáo dịch vụ viễn thông.

B. sử dụng hình thức chuyển phát nhanh.

C. lưu giữ biên lai nhận bưu phẩm.

D. tự ý bóc mở thư tín của khách hàng.

Câu 8. Ông C là giám đốc, ông D là phó giám đốc, chị P và anh A là nhân viên, anh M là bảo vệ cùng làm việc tại công ty X. Trong một cuộc họp, chị P nêu ý kiến trái chiều nên đã bị ông C yêu cầu dừng phát biểu. Mặc dù vậy, chị P vẫn kiên quyết trình bày quan điểm của mình. Thấy vậy, ông D ép chị P dừng lời và chỉ đạo anh M đuổi chị ra ngoài. Có mặt tỏng cuộc họp, anh A đã dùng điện thoại quay lại toàn bộ sự việc và chia sẻ với nhiều người. Những ai sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Ông D, ông C và anh M.

B. Ông C và ông D.

C. Ông D, anh A và anh M.

D. Ông D và anh M.

Câu 9. Nghi ngờ cháu B lấy trộm đồ chơi tại siêu thị X, nơi mình làm quản lí, nên ông A đã chỉ đạo nhân viên bảo vệ là anh M bắt giữ cháu. Sau một ngày tìm kiếm, bố cháu B là ông D phát hiện con bị bỏ đói tại nhà kho của siêu thị X nên đã đến tìm gặp và hành hung làm cho anh M bị đa chấn thương.

Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Ông A và ông D.

B. Ông A và anh M.

C. Anh M và ông D.

D. Ông A, anh M và ông D.

Câu 10. Người làm nhiệm vụ chuyển phát thư tín, điện tín vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi

A. thay đổi phương tiện vận chuyển.

(3)

B. tự ý thay đổi nội dung điện tín của khách hàng.

C. niêm yết công khai giá cước viễn thông.

D. Kiểm tra chất lượng đường truyền.

Câu 11. Công dân vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Công khai lịch trình chuyển phát.

B. Vận chuyển bưu phẩm đường dài.

C. Tự ý thu giữ thư tín của người khác.

D. Thông báo giá cước dịch vụ viễn thông.

Câu 12. Bà A là giám đốc, bà T là phó giám đốc, ông M và chị H là nhân viên, anh B là bảo vệ cùng làm việc tại công ty X. Trong một cuộc họp, ông M nêu ý kiến trái chiều nên đã bị bà A yêu cầu dừng phát biểu. Mặc dù vậy, ông M vẫn kiên quyết trình bày quan điểm của mình. Thấy vậy, bà T ép ông M dừng lời và chỉ đạo anh B đuổi ông ra ngoai. Có mặt trong cuộc họp, chị H đã dùng điện thoại quay lại toàn bộ sự việc và chia sẻ với nhiều người. Những ai sau đây đã vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Bà A và chị H.

B. Bà T, bà A và anh B.

C. Bà T, chị H và anh B.

D. Bà A và bà T.

Câu 13. Nghi ngờ em Q lấy trộm mỹ phẩm trong cửa hàng của mình, chị C đã bắt em Q đứng im một chỗ trong suốt 5 tiếng và dán giấy có nội dung: “Tôi là kẻ lấy trộm” lên người Q. Cô T là nhân viên cửa hàng đã mượn điện thoại của anh A để quay clip làm bằng chứng. Sau đó cô T tự đưa clip đó lên facebook. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân?

A. Chị C và anh A.

B. Cô T và chị C.

C. Chị C và em Q.

D. Cô T, chị C và em Q.

Câu 14. Nghi ngờ X là người lấy cắp xe máy của ông A, công an xã đã bắt và giam X tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã. Việc làm của công an xã đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Tự do đi lại.

C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

D. Tự tiện bắt giam giữ người.

Câu 15. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi thực hiện hành vi nào sau đây ?

A. Đầu độc tù nhân.

B. Giam giữ nhân chứng.

C. Truy tìm tội phạm.

D. Theo dõi bị can.

- HẾT-

(4)

ĐÁP ÁN: 1A; 2C; 3C; 4B; 5C; 6A;7D; 8B; 9B; 10B; 11C; 12D; 13B; 14C; 15B.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giúp HS nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh

Mục tiêu: Hiểu đc câu chuyện 1 bài học nắm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân

2.2 Nội dung: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của

- Giúp HS nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh

- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

b/ Coâng daân coù quyeàn baát khaû xaâm phaïm veà choã ôû : b/ Coâng daân coù quyeàn baát khaû xaâm phaïm veà choã ôû : - Ñöôïc caùc cô quan nhaø nöôùc vaø moïi

Công dân có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự.. và nhân

Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh về: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm