• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 9"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THCS Liên Châu ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Tiết 23) NĂM HỌC 2016-2017

Môn: Sinh học 9 - Thời gian làm bài: 45 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Nội dung kiểm tra

Mức độ kiến thức cần đạt Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Các thí nghiệm của Menđen

Nội dung quy luật phân li

1 TN (0,5đ)

Mục đích của phép lai phân tích.

Biến dị tổ hợp. Ý nghĩa của biến dị tổ hợp. 1 TN (0,5đ) 1 TL (2,5đ)

Kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội trong phép lai một cặp tính trạng. Viết SĐL 1 TL (2đ)

2 TN (1đ) 2 TL (4,5đ)

Nhiễm sắc thể

Diễn biến NST trong từng kì của nguyên phân

1TN (1đ)

Nguyên phân góp phần truyền đạt ổn định bộ NST ở loài SS vô tính và SS sinh dưỡng.

1 TN (0,5đ)

1 TN (0,5đ)

4 ý ghép nối (1đ)

ADN và gen Số Nu từng loại

trong gen

1 TN (0,5đ)

Cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS.

1 TL (2,5đ)

1TN (0,5đ) 1TL (2,5đ)

Tổng 2 TN (1,5đ) 3 TN (1,5đ)

1 TL (2,5đ)

2 TL (4,5đ) 5 TN (3đ) 3 TL (7đ)

Trường THCS Liên Châu ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Tiết 23)

(2)

Họ và tên: ……….

Lớp: ………

NĂM HỌC 2016-2017

Môn: Sinh học 9 - Thời gian làm bài: 45 phút

Điểm Nhận xét của Cô giáo

ĐỀ BÀI

*Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1(0,5đ):Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì:

a. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn

b. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn

c. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.

d. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn.

Câu 2(0,5đ): Mục đích của phép lai phân tích là gì?

a. Phát hiện thể đồng hợp trội với thể dị hợp. c. Phát hiện thể đồng hợp lặn và thể dị hợp.

b. Phát hiện thể đồng hợp trội với đồng hợp lặn. d. Phát hiện tương quan trội lặn.

Câu 3(0,5đ): Đối với loài sinh sản sinh dưỡng và sinh sản vô tính, cơ chế nào duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài?

a. Nguyên phân b. Giảm phân c. Thụ tinh d. Cả nguyên phân và giảm phân

Câu 4 (0,5đ): Một gen có 2700 nuclêôtit và hiệu số giữa A và G bằng 10% số nuclêôtit của gen. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là :

a. A = T = 810 Nu và G = X = 540 Nu c. A = T = 1620 Nu và G = X = 1080 Nu b. A = T = 405 Nu và G = X = 270 Nu d. A = T = 1215 Nu và G = X = 810 Nu

Câu 5(1đ): Hãy nối thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả trong bảng sau:

Các kì (A) Những diễn biến của NST trong nguyên phân (B) Kết quả(C) 1. Kì đầu

2. Kì giữa 3. Kì sau

4. Kì cuối

a. Các NST đơn dãn xoắn, dài ra ở dạng dợi mảnh

b.Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, có hình thái rõ rệt.

c. Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.

d. Từng cặp NST kép tách nhau ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.

e. Các NST kép đóng xoắn cực đại.

g.Các NST kép xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

1- 2- 3- 4-

*Phần tự luận

Câu 6 (2,5đ): Cấu trúc không gian của phân tử ADN ? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cấu trúc của ADN như thế nào?

Câu 7(2đ): ở cà chua, tính trạng quả đỏ (A) trội so với quả vàng (a). Khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen như thế nào? Viết sơ đồ lai kiểm chứng?

Câu 8(2,5đ): Biến dị tổ hợp là gì? cho VD?

Giải thích tại sao ở các loài sinh sản hữu tính (giao phối) biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính?

HƯỚNG DẪN CHẤM

(3)

* Ph n tr c nghi mầ ắ ệ Câu

1 0,5đ

2 0,5đ

3 0,5đ

4 0,5đ

5 (mỗi ý đúng được 0,25đ)

1 2 3 4

Đáp án c a a A b,c e, g d a

*Ph n t lu nầ ự ậ

Nội dung kiến thức cần đạt Điểm

Câu 6: * Cấu trúc không gian của phân tử ADN

- ADN là một chuỗi xoắn gồm hai mạch đơn xoắn đều từ trái sang phải tạo thành những chu kì xoắn. Mỗi chu kì xoắn gồm 20 nu (10 cặp), dài 34 A0 , đường kính vòng xoắn 20 A0.

- Các nu trong mạch liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị.

Giữa hai mạch các nu liên kết với nhau bằng LKH theo nguyên tắc bổ sung, tức là A mạch này liên kết với T mạch kia, G mạch này liên kết với X mạch kia.

0,5đ 0,5đ

* Hệ quả của NTBS trong cấu trúc phân tử ADN: biết trình tự các nu trong một mạch sẽ suy ra được trình tự các nu trong mạch bổ sung với nó.

0,5đ Câu 7: Từ giả thiết ta có kiểu gen cà chua quả đỏ là AA hoặc Aa, cà chua quả

vàng kiểu gen aa

Khi lai phân tích tức là lai cà chua quả đỏ với cà chua quả vàng, thu được thế hệ lai đồng tính 100% quả đỏ => cà chua quả đỏ đem lai có kiểu gen đồng hợp AA.

Ta có sơ đồ lai:

P AA (đỏ) x aa (vàng) GP A a

F1 : -- kiểu gen : Aa

-- kiểu hình : 100% đỏ

0,5đ 1đ

0,5đ

Câu 8:

- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ làm xuất hiện ở thế hệ con các kiểu hình mới khác P

VD: Lai đậu Hà lan hạt vàng, vỏ trơn thuần chủng với đậu hạt xanh vỏ nhăn, thu được F1 toàn đậu hạt vàng cỏ trơn. Cho F1 tự thụ phấn được thế hệ F2 có 4 kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn.

- Ở các loại sinh sản hữu tính (giao phối) có sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền (gen) trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh đã tạo nên nhiều tổ hợp gen mới, trong đó xuất hiện các tổ hợp là biến dị tổ hợp khiến cho sinh vật phong phú. Còn ở loài sinh sản vô tính không có quá trình này.

1đ 0,5đ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P..

* Khi môi có lactozơ : Lactose liên kết làm mất cấu hình không gian của Prôtêin ức chế nên Prôtêin ức chế không hoạt động , vì vậy cụm gen cấu trúc hoạt động (

Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền quy định cặp tính trạng tương phản thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế di truyền các tính

Menđen đã giải thích các kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá

- Ở các loài sinh sản giao phối biến dị phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính vì: các loài giao phối có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của

Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính.. Sự phân

- Nội dung quy luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần

 Quá trình phiên mã được bắt đầu khi enzim ARN-polimeraza bám vào vùng khởi đầu của genàgen tháo xoắn và tách 2 mạch đơn, ARN-polimeraza di chuyển dọc theo mạch