• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 19

Thời gian xây dựng kế hoạch: 07/01/2022 Thời gian thực hiện: 10/01/2022

Lớp: 2D Buổi chiều:

Toán:

BẢNG CHIA 2 ( T2 ) I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

- Tìm được kết qủa các phép tính trong bảng chia 2. Lập được bảng chia 2.

- Vận dụng bảng chia 2 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễ- Thông qua việc thực hành kiểm tra kết quả các phép tính bằng cách sử dụng phép chia trong bảng chia 2, HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

-Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop, màn hình máy chiếu, clip, slide minh họa,...

2. HS: SGK, vở ô li, VBT, nháp,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động ( 5p)

Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi, hào hứng trước khi vào bài học mới.

Ôn tập và khởi động

- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài hát:

Em hoc toán

- GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 2.

- Hết thời gian thảo luận, yêu cầu HS chia sẻ trước lớp

- Gv yêu cầu 1 HS nêu một phép nhân trong bảng nhân 2, 1HS nêu hai phép chia tương ứng.

- GV chốt kiến thức: Vậy từ một phép nhân, ta có thể viết được hai phép chia tương ứng:

2x4= 8 ->

->

8:2=4 8:4=2

- Cả lớp hát.

- HS lập nhóm đôi thảo luận với bạn cùng bàn đểlập bảng nhân 2

- HS đọc bảng nhân 2 trước lớp.

- HS thực hiện

(2)

Bài 3: Tính nhẩm 2x3

6:2 6:3

2x6 12:2 12:6

2x9 18:2 18:9

Mục tiêu: Biết vận dụng bảng chia 2 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức”

- GV phổ biến cách chơi: Trò chơi cần 3 đội, mỗi đội 3 HS. 3 đội chơi xếp thành 3 hàngdọc. Sau khi GV hô bắt đầu, HS đầu hàng hoàn thành phép tính đầu tiên.

Sau khi điền xong sẽ chuyền phấn cho bạn đứng sau. Lần lượt như vậy cho đến hết. Đội nào làm đúng và nhanh nhất là đội thắng cuộc.

- GV chọn 3 đội chơi (9 HS) và tiến hành chơi trò chơi.

- Yêu cầu HS nhận xét.

- GV chữa bài và nhận xét: Từ một phép nhân, ta có thể viết được hai phép chia tương ứng.

Bài 4: Xem tranh rồi nói phép chia thích hợp.

Mục tiêu: Biết vận dụng bảng chia 2 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

* Bức tranh a) + Bức tranh vẽ gì?

+ Nhìn vào bức tranh nêu bài toán.

- Yêu cầu HS nêu phép tính thích hợp - GV chữa bài.

* Bức tranh b)

(Cách làm tương tự như bức tranh a) - Yêu cầu HS nêu phép tính tương ứng.

1 HS đọc đề bài

- HS lập nhóm đôi và thảo luận bài toán - HS nêu kết quả đã thảo luận nhóm - HS chữa bài và lắng nghe

- HS nghe GV phổ biến cách chơi.

9 HS tham gia trò chơi.

HS dưới lớp quan sát và nhẩm kết quả - HS nhận xét 3 đội chơi.

- HS lắng nghe và chữa bài.

- HS quan sát tranh và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV:

+ Vẽ 10 quả thông và hai con thỏ.

+ Có 10 quả thông chia đều cho 2 bạn

(3)

- GV chữa bài

D. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về phép chia trong bảng chia 2 để phát triển logic toán học, ngôn ngữ toán học.

Bài 5: Kể một tình huống thực tế có sử dụng phép chí trong bảng chia 2

GV gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu lập nhóm đôi, quan sát, thảo luận và tập kể theo tranh cho bạn cùng bàn nghe.

- Đại diện nhóm HS kể trước lớp.

- GV nhận xét, bổ sung.

. Củng cố - Dặn dò

Mục tiêu: Củng cố giúp HS ghi nhớ kiến thức về bảng chia đã học và luyện tập phản xạ, logic tư duy toán học.

GV tổ chức trò chơi “Truyền điện”

- GV phổ biến cách chơi: HS đầu tiên nêu một phép chia bất kì, và chỉ tay vào bạn bất kì để “truyền điện”. Bạn thứ hai phải nêu kết quả của phép chia tương ứng mà bạn đầu tiên đã nêu. Tiếp tục truyền cho bạn thứ ba, thứ tư … và chơi tới khi hết thời gian.

- GV nhận xét giờ học.

sóc. Mỗi bạn sóc được 5 quả thông.

- HS nêu phép tính tương ứng:10:2=5 - HS chữa bài.

- HS nêu phép tính tương ứng. 8:4=2 - HS chữa bài vào vở.

HS đọc đề bài.

- HS lập nhóm đôi, thảo luận và thực hành kể với bàn cùng bàn

- 2 – 3 nhóm HS kể trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cách chơi và tham gia chơi trò chơi.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Đạo đức:

BÀI 9: CẢM XÚC CỦA EM I. MỤC TIÊU:

- HS biết phân biệt được cảm xúc tích cực và cảm cúc tiêu cực.

- Nêu được ảnh hưởng của cảm cúc tích cực và tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung quanh.

(4)

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Hình thành kĩ năng nhận thức, quản lý bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Chia sẻ những việc em đã làm để bảo vệ đồ dùng gia đình?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Niềm vui của em – tác giả Nguyễn Huy Hùng.

- Điều gì làm các bạn nhỏ trong bài hát thấy vui ?

- Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát ?

- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2.2. Khám phá:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại cảm xúc

- GV cho HS quan sát tranh sgk tr.41, YC HS quan sát các khuôn mặt cảm xúc trong SGK và trả trả lời câu hỏi:

+ Các bạn trong tranh thể hiện cảm xúc gì ?

+ Theo em, cảm xúc nào là tích cực, cảm xúc nào là tiêu cực ?

+ Khi nào em có những cảm xúc đó ? + Hãy nêu thêm những cảm xúc mà em biết ?

- Mời học sinh chia sẻ ý kiến.

- GV chốt: Mỗi chúng ta đều có nhiều cảm xúc khác nhau. Cảm xúc đó chia làm 2 loại: Cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.

- 2-3 HS nêu.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

- HS quan sát và lắng nghe câu hỏi của GV.

- Mỗi tổ 2 - 3 HS chia sẻ.

- HS lắng nghe, bổ sung.

- HS lắng nghe.

(5)

+ Cảm xúc tích cực phổ biến: Yêu, vui sướng, hài lòng, thích thú, hạnh phúc, thanh thản,…

+ Cảm xúc tiêu cực thường thấy: sợ hãi, tức giận, buồn, cô đơn, bực bội, khó chịu,…

*Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của cảm xúc tiêu cực và tiêu cực

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và dự đoán điều có thể xảy ra về các tình huống giả định trong bài 2 – tr.42 SGK.

- Tổ chức cho HS chia sẻ.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Cảm xúc tích cực và tiêu cực có vai trò rất quan trọng đối với suy nghĩ và hành động của mỗi người.

Những cảm xúc tích tích cực có thể giúp ta suy nghĩ và hành động hiệu quả hơn. Trong khi đó, những cảm xúc tiêu cực sẽ làm chúng ta khó có được những suy nghĩ và hành động phù hợp.

Do vậy, chúng ta cần học cách tăng cường cảm xúc tích cực. Bên cạnh đó, cần học cách thích nghi với những cảm xúc tiêu cực và kiềm chế những cảm xúc tiêu cực đó.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

- HS đọc tình huống, thảo luận trả lời.

- HS chia sẻ.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Tự nhiên và xã hội :

(6)

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

- Hệ thống nội dung đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương: hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán hàng hóa.

● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

● Củng cố kĩ năng đặt câu hỏi, quan sát, trình bày và tranh luận bảo vệ ý kiến của mình.

- Xử lí tình huống để đảm bảo an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Các hình trong SGK.

b. Đối với học sinh - SGK.

- Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 2.

- Tranh ảnh về hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán ở địa phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1

(7)

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương (tiết 1)

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu về hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán hàng hóa ở địa phương em

(8)

a. Mục tiêu:

- Hệ thông được nội dung đã học về hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán.

- Biết trình bày ý kiến của mình trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu HS làm các câu 1, 2 của bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương vào Vở bài tập.

Bước 2: Làm việc nhóm 6

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm và thống nhất cách trình bày theo sơ đồ gợi ý ở SGK trang 59.

- GV khuyến khích các nhóm trình bày có hình ảnh minh họa.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn.

- GV hoàn thiện phần trình bày của HS. - HS làm bài vào Vở bài tập.

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi theo sơ đồ gợi ý

- HS trình bày.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 09/01/2022

Thời gian thực hiện: 12/01/2022 Lớp: 2D

Buổi chiều:

Tiếng việt:

BÀI 2: LŨY TRE

(9)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.

- Trả lời được các câu hỏi của bài.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của cây tre và vẻ đẹp thiên nhiên làng quê.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Quan sát và hiểu được các chi tiết trong tranh. Vận dụng được kiến thức cuộc sống để hiểu kiến thức trong trang sách và ngược lại.

- Biết yêu quý thiên nhiên và làng quê Việt nam II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

- Gọi HS đọc bài Hạt thóc

- Nêu những khó khăn , gian truân của hạt thóc trong cuộc đời của nó .

- Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS đọc câu đố và cùng nhau giải câu đó.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.

- HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

lũy tre, gọng vó, chuyển, nâng, bần thần, dần ,…

- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

Mỗi sớm mai thức dậy Lũy tre xanh/ rì rào Ngọn tre /cong gọng vó Kéo mặt trời /lên cao.//

- 3 HS đọc nối tiếp.

- 1-2 HS trả lời.

- 2-3 HS chia sẻ : Cây tre

- Cả lớp đọc thầm.

- 3-4 HS đọc nối tiếp.

- HS đọc nối tiếp.

- HS luyện đọc theo nhóm bốn.

(10)

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.35.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr 18

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. Cả lớp đọc thầm theo.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.35.

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr 18

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.35.

- HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- YCHS viết câu vào bài 2, VBTTV/tr..

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Lũy tre xanh rì rào Ngọn tre cong gọng vó C2: Tre bần thần nhớ gió.

C3: Chiều tối và đêm.

C4. HS phát biểu tự do theo sở thích cá nhân.

- HS thực hiện.

- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.

- 2-3 HS đọc.

- HS nêu nối tiếp.

- HS đọc.

- HS nêu.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Hoạt động trải nghiệm:

(11)

BÀI 19: TẾT NGUYÊN ĐÁN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

− Thực hiện được một số việc giúp bố mẹ chuẩn bị đón tết Nguyên đán.

− Cảm nhận được ngày Tết là ngày đặc biệt của gia đình, cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi mình được tham gia chuẩn bị Tết.

− Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận trong mỗi việc làm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Ca khúc về Tết và mùa Xuân.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (5p):

− GV bật nhạc bài “Sắp đến Tết rồi” và cùng vận động phụ họa bài hát.

Kết luận: Tết đến, ai cũng hân hoan mong đợi.

GV đặt câu hỏi dẫn dắt: Vì sao ai cũng mong Tết đến? Tết đến, chúng ta thường làm những gì?

2. Hình thành kiến thức (15p):

* Chia sẻ về những việc em đã từng làm cùng gia đình để đón Tết.

− GV mời HS chia sẻ theo nhóm:

+ Chia sẻ một số công việc em thường làm cùng gia đình trong dịp Tết.

+ Em thích nhất làm việc gì?

+ Em cảm thấy như thế nào khi cùng tham gia những công việc đó với gia đình?

+ Bố mẹ, người thân em đã nói gì khi thấy em làm được việc đó?

− Mỗi nhóm vẽ lại lên giấy A0 một vài hoạt động ngày Tết mình đã từng thực hiện.

− GV mời các nhóm đưa các bức tranh lên bảng để giới thiệu với các bạn.

- GV đề nghị nhận xét những công việc giống và khác nhau của các nhóm.

Kết luận: Chúng ta nên tham gia cùng

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

- HS chia sẻ trong nhóm.

- HS thực hiện theo HD.

- HS chia sẻ.

(12)

gia đình làm một số công việc phù hợp với khả năng trong dịp Tết như: dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa; chuẩn bị phong bao lì xì; lau lá gói bánh chưng; lau và bày bàn thờ; đi chúc Tết họ hàng.

3. Luyện tập, vận dụng (12p):

Chơi trò chơi: “ Nhìn hành động, đoán việc làm.”

− GV nêu luật chơi: Mỗi HS nhớ lại một công việc gia đình vào dịp Tết và làm động tác để các bạn khác đoán xem đó là việc gì.

GV mời mỗi tổ một HS lên thể hiện để các tổ khác đoán.

Kết luận: Trong dịp Tết, gia đình nào cũng bận rộn nhiều công việc, tuy vất vả nhưng vui và đầm ấm.

4. Cam kết, hành động: (3p) - Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy xem lịch và đánh dấu ngày tết Nguyên đán của năm nay.

- HS lắng nghe.

- HS chơi.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Biết cách tìm kết quả các phép trừ dạng 17-2.Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn

Để đo một đại lượng chính xác người ta cần lặp lại phép đo nhiều lần vì có sự sai khác giữa các lần đo do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan sau đó cần tính sai

+ Trong ống 1: Tại nhiệt độ thường, enzyme vẫn hoạt động phân giải albumin nhưng với tốc độ chậm hơn. Do đó, ống này cần nhiều thời gian hơn ống 3 để dung dịch

- Củng cố kĩ năng vận dụng các phép tính trong bảng nhân, bảng chia đã học vào thực hành tính nhẩm và giải quyết vấn đề trong thực tế.. - Phát triển

- Củng cố kĩ năng vận dụng các phép tính trong bảng nhân, bảng chia đã học vào thực hành tính nhẩm và giải quyết vấn đề trong thực tế.. - Phát triển

- Nhận biết ý nghĩa của phép chia vào một số tình huống gắn bó với thực tiễn.. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải các bài toán

- Vận dụng Bảng chia 2 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.. - Phát triển các năng lực

- HS tìm được kết quả các phép tính trong bảng nhân 2 và thành lập được bảng nhân 2.Vận dụng bảng nhân 2 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực