• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề Kiểm tra tự học Môn Sinh học Khối 12-Lần 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề Kiểm tra tự học Môn Sinh học Khối 12-Lần 2"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Đề số 002

KIỂM TRA SINH HỌC LỚP 12 Ngày ...tháng...năm...Thời gian làm bài:45 phút Họ tên học sinh:………

Lớp:…………

Điểm: Lời phê:

Bảng ghi kết quả:

Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A                     B                     C                     D                     Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

A             B             C             D             I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 8 điểm)

Câu: 1 Phát biểu nào sau đây là đúng?

A) Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.

B) Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.

C) Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.

D) Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay.

Câu: 2 Đối tượng của CLTN theo quan niệm của Đacuyn là

A) cá thể và quần thể. B) loài. C) quần thể. D) cá thể.

Câu: 3 Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là:

A) tuổi quần thể. B) tuổi sinh thái.

C) tuổi sinh lí. D) tuổi trung bình.

Câu: 4 Trong tự nhiên, vì sao phần lớn các quần thể không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học?

A) Do điều kiện môi trường không bị giới hạn.

B) Do tỉ lệ tử trong quần thể luôn cao hơn tỉ lệ sống sót.

C) Do điều kiện môi trường luôn bị giới hạn.

D) Do khả năng sinh sản của mỗi quần thể là có giới hạn.

Câu: 5 Sự biến động số lượng cá thể trong quần thể gây nguy hại lớn nhất cho đời sống của các loài là sự biến động

A) theo chu kì mùa. B) không theo chu kì.

C) theo chu kì ngày đêm. D) theo chu kì tuần trăng.

Câu: 6 Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?

A) Nhiệt độ. B) Ánh sáng. C) Hữu sinh. D) Nước.

Câu: 7 Biến dị cá thể là những đặc điểm khác nhau giữa các cá thể của cùng bố, mẹ phát sinh A) trong quá trình sinh sản.

1 / 4 (002)

(2)

B) do tác dụng của ngoại cảnh.

C) do những thay đổi tập quán hoạt động ở động vật.

D) trong quá trình sinh sản và do tác dụng của ngoại cảnh hay thay đổi tập quán hoạt động ở động vật.

Câu: 8 Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của:

A) hợp tác B) kí sinh C) cộng sinh D) hội sinh

Câu: 9 Trong một khoảng không gian xác định, vào thời điểm nhất định, mỗi loài sinh vật cư trú trong đó được gọi là

A) quần thể sinh vật. B) quần xã sinh vật.

C) quần tụ cá thể. D) hệ sinh thái.

Câu: 10 Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể?

I. Đột biến

II. Giao phối không ngẫu nhiên III. Di - nhập gen

IV. Các yếu tố ngẫu nhiên

A) 3 B) 1 C) 4 D) 2

Câu: 11 Trong tiến hóa, các cá thể thích nghi chỉ có ý nghĩa về mặt tiến hóa khi có A) kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi và có khả năng sinh sản.

B) kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi và có khả năng sống sót.

C) kiểu hình phản ứng linh hoạt trước môi trường và phải có khả năng sinh sản.

D) kiểu hình phản ứng linh hoạt trước môi trường và phải có khả năng sống sót.

Câu: 12 Quần thể bị diệt vong khi mất đi một số nhóm trong các nhóm tuổi:

A) đang sinh sản B) trước sinh sản và sau sinh sản C) đang sinh sản và sau sinh sản D) trước sinh sản và đang sinh sản

Câu: 13 Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là

A) giới hạn sinh thái. B) khoảng thuận lợi.

C) khoảng chống chịu. D) khoảng gây chết.

Câu: 14 Trong các chất vô cơ hình thành các chất hữu cơ đơn giản trong khí quyển của quả đất nguyên thủy không có

A) O2. B) N2. C) CH4. D) CO2. Câu: 15 Loài người xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là

A) loài người khéo léo H. habilis. B) loài người khéo léo H. erectus.

C) loài người đứng thẳng H. habilis. D) loài người đứng thẳng H. erectus.

Câu: 16 1) Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp về nguồn gốc của sinh giới.

(2) Từ hóa thạch, người ta có thể biết được lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của các loài.

(3) Hóa thạch là dẫn liệu giúp nghiên cứu lịch sử vỏ quả đất.

Ý nghĩa của hóa thạch được phát biểu đúng là A) (1) và (4).

B) (1) và (2).

C) (1) và (3).

D) (1), (2) và (3).

Câu: 17 Sự tồn tại và phát triển của các loài đã đơn giản hóa tổ chức và những loài vẫn duy trì tổ chức nguyên thủy đã chứng minh trong tiến hóa

A) sự thích nghi là hướng tiến hóa cơ bản nhất.

B) sự phức tạp dần về tổ chức cơ thể không phải là hướng tiến hóa.

C) không có loài nào bị đào thải.

D) sự đa dạng về loài là hướng cơ bản nhất.

Câu: 18 Các loài sinh vật trong quần xã có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt 2 / 4 (002)

(3)

A) sinh sản và nơi ở. B) sinh sản, dinh dưỡng và nơi ở.

C) sinh sản và dinh dưỡng. D) dinh dưỡng và nơi ở.

Câu: 19 Quá trình diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi A) tuần tự các nhân tố vô sinh theo những chu kì khác nhau.

B) số lượng cá thể của các quần thể ở một trạng thái cân bằng.

C) tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn khác nhau.

D) mạnh mẽ của các nhân tố nhân tố vô sinh trong hệ sinh thái.

Câu: 20 Mối quan hệ giữa các loài mà trong đó không có loài nào bị hại gọi là quan hệ

A) cạnh tranh. B) cộng sinh. C) hỗ trợ. D) đối kháng.

Câu: 21 Hai loài ếch cùng sống chung một hồ, một loài tăng số lượng, loài kia giảm số lượng là quan hệ:

A) hợp tác B) hội sinh C) cộng sinh D) cạnh tranh Câu: 22 Ví dụ nào sau đây thuộc diễn thế thứ sinh ?

A) Diễn thế xảy ra ở rừng lim Hữu Lũng

B) Quá trình biến đổi của một đầm nước nông mới xây dựng C) Quá trình biến đổi của một vùng đất mới

D) Diễn thế xảy ra ở một đảo tro mới hình thành.

Câu: 23 Ở các loài vi khuẩn, để phân biệt 2 loài thân thuộc người ta sử dụng chủ yếu là đặc điểm A) địa lí, sinh thái. B) sinh lí, hóa sinh.

C) hình thái. D) cách li sinh sản.

Câu: 24 Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị

A) xác định của 1 nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

B) cao nhất của 1 nhân tố sinh thái mà khi vượt qua nó sinh vật sẽ chết.

C) thấp nhất của 1 nhân tố sinh thái mà khi vượt qua nó sinh vật sẽ chết.

D) xác định của 1 nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

Câu: 25 Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 9-10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện:

A) biến động theo chu kì nhiều năm. B) biến động theo chu kì mùa.

C) biến động theo chu kì ngày đêm. D) biến động theo chu kì tuần trăng.

Câu: 26 Một trong những con đường hình thành loài mới chủ yếu xảy ra ở thực vật và rất hiếm gặp ở động vật là hình thành loài mới bằng con đường

A) địa lí. B) biến động di truyền.

C) sinh thái. D) lai xa và đa bội hóa.

Câu: 27 Quá trình phát sinh và phát triển sự sống trải qua các giai đoạn: tiến hoá A) tiền sinh học → tiến hoá sinh học.

B) hóa học → tiến hoá sinh học → tiến hoá tiền sinh học.

C) hóa học → tiến hoá tiền sinh học.

D) hóa học → tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học.

Câu: 28 Nhóm sinh vật nào sau đây là quần thể?

A) Bèo trên mặt ao. B) Chim trên luỹ tre làng.

C) Cây ven hồ. D) Cá trắm cỏ trong ao

Câu: 29 Sự giao phối giữa cá thể của các nhóm trong một quần thể tạo ra con lai nhưng các con lai đều bị bất thụ gọi là

A) cách li tập tính hoặc cách li cơ học. B) cách li sau hợp tử.

C) cách li sinh sản. D) cách li trước hợp tử.

Câu: 30 Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh điều gì?

A) Axitnuclêic được hình thành từ các nuclêôtit

B) Chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất C) Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ

D) Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ

3 / 4 (002)

(4)

Câu: 31 Sự cạnh tranh giữa các loài sẽ trở nên gay gắt khi chúng

A) có cùng nơi ở. B) giao nhau về ổ sinh thái.

C) trùng lặp ổ sinh thái. D) có ổ sinh thái khác nhau trong cùng nơi ở.

Câu: 32 Trong điều kiện môi trường đồng nhất, nếu các cá thể trong quần thể cạnh tranh gay gắt thì chúng thướng phân bố theo kiểu phân bố

A) đồng đều. B) theo nhóm. C) ngẫu nhiên. D) đồng đều hoặc ngẫu nhiên.

II. PHẦN TỰ LUẬN( 2 điểm)

Câu 1( 1 điểm) So sánh cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự về các tiêu chí sau:

Nội dung Cơ quan tương đồng Cơ quan tương tự - Về nguồn gốc

- Về chức năng

Câu 2( 1 điểm) So sánh quần thể và quần xã về các đặc điểm sau:

Một số đặc điểm Quần thể Quần xã

Số lượng loài Quan hệ gắn bó

(Hết)

4 / 4 (002)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trong điều kiện môi trường liên tục biến đổi theo một hướng xác định, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen cũng theo một hướng xác định nên sự đa dạng của

Câu 8: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Câu 7: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Ở môi trường không thuận lợi, khả năng sinh sản bị hạn chế, số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa sẽ:.. có đường cong sinh

Câu 22: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, cặp nhiễm sắc thể của cặp số 2 và cặp nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể

- Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.. Ví

+ Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn: Nguyên nhân là do sự cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, con đực tranh giành con cái trở nên gay

Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử có một số tế bào cặp nhiễm sắc thể chứa các gen B,b và D,d không phân li trong giảm phân II?. Số loại giao tử tối đa cơ