• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta từ 1999 đến 2005

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta từ 1999 đến 2005"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TTGDTX – HN NINH THUẬN NHÓM ĐỊA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022

MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 10

I. THỰC HÀNH

- Vẽ và nhận xét các loại biểu đồ (cột, tròn, đường, miền, cột – đường kết hợp)

• Bài tập:

1. Cho bảng số liệu: Diện tích trồng cao su của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. (Đơn vị: nghìn ha)

Năm Tây Nguyên Đông Nam Bộ

2001 97,1 286,1

2005 110 325,2

2010 180,9 433,9

2013 256,8 536,1

a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích trồng cao su của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ qua các năm từ 2001 - 2013.

b. Nhận xét dựa vào biểu đồ.

2. Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta từ 1999 đến 2005. Đơn vị: %

a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta từ 1999 đến 2005.

b. Nhận xét dựa vào biểu đồ đã vẽ.

3. Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu nước ta giai đoạn 2005 – 2020 ( Đơn vị: %)

Năm 2005 2010 2015 2018 2020

Xuất khẩu 46,8 46,0 49,5 50,7 51,8

Nhập khẩu 53,2 54,0 50,5 49,3 48,2

Tổng số 100 100 100 100 100

a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2005 - 2020.

b. Nhận xét dựa vào biểu đồ.

4. Cho bảng số liệu: Một số sản phẩm công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2000– 2014

Sản phẩm 2000 2005 2010 2012 2014

Thuỷ sản đông lạnh (nghìn tấn) 177,7 681,7 1278,3 1372,1 1586,7

Chè chế biến (nghìn tấn) 70,1 127,2 211,0 193,3 179,8

a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện sản lượng thủy sản đông lạnh và chè chế biến của nước ta giai đoạn 2000 – 2014.

b. Nhận xét.

5. Cho bảng số liệu:Diện tích và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở nước ta trong giai đoạn 1998 – 2014

Năm 1998 2006 2010 2014

Diện tích nuôi trồng (nghìn ha) 525 977 1053 1056

Sản lượng (nghìn tấn) 425 1694 2728 3413

a. Vẽ biểu côt đường kết hợp thể hiện diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta giai đoạn 1998 – 2014.

b. Nhận xét.

Nhóm tuổi Từ 0 – 14 tuổi Từ 15 – 59 tuổi Từ 60 tuổi trở lên

1999 33,5 58,4 8,1

2005 27 64 9

(2)

II. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở nước ta, Nha Trang được xem là

A. khu công nghiệp. B. điểm công nghiệp.

C. vùng công nghiệp. D. trung tâm công nghiệp.

Câu 2: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây?

A. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than.

B. Khai thác dầu khí, điện lực và cơ khí.

C. Khai thác khoáng sản, khai thác dầu khí và điện lực.

D. Khai thác than, khai thác dầu khí và điện lực.

Câu 3. Ý nào sau đây không phải vai trò của ngành công nghiệp điện lực?

A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

B. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.

C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước.

D. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.

Câu 4. Ngành công nghiệp nào sau đây đảm bảo sản xuất các công cụ, thiết bị, máy móc cho các ngành kinh tế ?

A. công nghiệp luyện kim. B. công nghiệp hóa chất.

C. công nghiệp năng lượng. D. công nghiệp cơ khí.

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:

A. có cơ cấu ngành đa dạng B. đòi hỏi vốn đầu tư cao.

C. có khả năng xuất khẩu cao. D. cần nhiều nhân lực.

Câu 6. Đâu không phải là sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm?

A. Da giày, nhựa, cao su. B. Thịt, cá hộp và đông lạnh.

C. Rau quả sấy và đóng hộp. D. Sữa, rượubia, nước giải khát.

Câu 7. Ngành công nghiệp thực phẩm lấy nguồn nguyên liệu chủ yếu từ ngành nào sau đây ? A. Năng lượng. B. Nông nghiệp. C. Lâm nghiệp. D. Cơ khí.

Câu 8: Các cơ sở chế biến chè hoặc sản xuất muối được xem là

A. khu công nghiệp. B. trung tâm công nghiệp.

C. điểm công nghiệp. D. vùng công nghiệp.

Câu 9: Ở Việt Nam, khu vực nào có ngành khai thác dầu khí phát triển ?

A. Khu vực Đông Bắc (có tỉnh Quảng Ninh). B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.

C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. D. Vùng Đông Nam Bộ.

Câu 10: “ Điện thoại di động” là sản phẩm của phân ngành nào trong Công nghiệp điện tử - tin học?

A. Thiết bị điện tử. B. Máy tính. C. Thiết bị viễn thông. D. Điện tử tiêu dùng.

Câu 11: “ Khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị lớn và vừa” là đặc điểm của A. Vùng công nghiệp. B. Trung tâm công nghiệp.

C. Điểm công nghiệp. D. Khu công nghiệp.

Câu 12: Đang dẫn đầu thế giới về trữ lượng dầu khí hiện nay là khu vực

A. Châu Phi. B. Trung Đông. C. Đông Nam Á. D. Bắc Mỹ.

Câu 13: Vị trí địa lí có tác động như thế nào đến sự phát triển và phân bố của công nghiệp?

A. Chi phối đến quy mô và cơ cấu các xí nghiệp công nghiệp, các khu công nghiệp.

B. Lựa chọn địa điểm để xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất.

C. Chủ động hơn trong sản xuất công nghiệp, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.

D. Ảnh hưởng đến sự phân bố các ngành công nghiệp như dệt, may, chế biến thực phẩm.

Câu 14: Ngành Công nghiệp nào được coi là “Quả tim của công nghiệp nặng”?

A. CN năng lượng B. CN cơ khí C. CN điện tử - tin học D. CN thực phẩm

Câu 15: Trong quá trình công nghiệp hóa của các nước, ngành công nghiệp phải “ đi trước 1 bước” là A. Công nghiệp cơ khí. B. Công nghiệp luyện kim.

C. Công nghiệp năng lượng. D. Công nghiệp dệt – may.

Câu 16: Đâu không phải là vai trò của sản xuất công nghiệp?

(3)

A. Thúc đẩy nông nghiệp và giao thông vận tải phát triển.

B. Taọ ra khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội.

C. Củng cố an ninh quốc phòng.

D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Câu 17: Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì A. Than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất.

B. Nhu cầu về điện ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn.

C. Nhu cầu điện ngày càng tăng trong khi than đá lại ít gây ô nhiễm môi trường.

D. Nguồn dầu mỏ trên thế giới đã cạn kiệt, giá dầu cao.

Câu 18: Hình thức tổ chức lãnh thổ nào sau đây không được xem tương đương với một khu công nghiệp ? A. Khu công nghiệp tập trung. B. Khu chế xuất.

C. Khu công nghệ cao. D. Khu kinh tế mở.

Câu 19: Đây là ngành công nghiệp được phân bố rộng rãi nhất trên thế giới?

A. Da giày. B. Dệt may. C. Nhựa, thủy tinh. D. Thực phẩm.

Câu 20: Được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia là ngành A. Công nghiệp điện tử - tin học. B. Công nghiệp năng lượng.

C. Công nghiệp cơ khí. D. Công nghiệp thực phẩm.

Câu 21: Đây là một đặc điểm của vùng công nghiệp A. gắn với đô thị vừa và lớn.

B. ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.

C. có các xí nghiệp sử dụng riêng cơ sở hạ tầng.

D. có nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.

Câu 22: Đâu là ưu điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học

A. Cần ít kim loại, điện và nước. B. Chiếm diện tích lớn.

C. Gây ô nhiễm môi trường. D. Cần nguồn lao động trình độ cao.

Câu 23: Cho bảng số liệu: sản lượng than sạch và dầu thô khai thác ở nước ta từ 2015 đến 2020.

(đơn vị: triệu tấn).

Năm 2015 2018 2020

Than sạch 41,8 42,4 48,4

Dầu thô khai thác

18,7 13,9 11,5

Nhận xét nào sau đây không đúng:

A. Từ năm 2015 đến 2020 sản lượng than sạch có xu hướng tăng lên.

B. Từ năm 2015 đến 2020 sản lượng dầu thô có xu hướng giảm.

C. Từ 2015 đến 2018 sản lượng than sạch tăng, sau đó đến 2020 giảm.

D. Từ năm 2018 đến 2020: sản lượng than tăng, sản lượng dầu thô giảm Câu 24: Công nghiệp dệt – may phát triển mạnh ở những nước

A. Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á. B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản.

C. Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. D. Trung Quốc, Hoa Kì, EU, Nhật Bản.

Câu 25: Ngành nào sau đây không được xếp vào ngành dịch vụ?

A. Du lịch. B. Giao thông vân tải. C. Bảo hiểm. D. Xây dựng.

Câu 26: Cơ cấu ngành dịch vụ được chia thành mấy nhóm?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 27: . Các trung tâm lớn nhất thế giới về cung cấp các loại dịch vụ là

A. New York, London, Tokyo. B. New York, London, Paris.

C. London, Tokyo, Oasinton. D. New York, London, Oasinton.

Câu 28. Loại hình dịch vụ nào sau đây không được xếp vào nhóm dịch vụ tiêu dùng?

A. Hoạt động bán buôn, bán lẻ. B. Các dịch vụ nghề nghiệp.

C. Kinh doanh bất động sản. D. Các dịch vụ cá nhân.

Câu 29. Ở các nước phát triển, dịch vụ chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong cơ cấu GDP?

A. 40%. B. 50%. C. Trên 60%. D. Trên 80%.

Câu 30. Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành dịch vụ?

A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất.

B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước.

(4)

C. Tạo thêm việc làm cho người dân.

D. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.

Câu 31. Có ảnh hưởng đến đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ là ảnh hưởng của nhân tố A. trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội.

B. trình độ phát triển kinh tế, quy mô, cơ cấu dân số.

C. năng suất lao động xã hội, quy mô, cơ cấu dân số.

D. quy mô, cơ cấu dân số, mức sống và thu nhập thực tế.

Câu 32: Địa phương nào sau đây ở nước ta, có tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ thấp nhất:

A. Thành Phố Hồ Chí Minh. B. Đà Nẵng. C. Ninh Thuận. D. Hà Nội.

Câu 33: Giáo dục được xếp vào nhóm:

A. Dịch vụ kinh doanh. B. Dịch vụ tiêu dùng.

C. Dịch vụ cá nhân. D. Dịch vụ công.

Câu 34: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là:

A. tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi và an toàn. B. sự chuyên chở người và hàng hóa.

C. số lượng phương tiện và chiều dài của đường. D. mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa các nước.

Câu 35: Đâu là vai trò của giao thông vận tải:

A. Tạo ra khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội.

B. Tạo nguồn tích lũy lớn, nâng cao đời sống cho nhân dân.

C. Tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên môn hóa sản xuất.

D. Tạo mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa các vùng trong nước và giữa các nước với nhau.

Câu 36: Đơn vị tính của khối lượng luân chuyển là:

A. triệu lượt người. B. triệu tấn. C. km. D. người × km và tấn ×km.

Câu 37: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển ngành giao thông vận tải ( GTVT)?

A. Quy định sự có mặt của một số loại hình giao thông.

B. Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác các công trình GTVT.

C. Đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của ngành GTVT.

D. Khí hậu và thới tiết ảnh hưởng đến sự hoạt động của các phương tiện vận tải.

Câu 38: Nhân tố tự nhiên chủ yếu làm cho Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh ngành giao thông đường sông là

A. địa hình thấp và bằng phẳng. B. đất đai màu mỡ.

C. khí hậu mưa nhiều. D. sông ngòi dày đặc.

Câu 39: Ngành giao thông vận tải nước ta phát triển chậm hơn các nước khác trên thế giới chủ yếu là do A. dân số ít hơn. B. kinh tế phát triển kém hơn.

C. địa hình chủ yếu là đồi núi. D. khí hậu thất thường, có nhiều thiên tai.

Câu 40: Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng không là:

A. ít gây ra những vấn đề về môi trường.

B. vận chuyển được khối lượng hàng hóa và hành khách lớn.

C. tốc độ vận chuyển nhanh.

D. an toàn và tiện nghi.

Câu 41: Ngành giao thông vận tài nào được coi là phương tiện lưu thông quốc tế:

A. Đường biển, đường ô tô. B. Đường hàng không, đường biển.

C. Đường sắt, đường hàng không. D. Đường ô tô, đường sắt.

Câu 42: Loại hình vận tải có khả năng phối hợp dễ dàng với các phương tiện vận tải khác:

A. đường ô tô. B. đường sắt. C. đường thủy. D. đường hàng không.

Câu 43: Tuyến đường ô tô quan trọng của nước ta:

A. Quốc lộ 1A. B. Đường Hồ Chí Minh. C. Đường sắt Bắc – Nam. D. Quốc lộ 27.

Câu 44: Đối với việc hình thành các điểm du lịch, nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng là A. tài nguyên du lịch. B. sự phân bố các điểm dân cư.

C. trình độ phát triển kinh tế. D. cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng.

Câu 45: Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất đến sức mua và nhu cầu dịch vụ là A. năng suất lao động xã hội.

B. sự phân bố các điểm dân cư.

C. truyền thống văn hoá và phong tục tập quán.

D. mức sông và thu nhập thực tế.

Câu 46. Làm vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng là:

(5)

A. thị trường B. thương mại C. hàng hóa D. tiền tệ Câu 47. ASEAN là tổ chức

A. hội nghị cấp cao Á-Âu B. hiệp hội các quốc gia Đ ông Nam Á C. thị trường mậu dịch Đông Nam Á

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á thái bình dương

Câu 48. Năm 2001 giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta lần lượt là 15 tỉ USD và 16,2 tỉ USD vậy cán cân xuất nhập khẩu là :

A. - 1,2 tỉ USD B. 52,3 % C. 47,7 % D. 92,5 tỉ USD

Câu 49. Dựa vào bảng số liệu: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của một số nước,năm 2004 Đơn vị:tỉ USD

STT Nước Xuất khẩu Nhập khẩu

1 Hoa Kì 819.0 1526.4

2 CHLB Đức 914.8 717.5

3 Nhật Bản 565.6 454.5

Cán cân xuất nhập khẩu của Hoa kì năm 2004 là:

A. 707.4 tỉ USD B. -704.4 tỉ USD C. -700.4 tỉ USD C. -777.4 tỉ USD Câu 50. Xuất siêu là tình trạng:

A. giá trị hàng xuất khẩu nhỏ hơn giá trị hàng nhập khẩu

B. khối lượng hàng xuất khẩu quá lớn làm cho hàng hóa bị ứ đọng C. giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng nhập khẩu

D. xuất khẩu rất lớn của các nước phát triển tràn ngập trong thị trường thế giới ---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm -> cây cối phát triển quanh năm, sinh trưởng nhanh, trồng được nhiều vụ trong năm.. - Khí hậu phân hóa đa dạng: trồng được nhiều

Chính vì vậy, các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp cần phải tính toán sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc sử dụng nợ nhằm xác định một cơ cấu

quy mô doanh nghiệp, độ tuổi, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận quá khứ, năng suất và tính liên kết ngành liên quan đến lợi nhuận của công ty như thế nào nhằm

Bài 2 Trang 11 Tập Bản Đồ Địa Lí: Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học, em hãy điền vào sơ đồ sau những kiến thức về tài nguyên khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất

Khoáng sản tập trung nhiều nhất ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, ở đây phân bố một số loại khoáng sản với trữ lượng lớn như: than, sắt, thiếc, mangan, apatit,

+ Đất feralit: trên 6 triệu ha, tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn

- Dân số đông -> thị trường tiêu thụ lớn; thu nhập tăng và chất luợng cuộc sống được nâng cao nên -> sức mua đang tăng lên. - Nguồn lao động dồi dào, có

- Khái niêm: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ -Nguyên nhân: phân bố đất liền và đại dương ,biển làm khí hậu bị phân