• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : 25/10/2019

Ngày dạy: 29/10

Tiết 11

BÀI 9:

LỊCH SỰ, TẾ NHỊ

I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là lịch sự tế nhị.

- Nêu được ý nghĩa của lịch sự tế nhị trong gia đỡnh với mọi người xung quanh.

2. Kĩ năng:

. Kĩ năng bài dạy :

- Biết phân biệt hành vi lịch sự tế nhị với hành vi chưa lịch sự tế nhị.

- Biết giao tiếp lịch sự tế nhị với mọi người xung quanh.

3. Thái độ:

TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, KHIÊM TỐN, ĐOÀN KẾT BIẾT ƠN, CHAN HOÀ VỚI MỌI NGƯỜI

- Giáo dục đạo đức:

+ Yêu mến quý trọng những người lịch sự tế nhị trong giao tiếp.

+ Biết chào hỏi, biết cám ơn , xin lỗi, nói lời yêu cầu,đề nghị thể hiện lời nói, hành vi nhã nhặn, khiêm tốn, khéo léo ở nơi công cộng

- Giáo dục kĩ năng sống: giao tiếp ứng xử, tư duy phê phán, tự trọng.

4. Định hương phát triển năng lực:

- Năng lực giao tiếp, ứng xử thể hiện lịch sự tế nhị, tự rèn luyện, tự học…

II. Tài liêu phương tiện

- Soạn bài theo kiến thức chuẩn.

- Sưu tầm tranh ảnh truyện đọc có nội dung thể hiện hành vi, lời mới, trang phục lịch sự, tế nhị hoặc không lịch sự, tế nhị, tình huống giao tiếp và trang phục sắm vai.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp dạy học - Thảo luận cả lớp

- Giải quyết tình huống

- Nghiên cứu trường hợp điển hình 2. Kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật đụng não

- Kĩ thuật lược đồ tư duy - Kĩ thuật hỏi đáp

-Trình bày một phút IV.Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Thế nào là sống chan hoà với mọi người?

?Ý nghĩa? Kể một tấm gương về sống chan hòa?

* Yêu cầu

(2)

- Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người, sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích.

- Sống chan hoà được mọi người quý mến, giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.

(Nêu một tấm gương và phân tích sơ qua).

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài:(1’)

Từ xa xưa, ông cha chúng ta đã có câu:

“ Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

Đó chính là kinh nghiệm quý báu trong cách ứng xử, cư xử với nhau trong cuộc sống hàng ngày. Vậy kinh nghiệm đó được biểu hiện như thế nào, chúng ta sẽ được nghiên cứu trong bài học hôm nay:

b. Các hoạt động dạy học :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1( 10’)

Mục tiêu : Hướng dẫn HS tìm hieur nội dung truyện đọc

Phương pháp : Nhận xét giải quết tình huống

Cách tiến hành :

GV : Cho hs đọc 1lần sau đó mời các em lên bảng tái hiện lại tình huống SGK.

GV : Trình chiếu.

? Em nhận xét gì về hành vi của các bạn qua tình huống trên?

Bạn không chào: Không lễ phép, thiếu lịch sự.

Bạn chào rất to, thiếu lịch sự.

Ä Những bạn này đi học muộn lại không xin lỗi thầy là thiếu lịch sự, vào lớp lúc thầy đang nói là thiếu tế nhị.

? Nhận xét hành vi ứng xử của bạn Tuyết?

HS: Lễ phép, biết lỗi, lịch sự, tế nhị…

Ä - Cử chỉ đứng nép ngoài cửa để khỏi làm phiền thầy và các bạn trong lớp -> biết tôn trọng người khác, lịch sự, tế nhị.

- Chờ thầy nói hết câu mới bước ra giữa cửa, đứng nghiêm chào thầy và nói lời xin lỗi -> kính trọng thầy, thể hiện hành vi đạo đức trong quan hệ thầy - trò, biết ứng xử lịch sự, tế nhị.

GV: Trình chiếu

? Nếu em là thầy Hùng em sẽ chọn cách

I. Đặt vấn đề:

1. Tình huống - SGK/ 26

2. Nhận xét:

- Bạn Tuyết là người lịch sự, tế nhị.

(3)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG ứng xử nào sau đây mà em cho là tốt nhất

trước hành vi của các bạn vào lớp muộn?

GV trình chiếu: Một số cách giải quyết:

1.Phê bình các bạn đi học muộn với thái độ gay gắt

2. Nhắc nhở và phân tích nhẹ nhàng 3.Coi như không có chuyện gì

4. Không nói ngay lúc ấy, tan học sẽ nhắc trực tiếp các bạn.

? Tai sao em chọn cách ứng xử này?

Bởi đây là cách ứng xử khéo léo.

GV trình chiếu đáp án: Sau đó phân tích ưu, nhược điểm của từng cách ứng xử.

GV: Qua tình huống trên các em thấy cách ứng xử của một số bạn chạy vào lớp khi thầy đang chúc các bạn nữ nhân ngày 8.3 như vậy là chưa đúng chúng ta cấn rút kinh nghiêm. Cách ứng xử của bạn tuyết chúng ta cấn phát huy. Đây cũng chính là một biểu hiện của lịch sự tế nhị đấy các em a.

Vậy để hiểu thế nào là Lịch sự, thế nào là tế nhị cô và các em tìm hiểu nội dung thứ nhất của bài học.

Hoạt động 2( 23’)

Mục tiêu : Tìm hiểu nội dung bài học Phương pháp : Giải quyết vấn đề Cách tiến hành : Cá nhân

? Em hiểu lịch sự là gì? Tế nhị là gì?

- Lịch sự: là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội.

- Tế nhị: là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử.

? Em thấy Lịch sự, tế nhị có khác nhau không? Vì sao?

- Không, đều chỉ hành vi ứng xử, giao tiếp phù hợp với yêu cầu xã hội...

? Vậy em hãy khái quát cho cô thế nào là lịch sự, tế nhị?

- Lịch sự tế nhị thể hiện ở thái độ, lời nói và hành vi giao tiếp ( nhã nhặn, từ tốn) - Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, những qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa người với người.

II. Nội dung bài học:

1. Khái niệm lịch sự , tế nhị

- Lịch sự: là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội.

- Tế nhị: là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử.

- Lịch sự tế nhị thể hiện ở thái độ, lời nói và hành vi giao tiếp ( nhã nhặn, từ tốn)

- Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, những qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa người với người.

- Thể hiện sự tôn trọng giao tiếp với người xung quanh.

(4)

- Thể hiện sự tôn trọng giao tiếp với người xung quanh.

? Lịch sự, tế nhị gần gũi với đức tính nào em đã học?

(Lễ độ, tôn trọng kỷ luật, biết ơn, chan hoà với mọi người).

GV: Phát phiếu:

Cho học sinh thảo luận nhóm tìm biểu hiện (Chia lớp làm 6 nhóm)

Phát phiếu học tập cho học sinh.

? Em hãy tìm những biểu hiện của lịch sự tế nhị?

-Biết chào hỏi, biết giới thiệu, tự giới thiệu, cám ơn xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị thể

hiện lời nói, hành vi nhã nhặn, từ tốn, khéo léo ở nơi công cộng, + Biết lắng nghe.

+ Biết nhường nhịn.

+ Biết tôn trọng người khác.

+ Nói nhẹ nhàng.

+ Nói dí dỏm.

+ Cư xử đúng mực với mọi người ( Nhận xét các nhóm)

GV: Biểu hiện của lịch sự tế nhị được thể

hiên cụ thể qua trang phục,cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp với mọi người

? Em hãy tìm những biểu hiện của không lịch sự tế nhị?

- Là thô lỗ, vụng về trong giao tiếp, gây nên sự khó chịu cho người giao tiếp…

- Ví dụ: Nói to át tiếng người khác, nói thầm với người bên cạnh khi có người thứ ba ở đó, chen lấn sô đẩy người khác ở nơi công cộng.

GV: Chúng ta vừa đi tìm hiểu biểu hiên của lịch sự, tế nhị vậy cô muốn kiểm tra xem các em đã nắm vững biểu hiên chưa chúng ta cùng giải quyết tình huống sau.

Thảo luận nhóm : 3 phút

GV: Cho học sinh giải quyết tình huống

“Tuấn và Quang rủ nhau đi xem ca nhạc.

Vào cửa rạp, Tuấn vẫn hút thuốc lá. Quang nhắc nhở Tuấn tắt đi, nhưng Tuấn lại trả lời để mọi người xung quanh nghe thấy: “Hút thuốc là quyền của mình, việc gì phải

2. Biểu hiện

-Biết chào hỏi, biết giới thiệu, tự giới thiệu, cám ơn xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị thể hiện lời nói, hành vi nhã nhặn, từ tốn, khéo léo ở nơi công cộng

(5)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG tắt!”(Bài tập d sgk/22)

Phân tích hành vi, cử chỉ, lời nói của Tuấn và Quang trong tình huống trên?

Đáp án:

- Với Tuấn :

+ Hút thuốc lá nơi công cộng: vi phạm nội quy của rạp, không tôn trọng mọi người.

+ Cố tình nói to: khiếm nhã, bất lịch sự.

- Với Quang:

+ Nhắc nhở bạn khi bạn có hành vi không đúng.

+ Nói nhỏ vào tai Tuấn, không làm ảnh hưởng đến người khác -> Cách ứng xử lịch sự, tế nhị.

GV kết luận khái quát: Những việc làm trên thể hiện cách cư xử của con người có hiểu biết, có văn hóa ; tuy nhiên, tế nhị không phải là khéo léo che đậy, giả dối trong hành vi, ứng xử.

? Em có cảm nghĩ gì khi được người khác cư xử với mình một cách lịch sự tế nhị?

- Em cảm thấy vui mình được tôn trọng và em nghĩ người đang nói chuyện với mình là người có hiểu biết … Và bản thân cũng cảm thấy tôn trọng họ.

? Em hãy tự nhận xét về thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ hằng ngày của bản thân xem mình đã lịch sự tế nhị chưa?

- Học sinh trả lời.

? Có điểm gì cần phát huy? Cần khắc phục?

GV: Lịch sự tế nhị thể hiện qua trang phục, cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp với người khác. Yêu cầu về thái độ phải tôn trọng, nhã nhặn từ tốn biết lắng nghe người khác không phân biệt đối xử với người giao tiếp, về ngôn ngữ nói đủ nghe, dùng từ phù hợp.

- Về trang phục: Phải phù hợp với lứa tuổi hoàn cảnh sống.

- Về cử chỉ phải đúng mực, nhã nhặn, lễ độ khéo léo trong giao tiếp ứng xử.

GV: Vây lịch sự tế nhị có cần thiết trong cuộc sống không cô cùng các em sẽ tìm

hiểu nội dung thứ hai của bài học. 2.Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị:

(6)

? Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

- Giao tiếp lịch sự tế nhị thể hiện con người có văn hóa.

- Có đạo đức được mọi người quý mến.

- Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

? Theo em cần làm gì để trở thành người biết cư xử lịch sự tế nhị?

Rèn luyện thái độ, cử chỉ, hành vi ngôn ngữ.

Biết tự kiểm soát hành vi của mình G: Lịch sự, tế nhị có tác dụng đạt hiệu quả giáo dục cao, giúp mọi người hiểu nhau và xây dựng mối quan hệ tốt.

Hoạt động 3( 7’)

Mục tiêu : củng cố, vận dụng kiến thức Phương pháp :Giải quyết tình huống Cách tiến hành : Cá nhân

GV: Trình chiếu nội dung bài tập.

-Yêu cầu học sinh đọc.

Bài tập b:

- Em hãy nêu một ví dụ về cách cư xử tế nhi trong gia đình, nhà trường và xã hội mà em biết?

G: Chữa, rút kinh nghiệm.

- Giao tiếp lịch sự tế nhị thể hiện con người có văn hóa,

Có đạo đức được mọi người quý mến.

- Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

3.Cách rèn luyện:

Rèn luyện cách giao tiếp từ thái độ, cử chỉ, hành vi, ngôn ngữ.

Biết tự kiểm soát hành vi của mình Góp ý cho mọi người hiểu khi có hành vi không lịch sự, không tế nhị.

III. Luyện tập:

- Các bài tập đã chữa trong quá trình dạy. Bài tập a không làm (giảm tải) .

4. Củng cố: (3’)

? Bài học có những đơn vị kiến thức nào?

HSTL

5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới: (2’) a. Hướng dẫn học bài cũ:

-Học bài theo các nội dung cơ bản.

- Hoàn thành các bài tập.

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

b. Chuẩn bị bài mới.

- Chuẩn bị: Bài 10: "Tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể hoạt động xã hội".

V. Rút kinh nghiệm bài dạy.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xin kính chào quý thầy cô giáo. Xin kính chào quý thầy

Chúc các em học sinh đạt kết Chúc các em học sinh đạt kết.. quả cao trong

>> Tác hại của ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe con người:Con người mặc các bệnh về da ngày càng nhiều. Dầu loang trên biển là một trong những thảm họa lớn nhất

>> Tác hại của ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe con người:Con người mặc các bệnh về da ngày càng nhiều. Dầu loang trên biển là một trong những thảm họa lớn nhất

Nhận xét thái độ của Giang khi trò chuyện với thầy giáo?... Cô cũng là cô giáo trong

2.Em đã làm được những việc nào trong các việc dưới đây để bày tỏ thái độ kính trọng đối với thầy cô giáo.. a, Thưa gửi, chào hỏi lễ phép

- Các bạn sẽ hưởng ứng Vân cùng nhau đến thăm cô giáo.. - Bức tranh 3 không thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. Dù cô không dạy lớp mình nhưng vẫn là cô

Haø thaáy vaäy lieàn chaïy ñeán söûa laïi daây ñeo, ñaët chieác caëp naèm thaät lieàn chaïy ñeán söûa laïi daây ñeo, ñaët chieác caëp naèm thaät.. ngay