• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 23 BÀI 23: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh trình bày được khái niệm đột biến cấu trúc NST.

- Kể được các dạng đột biến cấu trúc NST.

- Hiểu được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST.

2. Năng lực Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học: Ngoài đột biến gen ta còn gặp đột biến cấu trúc NST. Vậy đột biến cấu trúc NST là gì?

Về bản chất, đột biến cấu trúc NST giống và khác đột biến gen như thế nào? Đột biến cấu trúc NST có vai trò gì đối với sinh vật và đời sống con người.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

(2)

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu Đột biến cấu trúc NST a) Mục tiêu: biết được đột biến cấu trúc NST

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát H 22 và hoàn thành phiếu học tập.

? Đột biến cấu trúc NST là gì? gồm những dạng nào?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

I. Đột biến cấu trúc NST là gì ?

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST.

- Đột biến cấu trúc NST bao gồm các dạng sau:

+ Mất đoạn: (H22a) bị mất đoạn H.

+ Lặp đoạn : (H22b) bị lặp đoạn BC.

+ Đảo đoạn: (H22c) bị đảo đoạn BCD thành đoạn DCB.

Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST

STT NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột biến

a Gồm các đoạn ABCDEFGH

Mất đoạn H Mất đoạn

b Gồm các đoạn ABCDEFGH

Lặp lại đoạn BC Lặp đoạn

c Gồm các đoạn ABCDEFGH

Trình tự đoạn BCD đảo lại thành DCB

Đảo đoạn Nhiệm vụ 2:

Tìm hiểu Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST a) Mục tiêu: biết được nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

(3)

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST?

? Tìm hiểu VD 1, 2 trong SGK và cho biết có dạng đột biến nào? có lợi hay có hại?

? Hãy cho biết tính chất (lợi, hại) của đột biến cấu trúc NST?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức: một số dạng đột biến có lợi (mất đoạn nhỏ, đảo đoạn gây ra sự đa dạng trong loài), với tiến hoá chúng tham gia cách li giữa các loài, trong chọn giống người ta làm mất đoạn để loại bỏ gen xấu ra khỏi NST và chuyển gen mong muốn của loài này sang loài khác.

II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST

1. Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST:

Là do các tác nhân vật lí và hoá học(từ ngoại cảnh) làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.

2. Vai trò của ĐB cấu trúc NST:

- Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân SV.

- Một số đột biến có lợi, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa .

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1: Đột biến NST là loại biến dị:

A. Xảy ra trên NST trong nhân tế bào B. Làm thay đổi cấu trúc NST

C. Làm thay đổi số lượng của NST D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Đột biến làm biến đổi cấu trúc của NST được gọi là:

A. Đột biến gen

B. Đột biến cấu trúc NST C. Đột biến số lượng NST D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Các dạng đột biến cấu trúc của NST được gọi là:

A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn

(4)

B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn

Câu 4: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc của NST là:

A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào

B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh C. Hiện tượng tự nhân đôI của NST

D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào Câu 5: Nguyên nhân tạo ra đột biến cấu trúc NST là:

A. Các tác nhân vật lí của ngoại cảnh B. Các tác nhân hoá học của ngoại cảnh

C. Các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh

D. Hoạt động co xoắn và tháo xoắn của NST trong phân bào

Câu 6: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:

A. Phá vỡ cấu trúc NST

B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST C. NST gia tăng số lượng trong tế bào D. Cả A và B đều đúng

Câu 7: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người:

A. Mất đoạn đầu trên NST số 21 B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23 C. Đảo đoạn trên NST giới tính X

D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23

Câu 8: Dạng đột biến dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là:

A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thuỷ phân tinh bột.

B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan.

C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt.

D. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập:

(5)

1/ Nêu khái niệm ĐB cấu trúc NST ? ĐB cấu trúc NST gồm những dạng nào?

(MĐ1)

2/ So sánh đột biến cấu trúc NST với đột biến gen? (MĐ2)

3/ Tại sao nói đột biến cấu trúc NTS thường gây hại cho sinh vật? (MĐ3 4/ Tìm hiểu thực tế về đột biến và một số ứng dụng có lợi?

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.

- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi, trả lời các câu hỏi SGK. Đọc $ em có biết.

- Đọc và soạn bài 24 “Đột biến số lượng NST”.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

(6)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 24:

BÀI 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (TIẾP) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS trình bày được những biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST.

- Cơ chế hình thành thể ba nhiễm (2n+1)và thể một nhiễm (2n-1).

- Hiểu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.

2. Năng lực Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học:

- Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu 1 số dạng đột biến cấu trúc NST và mô tả từng dạng đột biến đó?

- Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người, sinh vật?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

(7)

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Chúng ta đã học đột biến cấu trúc NST, hôm nay c/ta sẽ nghiên cứu một loại đột biến của NST, đó là đột biến số lượng NST  tìm những đặc điểm giống và khác nhau giữa chúng .

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu Khái niệm đột biến số lượng NST, Thể dị bội.

a) Mục tiêu: biết được khái niệm đột biến số lượng NST, thể dị bội.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Các nhóm nghiên cứu và H 23.1 trả lời câu hỏi:

- Đột biến số lượng NST thể là gì?

- GV kiểm tra kiến thức cũ của HS về:

- Thế nào là cặp NST tương đồng?

- Bộ NST lưỡng bội, đơn bội?

- Qua hình trên, hãy cho biết ở người, cặp NST thứ mấy đã bị thay đổi và thay đổi như thế nào so với các cặp NST khác?

- Cho HS quan sát H 23.1 và nghiên cứu mục I để trả lời câu hỏi:

Ở chi cà độc dược, cặp NST nào bị thay đổi và thay đổi như thế nào?

- Từ các VD trên, xây dựng cho HS khái niệm:

- Thế nào là thể dị bội? Các dạng dị bội thể?

- Hậu quả của hiện tượng thể dị bội?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác

*Khái niệm đột biến số lượng NST :

Đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng NST xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST

- Gồm: Thể dị bội, thể đa bội I. Thể dị bội.

- Thể dị bội: là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

Gồm:

+ Thể một nhiễm (2n-1): Mất 1 NST ở 1 cặp NST nào đó + Thể ba nhiễm (2n+1) Thêm 1 NST ở 1 cặp NST nào đó.

- Thể không nhiễm:

(2n-2). Mất 1 cặp NST nào đó trong tế bào.

(8)

hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sự phát sinh thể dị bội a) Mục tiêu: biết được sự phát sinh thể dị bội

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS quan sát H 23.2

- Sự phân li NST trong quá trình giảm phân ở 2 trường hợp trên có gì khác nhau?

- Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử có số lượng như thế nào?

- GV treo H 23.2 yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội.

- trình bày cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm ntn?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức: ở người nếu xuất hiện hợp tử có cặp NST giới tính là OX thì gây bệnh Tớcnơ; nếu xuất hiện hợp tử XXY thì gây bệnh Claiphentơ. Cặp NST số 21 là 3 NST  Bệnh đao.

II. Sự phát sinh thể dị bội - Trong quá trình giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân li tạo thành 1 giao tử mang 2NST và 1 giao tử không mang NST nào của cặp.

Trong thụ tinh các giao tử (không bình thường) này sẽ kết hợp với các giao tử bình thường sẽ tạo ra thể dị bội (2n+1) và (2n -1)

- Hậu quả: gây biến đổi hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh NST.

Ví dụ: Trong quá trình giảm phân, do không phân li của cặp NST 21 (ở người) do đó sinh ra 2 loại giao tử (loại có 2 NST 21, loại không có NST 21).

Trong quá trình thụ tinh sẽ xuất hiện hợp tử có 3 NST 21 gây ra bệnh đao.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu hiện tượng đa bội thể a) Mục tiêu: biết được hiện tượng đa bội thể.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện:

(9)

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Thế nào là thể lưỡng bội?

-Thể đa bội là gì?

- Yêu cầu HS quan sát H 24.1; 24.2; 24.3, thảo luận và trả lời các câu hỏi:

- Sự tương quan giữa số lượng và kích thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây nói trên như thế nào?

- Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào?

- Nguyên nhân nào làm cho thể đa bội có các đặc điểm trên?

- Có thể khai thác những

đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng?

- Vì sao cây đa bội thể thường có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản lớn hơn mức bình thường ?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

III. Hiện tượng đa bội thể - Khái niệm:Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST là bội số của n (lớn hơn 2n):

Ví dụ 3n, 4n, 5n....

- Nguyên nhân: Tế bào đa bội có số lượng NST tăng lên gấp bội  số lượng ADN cũng tăng tương ứng vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn.

- Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở thực vật đã được ứng dụng hiệu quả trong chọn giống cây trồng.

+ Tăng kích thước thân cành để tăng sản lượng gỗ (dương liễu...)

+ Tăng kích thước thân, lá, củ để tăng sản lượng rau, hoa màu.

+ Tạo giống có năng suất cao, chống chịu tốt với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Câu 1: Đột biến số lượng NST bao gồm:

A. Lặp đoạn và đảo đoạn NST

B. Đột biến dị bội và chuyển đoạn NST

(10)

C. Đột biến đa bội và mất đoạn NST

D. Đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST

Câu 2: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là:

A. Đột biến đa bội thể B. Đột biến dị bội thể C. Đột biến cấu trúc NST D. Đột biến mất đoạn NST

âu 3: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng:

A. 16 B. 21 C. 28 D.35

Câu 4: Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng:

A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó

Câu 5: Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có:

A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc B. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc

D. Có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc Câu 6: Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ có thể 3 nhiễm?

A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2

Câu 7: Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là:

A. 47 chiếc NST B. 47 cặp NST C. 45 chiếc NST D. 45 cặp NST

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

(11)

GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập:

1/ Nêu khái niệm thể dị bội? Các dạng dị bội thể? (MĐ1)

2/ Viết sơ đồ minh họa cơ chế hình thành thể (2n + 1) và (2n - 1)? (MĐ2) 3/ Nêu hậu quả của đột biến dị bội? Lấy ví dụ ở người? (MĐ3)

4/ Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu nào?

Có thể ứng dụng những đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào?

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học để hệ thống lại kiến thức.

- Học bài theo nội dung SGK. Đọc thêm phần IV: Sự hình thành thể đa bội - Đọc và soạn bài 26: “ Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến”

IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là một

-GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: Thảo luận, trả lời các câu hỏi sau và ghi chép vào vở bài tập?. Căn cứ vào đặc

GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập: So

GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập:a. -

(Người tứ xứ đổ về xem hội rất đông vì ai cũng muốn biết ông Cản Ngũ trông như thế nào, vật tài như thế nào.). b) Lúc đầu keo vật trông chùng chán ngắt vì Quắm

Bài 2: Trong bài thơ Anh Đom Đóm (đã học trong học kì I), còn những con vật nào nữa được gọi và tả như người (nhân hoá)?. Tên các con vật Các con

c, Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học.Em yêu cầu(đề nghị) bạn giữ trật tự để nghe cô giáo giảng

Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi : “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ?”.. Để tìm điều bí mật