• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7 Ngày soạn :

Ngày dạy : Thứ hai, ngày tháng năm Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU

Biết:

-Mối quan hệ giữa: 1 và 101 ;

10

11001 ; 100110001 - Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

-Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV nhận xét.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp 2. Luyện tập:

Bài 1

- GV hướng dẫn HS làm.

1 : 101 = 1 x 101 = 10 ( lần)

- GV yêu cầu lớp làm việc cá nhân.

- Giáo viên chốt lại đáp số đúng

Bài 2

? Muốn tìm 1 thành phần chưa biết chưa biết ta làm ntn?

- Chấm 1 số bài, nhận xét

- Yêu cầu học sinh đổi chéo vở, chữa bài.

- 2 HS làm bài 3, 4 (VBT).

- HS chữa bài của bạn.

- HS lắng nghe

- Học sinh đọc yêu cầu - Lớp làm vở bài tập, 3 học sinh lên bảng

- Nhận xét, chữa bài a) gấp 10 lần

b) gấp 10 lần c) gấp 10 lần

- 1 học sinh đọc yêu cầu - HS nêu.

- Lớp làm vở bài tập, 4 em lên bảng

- Nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng

a.83 b.21 c.23

(2)

3’

Bài 3

- Hướng dẫn học sinh phân tích đề và nhớ lại cách tìm trung bình cộng của hai số

- Chấm 1 số bài, nhận xét Bài 4

?Bài thuộc dạng toán nào? Cách giải?

- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

C.Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà làm BT trong VBT.Chuẩn bị giờ sau.

d. 3

- Học sinh đọc đề, tóm tắt - Lớp làm vở bài tập, 1 em lên bảng

- Lớp chữa bài.

Bài giải

Trung bình mỗi ngày đội sản xuất làm được phần công việc là:

(103 + 51) : 2 = 41 (công việc)

Đáp số: 14 công việc

- 1HS đọc bài toán.

- 1 số học sinh phát biểu - 1 em làm bảng phụ, lớp nhận xét, chữa bài

Bài giải

a ) Mua 1l dầu hết số tiền là:

20000 : 4 = 5000( đồng ) Mua 7l dầu hết số tiền là:

5000 x 7 = 35000 (đồng ) b) Giá tiền 1l dầu sau khi giảm

giá là:

5000 - 1000 = 4000 ( đồng ) Mua được số lít dầu là:

20000 : 4000 = 5(l) Đáp số:

a)35000 đồng

b) 5l dầu - HS lắng nghe

Nhận xét:

...

...

...

Tập đọc

(3)

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT I. MỤC TIÊU

- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.( Trả lời được câu 1, 2, 3)

* GD giới và quyền trẻ em :

- Quyền được kết bạn với loài động vật, sống hoà thuận với động vật, bảo vệ môi trường và thiên nhiên.

- Bổn phận phải biết ơn, kính trọng các thầy giáo, cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG

Tranh chủ điểm, tranh minh hoạ bài đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp

? Các em đang học chủ điểm gì?

? Chủ điểm này gợi cho em suy nghĩ gì?

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc : - Chia đoạn: 4 đoạn

Đoạn 1: A - li…đất liền

Đoạn 2: Những tên cướp…giam ông lại

Đoạn 3: Hai hôm sau..A - ri - ôn Đoạn 4: Còn lại

- Sửa phát âm

- Hướng dẫn học sinh giải nghĩa một số từ khó

- Giáo viên đọc bài.

b) Tìm hiểu bài :

- 2 học sinh đọc bài cũ : Tác phẩm của Si – le và tên phát xít - Trả lời câu hỏi SGK

- HS lắng nghe.

- Học sinh quan sát tranh minh hoạ

- 2 - 3 em nêu - 1 học khá đọc bài

- 4 em đọc nối tiếp lần 1 - 4 em đọc nối tiếp lần 2

(4)

3’

? Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ A-ri- ôn?

? Vì sao nghệ sĩ.. lại phaỉ nhảy xuống biển?

? Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát?

? Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở chỗ nào?

? Bạn có suy nghĩ gì về đám thuỷ thủ, về đàn cá heo?

? Đồng tiền khắc hình cá heo trên lưng có ý nghĩa gì?

? Nội dung chính của bài?

- Giáo viên ghi bảng

* GD giới và quyền trẻ em :

- Quyền được kết bạn với loài động vật, sống hoà thuận với động vật, bảo vệ môi trường và thiên nhiên.

- Bổn phận phải biết ơn, kính trọng các thầy giáo, cô giáo.

c. Đọc diễn cảm

- GV nêu giọng đọc toàn bài - Treo bảng phụ đoạn 3, đọc mẫu - Nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò:

? Em còn biết câu chuyện thú vị nào về cá heo?

- Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà

- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi - Ông đạt giải…nhiều tặng phẩm quý giá… nhảy xuống biển - Vì thuỷ thủ đòi giết ông, vì ông không muốn chết trong tay bọn chúng

- …đàn cá heo đã bơi đến…cứu

…nhanh hơn tàu

- Là con vật thông minh, tình nghĩa, biết cứu người, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp..

- Đám thuỷ thủ là người nhưng độc ác..

- Thể hiện tình cảm yêu quý của con người với loài cá heo thông minh

* Ca ngợi sự thông minh, t.

cảm gắn bó của cá heo với con người.

- 1 số em nhắc lại

- 4 học sinh lần lượt đọc nối tiếp (lần 3), tìm hiểu giọng đọc đoạn - Học sinh nêu cách đọc, 2 em đọc

- Luyện đọc cặp - Thi đọc diễn cảm

- Làm xiếc, bơi giỏi, cứu chú bộ đội…

Nhận xét:

...

...

...

(5)

Tiếng Việt (Thực hành)

Tiết 1: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM.

I. Mục tiêu:

- Củng cố, hệ thống hoá cho HS vốn kiến thức về từ đồng âm.

- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập thành thạo.

- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.

II. Chuẩn bị: Nội dung bài.

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định:

2.Kiểm tra : Cho HS nhắc lại những kiến thức về từ đồng âm. Cho ví dụ?

- Giáo viên nhận xét.

3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập1 :

H : Tìm từ đồng âm trong mỗi câu câu sau và cho biết nghĩa của mỗi từ.

a.Bác(1) bác(2) trứng.

b.Tôi(1) tôi(2) vôi.

c.Bà ta đang la(1) con la(2).

d.Mẹ tôi trút giá(1) vào rổ rồi để lên giá(2) bếp.

e.Anh thanh niên hỏi giá(1) chiếc áo len treo trên giá(2).

Bài tập 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm : đỏ, lợi, mai, đánh.

a. Đỏ:

- HS nêu.

- HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập

- HS lên lần lượt chữa từng bài

Bài giải:

+ bác(1) : dùng để xưng hô.

bác(2) : Cho trứng đã đánh vào chảo, quấy đều cho sền sệt.

+ tôi(1) : dùng để xưng hô.

tôi(2) : thả vôi sống vào nước cho nhuyễn ra dùng trong việc xây dựng.

+ la(1) : mắng mỏ, đe nẹt.

la(2) : chỉ con la.

+ giá(1) : đỗ xanh ngâm mọc mầm dùng để ăn.

giá(2) : giá đóng trên tường ở trong bếp dùng để các thứ rổ rá.

+ giá(1) : giá tiền một chiếc áo.

giá(2) : đồ dùng để treo quần áo.

Bài giải:

a) Hoa phượng đỏ rực cả một góc

(6)

b. Lợi:

c. Mai:

a. Đánh :

Bài tập 3: Đố em biết câu sau có viết có đúng ngữ pháp không?

Con ngựa đá con ngựa đá.

4. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên hệ thống bài.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau

trường.

Số tôi dạo này rất đỏ.

b) Bạn Nam xỉa răng bị chảy máu lợi.

Bạn Hương chỉ làm những việc có lợi cho mình.

c) Ngày mai, lớp em học môn thể dục.

Bạn Lan đang cầm một cành mai rất đẹp.

d) Tôi đánh một giấc ngủ ngon lành.

Chị ấy đánh phấn trông rất xinh - Câu này viết đúng ngữ pháp vì : con ngựa thật đá con ngựa bằng đá.

- đá(1) là động từ, đá(2) là danh từ.

- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau

Nhận xét:

...

...

...

Toán (Thực hành)

Tiết 2: LUYỆN TẬP CHUNG.

I.Mục tiêu : Giúp học sinh :

- Giải thành thạo 2 dạng toán liên quan đến tỷ lệ (có mở rộng)

- Nhớ lại dạng toán trung bình cộng, biết tính trung bình cộng của nhiều số, giải toán có liên quan đến trung bình cộng.

- Giúp HS chăm chỉ học tập.

II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập

III.Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định:

2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

Hoạt động1   : Củng cố kiến thức.

- Cho HS nhắc lại 2 dạng toán liên quan đến tỷ lệ, dạng toán trung bình cộng đã học.

- GV nhận xét

Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài

- HS nêu

- HS đọc kỹ đề bài

(7)

- Xác định dạng toán, tìm cách làm - Cho HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu

- GV chấm một số bài

- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.

Bài 1: Tìm trung bình cộng của các số sau a) 14, 21, 37, 43, 55

b) 4

,5 7 ,2 3 1

Bài 2: Trung bình cộng tuổi của chị và em là 8 tuổi. Tuổi em là 6 tuổi. Tính tuổi chị .

Bài 3: Một đội có 6 chiếc xe, mỗi xe đi 50 km thì chi phí hết 1 200 000 đồng. Nếu đội đó có 10 cái xe, mỗi xe đi 100 km thì chi phí hết bao nhiêu tiền ?

Bài 4: (HSKG)

Hai người thợ nhận được 213000 đồng tiền công. Người thứ nhất làm trong 4 ngày mỗi ngày làm 9 giờ, người thứ 2 làm trong 5 ngày, mỗi ngày làm 7 giờ. Hỏi mỗi người nhận được bao nhiêu tiền công ? - Đây là bài toán liên quan đến tỷ lệ dạng một song mức độ khó hơn SGK nên giáo viên cần giảng kỹ cho HS

- Hướng dẫn các cách giải khác nhau và cách trình bày lời giải.

- HS làm các bài tập

- HS lên lần lượt chữa từng bài

Lời giải :

a) Trung bình cộng của 5 số trên là :

(14 + 21 + 37 + 43 + 55) : 5 = 34 b) Trung bình cộng của 3 phân số trên là :

(217245) : 3 = 1928

Đáp số : 34 ; 1928 Lời giải :

Tổng số tuổi của hai chị em là : 8  2 = 16 (tuổi)

Chị có số tuổi là :

16 – 6 = 10 (tuổi) Đáp số : 10 tuổi.

Lời giải :

6 xe đi được số km là : 50  6 = 300 (km) 10 xe đi được số km là : 100  10 = 1000 (km) 1km dùng hết số tiền là :

1 200 000 : 300 = 4 000 (đồng) 1000km dùng hết số tiền là :

4000  1000 = 4 000 000 (đồng)

Đáp số : 4 000 000 (đồng)

Lời giải :

Người thứ nhất làm được số giờ là :

9  4 = 36 (giờ)

Người thứ hai làm được số giờ là : 7  5 = 35 (giờ)

Tổng số giờ hai người làm là :

(8)

4.Củng cố dặn dò.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.

36 + 35 = 71 (giờ)

Người thứ nhất nhận được số tiền công là :

213 000 : 71  36 = 108 000 (đồng)

Người thứ hai nhận được số tiền công là :

123 000 – 108 000 = 105 000 (đồng)

Đáp số : 108 000 (đồng)

105 000 (đồng)

- HS lắng nghe và thực hiện.

Nhận xét:

...

...

...

Ngày soạn:

Ngày dạy : Thứ ba ngày tháng năm

Chính tả ( Nghe viết ) DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU :

-Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức văn xuôi.

-Tìm được vần thích hợp để điền vào cả ba chỗ trống trong đoạn thơ(BT2) , thực hiện được 2 trong 3 ý(a,b,c) của BT3.

* GD BVMT : GD tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh(kênh) quê hương, có ý thức BVMT xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG :

Bài tập 2 viết ra bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(9)

5’

32’

3’

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV đọc từ: lưa thưa, thửa ruộng, con mương, tưởng tượng, quả dứa

?. Em có nhận xét gì về quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng có NÂ ưa/ ươ?

- Nhận xét.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn nghe - viết:

? Hình ảnh nào cho thấy dòng kinh rất thân thuộc với tác giả?

- Giáo viên đọc chính tả - Đọc toàn bài chậm rãi - Thu bài nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng

Bài 3

- Yêu cầu học sinh đọc lại các thành ngữ.

C. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét giờ học - Về nhà luyện viết

- 2 học sinh lên bảng viết và trả lời câu hỏi

- Lớp nhận xét, chữa bài

- Học sinh nghe, xác định nhiệm vụ học tập

- Có giọng hò ngân vang, có mùi quả chín, giọng hát ru em ngủ

- Học sinh tìm từ khó trong bài - 1 số em lên bảng viết

- Học sinh viết bài - Học sinh soát lỗi

- Học sinh đọc yêu cầu, nội dung bài tập

- Thi đua tìm vần - Nêu kết quả

- 2 học sinh đọc lại đoạn thơ - Học sinh đọc yêu cầu, làm vở bài tập

- Nhận xét, chữa bài

- HS lắng nghe Nhận xét:

...

...

...

Toán

KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN

(10)

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc, biết viết số thập phân dạng đơn giản II. ĐỒ DÙNG :

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài

2. Giới thiệu khái niệm về số thập phân

- GV đưa bảng phụ thứ nhất

?. Đọc tên các đơn vị đo có trong bảng?

?. Hàng 1: Nêu giá trị của từng đơn vị?

?. 1 dm bằng bao nhiêu phần của m?

- GV ghi bảng: 1dm = 101 m hay 0,1m

( tương tự với các phần còn lại)

?. Các phân số thập phân 101 ;1001 ;

1000

1 còn có cách viết nào?

- GV chỉ trên bảng, hướng dẫn cách đọc

- Yêu cầu học sinh đổi 0,1; 0,01;

0,001 về phân số thập phân.

Kết luận: Các số 0,1; 0,01; 0,001 gọi là số thập phân.

- GV đưa bảng phụ thứ hai - Yêu cầu học sinh tự làm

Kết luận: 0,5; 0,07; 0,009 cũng là số thập phân

?. Em có nhận xét gì về mẫu số của

- Học sinh chữa bài tập 4 về nhà - Lớp nhận xét, chữa bài

- HS lắng nghe.

- Học sinh quan sát - 1 số em nêu

- 1dm = 101 m - Học sinh nhắc lại - 0,1; 0,01; 0,001

- 1 số học sinh nêu - học sinh nhắc lại - Lớp quan sát

- 1 học sinh lên bảng - Lớp nhận xét

- Học sinh nhận xét theo ý hiểu của mình

(11)

3’

phân số với số các chữ số đứng sau dấu phẩy

3. Luyện tập:

Bài 1

- GV cho HS làm bài cá nhân bài tập vào VBT.

- GV gọi HS đọc bài làm của mình.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 2

- Treo bảng phụ kẻ sẵn tia số

? Tia số phần a gồm mấy đơn vị?

? Đơn vị được chia ra làm mấy phần bằng nhau?

- Hướng dẫn học sinh cách đọc - GV chốt lại cách đọc đúng Bài 3

- Giáo viên hướng dẫn: Dựa vào chữ số 0 ở mẫu số để viết số thập phân…

- nhận xét chung Bài 4

- Treo bảng phụ

- Chốt lại kết quả đúng - Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò:

? Hãy nêu ví dụ về số thập phân?

Cách đọc, viết?

- Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà

- HS làm VBT

- HS đọc bài làm của mình.

- HS khác nhận xét bài bạn.

- 1 học sinh đọc yêu cầu - Lớp quan sát

- Tia số ở phần a gồm có 1 đơn vị

- …10 phần bằng nhau - Vài học sinh lên bảng đọc.

- Lớp nhận xét bạn đọc.

- 1 học sinh đọc yêu cầu

- 2 học sinh làm bảng phụ, lớp làm vở bài tập

- Nhận xét, chữa bài

a) 0,9m ; 0,05m ; 0,08m

b) 0,004m ; 0,009kg;

0,007kg

- 1 học sinh đọc yêu cầu

- Học sinh trao đổi, làm theo cặp.

- Đại diện cặp nêu kết quả - Nhận xét, chữa bài - 2,3 em nêu

Nhận xét:

...

...

...

(12)

Luyện từ và câu TỪ NHIỀU NGHĨA I. MỤC TIÊU

-Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa( ND ghi nhớ)

-Nhận biết được tù mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa(BT1,mục III), tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thê người và động vật(BT2).

II. ĐỒ DÙNG

Giấy khổ to, bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ:

? Đặt câu có từ đồng âm?

? Thế nào là từ đồng âm?

- GV nhận xét.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: trực tiếp 2. Tìm hiểu ví dụ

Bài 1

-Yêu cầu học sinh dùng bút chì, tự làm bài

- Nhận xét, kết luận bài làm đúng

Bài 2

- Gọi học sinh nhắc lại nghĩa từng từ -Yêu cầu học sinh trao đổi cặp - làm

? Nghĩa của các từ " tai, răng, mũi" ở 2 bài tập trên có gì giống nhau?

- GV kết luận: Đó chính là nghĩa gốc của các từ, nghĩa gốc và nghĩa chuyển bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau

? Thế nào là từ nhiều nghĩa?

? Thế nào là nghĩa gốc?

? Thế nào là nghĩa chuyển?

- GV: Đó chính là nội dung cần ghi

- 2HS trả lời, - Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu - nội dung - 1 học sinh lên bảng

- Lớp nhận xét

- Răng - b , Mũi - c , tai - a.

- 2 học sinh nhắc lại.

- 1 học sinh đọc yêu cầu , nội dung - Học sinh nối tiếp nhau phát biểu - Răng: chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều thành hàng

- Mũi: Chỉ bp có đầu nhọn, nhô ra phía trước

- Tai: chỉ bp mọc ở hai bên, chìa ra như tai người

- Là từ có 1 nghĩa gốc và 1 hay nhiều nghĩa chuyển

- Là nghĩa chính của từ

- Là nghĩa được suy ra từ nghĩa gốc

(13)

3’

nhớ. Yêu cầu học sinh nhắc lại 3. Luyện tập

Bài 1

- Nhận xét , kết luận lời giải đúng mắt, chân, đầu

? Hãy giải thích nghĩa của các từ đó?

Bài 2

- Chia lớp thành 4 nhóm - Phát phiếu học tập

- GV nhận xét, kết luận từ đúng - Yêu cầu học sinh giải thích nghĩa một số từ : lưỡi, liềm, mũ lưỡi trai, miệng bìnhtay bóng bàn, lưng đê C. Củng cố dặn dò:

? Thế nào là từ nhiều nghĩa?

- Nhận xét giờ học

- Về nhà học, làm bài tập, chuẩn bị giờ sau

- 3 học sinh đọc nối tiếp nhau

- 1 học sinh đọc yêu cầu , nội dung - Học sinh làm cá nhân

- 1 số em trình bày, lớp nhận xét - Học sinh giải thích nghĩa của từng từ

- Học sinh đọc yêu cầu - nội dung - Các nhóm thảo luận làm bài - Các nhóm dán bài lên bảng - Đại diện nhóm lần lượt trình bày - Học sinh làm vở bài tập

- HS giải thích.

- HS nêu.

Nhận xét:

...

...

...

Tiếng Việt (Thực hành) Tiết 1: LUYỆN TẬP

VỀ TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ.

I. Mục tiêu:

- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về từ đồng âm.

- HS hiểu được tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ.

- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác trong học tập.

II. Chuẩn bị: Nội dung bài.

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định:

2.Kiểm tra : Cho HS nhắc lại những kiến thức về từ đồng âm. Cho ví dụ?

- HS nêu.

(14)

- Giáo viên nhận xét.

3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu

- GV nhận xét.

Bài tập1 :

H : Các câu sau đã sử dụng từ đồng âm nào để chơi chữ? Hãy gạch chân.

a) Chín người ngồi ăn nồi cơm chín.

b) Đừng vội bác ý kiến của bác.

c) Mẹ em đỗ xe lại mua cho em một nắm xôi đỗ.

d) Bố tôi vừa mới tôi xong một xe vôi.

- GV có thể giải thích cho HS hiểu.

Bài tập 2: Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: đá, là, rải, đường, chiếu, cày, đặt câu với mỗi từ đó và giải thích.

a) Đá b) Đường:

c) Là:

d) Chiếu: . e)Cày:

- HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập

- HS lên lần lượt chữa từng bài

Bài giải:

a) Chín người ngồi ăn nồi cơm chín.

b) Đừng vội bác ý kiến của bác.

c) Mẹ em đỗ xe lại mua cho em một nắm xôi đỗ.

d) Bố tôi vừa mới tôi xong một xe vôi.

Bài giải:

a)Đá :Tay chân đấm đá.

Con đường này mới được rải đá.

- Đá trong chân đá là dùng chân để đá, còn đá trong rải đá là đá để làm đường đi.

b) Đường: Bé thích ăn đường.

Con đường rợp bóng cây.

- Đường trong ăn đường là đường để ăn còn đường trong con đường là đường đi.

c) Là: Mẹ là quần áo.

Bé Mai là em của em.

- Là trong là quần áo là cái bàn là còn là trong là của em thuộc sở hữu của mình.

d) Chiếu: Ánh nắng chiếu qua cửa sổ.

Cơm rơi khắp mặt chiếu.

- Chiếu trong nắng chiếu, chiếu rộng chỉ hoạt động chiếu toả, chiếu rọi của ánh nắng mặt trời. Còn chiếu trong khắp mặt chiếu là cái chiếu dùng để trải giường.

e) Cày: Bố em mới cày xong thửa

(15)

4. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên hệ thống bài.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau

ruộng.

Hôm qua, nhà em mới mua một

chiếc cày.

- Cày trong cày ruộng là dụng cụ dùng để làm cho đất lật lên còn cày trong chiếc cày là chỉ tên cái cày.

- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau

Nhận xét:

...

...

...

Toán (Thực hành) LUYỆN TẬP CHUNG.

I.Mục tiêu : Giúp học sinh :

- Nắm vững khái niệm về số thập phân, đọc và viết đúng số thập phân.

- HS biết so sánh và sắp xếp số thập phân - Giúp HS chăm chỉ học tập.

II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập

III.Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định:

2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

Hoạt động1   : Củng cố kiến thức.

H : Nêu cách đọc và viết số thập phân H: Nêu cách so sánh số thập phân + Phần nguyên bằng nhau + Phần nguyên khác nhau - GV nhận xét

Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài

- Xác định dạng toán, tìm cách làm - Cho HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu

- HS nêu

- HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập

- HS lên lần lượt chữa từng bài

(16)

- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.

Bài 1: Viết thành số thập phân a) 33

10

1 ;

100

27 ; b) 92

100

5 ;

1000

31 ; c) 3

1000

127 ; 2

1000 8

Bài 2: Chuyển thành phân số thập phân

a) 0,5; 0,03; 7,5 b) 0,92; 0,006; 8,92

Bài 3: Chuyển thành hỗn số có chứa phân số thập phân.

a) 12,7; 31,03;

b) 8,54; 1,069

Bài 4: Viết các số thập phân a) Ba phẩy không bẩy

b) Mười chín phẩy tám trăm năm mươi

c) Không đơn vị năm mươi tám phần trăm.4.Củng cố dặn dò.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.

Lời giải : a) 33

10

1 = 33,1;

100

27 0,27;

b) 92

100

5 =92,05 ;

1000

31 = 0,031;

c) 3

1000

127 = 3,127; 2

1000

8 = 2,008 Lời giải :

a) 0,5 = 105 ; 0,03 =1003 ; 7,5 = 1075 b) 0,92 =

100

92 ; 0,006 =

1000

6 ; 8,92 =

100 892

Lời giải : a) 12,7 =

10

12 7 ; 31,03 =

100 31 3 ; b) 8,54 = 810054 ; 1,069 = 1 100069 Lời giải :

a) 3,07 b) 19,850 c) 0,58

- HS lắng nghe và thực hiện.

Nhận xét:

...

...

...

Ngày soạn:

Ngày dạy : Thứ tư, ngày tháng năm Tập đọc

TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ I. MỤC TIÊU :

-Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do

(17)

-Hiểu nội dung và ý nghĩa: Cảnh đẹp kĩ vĩ của công trương thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.( Trả lời được câu hỏi trong SGK, học thuộc 2 khổ thơ)

* GD giới và quyền trẻ em :

- Quyền được đoàn kết, hữu nghị với bạn bè khắp năm châu.

- Quyền được có mức sống ngày càng cao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung luyện đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Nhận xét.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc:

- Chia đoạn: Theo 3 khổ thơ

- Giáo viên sửa phát âm, hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ khó - Giáo viên đọc mẫu toàn bài b) Tìm hiều bài

?. Tìm câu thơ miêu tả cảnh đẹp đêm trăng trên sông Đà?

?. Em hiểu thế nào là "đêm trăng chơi vơi"?

- GV giảng: Vẻ đẹp phóng khoáng, thơ mộng của đêm trăng.

?. Chi tiết gợi lên hình ảnh đêm trăng rất tĩnh mịch?

?. Hình ảnh vừa sinh động vừa tĩnh mịch?

?. Tìm hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên?

- 3 học sinh đọc bài cũ

- Trả lời câu hỏi SGK. Nêu nội dung chính của bài

- Học sinh nghe, mở SGK - 1 học sinh khá đọc bài - 1 số học sinh nêu - Đọc nối tiếp bài 2 lần

- Lớp đọc thầm khổ thơ 1, suy nghĩ trả lời câu 1

- …Một đêm trăng chơi vơi

- Hình ảnh bầu trời mênh mông, trăng trôi nhè nhẹ cho ta cảm giác như trăng đang bay lơ lửng, bồng bềnh

- Công trường say ngủ, tháp khoan…xe ủi..xe ben…

- Tiếng đàn, dòng sông lấp loáng - Chiếc đập lớn … giữa cao nguyên

(18)

3’

?. Tìm câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hoá?

?. Qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm đến người đọc điều gì?

* GD giới và quyền trẻ em : - Quyền được đoàn kết, hữu nghị với bạn bè khắp năm châu.

- Quyền được có mức sống ngày càng cao.

c) Đọc diễn cảm - học thuộc lòng - GV nêu giọng đọc toàn bài

- Treo bảng phụ khổ thơ 3, đọc mẫu

- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm

- Nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò:

? Em còn biết gì về công trình thuỷ điện Sông Đà?

- Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà

- ..say ngủ…ngẫm nghĩ…sóng vai nhau…

* Sức mạnh chinh phục thiên nhiên của con người. Sự gắn bó, hoà quyện của con người với thiên nhiên.

- 3 học sinh lần lượt đọc nối tiếp(lần 3), nêu giọng đọc của từng khổ thơ.

- Học sinh nêu cách đọc - 2 - 3 em đọc

- Lớp đọc theo cặp - 3 em thi đọc diễn cảm

- Luyện và thi đọc thuộc lòng đoạn, bài

- Học sinh nêu theo hiểu biết Nhận xét:

...

...

...

Toán

KHÁI NIỆM VỀ SỐ THẬP PHÂN(Tiếp theo) I. MỤC TIÊU

Biết:

- Đọc , viết các số thập phân( các dạng đơn giản thường gặp) - Cấu tạo số thập phân có phần nguyên và phần thập phân.

II. ĐỒ DÙNG Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(19)

5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: trực tiếp 2. Khái niệm về số thập phâ n - Treo bảng phụ

- Hướng dẫn học sinh nêu tên các đơn vị đo có trong bảng

- Nhận xét từng hàng

- Các số 2,7 ; 8,56 ; 0,195 là các số thập phân

?: Em có nhận xét gì về cấu tạo của số thập phân?

- Chữ số bên trái dấu phẩy là phần nguyên…

- GV viết ví dụ

?: Cách đọc, viết số thập phân ? 3. Luyện tập

Bài 1

- GV treo bảng phụ.

- Yêu cầu HS đọc.

- GV nhận xét, chốt cách đọc.

? Nêu vị trí của phần nguyên?

Phần thập phân Bài 3

- GV hướng dẫn: 3101 = 3,1 - GV chốt đáp án đúng

? Em có nhận xét gì về số chữ số 0 ở mẫu số và số chữ số ở phần TP?

Bài 4

- Học sinh chữa bài về nhà 2,3 - Lớp nhận xét

- HS lắng nghe.

- Học sinh quan sát - Học sinh nêu

2m 7dm = 2107 m viết : 2,7m 8m 56cm = 8

100

56 m viết 8,56m 0m 195mm = 100195m viết

0,195m

- 1-3 học sinh nhắc lại

- Gồm 2 phần, bên trái dấu phẩy…

- 2-5 học sinh nhắc lại

- Học sinh lên chỉ, nêu rõ từng phần - Học sinh nêu

- Học sinh đọc yêu cầu - Vài học sinh đọc.

- Lớp nhận xét bạn đọc.

- 1HS lên bảng chỉ, lớp nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu - Học sinh quan sát cách làm.

- 1HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Lớp nhận xét kết quả 8,2; 19,25

- Chữ số 0 ở mẫu có bao nhiêu thì phần thập phân có bấy nhiêu chữ số.

(20)

3’

- GV gợi ý: Bài này ngược với bài 3.

- Chấm 1 số bài, nhận xét

- Yêu cầu học sinh đổi chéo vở để kiểm tra kêt quả.

? Với bài này thì các em thấy phần nguyên là bao nhiêu?

C. Củng cố, dặn dò:

? Cấu tạo của số thập phân?

- Nhận xét giờ học - Về nhà: Bài tập VBT

- 1 học sinh nêu yêu cầu - Lớp làm vở bài tập - 3 em lên bảng - Lớp chữa bài.

a) 0,5 =

10

5 ; 0,92 =

100

92 ; 0,075 =

1000

75 b) 0,4 = 104 ; 0,04 = 1004 ; 0,004 =

1000 4

- Đổi chéo vở kiểm tra nhau.

- HS nêu.

- Số thập phân gồm có hai phần là :

“phần nguyên” nằm ở phía tay trái và

“phần thập phân” nằm ở phía tay phải.

- Chuẩn bị bài sau.

Nhận xét:

...

...

...

Kể chuyện CÂY CỎ NƯỚC NAM I.

MỤC TIÊU

-Dựa vào tranh minh họa(SGK) kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện.

* GD BVMT : Giáo dục thái độ yêu quý những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT.

II. Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh hoạ SGK.

III. C ÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ A. Kiểm tra bài cũ:

- 2 học sinh lên kể lại câu

(21)

32’

3’

- GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp

2. GV kể chuyện

- GV kể lần 1: thong thả, chậm rãi, từ tốn

- Kể lần 2, chỉ tranh minh hoạ 3. Hướng dẫn học sinh kể chuyện a) Trong nhóm:

- Chia lớp thành 4 nhóm

- Quan sát, hướng dẫn từng nhóm b) Thi kể trước lớp:

- Nhận xét, cho điểm học sinh kể tốt c) Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện ? Câu chuyện kể về ai?

? Câu chuyện có ý nghĩa gì?

?Vì sao chuyện có tên là "Cây cỏ nước Nam"?

* GD BVMT : Giáo dục thái độ yêu quý những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT.

C. Củng cố dặn dò:

? Em biết bài thuốc chữa bệnh nào từ những cây cỏ xung quanh mình?

- Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà

chuyện đã học giờ trước - Lớp nhận xét

- HS lắng nghe.

- Học sinh quan sát tranh minh hoạ đọc thầm yêu cầu SGK - Học sinh lắng nghe

- Học sinh nghe + quan sát tranh - Học sinh trao đổi cặp nêu nội dung của từng tranh

- Tập kể chuyện trong nhóm, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện

- 2-3 em thi kể trước lớp

- Theo dõi, bình chọn bạn kể hay - Danh y Tuệ Tĩnh

 Khuyên chúng ta biết yêu quý thiên nhiên, từng lá cây, ngọn cỏ, hiểu giá trị của chúng để làm thuốc chữa bệnh

- Vì có hàng trăm, hàng nghìn phương thuốc được làm ra từ cây cỏ nước Nam

- 3-4 em nêu - Chuẩn bị giờ sau Nhận xét:

...

...

...

(22)

Ngày soạn:

Ngày dạy: Thứ năm ngày tháng năm Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I . M ỤC TIÊU :

-Xác định được phần mở bài , thân bài, kết bài của bài văn(BT1)hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn( BT2, BT3).

* GD BVMT : Ngữ liệu dùng để luyện tập (bài Vịnh Hạ Long) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng GD BVMT.

* GD giới và quyền trẻ em :

- Quyền được sống trong môi trường thiên nhiên tươi đẹp.

- Quyền về danh lam thắng cảnh của quê hương.

II. ĐỒ DÙNG

Các ảnh chụp vịnh Hạ Long, giấy khổ to và bút dạ III. C ÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ :

- Trả dàn ý giờ trước của học sinh, nhận xét chung

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: Nêu nhiệm vụ giờ học

2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1

- Chia lớp 4 nhóm, Yêu cầu nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi

? Xác định phần mở bài, thân bài, kết thúc?

? Thân bài gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả gì?

- GV cho HS nhắc lại.

* GD BVMT: như mục tiêu

* GD giới và quyền trẻ em :

- Quyền được sống trong môi trường

- Học sinh lắng nghe, tự rút kinh nghiệm để sửa lỗi cho mình - HS nghe và xác định nhiệm vụ học tập

- 1HS đọc yêu cầu.

- Các nhóm thảo luận - 1 học sinh đọc bài văn

+ Mở bài: Vịnh…nước Việt Nam

+ Thân bài: Cái đẹp…vang vọng + Kết bài: …giữ gìn

- Thân bài gồm 3 đoạn

+ Đ1: Sự kì vĩ của thiên nhiên Hạ Long

+ Đ2: Vẻ duyên dáng của Vịnh Hạ Long

+ Đ3: Nét đẹp riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Vịnh Hạ Long

(23)

3’

thiên nhiên tươi đẹp.

- Quyền về danh lam thắng cảnh của quê hương.

Bài tập 2

- Quan sát giúp đỡ các cặp còn lúng túng

- Nhận xét bài làm của học sinh.

Bài tập 3

- Phát giấy khổ to cho 2 học sinh - Nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét giờ học

- Về nhà làm lại bài tập 3

- 1 số HS nhắc lại

- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc - Học sinh thảo luận, làm bài theo cặp

- Học sinh lần lượt trình bày và giải thích tại sao lại làm như vậy + Đ1: Câu mở đoạn b

+ Đ2: Câu mở đoạn c

- 2 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh

- 1 học sinh đọc yêu cầu - Lớp làm cá nhân

- Học sinh lần lượt trình bày trước lớp

Nhận xét:

...

...

...

Toán

HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC VIẾT, VIẾT SỐ THẬP PHÂN I. M ỤC TIÊU :

Biết:

- Tên các hàng của thập phân.

- Đọc, viết số thập phân, chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân.

II. Đ Ồ DÙNG : Bảng phụ

III. C Á HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(24)

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

32’

3’

A. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Giảng bài mới:

- GV nêu số thập phân, treo bảng kẻ sẵn

- Viết vào bảng kẻ sẵn

- ?. Dựa vào bảng, hãy nêu các hàng của phần nguyên, của phần thập phân trong số thập phân?

? Mối quan hệ giữa các hàng liền nhau?

? Hãy nêu rõ các hàng của số 375,406

? Hãy nêu cách viết?

- Yêu cầu học sinh đọc

? Em đọc theo thứ tự nào?

- GV ghi bảng: 0,1985 3. Luyện tập thực hành Bài 1

- GV treo bảng và hướng dẫn cách đọc.

- Nhận xét, chốt cách đọc đúng Bài 2

- Hướng dẫn học sinh cách làm - Chốt lại đáp số đúng

- Chấm 1 số bài Bài 3

- GV hướng dẫn phép tính mẫu:

3,5 = 3

10 5

- 2 học sinh lên bảng chữa bài tập 3 - 4 về nhà

- Lớp nhận xét

- Học sinh lắng nghe, xác định nhiệm vụ học tập

- Học sinh quan sát: 375,406 - 1 số học sinh nêu

- …gấp kém nhau 10 lần

- 3 trăm, bảy chục, 5 đơn vị, 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn

- 1 số học sinh lên viết - 3 - 4 học sinh nêu - 3 - 4 em đọc

- Đọc phần nguyên, dấu phẩy, phần thập phân

- Học sinh đọc và nêu cấu tạo - Lớp nghe và nhận xét

- Học sinh đọc yêu cầu - HS lần lượt đọc.

- Lớp nhận xét, chữa bài - Học sinh đọc yêu cầu - Lớp làm bài cá nhân

- 2 em làm bảng phụ, lớp chữa bài - Lớp quan sát.

- Học sinh trao đổi làm BT, 1cặp làm bảng.

(25)

- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

C. Củng cố - dặn dò:

? Cấu tạo của số thập phân?

? Nêu các hàng…?

- Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà

- HS nêu.

- Làm BT trong VBT.

Nhận xét:

...

...

...

Ngày soạn :

Ngày dạy : Thứ sáu, ngày tháng năm

Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I.M

ỤC TIÊU :

-Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy( BT1, BT2), hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở bài tập 3.

-Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ( BT4) II. Đ Ồ DÙNG :

Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

32’

A. Kiểm tra bài cũ:

? Tìm nghĩa chuyển của các từ sau?

- Lưỡi, miệng, cổ - Giáo viên nhận xét.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng 1 - d, 2 - c, 3 - a, 4 - b Bài tập 2

- 3 học sinh trả lời

- Lớp nhận xét, chữa bài

- Lắng nghe, xác định nhiệm vụ học tập

- 1 học sinh đọc yêu cầu, nội dung

- 1 học sinh làm bảng phụ, lớp làm vở bài tập

(26)

3’

? Từ chạy là từ nhiều nghĩa, các nghĩa của từ chạy có nét gì chung?

? Hoạt động của đồng hồ có thể coi là sự di chuyển được không?

? Hoạt động của tàu trên đường ray có thể coi là sự di chuyển được không?

KL: Từ chạy là từ nhiều nghĩa Bài tập 3

- GV yêu cầu HS làm BT.

? Nghĩa gốc của từ ăn là gì?

Bài tập 4

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu, nội dung bài tập

- Nhận xét, kết luận câu đúng

- Sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho học sinh C. Củng cố - dặn dò:

? Thế nào là từ nhiều nghĩa? So sánh với từ đồng âm?

- Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà

- 2 học sinh đọc SGK

- Nét nghĩa chung: Sự vận động nhanh

- Là hoạt động của máy móc, tạo ra âm thanh

- Là sự di chuyển của phương tiện giao thông

- 1 học sinh đọc yêu cầu, nội dung

- Dùng bút chì, làm SGK - Học sinh nêu kết quả bài làm - Ăn là chỉ hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng

- Học sinh tự làm bài - 4 học sinh lên bảng + Em đi bộ đến trường + Chú bộ đội đứng gác + Trời hôm nay đứng gió + Chiếc xe đứng khựng lại - Học sinh nêu

Nhận xét:

...

...

...

Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu

-Biết chuyển một phần dàn ý( thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả.

II. Đồ dùng:

Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước III. Các hoạt động dạy học

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ A. Kiểm tra bài cũ:

(27)

32’

3’

? Vai trò của câu mở đoạn trong bài văn, đoạn văn?

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học

2. Hướng dẫn học sinh luyện tập - Kiểm tra dàn ý học sinh đã lập giờ trước

? Em chọn phần nào để chuyển thành bài văn hoàn chỉnh?

- Giáo viên nhắc nhở học sinh:

+ Phần thân bài gồm nhiều đoạn + Mỗi đoạn thường có 1 câu văn ý bao trùm toàn đoạn

+ Các câu trong đoạn cùnh làm nổi bật đặc điểm của cảnh.

- GV nhận xét.

C.Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc về nhà.

2HS trả lời.

Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe

- Lớp để dàn ý lên bàn.

- 1HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.

- 1HS đọc gợi ý SGK.

- Vài HS nêu đoạn mình chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh.

- HS viết bài.

- HS lần lượt trình bày đoạn viết.

- Lớp nhận xét, bình chọn bài viết hay nhất.

- Chuẩn bị giờ sau.

Nhận xét:

...

...

Toán LUYỆN TẬP I. M ỤC TIÊU :

Biết:

- Biết chuyển một phân số thập phân thành hỗn số - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân II. Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

II. C ÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ A. Kiểm tra bài cũ:

(28)

32’

3’

- Giáo viên nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Nêu nhiệm vụ giờ học

2. Luyện tập:

Bài 1

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm:

+ Lấy tử chia cho mẫu số.Thương tìm được là phần nguyên; viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử là số dư, mẫu là số chia.

+ Từ các hỗn số tìm được viết thành phân số như đã học.

- Nhận xét, chốt đáp án đúng Bài 2

? Hãy nêu cách chuyển các STP?

- GV nhận xét.

? Giải thích vì sao lại có kết quả như vậy ?

Bài 3

- GV hướng dẫn cách làm phép tính mẫu:

2,1m = 2101 m = 2m 1dm = 21dm.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 4

- GV cho HS làm bài cá nhân..

- GV nhận xét,chốt cách làm

- 2 học sinh lên chữa bài tập 2 - 3 về nhà

- Lớp nhận xét, chữa bài

- Nghe, xác định nhiệm vụ học tập

- Học sinh đọc yêu cầu - HS quan sát cách làm.

- 2 học sinh lên bảng

- Lớp làm vở bài tập, nhận xét, chữa bài

a) 16102 = 16,2; 97105 = 97,5 b) 741009 = 74,09; 81006 = 8,06

- Học sinh đọc yêu cầu - 1 số học sinh lên bảng

- Lớp làm vở bài tập, nhận xét, chữa bài

a) 6,4 ; 37,2; 19,54 ; b) 19,42; 6,135; 2,001 - HS nêu cách làm của mình.

- Học sinh đọc yêu cầu

- Lớp trao đổi cặp, 1cặp làm bảng phụ.

- Lớp nhận xét:

a) 9,75m = 975cm ; 7,08m =708cm b) 4,5m=45cm; 4,2m= 420cm;

1,01m = 101cm

- 1HS đọc yêu cầu lớp đọc thầm.

- HS đọc bài làm của mình - HS lớp nhận xét, chữa bài.

(29)

đúng.

C. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét giờ học - Về nhà làm vở bài tập

- Làm BT trong VBT.Chuẩn bị giờ sau.

Nhận xét:

...

...

...

...

S

INH HOẠT T UẦN 7 1.Lớp trưởng nhận xét tuần trước

2.Giáo viên bổ sung:

- Nề nếp: đi học đều, đúng giờ, cần phát huy.

- Học tập : truy bài đầu giờ chưa thật sự nghiêm túc, kết quả chưa cao.

- Học thuộc bài làm bài ở nhà có nhiều tiến bộ nhưng bên cạnh đấy còn một số em chưa thuộc bài và làm bài ở nhà còn quên sách vở.

- Thể dục – vệ sinh: Còn chậm chưa nhanh nhẹn, sạch sẽ, gọn gàng, các động tác thể dục còn lúng túng chưa tập đúng động tác.

3. Phương pháp tuần tới

- Phát huy ưu điểm khắc phục mọi tồn tại ở tuần tới.

- Chuẩn bị bài chu đáo và đồ dùng trước khi đến lớp.

- Thể dục - vệ sinh cần nhanh nhẹn và sạch sẽ hơn nữa

- Tích cực học tập lập thành tích cao chào mừng ngày 15/10 và 20/10 BÀI 4

Nguyên nhân gây tai nạn giao thông I/Yêu cầu

-HS biết nguyên nhân gây tai nạn giao thônglà do:Con người,phương tiện giao thông,do đường,do thời tiết…

-Qua đó biết cách phòng tránh tai nạn giao thông II/Chuẩn bị

-SGK;tranh ảnh có liên quan III/Lên lớp

HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH

1

1/Giới thiệu bài

-Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cho mọi người em cần biết nguyên nhân gây tai nạn giao thông.Qua đó biết cách

-Mở SGK

-Quan sát tranh ảnh

(30)

2

3

phòng tránh tai nạn giao thông 2/Nội dung

a/Nguyên nhân gây tai nạn giao thông

*GV đưa cho HS quan sát tranh ảnh SGK

+Do con người

+Do phương tiện giao thông +Do đường

+Do thời tiết

b/Phòng tránh tai nạn

+Để phòng tránh tai nạn giao thông ta phải làm gì?

Củng cố – Dặn dò

-Nêu lại nội dung bài học

-Các em phải thực hiện đúng luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.

-Không tập trung chú ý,không hiểu hoặc không chấp hành luật giao thông

-Phương tiện không đảm bảo an toàn:phanh không tốt,thiếu đèn chiếu sáng,đèn phản quang.

-Đường gồ ghề,quanh co,không có đèn tín hiệu,không đèn chiếu

sáng,không có biển báo,không có cọc tiêu…Đường phố hẹp,nhiều người và xe qua lại.có nhiều chỗ đường sắt giao cắt với đường bộ.Đường sông thiếu đèn tín hiệu,phao báo hiệu -Mưa bão làm đường trơn ,sạt lở,lầy lội…Sương mù che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông.

-Nhận xét sửa sai -HS thảo luận

+Luôn chú ý khi đi đường

+Khi tham gia giao thông mọi người phải có ý thức chấp hành Luật giao thông

+Kiểm tra điều kiện an toàn của các phương tiện

-HS hỏi nhau về ý nghĩa của việc chấp hành Luật giao thông.

-Nhận xét sửa sai Nhận xét- ký duyệt của BGH

………

………

………

(31)

………

………

………

………

………

………

………..

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu văn sau, đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được...

Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh. Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn

Bài 2: Hãy thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ khác ( bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ…)?. Luyện từ và câu.. b) Khi

Vẽ đoạn thẳng có độ

a) Diện tích toàn phần của hình M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình N?. b) Thể tích của hình M gấp mấy lần thể tích của

[r]

[r]

Muốn cộng số đo thời gian ta làm như thế nào?. Muốn trừ số đo thời gian ta làm như