• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết: 4 Bài 4 : GIỮ CHỮ TÍN

I/ Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là giữ chữ tín.

- Nêu được những biểu hiện của giữ chữ tín.

- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ chữ tín.

* Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bác Hồ là tấm gương sáng về việc trọng lời hứa, luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của mọi người.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học

+ Biết phân biệt những hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

+ Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hằng ngày.

- Kĩ năng sống

+ Kĩ năng xác định giá trị; trình bày suy nghĩ ý tưởng về phẩm chất giữ chữ tín + Kĩ năng tư duy phê phán đối

+ Kĩ năng giao tiếp , thể hiện sự cảm thông / chia sẻ .

+ Kĩ năng GQVĐ; ra quyết định trong những tình huống liên quan dến phẩm chất giữ chữ tín.

3. Thái độ

- Tôn trọng, trách nhiệm, trung thực, khiêm tốn giản dị - Có ý thức giữ chữ tín

- Thường xuyên học tập tấm gương của Bác về giữ lời hứa với mọi người và coi trọng lòng tin của mọi người với mình.

4. Những năng lực cơ bản cần đạt ở học sinh.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tư duy phê phán, II/ Tài liệu và phương tiện - SGK, SGV

- Máy chiếu hắt (projector) - Trò chơi

III/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình - Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp chơi trò chơi - Phương pháp xử lí tình huống IV/ Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức: (1’)

(2)

Lớp Ngày dạy Sĩ số 8A 14 / 9 / 2019

8B 16 / 9 / 2019

8C 19 / 9 / 2019

2. Kiểm tra 15 phút

*Câu hỏi

Câu1( 4 điểm) Những hành vi nào dưới đây thể hiện tôn trọng người khác?

A. Khi cô giáo phê bình bạn thì cười to

B. Chăm chú lắng nghe người dối diện trao đổi

C. Sẵn sàng nhận lỗi trước người khác khi mình mắc lỗi D. Ngồi ghếch chân lên ghế khi trò chuyện với người khác E. Luôn tôn trọng người khác ở mọi lúc, mọi nơi

F. Đi học đúng giờ

G. Đọc truyện trong khi cô giáo đang giảng bài H. Hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài

K. Tận tình quan tâm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn L. Gây gổ, to tiếng với người xung quanh

M. Lắng nghe ý kiến của mọi người I. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện

T. Công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình Câu 2( 6 điểm)

Bài tập tình huống:

Trong dịp nghỉ hè, Nam rủ An đi công viên Đầm sen. Nam và An mua rất nhiều đồ ăn (hoa quả, bánh kẹo...)Sau khi thăm quan một vòng song, Nam và An đói bụng bỏ đồ ra ăn. Nam ăn song vứt rác ra công viên.

An nói với Nam: Sao bạn không vứt vào thùng rác mà lại vứt ra đây thế này, như vậy sẽ làm mất vệ sinh môi trường nơi công viên đó.

Nam bĩu môi nói: vứt đâu mà chẳng được, công viên có người quét rác mà.

Mình vứt rác vào thùng người ta lại nhàn quá không có việc gì để làm.

? Em có nhận xét gì về lời nói và hành động của Nam? Nếu em là An em sẽ giải thích như thế nào để bạn hiểu?

? Tôn trọng người khác là như thế nào?Vì sao cần phải tôn trọng người khác?

* Đáp án Câu 1

- Đáp án đúng: B, C, E, F, H, K, M, I Câu 2:

* Nhận xét gì về lời nói và hành động của Nam

- Hành vi của Nam không có ý thức bảo vệ môi trường và có thái độ thiếu tôn trọng người khác

* Nếu em là An

(3)

- Nếu em là An em sẽ nhẹ nhàng, nhắc nhở và giải thích cho bạn hiểu việc làm của bạn là không tốt gây mất vệ sinh nơi công cộng, bạn làm như vậy là thiếu tôn trọng người khác.

* Tôn trọng người khác

- Tôn trọng người khác là đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm, lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người.

* Cần phải tôn trọng người khác

+ Tôn trọng người khác mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

+ Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở lên lành mạnh và trong sáng hơn.

+ Được mọi người yêu quí, kính trọng và giúp đỡ 3.B ài mới :

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1phút.)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não

GV: Trong cuộc sống xã hội , một trong những cơ sở để tạo dựng và củng cố mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa con người với nhau đó là lòng tin. Nhưng làm thế nào để có được lòng tin của mọi người ? Tìm hiểu bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu được điều đó.

* Hoạt động 2: Lắng nghe, đàm thoại tìm hiểu phần truyện đọc. (8’) - Mục tiêu: H nhận biết được biểu hiện của giữ chữ tín qua truyện đọc - Hình thức: phân hóa, nhóm

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm,tự liên hệ,

- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

HS đọc phần đặt vấn đề

- Gv cho hs thảo luận theo nhóm với các câu hỏi trong (3')

* Nhóm 1

? Em có nhận xét gì về hành vi của vua Lỗ và Nhạc Chính Tử?

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để bày tỏ ý kiến

Nếu ông làm như vậy thì vua Tề sẽ mất lòng tin với ông .

* Nhóm 2

? Em có suy nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ?

I/ Đặt vấn đề 1. Truyện đọc

(4)

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để bày tỏ ý kiến

* Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

GV kết luận: Bác Hồ là người luôn giữ lời hứa với mọi người và coi trọng lòng tin của mọi người với mình. Bác Hồ là tấm gương sáng về việc trọng lời hứa, luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của mọi người.

* Nhóm 3

? Người sản xuất, kinh doanh hàng hoá phải làm tốt việc gì đối với người tiêu dùng? Vì sao? Ký kết hợp đồng phải làm đúng điều gì? Vì sao không được làm trái các quy định kí kết?

- Đảm bảo mẫu mã, chất lượng ,giá thành sản phẩm , thái độ……… vì nếu không sẽ mất lòng tin với khách hàng

- Phải thực hiện đúng cam kết nếu không sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, thời gian ,uy tín…..đặc biệt là lòng tin.

* Nhóm 4

? Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người chúng ta cần làm gì?

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi theo nhóm đôi.

? Có ý kiến cho rằng “Giữ chữ tín là giữ lời hứa”. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?

+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để bày tỏ quan điểm.

-Gv: Yc hs cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ

2. Nhận xét

- Vua Lỗ làm như vậy vua Tề

sẽ mất lòng tin

- Bác Hồ là người luôn giữ lời hứa với mọi người và coi trọng lòng tin của mọi người với mình.

(5)

sung

+ Giáo viên chốt nội dung bài học về Giữ chữ tín

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. (10’)

Mục tiêu: hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa và cách rèn luyện trong việc giữu chữ tín

Hình thức: dạy học phân hóa

Phương pháp: phát hiện và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi

Cách tiến hành:

? Từ các ví dụ đã tìm hiểu ở trên em hiểu thế nào là giữ chữ tín?

HS khái quát

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi tiếp sức để tìm biểu hiện của giữ chữ tín, phân biệt với hành vi không giữ chữ tín.

+ Giáo viên chuẩn bị những băng giấy nhỏ có ghi các hành vi (cả hành vi giữ chữ tín, cả hành vi không giữ chữ tín) và để lẫn lộn.

+ Yêu cầu học sinh tìm hành vi đúng và dán vào bảng phân loại.

Hàng ngày Giữ chữ tín Không giữ chữ tín

Gia đình Nhà trường Xã hội

GV chốt: Giữ lời hứa, đã nói là làm, tôn trọng những điều đã cam kết, có trách nhiệm về lời nói, hành vi và việc làm của bản thân.

? Em hãy tìm những hành vi thể hiện việc không giữ chữ tín?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm nhanh bài

II/ Nội dung bài học.

1. Giữ chữ tín.

Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.

(6)

tập số 1 trong Sgk.

+ Phân biệt sự khác nhau giữa không giữ chữ tín với việc không thực hiện được lời hứa không phải do cố ý mà do hoàn cảnh khách quan mang lại ( ví dụ : bố mẹ bị ốm không đưa

? Giáo viên nêu vấn đề : Trong cuộc sống hàng ngày, em đã biết giữ chữ tín chưa ? Biểu hiện cụ thể là gì ?

+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để bày tỏ ý kiến

+ Biểu hiện cụ thể: Biết giữ lời hứa, đã nói là làm, tôn trọng những điều đã cam kết với bạn bè, người thân và mọi người ở nhà, ở lớp, ở trường và ngoài xã hội.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai hai tình huống (một tình huống nói về việc giữ chữ tín, một tình huống thể hiện việc không giữ chữ tín).

+ Yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ, cách đánh giá về cách ứng xử của các nhân vật trong tình huống.

? Giáo viên nêu vấn đề : Theo em, việc giữ

chữ tín có ý nghĩa như thế nào trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày ?

+ Giáo viên chốt ý nghĩa của việc giữ chữ tín.

- Em hãy giải thích câu : + Người sao một hẹn thì nên

Người sao chín hẹn thì quên cả mười . + Bảy lần từ chối còn hơn một lần thất hứa

* Những biểu hiện của giữ chữ tín:

- Giữ lời hứa, đã nói là làm, tôn trọng những điều đã cam kết, có trách nhiệm về lời nói, hành vi và việc làm của bản thân.

- Các hành vi không giữ chữ tín: nói một đằng, làm một nẻo, chỉ nói không làm, không giữ lời hứa,..

2. Ý nghĩa của việc giữ chữ tín.

- Giữ chữ tín là tự trọng bản thân và tôn trọng người khác;

người giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình.

(7)

* Hoạt động 4: Thực hành, luyện tập (7’)

- Mục tiêu: H phân biệt được hành vi, việc làm giữu chữ tín và thiếu giữ chữ tín, có những hành vi, việc làm rèn luyện tính giữu chữ tín. HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, - Kĩ thuật: động não

- Cách tiến hành Bảng phụ Yêu cầu hs đọc

? Trong những tình huống đó, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín)?

Vì sao?

a. Quang không giữ chữ tín với bố mẹ Minh vì việc Quang cho Minh chép bài là khiến bạn trở nên lười biếng, ỷ lại, học hành sa sút, chứ không hề giúp bạn tiến bộ.

Đọc và nêu yêu cầu bài tập2 Gv: chia hs thành 2 nhóm

Nhóm 1: tìm ví dụ biểu hiện của hành vi giữ chữ tín Nhóm 2: tìm ví dụ biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín.

Đọc và nêu yêu cầu bài tập 3

HS Nhận xét cách xử sự và bình chọn nhóm trả lời hay nhất.

III/ Bài tập 1. Bài tập 1:

Phát hiện, lí giải những hành vi giữ chữ tín, không giữ chữ tín?

a. Hành vi không giữ chữ tín.

Bài tập 2

Tìm các ví dụ về biểu hiện hành vi giữ chữ tín, hoặc không giữ chữ tín.

Bài tập 3.

Chuyện xảy ra ở nhà Hằng: Mai đến rủ Hằng đi sinh nhật nhưng Hằng không đi, vờ hứa phải đi đón em vào giờ đó.

4. Củng cố (2’)

- GV tổ chức cho HS chơi sắm vai, chia thành nhóm từ 6-8 em,

- GV nêu yêu cầu sắm vai trong tình huống: " Cách ứng xử thể hiện việc giữ chữ tín"

- HS tự phân vai, XD kịch bản, lời thoại.

- HS nhận xét cách xử sự và bình chọn nhóm hay nhất.

5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới: 1p - Hướng dẫn học bài:

+ Học các phần nội dung bài học.

+ Hoàn thành các bài tập

+ Sưu tầm thêm những câu chuyện, ca dao, danh ngôn nói về đức tính giữ chữ tín

(8)

- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Pháp luật và kỉ luật + Đọc kĩ phần Đặt vấn đề và trả lời câu hỏi.

+ Tìm hiểu Hiến pháp năm 1992

+ Học kĩ bản Nội quy của Nhà trường và lớp học V. Rút kinh nghiệm :

... ...

... ...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai hai tình huống (một tình huống nói về việc giữ chữ tín, một tình huống thể hiện việc không giữ chữ tín). + Yêu cầu học sinh

Sự kiện trong truyện làm em bất ngờ là khi người bạn kia hỏi người ở dưới đất là gấu đã nói gì thì bạn đấy trả lời là gấu bảo: “Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn

Vận dụng 1 trang 35 GDCD lớp 7: Vận dụng hiểu biết về nguyên nhân, biểu hiện của căng thẳng để phân tích một tình huống mà em từng gặp và chia sẻ với các bạn

Các em cũng cần chào hỏi nhẹ nhàng, không gây ồn ào, đặc biệt là ở những nơi công cộng như trường học, rạp

Hãy suy nghĩ và đặt một tên khác cho đoạn 2 mà vẫn thể hiện được nội dung của đoạn truyện nàyC. o Đoạn 2: - Trí khôn

- Tình huống nguy hiểm thứ nhất bị bắt cóc và cách ứng phó để tự bảo vệ bản thân được an toàn khi ở trong những tình huống đó là:. + Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay

3. Đang ngồi học bài, Hải nghe tiếng còi xe cứu hỏa vang cả khu phố. Nhìn qua cửa sổ, thấy ngọn lửa bùng cháy dữ dội từ ngôi nhà bên cạnh, Hải cầm vội chiệc khăn

- Phát hiện mình có thể gặp nguy hiểm vì người lạ trong thang máy có dấu hiệu đáng ngờ => Nếu mang theo điện thoại bạn hãy liên lạc với bên ngoài, gọi cho người