• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 4

Ngày soạn: 21/ 09/ 2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020 Toán

Bài 10: LỚN HƠN, DẤU > BÉ HƠN, DẤU < BẰNG NHAU, DẤU = ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết so sánh số lượng; biết sử dụng các từ (lớn hơn, bé hơn, bằng nhau) và các dấu (>, <, =) để so sánh các số.

- Thực hành sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh các số trong phạm vi 5.

- Phát triển các NL toán học: NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Các thẻ số và các thẻ dấu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động

- HS xem tranh, chia sẻ theo cặp đôi những gì các em quan sát được từ bức tranh.

+ Chẳng hạn: Bức tranh vẽ 3 bạn nhỏ đang chơi với các quả bóng, bạn thứ nhất tay phải cầm 4 quả bóng xanh, tay trái cầm 1 quả bóng đỏ, ...

- HS nhận xét về số quả bóng ở tay phải và số quả bóng ở tay trái của mỗi bạn.

B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Nhận biết quan hệ lớn hơn, dấu >

- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:

- Quan sát hình vẽ thứ nhất và nhận xét: “Bên trái có 4 quả bóng. Bên phải có 1 quả bóng, số bóng bên trái nhiều hơn số bóng bên phải”.

- Nghe GV giới thiệu: “4 quả bóng nhiều hơn 1 quả bỏng”, ta nói: “4 lớn hơn 1”, viết 4 > 1.

Dấu > đọc là “lớn hơn”.

- HS lấy thẻ dấu > trong bộ đồ dùng, gài vào thanh gài 4 > 1, đọc “4 lớn hơn 1”

- Thực hiện tương tự, GV gắn bên trái có 5 quả bóng, bên phải có 3 quả bóng.

HS nhận xét: “5 quả bóng nhiều hơn 3 quả bóng”, ta nói: “5 lớn hơn 3”, viết 5 > 3.

(2)

2. Nhận biết quan hệ bé hơn, dấu <

- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thứ hai và nhận xét: “Bên trái có 2 quả bóng. Bên phải có 5 quả bóng, số bóng bên trái ít hơn số bóng bên phải. 2 quả bóng ít hơn 5 quả bóng”, ta nói: “2 bé hơn 5”, viết 2 < 5. Dấu < đọc là “bé hơn”.

- HS lấy thẻ dấu < trong bộ đồ dùng, gài vào bảng gài 2 < 5, đọc

“2 bé hơn 5”.

3.Nhận biết quan hệ bằng nhau, dấu =

- GV hướng dần HS quan sát hình vẽ thứ ba và nhận xét: “Bên trái có 3 quả bóng. Bên phải có 3 quả bóng, số bóng bên trái và số bóng bên phải bằng nhau”.

Ta nói: “3 bằng 3”, viết 3 = 3. Dấu “=” đọc là

“bằng”.

- HS lấy thẻ dấu = trong bộ đồ dùng, gài vào bảng gài 3 = 3, đọc

“3 bằng 3”.

C. Củng cố, dặn dò

Bài học hôm nay, em biết thêm được điều. Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? Kí hiệu toán học nào em cần nắm chắc? Để không nhầm lẫn khi sử dụng các kí hiệu đó em nhắn bạn điều gì?

_______________________________________

Tiếng Việt Bài 4A: q-qu, gi (SGV trang 56, 57) I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 1 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (SGV) (5) - HĐ1. Nghe - nói (SGV)

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (SGV) (20) - HĐ2. Đọc

a) Đọc tiếng, từ

- Cả lớp: (SGV trang 56) Bổ sung:

+ HS đọc tiếng khóa: quả + HS nêu cấu tạo của tiếng quả

+ HS nêu âm và dấu thanh đã được học, GV nêu âm mới hôm nay học (GV ghi vào mô hình)

+ HS nghe cô giáo phát âm qu + HS đọc nối tiếp qu

+ HS nghe cô giáo đánh vần: qu-a-qua-hỏi-quả

+ HS đánh vần nối tiếp: qu-a-qua-hỏi-quả và cả lớp đọc đồng thanh

(3)

+ HS đọc trơn nối tiếp: quả bí và cả lớp đọc đồng thanh + HS đọc toàn bài: qu-a-qua-hỏi-quả, quả bí

* gi, giá, giá đỗ tương tự

b) Tạo tiếng mới (SGV)

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (SGV) (10) c) Đọc hiểu (SGV)

TIẾT 2 - HĐ3. Viết (SGV) (20)

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (SGV) - HĐ4. Đọc (SGV) (15)

_____________________________________

Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ÐỀ 2: HỌC VUI VẺ, CHƠI AN TOÀN (Tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Thực hiện được những việc nên làm vào giờ học, giờ chơi và tự bảo vệ bản thân.

- Biết cách tự bảo vệ bản thân khi tham gia hoạt động.

2. Năng lực: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Phẩm chất: Chăm học, nhân ái.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề, bài hát Em yêu trường em.

2. Học sinh: SHS, vở BTTN, bộ thẻ.

III. CÁCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ:

- Em đã làm quen được bao nhiêu thầy cô, bạn bè mới?

- Em cảm thấy như thế nào khi gặp thầy, cô và bạn bè mới?

- Em ấn tượng hay thích người nào nhất? Vì sao em thích người ấy?

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

*Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề

Mục tiêu: Giúp HS có cảm xúc tích cực với các hoạt động trong một ngày ở trường, hào hứng khám phá chủ đề mới.

Cách tổ chức:

- GV cho cả lớp hát bài Em yêu trường em.

- Hỏi cả lớp:

+ Cảm xúc của HS sau khi hát bài hát này?

+ Bạn nào không còn khó chịu khi buổi sáng bố mẹ gọi dậy đi học?

+ Vì sao em vui vẻ đến trường?

- Học sinh trả lời.

- Lắng nghe.

- Cả lớp hát.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

(4)

+ Vì sao chưa vui vẻ khi đi học?

- GV lắng nghe, động viên, khích lệ HS.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ đề và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh?

+ Phía trên là hoạt động trong giờ chơi.

+ Bên dưới là giờ học với hình ảnh cô giáo đang giảng bài, các bạn HS đang giơ tay phát biểu với gương mặt vui vẻ.

- GV đặt câu hỏi cho cả lớp:

+ Các bạn trong tranh có cảm xúc như thế ở trường?

+ Các em thích mình giống bạn nào trong bức tranh này?

GV chốt: Trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những hoạt động trong một ngày ở trường, nhận biết và thực hiện được những việc nên làm vào giờ học, giờ chơi, biết được những hành động an toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ khi ở trường.

*Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động diễn ra trong một ngày ở trường

- Mục tiêu: Giúp HS kể tên được các hoạt động diễn ra trong một ngày ở trường và xác định được hoạt động đó có ích lợi gì, mình thích nhất hoạt động nào.

Cách tổ chức: Quan sát tranh và trả lời theo nhóm đôi.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết:

+ Tên các hoạt động diễn ra 1 ngày ở trường theo trình tự các bức tranh.

+ Các hoạt động khác ở trường của em (nếu có)

- GV gọi một số HS trả lời, HS khác bổ sung, GV chốt đá

- GV hỏi:

+ Trong các hoạt động đó, em thích nhất hoạt động nào? Vì sao?

+ Trong các giờ học, em thích giờ học nào

+ Một nhóm bạn đứng góc bên trái đang ngắm hoa và trò chuyện vui vẻ.

+ Ở giữa là nhóm các bạn nam và nữ đang chơi trò chơi dân gian “Mèo đuổi chuột”.

+ Tranh 1: Bố mẹ đưa con đến trường.

+ Tranh 2: Giờ học ở lớp

+ Tranh 3: Vui chơi trong ra chơi + Tranh 4: Giờ học chiều

+ Tranh 5: Giờ học ngoại khóa ( học võ).

Tranh 6: Bố/ mẹ đón con khi tan học.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

(5)

nhất? Vì sao?

- GV tổng kết ý kiến của HS, nêu ý nghĩa của các HĐ diễn ra trong 1 ngày và khuyến khích HS thực hiện giờ nào việc nấy.

*Hoạt động 3: Thực hiện những việc làm cho giờ học tích cực.

Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện việc thực hiện những việc làm cho giờ học tích cực.

Thông qua HĐ này, GV củng cố viêc thực hiện nhiệm vụ 2 trong SGK HĐTN 1.

Cách tổ chức: Thảo luận nhóm 3.

- GV yêu cầu mở VBT HĐTN1, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Những bạn nào trong tranh học tập tích cực? Vì sao?

+Những bạn nào học tập không tích cực? Vì sao?

- HS chia sẻ trong nhóm về những việc mình đã làm trong giờ học tích cực trong tuần qua và những lợi ích của việc học tập mang lại. (VD: Tớ chăm chú nghe cô giảng nên tớ hiểu bài nhanh).

GVchốt: Chăm chú nghe giảng, tích cực giơ tay phát biểu, ghi chép bài cẩn thận, không nói chuyện riêng, không trêu chọc bạn, không ăn quà vặt, không ngủ gật, không mất tập trung và nhìn ra cửa sổ hay nằm bò ra bàn trong giờ học,…gây ảnh hưởng đến lớp học, tích cực tham gia làm việc nhóm.

- HS thảo luận nhóm - Đại diện HS trả lời:

+ Những bạn trong tranh học tập tích cực: giơ tay phát biểu; những bạn chăm chú nghe giảng; những bạn đang ghi chép bài; Bạn đứng lên phát biểu.

+ Những bạn trong tranh học tập không tích cực: Ở dãy bàn bên trái:

Hai bạn nam ngồi bàn cuối cùng đang nói chuyện riêng; bạn nữ ngồi bàn thứ 4 đang ăn quà vặt; bạn nam ngồi ở bàn thứ 3 đang ngủ gật. Ở dãy bàn bên phải: Bạn nam ngồi ở bàn cuối cùng đang không tập trung, lơ đãng nhìn ra ngoài của sổ; bạn nam ngồi ở bàn 4 đang nằm gục xuống bàn; bạn nam ở bàn 3 đang giật tóc trêu chọc bạn.

- Hs chia sẻ.

(6)

C. Củng cố, dặn dò:

- Ở trường, em cảm thấy như thế nào?

Trong các giờ học em thích giờ học nào nhất? vì sao? Em muốn thay đổi gì ở giờ học của cô để giờ học trở nên thú vị hơn?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị tiết học tiếp theo.

- Hs trả lời.

_____________________________________

Thực hành Tiếng việt ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng và rõ ràng các âm l , m, n, nh , ng, ngh, u, ư. Nói tên các tiếng, từ ngữ chứa các âm, vần đã học. Đọc lưu loát các câu, đoạn đã học. Hiểu nghĩa từ ngữ trong đoạn đọc và trả lời các câu hỏi đọc hiểu đoạn văn. Viết đúng: Nhà bà có na, có nho.

- Học sinh biết hợp tác nhóm, quan sát tranh trình bày và hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, đoàn kết, yêu thương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Chữ mẫu GV.

- HS: Vở ôn tập Tiếng Việt 1, tập một.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên A. Hoạt động khởi động (3-5’)

- Gv cho hs nghe bài bát.

* Giới thiệu bài:

B. Hoạt động luyện tập- thực hành Bài 1:

- YC QS tranh 1 HĐ theo cặp: Nói tên các loại quả trong tranh.

- YC HĐ cả lớp trình bày miệng - Nhận xét , chốt, khen

Bài 2:

- GV đọc từ ngữ. Nối từ ngữ với hình thích hợp

- Yêu cầu HĐ nhóm 4quan sát tranh và nối từ ngữ thích hợp với hình.

- Gọi nhóm đọc từ và chỉ nối hình trên bảng, nhóm khác nhận xét bổ sung.

- NX, khen, đối chiếu kết quả đúng.

Bài 3:

Hoạt động của học sinh - Lớp hát theo.

- Theo dõi nghe.

- QS tranh thảo luận.

- Nhìn thấy trong tranh vẽ những quả gì?

- Đọc tên loại quả: me, na, lê, nho, đu đủ.

- Nêu lại yêu cầu.

- Hs thực hiện yêu cầu.

(7)

- Gv đọc yêu cầu: đọc và trả lời câu hỏi.

- Chiếu tranh cho HS quan sát, hỏi:

- Trong gia đình tranh là ai?

- Mẹ đang làm gì?

- Bé đã làm gì?

- YC đọc câu bên cạnh:

- Đưa câu hỏi: Mẹ bổ:

a. bơ b. lê

- Nhận xét, chốt đáp án đúng.

Bài 4:

- Đọc yêu cầu: viết Nhà bà có na, có nho

- Yêu cầu Hs quan sát mẫu của cô - Hd Hs viết bài vào vở.

- QS giúp đỡ, , nhận xét, sữa lỗi - Nhận xét , khen

C. Nhận xét giờ học,

- Dặn dò viết bài ở vở, hoàn thiện BT 4,5

- Hs làm việc nhóm 4.

- Hs nhắc lại yêu cầu.

- HS đọc: Mẹ có lê, có bơ.

Mẹ bổ lê, Hà bổ bơ.

- Hs suy nghĩ và chọn đáp án đúng.

- QS mẫu, viết bảng con 1-2.

- Viết vở.

_______________________________________

Ngày soạn: 21/ 09/ 2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020 Toán

Bài 10: LỚN HƠN, DẤU > BÉ HƠN, DẤU < BẰNG NHAU, DẤU = ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết so sánh số lượng; biết sử dụng các từ (lớn hơn, bé hơn, bằng nhau) và các dấu (>, <, =) để so sánh các số.

- Thực hành sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh các số trong phạm vi 5.

- Phát triển các NL toán học: NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Các thẻ số và các thẻ dấu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động

- HS quan sát cô giơ đồ vật hai tay và so sánh. - Hs so sánh B. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1

- HS quan sát hình vẽ thứ nhất, so sánh số lượng khối lập phương bên trái với số lượng

(8)

khối lập phương bên phải bằng cách lập tương ứng một khối lập phương bên trái với một khối lập phương bên phải. Nhận xét: “3 khối lập phương nhiều hơn 1 khối lập phương”. Ta có:

“3 lớn hơn 1 viết 3 > 1.

- HS quan sát

HS thực hành so sánh số lượng khối lập phương ở các hình vẽ tiếp theo và viết kết quả vào vở theo thứ tự: 2 < 5; 4 = 4; 4 > 3.

Đổi vở cùng kiểm tra và chia sẻ với bạn cách làm.

Bài 2

- Cho HS quan sát hình vẽ thứ nhất, lập tương ứng mỗi chiếc xẻng với một chiếc xô.

- HS quan sát - Nhận xét: “Mỗi chiếc xẻng tương ứng với

một chiếc xô, thừa ra một chiếc xô. Vậy số xẻng ít hơn số xô”. Ta có: “2 bé hơn 3”, viết 2

< 3.

HS thực hiện tương tự với các hình vẽ tiếp theo rồi viết kết quả vào vở: 3 >2; 2 = 2.

Đổi vở cùng kiểm tra và chia sẻ với bạn cách làm.

- Khuyến khích HS diễn đạt bằng ngôn ngữ của các em sử dụng các từ ngữ: nhiều hơn, ít hơn, lớn hơn, bé hơn, bằng nhau.

Bài 3

a) HS tập viết các dấu (>, <, =) vào bảng con. - HS thực hiện b) Cho HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử

dụng các dấu (>, <, =) và viết kết quả vào vở.

Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm.

D. Hoạt động vận dụng Bài 4

- Cho HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?

- HS chọn đồ vật có ghi số lớn hơn, rồi chia sẻ với bạn cách làm.

- Tìm các ví dụ xung quanh lớp học, trong gia đình về so sánh số lượng rồi chia sẻ với các bạn.

E. Củng cố, dặn dò

Bài học hôm nay, em biết thêm được điều. Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? Kí hiệu toán học nào em cần nắm chắc? Để không nhầm lẫn khi sử dụng các kí hiệu đó em nhắn bạn điều gì?

_______________________________________

Tiếng Việt

(9)

Bài 4B: p-ph, v (SGV trang 58, 59) I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 1 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (SGV) (5) - HĐ1. Nghe - nói (SGV)

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (SGV) (20) - HĐ2. Đọc

c) Đọc tiếng, từ

- Cả lớp: (SGV trang 58) Bổ sung:

+ HS đọc tiếng khóa: quả + HS nêu cấu tạo của tiếng phố

+ HS nêu âm và dấu thanh đã được học, GV nêu âm mới hôm nay học (GV ghi vào mô hình)

+ HS nghe cô giáo phát âm ph + HS đọc nối tiếp ph

+ HS nghe cô giáo đánh vần: ph-ô-phô-sắc-phố.

+ HS đánh vần nối tiếp: ph-ô-phô-sắc-phố và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc trơn nối tiếp: hè phố, lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc toàn bài: ph-ô-phô-sắc-phố, hè phố.

* v, vẽ, giá vẽ tương tự.

d) Tạo tiếng mới (SGV)

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (SGV) (10) c) Đọc hiểu (SGV)

TIẾT 2 - HĐ3. Viết (SGV) (20)

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (SGV) - HĐ4. Đọc (SGV) (15)

_______________________________________

Ngày soạn: 22/ 09/ 2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2020 Toán

Bài 11. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết sử dụng các dấu (>, <, =) để so sánh các số trong phạm vi 10.

- Phát triển các NL toán học:NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

II. CHUẨN BỊ

- 2 bộ thẻ số từ 1 đến 5, 1 thẻ số 8 và 2 bộ thẻ các dấu (>, <, =).

(10)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên A. Hoạt động khởi động

- Chơi trò chơi “Ghép thẻ” theo nhóm. Mỗi nhóm dùng 2 bộ thẻ các số từ 1 đến 5 và 2 bộ thẻ các dấu (>, <, =) để ghép thành các mệnh đề đúng. Chẳng hạn: 1 <5; 4 = 4; 3>2;

...

Hoạt động của học sinh - Các nhóm kiểm tra chéo kết quả của nhau, nhóm nào lập được nhiều mệnh đề đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc.

- HS rút ra nhận xét qua trò chơi:

Để so sánh đúng hai số cần lưu ý điều gì?

B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1

- Cho HS quan sát hình vẽ thứ nhất, so sánh số lượng khối lập phương bên trái với bên phải bằng cách lập tương ứng một khối lập phương bên trái với một khối lập phương bên phải. Nhận xét: “5 khối lập phương nhiều hơn 3 khối lập phương”, ta có: “5 lớn hơn 3”, viết 5 > 3.

- HS quan sát

- HS thực hành so sánh số lượng khối lập phương ở các hình vẽ tiếp theo và viết kết quả vào vở: 4 < 6;

7 = 7.

- Đối vở cùng kiểm tra và chia sẻ với bạn cách làm.

Bài 2

- Cho HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, <, =) và viết kết quả vào vở.

- HS thực hiện

- Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm.

Bài 3. HS lấy các thẻ số 4, 8, 5. Đố bạn chọn ra thẻ ghi số lớn nhất, số bé nhất rồi sắp xếp các the số trên theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

Có thể thay bằng các thẻ sổ khác hoặc lấy ra 3 thẻ số bất kì (trong các số từ 0 đến 10) và thực hiện tương tự như trên.

C. Hoạt động vận dụng Bài 4

- Cho HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?

- HS đếm và chỉ ra bạn có ít viên bi nhất, bạn có nhiều viên bi nhất.

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn về so sánh liên quan đến tình huống bức tranh.

D. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

_____________________________________________

(11)

TIẾNG VIỆT Bài 4C: r, s (SGV trang 60, 61) I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 1 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (SGV) (5) HĐ1. Nghe- nói (SGV)

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (SGV) (20) HĐ2 . Đọc

a) Đọc tiếng, từ

- Cả lớp: (SGV trang 60) Bổ sung:

+ HS đọc tiếng khóa: rổ + HS nêu cấu tạo của tiếng rổ

+ HS nêu âm và dấu thanh đã được học, GV nêu âm mới hôm nay học (GV ghi vào mô hình)

+ HS nghe cô giáo phát âm r + HS đọc nối tiếp r

+ HS nghe cô giáo đánh vần: r-ô-rô-hỏi-rổ.

+ HS đánh vần nối tiếp và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc trơn nối tiếp: rổ; lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc toàn bài: r-ô-rô-hỏi-rổ, rổ.

* s, su, quả su su tương tự.

a) Tạo tiếng mới (SGV)

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (SGV) (10) c) Đọc hiểu (SGV)

TIẾT 2 - HĐ3. Viết (SGV) (20)

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (SGV) - HĐ4. Đọc (SGV) (15)

________________________________________

Thực hành Tiếng việt Ôn tập

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh nhận biết, đọc, viết thành thạo âm r, s.

- Rèn cho HS kĩ năng đọc to, rõ ràng, phát âm đúng từ, câu có chứa r, s.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu chữ r, s.

- Bộ đồ dùng tiếng việt, tranh sách thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

A. Ổn định tổ chức: (5’)

(12)

B. Bài mới:

1. Khởi động: (1’)

- Trò chơi: Về đích hai đội chơi, thi tìm các tiếng từ có chứa âm r. Đội nào tìm được nhiều tiếng là đội thắng cuộc.

- GV ghi lại các tiếng, từ hs nêu 2. Thực hành: (20’)

a. 1. Tìm từ chỉ người, vật, hoạt động trong tranh.

- TC chơi trò chơi: nêu cách chơi: 2 đội chơi mỗi đội 3 người, đội 1 đưa tranh đội 2 nêu từ tương ứng với tranh. Đội nào nêu đúng từ tương ứng là đội thắng cuộc.

- GV làm mẫu.

- Tổ chức cho hs chơi.

- Nhận xét.

b. 2. Đọc và trả lời câu hỏi - Nêu yêu cầu

Có mấy câu?

- Đọc nối tiếp câu

- Đọc câu hỏi và câu trả lời.

- Nêu câu trả lời - Nhận xét

c. 3. Điền r hoặc s vào chỗ trống - Nêu yêu cầu

- ? Nhìn tranh nêu từ tương ứng.

- Điền âm còn thiếu - Đọc lại câu.

C. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay ôn lại bài gì?

- Học sinh trả lời.

- HS chơi trò chơi.

- Hs tham gia

- Có 3 câu

- Đọc các nhân, nhóm, lớp.

- Đọc cá nhân -Hs nêu

- Hs nêu nội dung tranh - Hs điền.

- 6hs đọc cá nhân

- Hs nêu.

___________________________________________

Ngày soạn: 22/ 09/ 2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 01 tháng 10 năm 2020 TIẾNG VIỆT

Bài 4D: t, th (SGV trang 62, 63) I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 1 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (SGV) (5) HĐ1. Nghe - nói (SGV)

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (SGV) (20)

(13)

HĐ2. Đọc

a) Đọc tiếng, từ

- Cả lớp: (SGV trang 62) Bổ sung:

+ HS đọc tiếng khóa: tổ.

+ HS nêu cấu tạo của tiếng tổ.

+ HS nêu âm và dấu thanh đã được học, GV nêu âm mới hôm nay học.

(GV ghi vào mô hình)

+ HS nghe cô giáo phát âm: t.

+ HS đọc nối tiếp: t.

+ HS nghe cô giáo đánh vần: t-ô-tô-hỏi-tổ.

+ HS đánh vần nối tiếp: t-ô-tô-hỏi-tổ và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc trơn nối tiếp: tổ và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc toàn bài: t-ô-tô-hỏi-tổ, tổ.

* th, thu, sở thú (tương tự) b)Tạo tiếng mới (SGV)

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (SGV) (10) c) Đọc hiểu (SGV)

TIẾT 2 HĐ3. Viết (SGV) (20)

3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (SGV) HĐ4. Đọc (SGV) (15)

_______________________________________

TẬP VIẾT Tuần 4 (tiết 1) (SGV trang 66, 67) I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 1 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (SGV) (5)

HĐ1. Chơi trò chơi Ai nhanh? để tìm từ đã học. (SGV) 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (SGV) (10)

HĐ2. Nhận diện các chữ cái (SGV)

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (SGV) (20) HĐ3. Viết chữ cái (SGV)

(HS viết bảng và vở Tập viết (trang 7)

___________________________________________

Ngày soạn: 23/ 09/ 2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 02 tháng 10 năm 2020 TIẾNG VIỆT Bài 4E: Ôn tập qu, gi, ph, v, r, s, t, th

(14)

(SGV trang 64, 65) I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (SGV)

1. Đọc (SGV) a. Tạo tiếng (11) b. Đọc từ (12) c. Đọc câu (12)

TIẾT 2 2. Viết (SGV) - qua phà, gió to

______________________________________________

TẬP VIẾT Tuần 4 (tiết 2) (SGV trang 66, 67) I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

(HS viết bảng và vở Tập viết HĐ4: Viết từ: (SGV) (20) HĐ5. Viết số (SGV) (15)

_____________________________________________

SINH HOẠT

CHỦ ĐỀ: THAM GIA GIAO THÔNG AN TOÀN

I. MỤC TIÊU:

- Sau bài học học sinh:

+ Nhận biết các hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp và rèn luyện tư thế ngồi học đúng, sắp xếp sách vở gọn gàng.

+ Nhận biết các qui định cơ bản để tham gia giao thông an toàn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề.

Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN (10’)

1. Đạo đức:

Nhìn chung các em ngoan ngoan, lễ phép vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết tốt với bạn bè. Trong tuần hiện tượng nói chuyện làm việc riêng đã giảm.

2. Học tập:

- Các em có ý thức đi học đều, đúng giờ và dần đi vào nề nếp .Trong học tập nhiều em có tinh thần học tập rất tốt.

(15)

- Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa chăm học , chưa chịu khó học bài, viết còn chậm, chữ chưa đúng mẫu.

3. Thể dục vệ sinh:

- Một số em ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, đầu túc cắt gon gàng. Bên cạnh đó còn một số em vệ sinh cá nhân chưa được sach sẽ.

- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.

B. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (25’)

1. Khởi động

- Cả lớp hát theo bài hát “Đèn xanh đèn đỏ”

2. Khám phá

- Trong bài hát có nhắc tới những loại đèn nào?

- Đèn đỏ ta làm gì?

- Đèn xanh ta làm gì?

- Khi đi ta đi phần đường nào?

- Các con đi học về bằng phương tiện gì?

- Để đảm bảo an toàn em cần làm những việc gì?

* Thực hành lại việc đội mũ bảo hiểm - Nêu lại các bước đội mũ.

C. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN TỚI (3’)

- Khắc phục những tồn tại và tiếp tục phát huy những ưu điểm.

- Thực hiện tốt nội quy lớp, nội quy của trường.

- Thực tốt luật ATGT, TNTT.

- Thực hiện đeo khẩu trang từ nhà đến trường, từ trường về nhà. Kiểm tra, đo thân nhiệt trước khi đến lớp.

- GV hướng dẫn, rèn luyện, nhắc nhở HS cách ngồi học đúng tư thế và thực hành cách sắp xếp sách vở gọn gàng.

________________________________

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ

BÀI 4: QUA ĐƯỜNG AN TOÀN TẠI NƠI ĐƯỜNG GIAO NHAU A. MỤC TIÊU: Giúp các em HS:

- Nhận biết được những nơi an toàn cho các em vui chơi

- Nhận biết được những nguy hiểm có thể xảy ra khi chơi đùa ở những nơi không an toàn, như đường phố, hè phố, cổng trường hay đường sắt, v.v...

- HS tham gia vui chơi ở những nơi an toàn, không vui chơi ở những nơi nguy hiểm.

- Có thái độ chấp hành tốt luật giao thông khi tham gia các trò chơi.

B. ĐỒ DÙNG:

- Tranh về ATGT.

- Máy tính, máy chiếu.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS kể những nơi đường giao nhau mà em đã - HS kể: Ngã ba, ngã tư,

(16)

học và làm thế nào để các em qua đường an toàn ở những nơi đường giao nhau này.

- GV khen HS.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài:

*B1: - GV hỏi:

+ Các em thường chơi đùa ở đâu?

+ Chuyện gì có thể xảy ra khi các em chơi trên đường phố, hè phố, gần đường sắt?

*B2: - GV bổ sung và nhấn mạnh: Khi chơi với bạn bè, đôi khi do mải vui nên các em không để ý là mình đang chơi ở những nơi nguy hiểm nhưđường phố, hè phố, cổng trường hay đường sắt v.v...Chơi ở những nơi đó có thể xảy ra tai nạn giao thông.

2.2. Hoạt động cơ bản:

* Hoạt động 1: Xem tranh minh họa và tìm ra những nơi an toàn để chơi đùa.

B1: Xem tranh.

- Cho HS xem tranh tình huống, GV giới thiệu tranh.

B2: Thảo luận nhóm.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 câu hỏi:

+ Trong tranh các bạn đang chơi trò chơi gì?

+ Các bạn đang chơi đùa ở những đâu?

+ Những bạn nào đang gặp nguy hiểm? Vì sao?

+ Để tránh nguy hiểm, các bạn nên chơi ở đâu?

=> Đại diện các nhóm lên chỉ tranh trình bày ý kiến.

* B3: GV bổ sung và nhấn mạnh:

- Các bạn nữ đang chơi nhảy dây trong sân chơi, đây là nơi an toàn cho các em chơi đùa.

- Các bạn nam đang đá bóng ở trên đường. Các bạn nam đang gặp nguy hiểm, có thể bị xe chạy đâm phải.

- Để tránh nguy hiểm, các bạn nên chơi ở những nơi dành riêng cho các em nhỏ chơi như công viên, sân chơi, v.v...

 Liên hê thực tế: Ở nơi các con sống nếu không có khu vui chơi, sân chơi dành cho trẻ em thì các con

ngã 6 nơi có đèn giao thông.

- Quan sát kĩ khi qua đường và tuân thủ tín hiệu đèn gia thông.

- Hs trả lời.

- Có thể xảy ra tai nạn.

- HS lắng nghe.

-1HS đọc câu hỏi thảo luận.

- Quan sát tranh, lắng nghe.

- Đá bóng, nhảy dây.

- Dưới lòng đường và sân chơi trẻ em.

- Những bạn đá bóng dưới lòng đường. Vì có thể bị xảy ra tai nạn.

- Trong khu vui chơi, sân chơi dành cho trẻ em.

- Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

(17)

có thể chơi ở những khu vực an toàn như: Sân bóng, sân nhà có rào chắn để đảm bảo an toàn.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nguy hiểm khi vui chơi ở những nơi không an toàn.

B1: GV giải thích cho HS hiểu:

- Vui chơi trên đường phố:

+ Các em mải chơi nên không quan sát được xe chạy trên đường.

+ Người lái xe khó đoán được hướng di chuyển của các em, do vậy khó tránh kịp và có thể va chạm với các em, gây ra tai nạn giao thông.

=> Các em có thể gây ra nguy hiểm cho bản thân và những người khác cùng lưu thông trên đường.

- Vui chơi ở cổng trường nơi gần đường phố:

Khi bắt đầu giờ học hoặc khi tan học, cổng trường là nơi tập trung nhiều người. (phụ huynh HS, HS và những người tham gia giao thông khác). Vì vậy, đây là nơi dễ xảy ra tai nạn giao thông.

- Vui chơi trên hè phố:

Hè phố là nơi dành riêng cho người đi bộ nên các em sẽ gây ra cản trở cho người đi bộ khi chơi trên hè phố.

Ngoài ra, khi mải chơi, các em có thể không để ý, chạy xuống lòng đường và có thể va chạm với những chiếc xe đang đi trên đường.

- Vui chơi xung quanh ô tô đang dừng đèn đỏ:

Những chiếc ô tô đó có thể chuyển động bất ngờ khiến các em không kịp tránh. Hơn nữa, chúng còn che khuất tầm nhìn, khiến các em khó quan sát an toàn.

- Vui chơi gần đường sắt:

Khi mải chơi, các em có thể không kịp nhận biết đoàn tàu đang đến và tránh kịp thời.

B2: GV mở rộng: Gv sưu tầm tranh, ảnh các bạn nhỏ đang chơi đùa ở những nơi an toàn và không an toàn. Cho các em xem tranh, nhận biết những nơi an toàn cho các em chơi đùa và giải thích được sự nguy hiểm khi chơi đùa ở những nơi không an toàn.

* Hoạt động 3: Góc vui học B1: Cho HS xem tranh để tìm hiểu.

4 bức tranh mô tả những nơi an toàn và không an toàn để chơi đùa.

+ Các bạn nhỏ đang vui chơi ở những nơi nào trong 4 bức tranh?

- HS quan sát tranh để XĐ các bạn chơi ở những nơi nguy hiểm và tìm những nơi an toàn để chơi.

- Tranh1: Lòng đường;

(18)

+ Các em xem tranh và cho biết bức tranh nào là khu vực an toàn cho các em chơi đùa.

+ Tranh nào không an toàn? Vì sao?

B2: GV kiểm tra, nhận xét, giải thích cho các câu trả lời của HS.

B3: GV nhấn mạnh và giải thích:

- Nơi có thể vui chơi: Công viên (tranh 2).

- Những nơi không nên vui chơi: Trên lòng đường (tranh 1), khu vực gần đường sắt (tranh 3) và bãi đỗ xe ô tô (tranh 4) vì rất nguy hiểm cho các em và những người lưu thông trên đường.

2.3. Ghi nhớ và dặn dò

- GV gọi HS đọc nội dung ghi nhớ.

- GV nêu ghi nhớ: Qua đường đúng nơi quy đinh.

Trước khi qua đường phải dừng lại, quan sát an toàn và chấp hành báo hiệu đường bộ ( nếu có ). - Các em hãy vui chơi ở những nơi an toàn, như sân chơi, công viên...

- Không vui chơi ở những nơi nguy hiểm, như lòng đường, hè phố hay gần đường sắt...

2.4. Bài tập về nhà

- GV yêu cầu HS liệt kê những nơi an toàn để vui chơi tại nơi mình ở để chia sẻ với cả lớp ở tiết học sau.

tranh 2: công viên; tranh 3: đường sắt; tranh 4: Bãi đỗ xe.

- Tranh 2: Công viên - Tranh 1,3,4. Vì đó là những nơi nguy hiểm dễ va chạm với các phương tiện giao thông.

- HS đọc ghi nhớ SGK.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

_____________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ở khối lập phương A: mặt trước tô màu đỏ, mặt trên tô màu xanh, mặt bên phải tô màu vàng2. Em cho biết ở khối lập phương B, mặt trước tô

[r]

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.. những gì các em quan sát được từ bức tranh.. bên trái với một khối lập phương bên phải. Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết

BÀI 14: KHỐI LẬP PHƯƠNG, KHỐI HỘP HÌNH CHỮ NHẬT..

KHỐI HỘP CHỮ NHẬT KHỐI LẬP PHƯƠNG... Khối hộp

a) Hình bên phải có nhiều khối lập phương nhỏ hơn hình bên trái.. b) Hai hình có khối lập phương nhỏ

b) Em hãy nêu tên một số đồ vật có hình dạng khối lập phương hoặc khối hộp chữ nhật ở quanh

Để có được hình ảnh giao thoa trên màn quan sát trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, hãy giải thích tại sao khoảng cách từ màn quan sát đến các khe Young