• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Toán lớp 5: Hai vật chuyển động ngược chiều - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Toán lớp 5: Hai vật chuyển động ngược chiều - Giáo dục tiếu học"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Lý thuyết Toán lớp 5: Hai vật chuyển động ngược chiều

1. Chuyển động ngược chiều

Bài toán:

Cùng một lúc, ô tô đi từ A đến B với vận tốc là v1 và xe máy đi từ B đến A với vận tốc là v2.

Biết độ dài quãng đường AB là s. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau bao lâu hai xe đó gặp nhau?

Phương pháp giải:

Giả sử hai xe gặp nhau tại C. Ta có sơ đồ chuyển động của hai xe như sau:

Ta có công thức tính thời gian đi để gặp nhau khi hai vật xuất phát cùng lúc:

Thời gian đi để gặp nhau = Quãng đường : tổng hai vận tốc

Hay tgn = s:(v1 + v2)

Lưu ý: Quãng đường chính là khoảng cách ban đầu giữa hai xe.

Ví dụ: Cùng một lúc, ô tô đi từ A đến B với vận tốc là 50 km/giờ và xe máy đi từ B đến A với vận tốc là 36 km/giờ. Biết độ dài quãng đường AB là 215km.

Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ hai xe đó gặp nhau?

Giải:

Tổng vận tốc của hai xe là:

50 + 36 = 86 (km/giờ) Thời gian đi để hai xe gặp nhau là:

(2)

215 : 86 = 2,5 (giờ)

Đáp số: 2,5 giờ.

Chú ý: Nếu hai vật xuất phát không cùng lúc, ta phải xác định thời điểm hai vật xuất phát cùng lúc sau đó, tìm độ dài quãng đường khi hai xe cùng chuyển động mới áp dụng công thức trên để tính thời gian đi để hai xe gặp nhau.

2. Một số dạng bài tập

Dạng 1: Tìm thời gian đi để hai xe gặp nhau

Phương pháp: Áp dụng công thức khi hai vật xuất phát cùng lúc:

Thời gian đi để gặp nhau = quãng đường : tổng hai vận tốc

Dạng 2: Tìm độ dài quãng đường

Phương pháp: Từ công thức tính thời gian đi để hai xe gặp nhau ta suy ra:

Quãng đường = tổng hai vận tốc × thời gian đi để gặp nhau Dạng 3: Tìm tổng hai vận tốc

Phương pháp: Từ công thức tính thời gian đi để hai xe gặp nhau ta suy ra:

Tổng hai vận tốc = Quãng đường : thời gian đi để gặp nhau Chú ý: Đề bài thường cho tỉ số giữa hai vận tốc hoặc hiệu hai vận tốc, từ đó ta áp dụng bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số hoặc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số để tìm vận tốc của mỗi xe.

Dạng 4: Xác định đia điểm gặp nhau cách A (hoặc cách B) bao nhiêu

Phương pháp: Vẽ sơ đồ chuyển động của hai xe, sau đó tìm thời gian đi để hai xe gặp nhau, từ đó xác định khoảng cách giữa điểm gặp nhau và A chính là quãng đường xe đi từ A đã đi từ lúc xuất phát đến lúc gặp nhau (hoặc khoảng cách giữa điểm gặp nhau và B chính là quãng đường xe đi từ B đã đi từ lúc xuất phát đến lúc gặp nhau).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Để khai thác tính chất đường trung bình trong tam giác, ta chú ý tới các yếu tố trung điểm có sẵn trong đề bài từ đó xây dựng thêm một trung điểm mới để thiết lập đường

Chú ý: Nếu hai vật xuất phát không cùng lúc, ta phải xác định thời điểm hai vật xuất phát cùng lúc, sau đó tìm khoảng cách ban đầu giữa hai xe rồi mới áp dụng công

Quãng đường chính là khoảng cách ban đầu giữa hai xe. Nếu hai vật xuất phát không cùng lúc, ta phải xác định thời điểm hai vật xuất phát cùng lúc, sau đó tìm khoảng

Quãng đường chính là khoảng cách ban đầu giữa hai xe. Nếu hai vật xuất phát không cùng lúc, ta phải xác định thời điểm hai vật xuất phát cùng lúc, sau đó tìm khoảng

I) Lý thuyết. Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian. Đơn vị của quãng đường sẽ tương ứng với đơn vị của vận tốc và thời gian. Đơn vị của vận tốc

Chú ý: Nếu hai vật xuất phát không cùng lúc, ta phải xác định thời điểm hai vật xuất phát cùng lúc sau đó, tìm độ dài quãng đường khi hai xe cùng chuyển động mới áp

Thời gian đi để gặp nhau = Quãng đường : hiệu hai vận tốc Dạng 2: Tìm độ dài quãng đường (khoảng cách ban đầu giữa hai xe) Phương pháp: Từ công thức tính thời gian đi

5. Hai xe chuyển động thẳng đều từ A đến B cách nhau 60 km và đi liên tục không nghỉ. Xe thứ nhất khởi hành sớm hơn 1 giờ nhưng dọc đường phải ngừng nghỉ 2 giờ. Hỏi xe