• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 19

Học trực tuyến Thực hiện từ ngày 10/1 đến ngày 14/1/2022 Ngày soạn: 7/1/2022

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 10 tháng 1 năm 2022 Buổi sáng

Toán

BÀI 61: BẢNG CHIA 5 (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng chia 5 và thành lập Bảng chia 5. Vận dụng Bảng chia 5 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Thông qua việc thao tác tìm kết quả từng phép chia trong Bảng chia 5 v dụng Bảng chia 5 để tinh nhằm, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoa toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

* HS Tấn: Vận dụng bảng chia 5 làm được 2 phép tính của BT 1.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2. VBT Toán 2.

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, KHDH. ƯDCNTT. Mỗi HS 10 thẻ, mỗi thẻ 5 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán. Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép chia trong Bảng chia 5.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện đọc các phép tính trong bảng chia 5.

- GV theo dõi HS chơi - Nhận xét, khen ngợi

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Bảng chia 5 ( tiết 2)- GV dẫn dăt vào bài mới

2. THỰC HÀNH LUYỆN TẬP 25p

* Cách thức tiến hành:

Bài tập 2 : Tính:

15 kg : 5 35 cm : 5 45 l : 5 20 kg : 5 50 dm : 5 30 l : 5

- GV yêu cầu HS thực hiện phép chia khi các số có kèm đơn vị đo đã học

- HS đổi vở, chữa bài, nói cho bạn nghe cách làm.

- GV chữa bài, đặt câu hỏi để HS nhận xét nêu cách thực hiện, cách ghi kết quả khi chia các số có kém đơn vị đo,

- Có thể tổ chức thành trò chơi chọn thể "kết quả” để gắn kết quả với thế phép tính"

tương ứng.

Bài tập 3: Tính nhẩm:

5 x 3 5 x 9 5 x 6

- HS chơi trò chơi

- HS lắng nghe

- GV yêu cầu HS tính : 15 kg : 5 = 3 kg

35 cm : 5 = 7 cm 45 l : 5 = 9 l

20 kg : 5 = 8 kg 50 dm : 5 = 10 dm 30 l : 5 = 6 l

Lắng nghe

Làm bài 2 vào vở

(2)

15 : 5 45 : 5 30 : 5 15 : 3 45 : 9 30 : 6

- Cá nhân HS tìm kết quả của phép nhân và phép chia nếu trong bài (có thể sử dụng Bảng chia 5 để tìm kết quả).

- HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

Bài tập 4: Xem tranh rồi nói phép chia thích hợp

a. Có 20 bạn xếp đều vào 5 vòng tròn.

Mỗi vòng tròn có [?] bạn.

Ta có phép chia [?] (?) [?] = [?]

b. Có 15 cúc áo, khâu vào mỗi áo 5 cúc.

Khâu đủ [?] chiếc áo

Ta có phép chia [?] (?) [?] = [?]

- Cá nhân GV yêu cầu HS quan sát tranh, suy nghĩ, viết phép chia thích hợp vào vở hoặc bảng con.

- HS nói cho bạn nghe tình huống và phép chia phù hợp với từng bức tranh

- GV có thể đặt câu hỏi phát triển thêm để HS nêu phép chia tương ứng, khuyến khích HS tự đặt câu hỏi tương tự đổ bạn trả lời.

3. VẬN DỤNG 5p

Bài tập 5: Kể tình huống thực tế có sử dụng phép chia trong Bảng chia 5 - GV yêu cầu HS suy nghĩ kể tình huống thực tế có sử dụng phép chia trong Bảng chia 5 rồi chia sẻ với các bạn.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- GV hỏi HS: Qua bài này, các em biết thêm

- GV yêu cầu HS tính nhẩm 5 x 3 = 15 5 x 9 = 45 5 x 6 = 30 15 : 5 = 3 45 : 5 = 9 30 : 5 = 6 15 : 3 = 5 45 : 9 = 5 30 : 6 = 5

a.

+ Có 20 bạn, xếp đều vào 5 vòng tròn.

Ta có phép chia: 20 : 5 = 4.

Mỗi vòng tròn có 4 bạn.

b. Có 15 cúc áo, khâu vào mỗi áo 5 cúc. Khâu đủ 3 chiếc áo Ta có phép chia: 15 : 5 = 3.

- HS kể tình huống trước lớp

Theo dõi bạn làm bài

Quan sát tranh nói 1 phép chia

Lắng nghe

(3)

được điều gì?

- Về nhà, các em đọc lại Bảng chia 5 và đồ mọi người trong gia đình xem ai đọc thuộc Bảng chia 5. Tìm tình huống thực tế liên quan đến phép chia trong Bảng chia 5, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS chú ý lắng nghe

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

____________________________________________

Tiếng việt Chính tả (Tiết 1)

NGHE VIẾT: LŨY TRE. PHÂN BIỆT: uynh/uych, l/n, iêt/iêc I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được bài chính tả theo hình thức nghe - viết và hoàn thành bài tập chính tả âm vần.

Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt uynh/ uych/; l/n/ hoặc iêt/ iêc.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (trí tưởng tượng về các loài cây trong thiên nhiên).

- Bồi dưỡng sự hiểu biết về về các loài cây, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

* HS Tấn: Tập chép được 2 câu thơ trong bài chính tả và làm 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: KHBD, SGK, SGV, Bảng phụ, ƯDCNTT - HS: Vở ô li; bảng con. VBT TV2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài.

- GV giới trực tiếp vào bài Lũy tre 2. Hình thành kiến thức mới 15p

* Nghe – viết Cách tiến hành:

- GV đọc lại 3 khổ thơ đầu (đọc chính xác các tiếng HS dễ viết sai).

- GV mời 1-2HS đọc lại 3 khổ thơ.

- GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả:

+ Các chữ đầu mỗi dòng thơ cần viết hoa.

+ HS chú ý một số chữ dễ viết sai trong 3 khổ thơ: sao, sáng, luỹ tre, lên cao, nắng, bóng râm,...

+ Khi viết các khổ thơ, cần viết lùi vào 3 ô, chữ đầu dòng viết hoa.

- GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

- HS hát

Lắng nghe

Hs đọc lại 3 khổ thơ

Hs trả lời

- HS nghe và quan sát đoạn viết trong SHS.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS viết nháp một số chữ dễ viết sai: luỹ tre, gọng vó, lên cao, nắng,

Lắng nghe

Lắng nghe

Tự viết 2 câu vào vở

(4)

- GV đọc cho HS viết chính tả: đọc to, rõ ràng từng dòng thơ, tốc độ vừa phải, mỗi dòng thơ đọc 2 - 3 lần.

- GV đọc soát lỗi chính tả. HS đổi vở soát lỗi cho nhau.

- GV nhận xét bài viết của HS.

2. Vận dụng 15p

* Chọn uynh hoặc uych thay cho ô vuông

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu Bài tập.

- GV hướng dẫn HS làm bài tập theo cặp.

- GV mới 2-3 cặp trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Chọn a hoặc b.

Cách tiến hành:

Bài a

- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu bài tập: Chọn l hoặc n thay cho ô vuông

+ GV hướng dẫn HS làm bài tập theo nhóm. Từng HS điền l/n thay cho ô vuông để tìm được tiếng thích hợp.

Thống nhất kết quả trong nhóm.

+ GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả.

+ GV nhận xét, đánh giá.

Bài b

- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu bài tập: Chọn iêt hoặc iêc thay cho ô vuông:

+ GV hướng dẫn HS làm bài tập theo

bóng râm, bân thần...

- HS viết bài.

- HS soát lỗi, đổi vở cho nhau soát lỗi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

+ Các bạn chạy huỳnh huỵch trên sân bóng.

+ Nhà trường tổ chức họp phụ huynh vào chủ nhật.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

Những hạt mưa li ti Dịu dàng và mềm mại Gọi mùa xuân ở lại Trên mắt chồi xanh non.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

Lắng nghe

Làm BT1 vào vở BT

Thảo luận nhóm cùng bạn

(5)

nhóm. Từng HS điền iêt/iêc thay cho ô vuông để tìm được tiếng thích hợp.

Thống nhất kết quả trong nhóm.

+ GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả.

+ GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

Bé đi dưới hàng cây Chỉ thấy vòm lá biếc Nhạc công vẫn mê say Điệu bổng trầm tha thiết.

Hs trả lời

Theo dõi bạn làm bài

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

____________________________________________

Tiếng việt Luyện tập (Tiết 2)

MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ THIÊN NHIÊN. CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được và hiểu nghĩa một số từ về sự vật. Đặt được câu nêu đặc điểm.

- Phát triển vốn từ về thiên nhiên.

- Rèn kĩ năng đặt câu nêu đặc điểm.

* HS Tấn: Biết đặt được 1 câu nêu đặc điểm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: ƯDCNTT. Phiếu học tập: Phiếu bài luyện tập về từ và câu.

- HS: Vở BTTV. SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

- GV giới trực tiếp vào bài Lũy tre (tiết 4).

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

a. Xếp từ ngữ vào nhóm thích hợp Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thầm nội dung câu hỏi 1 trong sgk: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp, đọc

- HS hát

- HS đọc thầm yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

Hát

(6)

và xếp từ ngữ đã cho vào nhóm thích hợp.

- GV mời đại diện 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

b. Ghép từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm ở bài tập 1 để tạo 3 câu

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 2 trong sgk: Ghép từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm ở bài tập 1 để tạo 3 câu.

M: Bầu trời trong xanh.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.

Quan sát, đọc câu mẫu, đê ghép được từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm ở bài tập 1.

- GV mời 3-5 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

c. Hỏi - đáp về đặc điểm của các sự vật ngôi sao, dòng sông, nương lúa, bầu trời Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đứng dậy đọc yêu cầu câu 3 trong sgk: Hỏi - đáp về đặc điểm của các sự vật ngôi sao, dòng sông, nương lúa, bầu trời.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp.

Từng HS lần lượt hỏi – đáp về đặc điểm của các sự vật ngôi sao, dòng sông, nương lúa, bầu trời. HS có thể tìm thêm từ ngữ bên ngoài để ghép cùng với các từ đã cho.

- GV mời đại diện 2-3 cặp trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

+ Nhóm từ ngữ chỉ sự vật: bầu trời, ngôi sao, nương lúa, dòng sông, luỹ tre.

+ Nhóm từ ngữ chỉ đặc điểm:

xanh, vàng óng, lấp lánh, trong xanh.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm ở bài tập 1:

+ Nương lúa vàng óng.

+ Ngôi sao lấp lánh.

+ Lũy tre xanh.

- HS đọc yêu cầu Bài tập 3.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

- Ngôi sao thế nào?

Ngôi sao lấp lánh.

- Dòng sông thế nào?

Dòng sông quanh co uốn khúc.

- Nương lúa thế nào?

Nương lúa xanh mơn mởn.

HS trả lời Lắng nghe

Thảo luận nhóm đôi với bạn

Theo dõi bạn làm bài

Làm việc nhóm cùng bạn

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_________________________________

Buổi chiều Tiếng việt

Luyện viết đoạn (Tiết 3)

(7)

VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ LẠI SỰ VIỆC ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được 3 – 5 câu kể về một sự việc đã được chứng kiến hoặc tham gia.

- Phát triển kĩ năng đặt câu, miêu tả.

- Bồi dưỡng sự hiểu biết về về các loài cây, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

* HS Tấn: Viết được 1 câu kể lại sự việc em đã được chứng kiến, tham gia.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: ƯDCNTT, Bảng phụ. KHBD, SGK, SGV, VBTTV - HS: Vở BTTV.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

2. Thực hành, luyện đọc 30p

* Nói về việc làm của từng người trong tranh

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi và quan sát tranh: Nói về việc làm của từng người trong tranh.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp.

Tham khảo đoạn văn trong sgk để trả lời.

Từng HS nói về việc làm của những người trong tranh và thống nhất đáp án.

- GV gọi 2-3 đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Viết 3-5 câu kể về một sự kiện đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi em sinh sống Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ gợi ý trong sgk

- HS hát

- HS đọc yêu cầu bài tập, quan sát tranh.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Hát cùng các bạn

Quan sát tranh

Thảo luận cùng bạn

(8)

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. Viết 3-5 câu kể về một sự kiện đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi em sinh sống theo gợi ý :

+ Em đã tham gia hoặc chứng kiến việc gì ? Ở đâu.

+ Có những ai tham gia việc đó.

+ Những người tham gia đã làm gì ? Làm như thế nào?

+ Em có suy nghĩ gì khi chứng kiến (hoặc tham gia vào việc đó).

+ Ngoài những gợi ý trong sgk, HS có thể viết thêm dựa theo sự sáng tạo của mình.

- GV gọi 2-3 HS trình bày bài viết trước lớp.

- GV chữa 1-2 bài viết, nêu những điểm cần chú ý.

* Củng cố dặn dò về nhà chuẩn bị tiết sau

- HS trả lời: Việc làm của từng người trong tranh: đánh trâu cày bừa, nhặt cỏ đốt lá, nhóm bếp thổi cơm, địu em bé trên lưng.

- HS quan sát sơ đồ.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài theo gợi ý hoặc có thêm vào ý thích theo từng HS.

- HS chú ý lắng nghe GV nhận xét, chữa bài, so sánh với bài làm của mình.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, hoàn thành BT.

Trả lời 1 câu hỏi

Viết vào vở 1 câu

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

________________________________________________

SINH HOẠT DƯỚI CỜ - HĐTN BÀI 19: TẾT NGUYÊN ĐÁN I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- Thực hiện được một số việc giúp bố mẹ chuẩn bị đón tết Nguyên đán.

II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

- Văn nghệ: tiết mục với nội dung hát, múa vể mái trường, thầy cô, bạn bè.

2. Học sinh: Văn nghệ

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Xuân yêu thương (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

(9)

- GV dẫn dắt vào hoạt động.

- Hội diễn văn nghệ “Xuân yêu thương”

- TPT Đội tổ chức chương trình biểu diễn văn nghệ.

- Các lớp có tiết mục tham gia biểu diễn lần lượt lên trình diễn.

- GV nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý.

- Sau khi xem xong, một vài HS nêu 1 điều ấn tượng về các hoạt động trong chương trình.

-TPT Đội tuyên dương, khen thưởng.

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS lắng nghe

- HS theo dõi

- HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời - HS nêu 1 điều ấn tượng về các hoạt động trong chương trình.

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

__________________________________________________________________________

Ngày soạn: 08/1/2022

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 11 tháng 1 năm 2022 Buổi sáng

Toán

BÀI 62: SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA – THƯƠNG (1 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS bước đầu biết gọi tên các thành phần và kết quả của phép chia. Củng cố cách tìm kết quả của phép chia.

- Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực của học sinh. Thông qua việc nhận biết thành phần và kết quả phép chia hs có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

* HS Tấn: Vận dụng kiến thức đã học làm được 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2.

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, ƯDCNTT, KHDH, Các thẻ số; thẻ dấu và thẻ ghi các chữ chỉ thành phần, kết quả phép chia. Số bị chia, Số chia; Thương.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

(10)

1. HỌA T ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi, quan sát tranh trong SGK, nói với bạn từ những điều quan sát được.

- GV nêu câu hỏi.

+ Em hãy nêu tình huống trong tranh vừa quan sát?

+ Em hãy nêu phép chia tương ứng với tình huống?

- GV nhận xét, khen ngợi, dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Số bị chia- Số chia-Thương.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 15p

Hoạt động 1. HS nhận biết cách tìm kết quả phép chia

- GV gắn phép chia lên b ng, h ướng dẫ n HS g i tên t ng thành phẫ$n và kêt qu c a phép chia:ả ủ

15 : 3 = 5 Số bị chia Số chia Thương

Lưu ý: Trong phép chia 15 : 3; 5 là thương; 15 : 3 cũng gọi là thương chia.

- GV lấy ví dụ củng cố và tên gọi thành phần và kết quả phép chia vừa học

+ Viết một phép chia lên bảng, chẳng hạn: 12 : 6 = 2 chỉ vào từng số, HS nêu: Số bị chia, số chia, thương

+ HS viết phép chia vào bảng con khi nghe GV đọc: Số bị chia, Số chia, Thương của phép chia đó, chẳng hạn: Viết phép chia biết số bị chia là 6, số chia là 2 thương là 3.

Hoạt động 2.. HS tự viết một phép chia rồi đố bạn nêu đâu là số bị chia, đâu là số chia, đâu là thương trong phép chia đó.

3. THỰC HÀNH LUYỆN TẬP 10p

Bài tập 1: Nêu số bị chia, Số chia, Thương trong các phép chia sau:

10 : 2 = 5 và 30 : 5 = 6 - GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp

- GV gọi 2 cặp lên bảng, HS dưới lớp chú ý quan sát, nhận xét

- HS chỉ và nói cho bạn nghe kết quả.

Bài tập 2 : Tìm thương biết:

a. Số bị chia là số 8, số chia là số 2 b. Số bị chia là 20, số chia là 5

- GV yêu cầu HS thực hiện tìm thương với số bị chia, số chia đã cho rồi viết vào vở

- HS đổi vở, chữa bài, nói cho bạn nghe cách

- HS quan sát tranh, trao đổi + Có 15 bạn, chia đều vào 3 bàn, mỗi bàn có 5 bạn.

+ 15:3=5

- HS lắng nghe, viết tên bài.

- HS chú ý quan sát GV hướng dẫn, nhận biết các thành phần trong phép chia

- HS viết một phép chia khác và thực hiện tương tự

- HS nêu số bị chia, số chia, thương trong các phép chia

- HS tìm thương bằng cách làm phép chia:

Quan sát tranh

Theo dõi GV hướng dẫn

Viết 1 phép chia

Làm BT 1

Theo dõi

(11)

làm

4.VẬN DỤNG 5p

Bài tập 3: Trò chơi ‘Tìm bạn”

- GV tổ chúc cho HS chơi trò chơi “Tìm bạn"

theo nhóm.

+ Mỗi nhóm có một bộ thẻ ghi phép nhân, phép chia và tên thành phần của nó.

+ HS trong nhóm rút 1 thẻ rồi quan sát các thể của các bạn trong nhóm, HS thảo luận ghép các thể thành phép nhân, phép chia thích hợp.

+ Ba HS đã lập thành phép tính sẽ tạo thành nhóm: HS sẽ giới thiệu về nhóm bạn mà mình tìm được.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Qua bài này các em biết thêm được điều gì?

Từ ngữ toán học nào em cần nhớ? Lấy ví dụ?

- GV nhận xét tiết học.

8 : 2 = 4 20 : 5 = 4

- HS chơi trò chơi, giới thiệu nhóm đã tìm được:

Xin chào các bạn, xin giới thiệu nhóm chúng mình gồm ba người bạn: Số bị chia, số chia, thương và chúng mình chính là phép chia 20 : 5 = 4.

- HS chia sẻ

bạn làm bài

Tham gia trò chơi cùng bạn

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

______________________________________________

Tiếng việt Đọc mở rộng (tiết 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một câu chuyện.

- Biết chia sẻ trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh.

- Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc với văn bản.

* HS Tấn: Đọc được 1 đoạn văn bản đã sưu tầm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sưu tầm bài đọc, KHBD, SGK, SGV, ƯDCNTT - HS: Sưu tầm bài văn, thơ…..

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Đọc bài thơ sưu tầm tuần trước.

2. Thực hành, luyện tập 30p

Hoạt động 1: Tìm đọc một bài thơ về vẻ đẹp thiên nhiên. Trao đổi với các bạn suy

- Hs đọc bài. Lắng nghe

(12)

nghĩ của em về bài thơ

- GV hướng dẫn HS tìm đọc một số bài thơ viết về thiên nhiên trong tủ sách gia đình hoặc ở hiệu sách của địa phương.

- GV giới thiệu 1 vài bài thơ về vẻ đẹp nhiên: Trăng ơi, từ đâu đến (Trần Đăng Khoa), Ai dậy sớm (Võ Quảng),....

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Từng HS nói về bài thơ em đã đọc và nói suy nghĩ của em về bài thơ đó (sau khi đọc bài thơ em ấn tượng với hình ảnh nào, bài thơ có ý nghĩa gì,...).

- GV mời 2-3 bạn trình bày kết quả.

Hoạt động 2: Viết vào vở một khổ thơ mà em yêu thích

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. HS viết vào vở khổ thơ mà em yêu thích.

- GV gọi đại diện 1-2 HS đọc khổ thơ trước lớp. * Củng cố

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh nhất để ôn lại kiến thức đã học.

- GV tóm tắt những nội dung chính:

+ Biết cách đọc một bài thơ đã sưu tầm.

+ Viết bài chính tả và làm bài tập chính tả.

+ Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm

+ Biết viết đoạn văn kể về chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS đã hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời.

- HS viết vào vở khổ thơ yêu thích đúng chính tả.

- HS đọc khổ thơ với giọng diễn cảm.

- HS chơi trò chơi, ôn lại kiến thức.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Lắng nghe

Giới thiệu 1 bài thơ

Lắng nghe

Tham gia trò chơi cùng bạn

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_____________________________________

Buổi chiều Toán

BÀI 63: LUYỆN TẬP (1 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Vận dụng các phép tính trong Bảng chia 2, Bằng chia 5 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn. Gọi đúng tên thành phần và kết quả phép chia. Từ một phép nhân viết được hai phép chia tương ứng.

- Thông qua việc vận dụng Bảng chia 2, Bảng chia 5 để tính nhẩm để giải quyết vấn đề. HS có cơ hội được phát triển NL từ duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán, NL giao tiếp toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

Có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm, rèn tính cẩn thận.

(13)

* HS Tấn: Vận dụng kiến thức đã học làm được 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. ƯDCNTT. SGK, SGV.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện:

Ôn lại Bảng chia 2, Bảng chia 5.

- YCHS nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia 6:2=3 .

- GV nhận xét, khen ngợi, dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Bài 63: Luyện tập.

2. LUYỆN TẬP 20p Bài tập 1:

a. Tính nhẩm:

2 : 2 20 : 2 18 : 2 5 : 5 50 : 5 35 : 5 4 : 2 25 : 5 45 : 5

b. Chọn một phép chia ở phần a và nêu số bị chia, số chia, thương của phép chia đó

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp

a) Cá nhân HS tim kết quả các phép chia nêu trong bài (có thể sử dụng Bảng chia 2, Bảng chia 5 để tìm kết quả).

- HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

b) HS chỉ vào một phép chia vừa tính được và nói cho bạn nghe đâu là số bị chia, số chia và thương

Bài tập 2 : Cho phép chia, nêu hai phép chia thích hợp

a. 2 x 8 = 16 [?] : [?] = [?]

[?] : [?] = [?]

b. 5 x 7 = 35 [?] : [?] = [?]

[?] : [?] = [?]

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS đọc phép nhân và nếu hai phép chia tương ứng

- HS chia sẻ với bạn cách quan sát, cách suy nghĩ để khi nhìn vào một phép nhân có thể viết được hai phép chia tương ứng.

- Yêu cầu HS có thể nếu thêm các phép nhân khác đã học, đổ bạn nêu hai phép chia tương ứng.

- HS chơi trò chơi.

- 2,3 HS nêu, bạn khác nhận xét.

- HS lắng nghe, viết tên bài.

- HS thực hiện lần lượt yêu cầu của bài

a. Tính nhẩm:

2 : 2 = 1 20 : 2 = 10 18 : 2 = 9 5 : 5 = 1 50 : 5 = 10 35 : 5 = 7 4 : 2 = 2 25 : 5 = 5 45 : 5 = 9

b. HS tự chọn một phép tính và phân tích các thành phần

- HS nêu phép chia:

a. 2 x 8 = 16

16 : 8 = 2 16 : 2 = 8 b. 5 x 7 = 35

35 : 5 = 7 35 : 7 = 5

Lắng nghe

Làm BT vào vở

Theo dõi bạn làm bài

(14)

3. VẬN DỤNG 10p Cách thức tiến hành:

Bài tập 3: Lớp 2 C có 20 học sinh. Các bạn dự kiến phân công nhau cùng dọn vệ sinh lớp học. Trả lời các câu hỏi:

a. Nếu chia thành 2 nhóm thì mỗi nhóm có mấy bạn?

b. Nếu chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 5 bạn thì cả lớp có bao nhiêu nhóm?

- GV yêu cầu cá nhân GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận vận dụng các phép chia đã học để trả lời câu hỏi.

- GV lưu HS: HS vận dụng phép chia để trả lời câu hỏi, chưa yêu cầu HS trình bày như bài giải toán có lời văn. GV chỉ nên yêu cầu HS trả lời miệng, viết phép chia thích hợp

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Qua bài này các em biết thêm được điều gì?

-Về nhà đọc lại bảng chia 2, bảng chia 5, tìm tình huống thực tế liên quan đến bảng chia 5 để hôm sau chia sẻ với bạn.

a) Lớp 2C có 20 học sinh, nếu chia đều thành 2 nhóm.

Ta có phép chia 20 : 2 = 10.

Vậy mỗi nhóm có 10 bạn.

b) Lớp 2C có 20 học sinh, nếu chia thành các nhóm, mỗi nhóm 5 bạn.

Ta có phép chia: 20 : 5 = 4.

Vậy mỗi nhóm có 4 bạn.

- HS chú ý lắng nghe

Trả lời phần a

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………..

________________________________________

Tiếng việt Tập đọc

CHỦ ĐỀ: HÀNH TINH XANH CỦA EM BÀI 9: VÈ CHIM (TIẾT 5+6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc rõ ràng bài Vè chim với ngữ điệu đọc phù hợp; biết ngắt giọng phù hợp với nhịp thơ; nhớ tên và nhận biết được đặc điểm riêng của mỗi loài chim được nhắc đến trong bài vè.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhớ tên và nhận biết đặc điểm riêng của mỗi loài chim.

- Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình yêu đối với thế giới loài vật; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

* HS Tấn: Đọc được 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - ƯDCNTT, SGK, SGV, VBT, KHBD, Sưu tầm một số tranh ảnh về các loài chim.

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đâu 5p

(15)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh về các loài chim sgk trang 39 và trả lời câu hỏi: Hãy nói về một loài chim mà em biết (Tên của loài chim, loài chim thường sống ở đâu và đặc điểm của nó,...).

- GV dẫn dắt vấn đề: Ngoài

những loài chim mà các em vừa giới thiệu, còn rất nhiều các loài chim khác nữa. Chúng sống trong những môi trường khác nhau, hình dạng, màu sắc và ăn các loại thưc ăn khác nhau. Để biết thêm về thế giới đa dạng của các loài chim, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Vè chim.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Đọc văn bản Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Giọng đọc hài hước, dí đỏm khi thể hiện đặc điểm nghịch ngợm, đáng yêu hay thói xấu của từng loài. Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV yêu cầu HS đọc phần Từ ngữ để hiểu nghĩa của từ ngữ khó.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. HS đọc nối tiếp 2 dòng một lần lượt trong cặp. HS góp ý cho nhau.

- GV mời 1HS đọc toàn bài Vè chim.

- GV đọc lại toàn bài thơ.

3. Trả lời câu hỏi 20p Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc thầm một lần bào thơ Vè chim để chuẩn bị trả lời các câu hỏi liên quan đến bài thơ vừa đọc - GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 1:

Câu 1: Kể tên các loài chim được nhắc đến trong bài vè.

+ GV hướng dẫn HS luyện theo cặp.

Từng HS kể tên các loài chim trong bài vè.

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 2:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi: Tùy theo sở thích và sự hiểu biết, HS trả lời câu hỏi. Ví dụ: chim sâu hay còn gọi là chim chích bông thường xuất hiện trên những cánh đồng vào mùa lúa chín. Chim sâu bé nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn, chúng bay nhảy liên tục và rất linh hoạt. Chim có đôi mắt linh hoạt nên có khả năng bắt sâu rất tốt và hot cũng rất hay. Chúng có thể hót trong nhiều giờ liền, vừa bay nhảy vừa hót rất linh hoạt và vui mắt.

- HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS đọc phần chú giải từ ngữ khó:

+ (Chạy) lon xon là dáng chạy nhanh và trông rốt đáng yêu.

+ Nhặt (lân la) là nhặt loanh quanh, không đi xa.

+ Nhấp nhem là mắt lúc nhắm lúc mở.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc thầm.

- HS trả lời: Tên các loài chim trong bài vè: gà, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, chim khách, sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.

Quan sát tranh

Lắng nghe GV đọc mẫu Đọc từ khó

Đọc theo cặp Lắng nghe

Thảo luận trả lời câu hỏi 1

(16)

Câu 2: Chơi đố vui về các loài chim.

M: - Chim gì vừa đi vừa nhảy?

- Chim sáo.

+ GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp.

Từng cặp đố - đáp về các loài chim trong bài về theo mẫu. HS dựa vào bài vè để cùng bạn đố vui về các loài chim, một bạn đố, một bạn trả lời.

+ GV mời 2-3 cặp đứng dậy đố - đáp về các loài chim.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 3:

Câu 3: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của các loài chim trong bài vè.

+ GV hướng dẫn HS luyện theo cặp.

Từng HS tìm từ ngữ chỉ hoạt động của các loài chim trong bài vè.

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 4:

Câu 4: Dựa vào nội dung bài vè và hiểu biết của em, giới thiệu về một loài chim.

M: - Tên loài chim: sáo.

- Đặc điểm: vừa đi vừa nhảy, hót hay.

+ GV hướng dẫn HS luyện theo cặp.

Từng HS giới thiệu về loài chim bất kì:

tên, đặc điểm nổi bật.

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

4. Vận dụng 15p

Hoạt động 1: Luyện đọc lại

- GV hướng dẫn HS luyện đọc theo cặp từng khổ thơ.

- GV mời 1-2 HS xung phong đứng dậy đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ Vè chim.

- GV đọc lại toàn bài thơ một lần nữa.

Hoạt động 2: Luyện tập theo văn bản đọc

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Tìm những từ ngữ chỉ được dùng để gọi các loài chim dưới đây:

- HS trả lời:

- Chim gì hay nói linh tinh?

Chim liếu diếu.

- Chim gì hay nghịch hay tếu?

Chim chìa vội.

- HS trả lời: Từ ngữ chỉ hoạt động của các loài chim trong bài vè: chạy lon xon, ải, nhảy, nói linh tỉnh, chao đớp mỗi, mách lẻo, nhặt lân la....

- HS trả lời: Nhà bà em nuôi rất nhiều chim bồ câu nên em xin giới thiệu về loài chim này. Chim bồ câu là loài chim mập mạp có cổ ngắn và mỏ dài mảnh khảnh. Chúng chủ yếu ăn hạt và trái cây. Chim bồ câu nhà bà em thường xây những cái tổ mỏng, sử dụng các mảnh vụn có thể được đặt trên những cành cây.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Theo dõi các nhóm trả lời

Lắng nghe

Đọc lại khổ 1

Theo dõi các bạn làm bài

(17)

+ GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm. Từng HS trong nhóm cùng nhau trao đổi và tìm những từ ngữ được dùng để gọi các loài chim.

+ GV mời 1-2 HS đại diện trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Đặt một câu với từ ngữ ở bài tập trên.

M: Bác cú mèo có đôi mắt rất tinh.

+ GV phân tích câu mẫu: Câu có 2 bộ phận, bộ phận thứ nhất có sử dụng từ ngữ ở BT trên (bác cú mèo); bộ phận thứ 2 nêu đặc điểm của chim cú mèo (có đôi mắt rất tinh).

+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.

HS đặt câu phải gồm 2 bộ phận: bộ phận nêu tên l loài chim và bộ phận nêu hoạt động hoặc đặc điểm của loài chim.

+ GV mời 1-2 HS đại diện trả lời câu hỏi.

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

- HS trả lời: Từ ngữ chỉ được dùng để gọi các loài chim: bác, em, cậu, cô.

- HS quan sát câu mẫu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Thảo luận nhóm

- HS trả lời: Em sáo xinh vừa đi vừa nhảy, cậu chìa vôi hay nghịch hay tếu, cô tu hú giục hè đến mau. - HS lắng nghe.

Lắng nghe

Lắng nghe

Thảo luận cùng bạn Đặt 1 câu theo mẫu IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

__________________________________________________________________________

Ngày soạn: 10/1/2022

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 12 tháng 1 năm 2022 Buổi sáng

Toán

BÀI 64: LUYỆN TẬP CHUNG (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết vận dụng các phép tính nhân, chia đã học để tính nhẩm và giải quyết 1một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Thông qua việc vận dụng bảng chia 2, bảng chia 5 để tính nhẩm, để giải quyết vấn đè, HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng phương tiện và công cụ toán học, năng lực giao tiếp toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

Rèn tính chăm chỉ, cẩn thận.

* HS Tấn: Vận dụng kiến thức đã học làm được 1 bài tập.

(18)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. ƯDCNTT. SGK, SGV, VBT.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”

ôn lại phép nhân, phép chia đã học.

- GV nhận xét, khen ngợi, dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Bài 64: Luyện tập chung (tiết 1) 2. LUYỆN TẬP 20p

Bài tập 1: Tính nhẩm

- Gọi 1HS đọc to đề bài, và nêu yêu cầu của bài tập

- GV cho HS làm bài vào vở sau đó đổi vở với bạn để kiểm tra, đọc cho nhau phép tính và kết quả tương ứng.

- GV gọi HS đọc kết quả - GV nhận xét, khen ngợi

Đáp án a:

2x5=10 5x4=20 2x4=8 10:5=2 20:5=4 8:2=4 b.

2cm x 6= 12cm 25dm : 5= 5dm 5kg x10= 50kg 18l : 2= 9l 2dm x 8= 16dm 30kg : 5= 6kg

Bài tập 2: Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính

- Gọi 1HS đọc to đề bài, và nêu yêu cầu của bài tập

-Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng

- GV chọn 2 đội chơi HD cách chơi: Khi GV hô bắt đầu thì lần lượt HS của 2 đội lên tìm tấm thẻ ghi kết quả gắn vào phép tính phù hợp. Đội nào gắn nhanh và đúng sẽ được khen.

- GV theo dõi HS chơi

- Nhận xét, chọn ra đội thắng cuộc khen ngợi, động viên.

Bài tập 3: Chọn dấu (+,-,x,:) thích hợp.

- HS chơi trò chơi.

1 HS nêu 1 phép nhân bất kì yêu cầu bạn khác trả lời và nêu được phép nhân hoặc phép chia viết từ phép tính đó.

- HS lắng nghe, viết tên bài.

- HS đọc thầm bài - HS thực hiện

- HS làm bài và trao đổi với bạn

- 2HS đọc kết quả

- HS đọc thầm bài - HS thực hiện

- HS chia làm 2 đội, mỗi đội 3HS, HS dưới lớp làm trọng tài theo dõi để nhận xét.

- HS lắng nghe

Tham gia trò chơi cùng bạn

Làm bài 1 vào vở BT

Tham gia cổ vũ các bạn chơi

(19)

- Gọi 1HS đọc to đề bài, và nêu yêu cầu của bài tập

- YCHS suy nghĩ chọn dấu +,-,x,: thích hợp, sau đó nói cho bạn cùng bàn nghe, đưa ra những lập luận để nói cho bạn hiểu tại sao lại chọn dấu đó, dấu nào thì thích hợp.

- GV gọi HS trình bày bài làm.

- GV nh n xét, khen ng i, chốt đáp án.

12:4=8 25+5=30 2x4=8 20:5=4 2x3=6 18:2=9 3. VẬN DỤNG 10p

Cách thức tiến hành:

Bài tập 4: Viết số thích hợp vào ô trống.

- Gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- Gv yêu cầu HS thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu phép tính

- GV nêu:

+Ta viết số thích hợp vào chỗ nào?

+Tính theo hướng nào?

- Yêu cầu HS làm bài vào SGK - Nhận xét, tuyên dương HS.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Qua bài này các em biết thêm được điều gì?

- Về nhà đọc lại bảng chia 2, bảng chia 5, tìm tình huống thực tế liên quan đến bảng chia 5 để hôm sau chia sẻ với bạn.

HS đọc thầm bài - HS thực hiện

- HS làm bài vào vở sau đó trao đổi với bạn

- 3 HS lên trình bày, lớp nhận xét

- 2 -3 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thực hiện lần lượt các YC.

- Vào ô có dấu “?”

- Tính theo chiều mũi tên từ trái sang phải.

- HS chia sẻ - HS lắng nghe.

Thảo luận nhóm cùng bạn

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

………

_______________________________________

Tiếng việt Tập viết (Tiết 7)

CHỮ HOA U I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa U cỡ vừa và cỡ nhỏ; viết câu ứng dụng Rừng U Minh có nhiêu loài chim quý.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

* HS Tấn: Viết 1 dòng chữ hoa U. 1 dòng câu ứng dụng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: ƯDCNTT, KHBD, SGK, SGV, Mẫu chữ hoa U - HS: Vở Tập viết, bảng con. SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p

(20)

- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

- GT vào bài: Chữ hoa U

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Viết chữ hoa Cách tiến hành:

- GV dùng thước chỉ theo chữ mẫu và hướng dẫn HS quy trình viết chữ U hoa: cỡ vừa cao 5 li; cỡ nhỏ cao 2,5 li, gồm 2 nét cơ bản: nét móc hai đầu (trái - phải) và nét móc ngược phải. Chữ viết hoa Ư cấu tạo như chữ viết hoa U, thêm một nét móc nhỏ trên đầu nét 2.

- GV viết mẫu chữ viết hoa Ư trên bảng lớp và nêu quy trình viết chữ viết hoa Ư: Nét 1:

Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc hai đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài), dừng bút giữa đường kẻ 2. Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, đưa bút thẳng lên đường kẻ 6 rồi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới, dừng bút ở đường kẻ 2.

- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con, vào vở chữ viết hoa U, Ư.

- GV kiểm tra bài tập viết của HS, chữa nhanh một số bài và nhận xét.

* Viết ứng dụng Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1 HS đọc câu ứng dụng: Rừng U Minh có nhiều loại chim quý.

- GV viết mẫu câu ứng dụng lên bảng lớp.

- GV yêu cầu HS quan sát câu ứng dụng và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng?

Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa?

- GV hướng dẫn HS cách viết chữ R đầu câu; Cách nối chữ R với chữ ừ: từ điểm cuối của chữ Q nhấc bút lên viết chữ ư. Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. Mỗi chữ trong câu cách nhau 1 ô li.

- Chữ hoa U

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát GV viết chữ Ư hoa trên bảng lớp.

- HS viết chữ Ư hoa vào bảng con.

- HS viết chữ U, Ư hoa vào vở Tập viết.

- HS chú ý lắng nghe GV chưa bài, tự soát lỗi trong bài viết của mình.

- HS đọc câu ứng dụng Rừng U Minh có nhiều loại chim quý . - HS quan sát GV viết mẫu ứng dụng.

- HS trả lời:

Câu 1: Câu ứng dụng có 8 tiếng.

Câu 2: Trong câu ứng dụng có chữ Rừng, U, Minh phải viết hoa.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết.

Lắng nghe

Quan sát cô giới thiệu chữ hoa

Viết 1 dòng chữ hoa vào vở

Viết 1 dòng câu

(21)

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

+ HS đổi vở cho nhau để góp ý lỗi.

- HS lắng nghe.

ứng dụng

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

……….

________________________________________

Tiếng việt Nói và nghe (Tiết 8)

KỂ CHUYỆN: CẢM ƠN HỌA MI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các nhân vật và diễn biến câu chuyện. Câu chuyện kể về một vị vua nọ và chú chim họa mi có tiếng hót rất hay.

- Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình yêu đối với thế giới loài vật (loài chim); có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu loài vật.

* HS Tấn: Quan sát tranh và trả lời 1 câu hỏi của GV.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: ƯDCNTT, SGK, SGV, KHBD . Các tranh phóng to minh họa câu chuyện Cám ơn họa mi.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 20p

* Nghe kể chuyện

- GV kể câu chuyện kết hợp chỉ vào các hình ảnh trong 4 bức tranh:

CẢM ƠN HỌA MI

Ở vương quốc nọ có một vị vua rất giàu có.

Nhưng điều khiến nhà vua tự hào nhất là ngài có con hoạ mi có tiếng hót trong như pha lê.

(2) Một hôm, có người tặng nhà vua một con hoạ mi máy, mình dát kim cương lấp lánh. Hễ vặn dây cót là chim hót, cái đuôi vẫy vẫy óng ánh sợi vàng sợi bạc. Nó có thể hót ba mươi lần liên tục. Mọi người đều thích nghe hoạ mi máy hót, không ai còn để ý đến hoạ mi thật

Hs hát Hs trả lời

- HS chú ý lắng nghe GV kể chuyện, kết hợp quan sát tranh.

Hát

Lắng nghe GV kể chuyện

(22)

nữa. Hoạ mi thật buồn bã bay về chốn rừng xanh.

(3) Một ngày nọ, chim máy đang hót bỗng có tiếng kêu đánh “cạch” trong bụng, rồi chim ngừng hót. Người thợ sửa chữa tháo tung chim máy ra để sửa. Tiếng chim máy bây giờ nghe rèn rẹt, rèn rẹt...

(4) Vài năm sau, nhà vua lâm bệnh, khó qua khỏi. Một hôm, nhà vua bỗng thấy có bóng hoạ mi ở khung cửa sổ lâu đài. Con chim bé nhỏ nghe tin nhà vua ốm năng đã bay về...

Tiếng họa mi hót đây xúc cảm khiến nhà vua tỉnh lại:

- Cảm ơn hoạ mi yêu quý! Ta vô tình để chim ra khỏi hoàng cung, vậy mà chim vẫn quay về, cứu ta khỏi tay Thần Chết. - Nhà vua khẽ nói.

- Tôi không bao giờ quên giọt nước mắt của nhà vua đã nhỏ trong lần đầu tiên nghe tôi hót.

- Hoạ mi đáp.

- GV kể câu chuyện lần 2, hướng dẫn HS nhớ lời của nhân vật (nhà vua, chim họa mi).

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi gợi ý dưới mỗi bức tranh:

Câu 1: Vật gì có ở vương quốc khiến nhà vua tự hào nhất?

Câu 2: Nhà vua được tặng gì? Vì sao họa mi trở về rừng xanh?

Câu 3: Điều gì xảy ra với món quà nhà vua được tặng?

Câu 4: Vì sao họa mi quay trở về hoàng cung cất tiếng hót đầy cảm xúc?

* Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Nhà vua tự hào vì có con chim quý.

Câu 2: Nhà vua được tặng một con chim đồ chơi bằng máy.

Vua và mọi người không để ý đến chim hoạ mi nữa. Chim hoạ mi buồn liền bay về rừng xanh.

Câu 3: Con chim đồ chơi bị hỏng, mọi người tháo tung ra để sửa nhưng không được.

Câu 4: Biết vua ốm, hoạ mi tìm về hoàng cung cất tiếng hót đầy cảm xúc giúp nhà vua khỏi bệnh.

- HS tập trung chú ý vào lời nói của các nhân vật.

Trao đổi nhóm với bạn

(23)

tranh

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS tập kể theo cặp, nhìn tranh và câu hỏi dưới tranh để tập kể từng đoạn của câu chuyện, cố gắng kể đúng lời nói/

lời đối thoại của các nhân vật (nhắc HS không phải kể đúng từng câu từng chữ mà GV đã kể).

- GV mời 2-4 HS xung phong kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp.

3. Vận dụng 10p

* Đóng vai chim họa mi, kể cho người thân các sự việc trong câu chuyện Cảm ơn họa mi.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS có thể tập kể tại lớp trước (nếu có thời gian), sau đó về nhà kể cho người thân nghe. HS nhớ lại nội dung câu chuyện đã kể, đóng vai chim hoạ mi để kể lại các sự việc trong câu chuyện.

* Củng cố

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV giao nhiệm vụ cho HS.

- HS làm việc theo cặp.

- HS kể từng đoạn theo sự phân công của GV.

- HS thực hành hoạt động tại nhà.

- HS nhắc lại nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

Lắng n

Nhìn tranh kể lại

Lắng nghe

Nhắc lại nội dung bài

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………….………

______________________________________________________________________

Ngày soạn: 10/1/2022

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 13 tháng 1 năm 2022 Buổi sáng Tiếng việt Tập đọc

BÀI 10: KHỦNG LONG (TIẾT 9+10) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ khó, đọc rõ ràng văn bản Khủng long với ngữ điệu phù hợp; biết nghỉ hơi sau mỗi đoạn. Hiểu và chỉ ra được đặc điểm của các bộ phận của khủng long; thức ăn, nơi sống của khủng long. Hiểu được khủng long là một loài động vật đã tuyệt chủng nên chúng ta không thể gặp khủng long thật.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ bộ phận và từ chỉ đặc điểm; kĩ năng đặt câu.

- Biết yêu động vật, bảo vệ các loài động vật hoang dã.

* HS Tấn: Đọc được 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - ƯDCNTT, SGK, SGV, KHBD, Tranh ảnh về khủng long.

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

(24)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. Hoạt động mở đâu 5p Cách tiến hành:

- HS yêu cầu HS quan sát tranh trong phần Khởi động sgk trang 42 và trả lời lời câu hỏi: Em đã nhìn thấy loài vật này ở đâu? Em biết gì về chúng?

- GV dẫn dắt vấn đề: Khủng

long là loài động vật có thật. Tuy nhiên trải qua 65 triệu năm về trước, khủng long từng một thời tung hoành trên trái đất đã bị hủy diệt bởi một thiên thạch khổng lồ. Để tìm hiểu rõ hơn về loài vật này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Bài 10: Khủng long.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Đọc văn bản Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. Lời thoại giữa các nhân vật được đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện sự thân thiết.

- GV hướng dẫn HS:

+ Đọc từ khó phát âm: săn mồi, quất đuôi, dũng mãnh, tuyệt chủng.

+ Ngắt, nghỉ ở những câu dài: Khủng long/có khả năng săn mồi tốt/nhờ có đôi mắt tinh tường/cùng cái mũi và đôi tai thính.

- GV mời 1HS đọc chú giải phần Từ ngữ sgk trang 43 để hiểu nghĩa những từ khó.

- GV mời 3 HS đọc văn bản:

+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “vùng đất khô”.

+ HS1 (Đoạn 2): tiếp theo đến “ăn cỏ”.

+ HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại.

- Luyện đọc nhóm

Gv hướng dẫn học sinh đọc nhóm 4

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Em đã nhìn thấy con khủng long ở trong phim thiếu nhi (sách, truyện tranh, đồ chơi, hình dán,...). Đây là loài vật có kích thước to lớn, đầu cúi xuống đất, đuôi dài, hiện đã không còn sống ở hiện tại.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc các từ ngữ khó phát âm.

- HS đọc chú giải:

+ Tự vệ là tự bảo vệ mình.

+ Dũng mãnh là có sức mạnh.

+ Tuyệt chủng là mất hẳn nòi giống.

Quan sát và trả lời

Lắng nghe GV đọc mẫu

Đọc nối tiếp đoạn

(25)

- Tổ chức thi đọc

- Nhận xét, tuyên dương 3. Trả lời câu hỏi 25p Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc thầm bài Khủng long một lần để chuẩn bị trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc vừa đọc.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 1:

Câu 1: Bài đọc cho biết những thông tin nào về khủng long?

+ GV hướng dẫn HS luyện theo cặp.

Từng HS cho biết những thông tin về khủng long có trong bài đọc.

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 2:

Câu 2: Những bộ phận nào giúp khủng long săn mồi tốt?

+ GV hướng dẫn HS luyện theo cặp.

Từng HS kể tên những bộ phận giúp khủng long săn mồi tốt.

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 3:

Câu 3: Nhờ đâu khủng long có có khả năng tự vệ tốt?

+ GV hướng dẫn HS luyện theo cặp.

Từng HS kể lý do giúp khủng long có có khả năng tự vệ tốt.

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu 4:

Câu 4: Vì sao chúng ta không thể gặp khủng long thật?

+ GV hướng dẫn HS luyện theo cặp.

Từng HS nói lý do chúng ta không thể gặp khủng long thật.

- HS đọc bài, các HS khác đọc thầm theo.

- HS đọc thầm.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Bài đọc cho biết những thông tin về khủng long ở các mục a,b,c.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Những bộ phận giúp khủng long săn mồi tốt: đôi mắt tinh tường, cái mũi và đôi tai thính.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Khủng long có khả năng tự vệ tốt nhờ cái đầu cứng và cái quất đuôi dũng mãnh.

- HS lắng nghe, thực hiện.

Đọc theo nhóm

Thảo luận cặp trả lời câu hỏi 1

Theo dõi các bạn trả lời

Lắng nghe

(26)

+ GV yêu cầu 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.

* Luyện đọc lại và luyện tập theo văn bản 10p

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện đọc lại

- GV hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm 3 người. Từng HS đọc đoạn theo 3 đoạn GV đã phân chia.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc diễn cảm toàn bộ văn bản Khủng long.

- GV đọc lại toàn bài một lần nữa.

Hoạt động 2: Luyện tập theo văn bản đọc

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Tìm trong bài từ ngữ dùng để tả các bộ phận của khủng long?

+ GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm. Từng HS trong nhóm viết câu trả lời vào phiếu học tập, cả nhóm thống nhất kết quả chung.

+ GV mời 1-2 nhóm đại diện trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Hỏi đáp về đặc điểm các bộ phận của khủng long:

M: - Đầu khủng long thế nào?

- Đầu khủng long rất cứng.

+ GVhướng dẫn HS luyện tập theo cặp, lưu ý HS trong câu hỏi phải có từ chỉ bộ phận cơ thể và từ thế nào, câu trả lời phải có từ chỉ bộ phận cơ thể và từ chỉ đặc điểm.

+ GV mời 1-2 HS đại diện trả lời câu hỏi.

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

- HS trả lời: Chúng ta không thể gặp khủng long thật vì khủng long thật đã tuyệt chủng trước khi con người xuất hiện.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài, các HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Từ ngữ trong bài dùng để tả các bộ phận của khủng long là:

(chân) thẳng và rất khoẻ; (đôi mắt) tinh tường; (cái mũi và đôi tai) thính;

(đầu) cứng.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

- Đôi mắt khủng long thế nào?

Đôi mắt khủng long rất tinh tường.

- HS lắng nghe.

Đọc lại khổ 1

Theo dõi các bạn làm bài

Lắng nghe

Lắng nghe

Ngày soạn: 10/1/2022

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 14 tháng 1 năm 2022

(27)

Buổi sáng Toán

BÀI 64: LUYỆN TẬP CHUNG (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết vận dụng các phép tính nhân, chia đã học để tính nhẩm và giải quyết 1một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Thông qua việc vận dụng bảng chia 2, bảng chia 5 để tính nhẩm, để giải quyết vấn đè, HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng phương tiện và công cụ toán học, năng lực giao tiếp toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh.

Rèn tính chăm chỉ, cẩn thận.

* HS Tấn: Vận dụng kiến thức đã học làm được 1 bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2

2. Giáo viên: Bộ đồ dùng học Toán 2. ƯDCNTT. SGK, SGV, VBT.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Tấn

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”

ôn lại phép nhân, phép chia đã học.

- GV nhận xét, khen ngợi, dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Bài 64: Luyện tập chung (tiết 2) 2. LUYỆN TẬP 30p

Cách thức tiến hành:

Bài tập 4: a.Tìm tích biết hai thừa số là 5 và 9.

b.Tìm thương, biết SBC là 16 và số chia là 2.

- Gọi 1HS đọc to đề bài, và nêu yêu cầu của bài tập

- GV yêu cầu HS làm bài vào bảng con lần lượt từng phần

- GV chữa bài.

+ Muốn tìm tích khi biết hai thừa số con làm thế nào?

+ Muốn tìm thương khi biết hai SBC và số chia con làm thế nào?

- GV nhận xét, chốt kiến thức

Bài tập 5: Một trường tiểu học dự kiến trồng 30 cây xanh ở vườn trường.

a.Nếu trồng thành 5 hàng thì mỗi hàng có mấy cây?

- HS chơi trò chơi.

1 HS nêu 1 phép nhân bất kì yêu cầu bạn khác trả lời và nêu được phép nhân hoặc phép chia viết từ phép tính đó.

- HS lắng nghe, viết tên bài.

- HS đọc thầm bài - HS thực hiện - HS viết vào bảng

VD: a. Tích là 45 vì 5x9=45 b.Thương là 8 vì 16:2=8 +Lấy thừa số x với thừa số.

+Lấy SBC chia cho số chia

Theo dõi bạn chơi

Làm BT 4 vào vở BT

(28)

b.Nếu trồng mỗi hàng 5 cây thì trồng thành mấy hàng?

-Gọi HS đọc bài và các câu hỏi.

-GVHDHS quan sát tranh thảo luận nhóm 4 vận dụng các phép chia đã học để trả lời câu hỏi

- GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét

-GV nhận xét, khen ngợi, chốt bài

Bài tập 6: Nêu các phép nhân, phép chia thích hợp với mỗi tranh vẽ.

- Gọi HS đọc bài và nêu yêu cầu.

- GVHDHS quan sát tranh thảo luận nhóm 2 rồi nêu 1 tình huống có phép nhân, phép chia.

- GV gọi HS lên trình bày tình huống và viết phép nhân hoặc chia phù hợp.

- GV nhận xét, khen ngợi

- Có thể yêu cầu HS nêu thêm một số tình huống thực tế có 1 phép nhân hoặc 1 phép chia đã học.

- GV nhận xét, chốt ý.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

-Qua bài này các em biết thêm được điều gì?

-Về nhà đọc lại bảng chia 2, bảng chia 5, các con hãy sử dụng các phép nhân, phép chia đã học để giải quyết các tình huống thực tế mà các con gặp để hôm sau chia sẻ với bạn.

- HS đọc thầm bài

- 1HS đọc to, lớp theo dõi.

- HS thảo luận nhóm 4 trả lời, viết phép chia phù hợp với từng câu hỏi.

VD: a.30 cây nếu trồng thành 5 hàng đều nhau thì ta có phép chia 30:5=6 vậy mỗi hàng có 6 cây

b. 30 cây nếu trồng mỗi hàng 5 cây thì ta có phép chia 30:5=6 vậy trồng thành 6 hàng.

- HS thực hiện.

- HS đọc bài

- HS thảo luận, mỗi HS nêu 1 tình huống khác nhau

VD a. 1 chuồng gà có 2 tầng, mỗi tầng có 5 con gà. Chuồng gà đó có 10 con gà. Ta có phép nhân 5x2=10 con gà,…

b.Trong chuồng có 2 loại thỏ xám và nâu, mỗi loại thỏ có 4 con. Cả 2 loại thỏ có 8 on ta có phép nhân 4x2=8 con thỏ,....

-3,4HS nêu. HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. ( 1 tranh có thể có 2 tình huống khác nhau và có thể vừa lập được 1 phép nhân và 1 phép chia.

-1,2 HS nêu thêm

- HS nêu ý kiến - HS lắng nghe

Theo dõi bạn trả lời

Thảo luận nhóm cùng bạn

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

………….………

______________________________________

SINH HOẠT - HĐTN SƠ KẾT TUẦN 19

(29)

KỂ V

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

- Nhận biết ý nghĩa của phép chia vào một số tình huống gắn bó với thực tiễn.. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải các bài toán

- Vận dụng Bảng chia 2 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.. - Phát triển các năng lực

- Nhận biết ý nghĩa của phép chia vào một số tình huống gắn bó với thực tiễn.. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải các bài toán

TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A Bài giảng điện tử.. Giáo viên: Doãn

Nếu mỗi bóng đèn LED có giá trị 96 000 đồng thì nhà trường phải trả bao nhiêu tiền mua số bóng đèn LED để thay đủ cho tất cả các phòng

Quy tắc chia hai phân số (có tử và mẫu đều dương), ta nhân số bị chia với phân số nghịch đảo của số chia.. Nếu An chỉ muốn làm 6 cái bánh thì

- HS tìm được kết quả các phép tính trong bảng nhân 2 và thành lập được bảng nhân 2.Vận dụng bảng nhân 2 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực