• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:22/3/2019 Tiết: 28 Ngày giảng:27/3/2019

Bài 16:

QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Giúp HS nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

2. Kỹ năng:

- Biết xử lý các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

3. Thái độ:

- Có thái độ tôn trọng sức khỏe tính mạng danh dự nhân phẩm của người khác.

4. Năng lực:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tự quản lí.

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Dành cho HS khuyết tật:

- HS hiểu mình có quyền được người khác tôn trọng sức khỏe, tính mạng, danh dự

và nhân phẩm . II. CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Giáo án, SGK, SGV.

2.Chuẩn bị của trò:

- Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

– Quy nạp, thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học:

– Sd kĩ thuật động não, xử lí tình huống.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định lớp:

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới:

(2)

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

- Mục đích: HS nắm được ý nghĩa của việc học tập.

- Thời gian: 03 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính GV: Đưa ra tình huống

Trên đường đi học về em bị các anh HS lớp 9 bắt nạt và đánh lúc đó em sẽ làm gì?

GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.

HS: Trả lời cá nhân.

- Báo với người lớn ở gần đó - Báo với các thầy cô giáo...

- Báo với bố mẹ, công an....

Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện đọc

- Mục đích: HS đọc truyện, nắm được nội dung truyện “Một bài học”

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính GV: Gọi HS đọc truyện

HS: Đọc

GV: Đặt câu hỏi và chia làm ba nhóm lớn thảo luận

HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời.

N1: Theo em vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở? Hành vi đó có cố ý không?

N2: Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?

N3: Theo em đối với mỗi người cái gì là đáng quý nhất? Nếu bị xâm hại về thân thể em sẽ làm gì?

GV: Nhận xét bổ sung và đặt câu hỏi

? Qua truyện đọc trên em rút ra được bài học gì cho bản thân?

GV: Kết luận

I. TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC:

1. Truyện đọc:

- “Một bài học”

2. Nhận xét:

- Bởi vì: Ông tìm cách cứu lúa là dùng cách chăng dây điện xung quanh thửa ruộng để làm bẫy chuột. Hành vi đó gây ra cái chết cho ông Nở là bị điện giật không phải là do cố ý mà chỉ là để bẫy chuột.

- Chứng tỏ: Pháp luật rất nghiêm minh và con người được pháp luật bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm.

- Cái quý nhất của con người là tính mạng, danh dự. Nếu bị xâm hại cần phải phê phán tố cáo việc làm sai trái đó lên cơ quan công an để giải quyết.

- Bài học:

Đối với mỗi con người thì tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất. Mọi việc làm xâm phạm đến thân thể, tính mạng của

(3)

người khác đều là phạm tội và đều bị xử phạt nghiêm khắc.

Hoạt động 3: Nội dung bài học

- Mục đích: HS nắm được quyền và nghĩa vụ của công dân nói chung và HS nói riêng.

- Thời gian: 15 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, đặt câu hỏi

? Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể như thế nào?

Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm?

GV: Nhận xét, bổ sung và đưa ra Điều 93 – Bộ luật hình sự :” Tội giết người bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm,tù chung thân hoặc tử hình..”. trên máy chiếu.

GV: Yêu cầu HS cho một số ví dụ về việc VP quyền được PL ...tính mạng thân thể...của công dân mà em biết?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Cho HS xem video vụ bạo hành bé Như ý, một số hình ảnh trẻ em bị xâm hại..

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

-> Là quyền cơ bản của công dân, quyền đó gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất đáng quý nhất của con người.

* Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể:

- Không ai được xâm phạm thân thể của người khác.

- Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.

*Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm:

- Nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể , sức khỏe danh dự nhân phẩm của người khác.

Hoạt động 4 : Bài tập

- Mục đích: Củng cố kiến thức về quyền và nghĩa vụ học tập qua các bài tập - Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình,thảo luận nhóm...

- Thời gian: 12 phút

- Phương tiện, tư liệu: SGK,VBT

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính GV: Đưa ra hai bài tập tình huống trên

máy chiếu

III. BÀI TẬP:

(4)

Tình huống 1: An đánh Nam, Nam nhỏ hơn không đánh được An.Nam đón đường bắt em của An. Em hãy nhận xét hành vi của An, Nam?

Tình huống 2: Anh B đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người nhưng đã bỏ chạy,trốn tránh pháp luật. Nhận xét hành vi của anh B?

HS: Thảo luận theo cặp GV: Nhận xét cho điểm

GV: Đưa ra BT trên máy chiếu

Sơn và Thuỷ là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau.Một hôm,Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua.Tìm mãi không thấy,Sơn đổ tội cho Thuỷ lấy cắp.Thuỷ và Sơn to tiếng,tức quá Thuỷ đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi”.

Tổ1:Nhận xét cách ứng xử của hai bạn?

Tổ 2:Nếu là một trong hai bạn,em sẽ xử sự như thế nào?

Tổ 3:Nếu là bạn cùng lớp của Sơn và Thuỷ thì em sẽ làm gì?

Tổ 4:Hậu quả mà hai bạn phải gánh chịu là gì?

HS: Thảo luận theo tổ

GV: Nhận xét, kết luận toàn bài

*Dành cho HS khuyết tật:

?Qua bài học này em thấy mình có quyền gì sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm .

-Em được người khác tôn trọng sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm .

- Đáp án:

+ An đánh Nam là sai đã vi phạm thân thể bạn Nam là VPPL.

+ Nam đánh em của An cũng sai vi phạm quyền được PL...tính mạng, thân thể....VPPL.

- Anh B đã VP luật ATGT: Không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ.

- Anh B VPPL gây ra tai nạn chết người, bỏ trốn.

- Đáp án:

Tổ1:Nhận xét cách ứng xử của hai bạn - Sơn sai: Vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Thủy ăn trộm.Như vậy là Sơn đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của Thủy.

- Thủy sai: Vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu mũi.Như vậy,Thủy đã xâm hại bất hợp pháp đến thân thể Sơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của Sơn.

Tổ 2: Bình tĩnh báo lại sự việc với GVCN để giải quyết

Tổ 3: Can ngăn 2 bạn hoặc đi báo với GVCN.

Tổ 4: 2 bạn sẽ bị đưa lên phòng Hội đồng kỷ luật.

4.Củng cố:

- Mục đích: Củng cố lại nội dung bài học.

- Thời gian: 05 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa, máy chiếu.

(5)

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính GV: Cho HS đọc trên máy

chiếu :Điều 104 – Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.” Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11%

đến 30%... thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 6 tháng đến 3 năm.

-Phạm tội gây thương tích,gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người... thì bị phạt tù 5 năm đến 15 năm.

-Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác,t hì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.”

- HS đọc trên máy chiếu :

5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

-Học nội dung bài học, làm các bài tập SGK

-Tìm hiểu ý nghĩa của các quyền đó đối với công dân

-Sưu tầm các bài báo nói về xâm phạm tính mạng, thân thể , danh dự…

-Chuẩn bị tiết sau luyện tập./.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

…………

Duyệt, ngày 25 tháng 3 năm 2019 Tổ phó

Ngô Thị Thùy Linh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giúp HS nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh

Mục tiêu: Giúp học sinh biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự,

Mục tiêu: Hiểu đc câu chuyện 1 bài học nắm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

b/ Coâng daân coù quyeàn baát khaû xaâm phaïm veà choã ôû : b/ Coâng daân coù quyeàn baát khaû xaâm phaïm veà choã ôû : - Ñöôïc caùc cô quan nhaø nöôùc vaø moïi

Công dân có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự.. và nhân

-Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.. - Gặp tình huống

Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh về: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm