• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch Sử 7 Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập | Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch Sử 7 Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập | Kết nối tri thức"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 9. Đất nước buổi đầu độc lập

A. CÂU HỎI ĐẦU BÀI

Trả lời câu hỏi trang 39 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Ngô Quyền dã làm gì để xây dựng chính quyền độc lập mà sau này nhà sử học Lê Văn Hưu (thời Trần) đã nhận xét: “Chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã được nối lại”?

Trả lời:

- Những việc làm của Ngô Quyền để xây dựng chính quyền độc lập:

+ Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình mới ở trung ương.

+ Đặt ra các chức quan văn, võ, quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp.

+ Cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.

B. CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Ngô Quyền dựng nền độc lập

Trả lời câu hỏi 1 trang 45 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Em hãy trình bày những nét chính về tổ chức chính quyền, đời sống xã hội và văn hóa thời Ngô.

Trả lời:

- Tổ chức chính quyền:

+ Bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một triều đình mới, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).

+ Ở trung ương: vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc; dưới vua có các chức quan văn, võ phụ trách từng công việc.

+ Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.

- Đời sống xã hội – văn hóa: cuộc sống nhân dân yên bình, văn hóa dân tộc được chú ý khôi phục.

Trả lời câu hỏi 2 trang 45 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Quyết định bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập chính quyền độc lập của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

(2)

- Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một chính quyền độc lập mới ở trung ương là thể hiện sự độc lập, tự chủ của dân tộc, tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này.

2. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh

Trả lời câu hỏi 1 trang 47 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Em hãy nêu tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất.

Trả lời:

- Năm 944 Ngô Quyền mất, chính quyền nhà Ngô suy yếu. Các thế lực hào trưởng địa phương nổi lên

- Năm 965, chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân.

Trả lời câu hỏi 1 trang 47 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Hãy trình bày công cuộc thống nhất đất nước và thành lập nhà Đinh của Đinh Bộ Lĩnh.

Trả lời:

- Trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tại đất Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện nhân vật Đinh Bộ Lĩnh

(3)

- Được nhân dân ủng hộ, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác. Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đó, được tôn là Vạn Thắng Vương.

- Trong 2 năm (966 - 967) bằng các biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn ông đã dẹp yên các sứ quân,

=> Chấm dứt tình trạng chia cắt, thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh.

C. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Trả lời câu hỏi 1 trang 47 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Em hãy đánh giá công lao của Ngô Quyền trong buổi đầu độc lập.

Trả lời:

- Công lao của Ngô Quyền:

+ Chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.

+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.

Trả lời câu hỏi 1 trang 47 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc?

Trả lời:

- Đinh Bộ Lĩnh người có công dẹp loạn 12 sứ quân, xóa bỏ tình trạng phân tán cát cứ, thống nhất đất nước; ban hành nhiều chính sách để củng cố nền độc lập tự chủ và tăng cường tiềm lực của đất nước.

Trả lời câu hỏi 1 trang 47 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Có ý kiến cho rằng: Ngô Quyền quyết định về đóng đô ở Cổ Loa là để tiếp nối truyền thống cha ông. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến trên.

(4)

- Vì:

+ Thành Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, thành được xây dựng vào khoảng thế kỉ III TCN - nơi này đánh dấu cột mốc cư dân Việt cổ bắt đầu chuyển sang định cư và đóng đô từ vùng núi sang vùng đồng bằng.

+ Thành Cổ Loa có vị trí địa lí thuận lợi phù hợp cho việc xây dựng và phát triển đất nước.

=> Vì vậy việc Ngô Quyền chọn Cổ Loa là kinh đô đã một phần giúp nhân dân ta nhớ lại công lao bảo vệ và xây dựng đất nước của các bậc tiền nhân.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi trang 63 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Đại Việt thời Trần..

Trả lời câu hỏi trang 74 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7: Nhà Hồ đã làm gì để củng cố chính quyền trung ương cũng như tăng cường tiềm lực đất nước và kháng chiến chống

- Hoàn cảnh: Nhân cơ hội Đinh Ttieen Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, nội bộ triều đình nhà Đinh mâu thuẫn, nhà Tống đã đem quân xâm lược Đại Cồ

- Trong lịch sử, di tích là nơi thờ Thánh Nho (Khổng Tử), Chu Công, tứ phối, thất thập nhị hiền, Chu Văn An và là trường Quốc Học đào tạo trí thức Nho học của nước ta

+ Những năm đầu mới thành lập, các việc lớn trong triều nhà Trần đều do Trần Thủ Độ điều hành, dẹp loạn và ổn định tình hình đất nước..

+ Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết độ sứ, đóng đô ở cổ Loa + Thiết lập bộ máy chính quyền mới từ trung ương đến địa phương - Nhà Đinh:.. + Sau khi dẹp loạn 12 sứ

Vận dụng 3 trang 64 Lịch Sử lớp 7: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý để lại những bài học gì cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt

- Đặc biệt sự kết hợp du lịch văn hoá tâm linh nhà Trần tại Đông Triều với di tích danh thắng Yên Tử nơi mà vua Trần Nhân Tông đã về đây tu hành sau khi nhường ngôi cho