• Không có kết quả nào được tìm thấy

MENĐEN VÀ DI

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "MENĐEN VÀ DI "

Copied!
60
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ 3

DI TRUYỀN HỌC

(2)

Tiết 13

MENĐEN VÀ DI

TRUYỀN

HỌC

(3)

Các đặc điểm ngoại hình của em có giống y chang như bố hoặc mẹ không? Có đặc điểm nào trên cơ thể của em khác với bố mẹ?

1. Di truyền học

(4)

Hình dạng mí mắt Hình dạng thùy tai

Gợi ý một số đặc điểm của cơ thể

(5)

Hình dạng mũi Hình dạng môi

(6)

Màu tóc (tự nhiên) Màu da

(7)

Hình dạng bàn tay, ngón tay

Hình dạng móng tay

(8)

Đặc điểm Bố Mẹ

Giống Khác Giống Khác Mí mắt

Hình dạng mũi Hình dạng môi Màu tóc

Màu da

Hình dạng móng tay

Đánh dấu (X) vào bảng, Nêu các đặc điểm của em GIỐNG và KHÁC so với bố mẹ

(9)

Con cái sẽ có những đặc điểm giống bố mẹ và có những đặc điểm khác biệt so với bố mẹ.

Những đặc điểm

giống gọi là di truyền

Những đặc điểm khác gọi là biến dị

(10)

Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu

Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết

Di truyền là gì? Biến dị là gì?

(11)

Nhắc lại kiến thức: trong quá trình giảm phân để tạo giao tử, do các NST có thể xếp hàng theo nhiều cách và do có sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương

đồng  Tạo ra các giao tử khác nhau về gen, đa dạng di truyền  Sinh ra các em bé cùng cha mẹ nhưng không giống nhau hoàn toàn (hiện tượng biến dị)

(12)

Có sinh sản hữu tính (đực và cái kết hợp)  sẽ có di truyền và biến dị

Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản.

(13)

Vật chất, năng lượng và

sự biến đổi năng lượng Chất và sự biến đổi của chất

Vật sống và mối quan hệ với môi trường

VẬT LÝ

HÓA HỌC

SINH HỌC

NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU

NGHIÊN CỨU

(14)

Di truyền học nghiên cứu về vấn đề gì?

Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị

(15)

Khoa học chọn giống Y học Công nghệ sinh học

Di truyền học là cơ sở lí thuyết cho các ngành khác

(16)

CHỦ ĐỀ 3: DI TRUYỀN HỌC

Tiết 13: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC 1. Di truyền học

Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu

Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết

(17)

2. Menđen và di truyền học

Menđen là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền

Đối tượng nghiên cứu: đậu Hà Lan

(18)

Vì sao chọn đậu Hà Lan là đối tượng nghiên cứu?

• Tự thụ phấn nghiêm ngặt

• Có các cặp tính trạng tương phản

• Vòng đời ngắn

• Số lượng đời con lớn

(19)
(20)

Menđen tách riêng từng cặp tính trạng để nghiên cứu và cho lai các cặp bố mẹ khác nhau (thuần chủng, tương phản)

Ví dụ: cho hoa đỏ lai hoa trắng

Menđen theo dõi tính trạng ở đời con và dùng toán thống kê để phân tích.

(21)

Các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen

(22)

Menđen đã lai các cặp bố mẹ khác nhau, theo dõi sự di truyền và dùng toán thống kê để phân tích. Đây chính là phương

pháp nghiên cứu phân tích thế hệ lai của Menđen

Ví dụ: cho hoa đỏ lai hoa trắng, thu hoạch hạt sau đó gieo hạt để xem cây mọc lên có hoa màu gì. Kết quả có 151 cây hoa đỏ, 149 cây hoa trắng  tỉ lệ hoa đỏ : hoa trắng là 1 : 1

(23)

2. Menđen và di truyền học

Đối tượng nghiên cứu: đậu Hà Lan

Phương pháp nghiên cứu của Menđen: phân tích thế hệ lai

Lai các cặp bố mẹ khác nhau và theo dõi sự di truyền Dùng toán thống kê phân tích số liệu

(24)

3. Một số thuật ngữ và kí hiệu

• Tính trạng: đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí Ví dụ: hoa đỏ, thân cao, quả vàng,…

a. Thuật ngữ

(25)

• Cặp tính trạng tương phản: hai trạng thái ngược nhau của cùng 1 loại tính trạng

Ví dụ: hoa đỏ - hoa trắng, thân cao - thân thấp

(26)

• Nhân tố di truyền: quy định các tính trạng của sinh vật

Ví dụ nhân tố di truyền màu hoa đỏ, màu hoa trắng

• Giống (hay dòng) thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ

trước

(27)

P : bố mẹ x : phép lai

G : giao tử (đực ♂ cái ♀) F : thế hệ con

F1 là thế hệ con thứ nhất (con của P) F2 là thế hệ con thứ hai (con của F1)

b. Kí hiệu

(28)

P (tc) : hoa đỏ x hoa trắng

AA aa

G : A a

F1 : Aa

(100% hoa đỏ)

Ví dụ: cho hoa đỏ thuần chủng và hoa trắng thuần chủng lai với nhau ta thu được toàn bộ thế hệ con là hoa đỏ, ta sẽ biểu diễn phép lai như sau:

(29)

a. Thuật ngữ:

Tính trạng: đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí

Cặp tính trạng tương phản: hai trạng thái ngược nhau của cùng 1 loại tính trạng

Nhân tố di truyền: quy định các tính trạng của sinh vật

Giống (hay dòng) thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước

3. Một số thuật ngữ và kí hiệu

(30)

b. Kí hiệu

P : bố mẹ x : phép lai

G : giao tử (đực ♂ cái ♀) F : thế hệ con

F1 là thế hệ con thứ nhất (con của P) F2 là thế hệ con thứ hai (con của F1)

(31)

Tiết 14, 15 LAI MỘT CẶP

TÍNH TRẠNG

(32)

1. Thí nghiệm

(33)

P F1 F2 Tỉ lệ kiểu hình F2 Hoa đỏ x

Hoa trắng

Hoa đỏ 705 đỏ : 224 trắng Thân cao x

Thân thấp

Thân cao 787 cao : 277 thấp Quả xanh x

quả vàng

Quả xanh 428 xanh : 152 vàng

Kết quả thí nghiệm

Em hãy tính tỉ lệ kiểu hình F2?

(34)

P F1 F2 Tỉ lệ kiểu hình F2

Hoa đỏ x Hoa trắng

Hoa đỏ

705 đỏ : 224 trắng 3 đỏ : 1 trắng Thân cao x

Thân thấp

Thân cao

787 cao : 277 thấp 3 cao : 1 thấp Quả xanh x

quả vàng

Quả xanh

428 xanh : 152 vàng 3 xanh : 1 vàng

Kết quả thí nghiệm

(35)

Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì

F1………về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung

bình………...

Kết quả thí nghiệm

Điền vào chỗ trống

(36)

Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần

chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình

3 trội : 1 lặn

Kết quả thí nghiệm

(37)

Tiết 14, 15: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG

1. Thí nghiệm

• Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng, tương phản  F1 đồng tính, F2 phân tính theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.

• Ví dụ: P (tc) hoa đỏ x hoa trắng  F1: 100% hoa đỏ, F2: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.

(38)

2. Giải thích kết quả thí nghiệm

Giải thích kết quả thí nghiệm

“lai 1 cặp tính trạng”

(39)

Giải thích

kết quả

thí nghiệm

(40)

Menđen đã giải thích các kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định tính trạng tương phản thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Từ đó phát hiện ra quy luật phân li.

 QUY LUẬT PHÂN LI: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P

(41)

Hoa đỏ, hoa trắng: ta gọi là kiểu hình

AA, Aa, aa: ta gọi là kiểu gen

Kiểu gen là toàn bộ các gen của cơ thể. Thông thường người ta chỉ xét 1 hoặc 1 vài cặp gen. Ví dụ: kiểu gen AA, kiểu gen AaBb

Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Ví dụ: hoa đỏ, thân thấp, hạt vàng,…

(42)

Xem phim và liên hệ với bài GIẢM

PHÂN để tạo giao tử để hiểu rõ hơn vì sao các kiểu gen AA, Aa, aa có thể sinh ra các loại giao tử trên.

Kiểu gen AA tạo ra 1 loại giao tử A

Kiểu gen Aa tạo ra 2 loại giao tử A và a Kiểu gen aa tạo ra 1 loại giao tử a

(43)

Cơ sở tế

bào học của quy luật

phân li

(44)

Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa

(45)

2. Giải thích kết quả thí nghiệm

• Sơ đồ lai: hình 2.3, SGK trang 9

• Quy luật phân li : Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền

phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P

(46)

Bước 1: xác định trội lặn Bước 2: gọi gen

Bước 3: viết sơ đồ lai Bước 4: kết luận

Các bước làm bài toán di truyền

Hướng dẫn làm bài tập

(47)

Bước 1: xác định trội lặn

Ví dụ: Ở đậu Hà Lan, hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với hoa trắng.

hoa đỏ: trội hoa trắng: lặn

Ví dụ: Cho hạt vàng (thuần chủng) lai hạt xanh

(thuần chủng) được đời con toàn bộ đều là hạt vàng

hạt vàng: trội hạt xanh: lặn

(48)

Bước 2: gọi gen

Gọi A là gen trội và a là gen lặn

Ví dụ: ta biết hạt vàng là tính trạng trội, hạt xanh là tính trạng lặn.

 Gọi: gen A: hạt vàng, gen a: hạt xanh

(49)

Bước 3: viết sơ đồ lai

- Xác định được kiểu gen.

- Xác định giao tử

- Các giao tử kết hợp với nhau sẽ được kết quả như thế nào?

- Kiểu gen và kiểu hình đời con, tỉ lệ bao nhiêu?

(50)

Ví dụ: hạt vàng (thuần chủng) lai hạt xanh, gen A: hạt vàng, gen a: hạt xanh

Sơ đồ lai

P: hạt vàng x hạt xanh AA x aa

G: A x a F1 Aa

(100% hạt vàng)

(51)

Bước 4: kết luận

- Kết luận theo câu hỏi của đề bài: hỏi kiểu hình, kiểu gen, tỉ lệ hay số lượng,…

Ví dụ: đề bài yêu cầu xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của đời con

Kết luận:

Kiểu gen: Aa

Kiểu hình: 100% hạt vàng

(52)

Hướng dẫn làm bài tập

Câu 1: Ở đậu Hà Lan, thân cao là tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp.

a) Cho cây thân cao thuần chủng thụ phấn với cây thân thấp. Xác định kết quả F1.

b) Cho F1 tự thụ phấn, xác định kết quả F2

(53)

- Theo đề bài: thân cao trội (hoàn toàn), thân thấp lặn - Gọi gen A: thân cao, gen a: thân thấp

- a) Sơ đồ lai:

P: thân cao (tc) x thân thấp AA x aa G: A x a

F1: Aa (100% thân cao)

Kết luận: F1 có kiểu gen Aa, kiểu hình 100% thân cao

(54)

- b) Sơ đồ lai:

F1 x F1: thân cao x thân cao Aa x Aa

G: A, a x A, a F2: 1AA : 2Aa : 1aa

(3 thân cao : 1 thân thấp)

(nếu viết theo tỉ lệ % là 75% thân cao : 25% thân thấp) Kết luận: F2 có tỉ lệ kiểu gen là 1AA : 2Aa : 1aa

tỉ lệ kiểu hình là 3 thân cao : 1 thân thấp

A a

A AA Aa

a Aa aa

(55)

Hướng dẫn làm bài tập

Câu 2: Cho P thuần chủng quả đỏ lai với quả vàng được F1 toàn bộ đều quả vàng.

a) Quả đỏ trội hay quả vàng trội?

b) Viết sơ đồ lai để xác định F1.

c) Cho F1 tự thụ phấn, xác định kết quả F2.

d) Thu hoạch toàn bộ quả ở F2 được tổng cộng 2000 quả. Hỏi có khoảng bao nhiêu quả đỏ, bao nhiêu quả vàng?

(56)

- a) Theo đề bài: P thuần chủng quả đỏ lai quả vàng  F1 100% quả vàng  quả vàng trội hoàn toàn so với quả đỏ.

- Gọi gen A: quả vàng, gen a: quả đỏ - b) Sơ đồ lai:

P: quả vàng (tc) x quả đỏ (tc) AA x aa

G: A x a

F1: Aa (100% quả vàng)

Kết luận: F1 có kiểu gen Aa, kiểu hình 100% quả vàng

(57)

- c) Sơ đồ lai:

F1 x F1: quả vàng x quả vàng Aa x Aa

G: A, a x A, a F2: 1AA : 2Aa : 1aa

(3 quả vàng : 1 quả đỏ)

Kết luận: F2 có tỉ lệ kiểu gen là 1AA : 2Aa : 1aa

tỉ lệ kiểu hình là 3 quả vàng : 1 quả đỏ

A a

A AA Aa

a Aa aa

(58)

- d) F2 có 2000 quả, trong đó tỉ lệ là 3 quả vàng : 1 quả đỏ Quả vàng chiếm ¾ , quả đỏ chiếm ¼

Quả vàng = ¾ x 2000 = 1500 quả.

Quả đỏ = ¼ x 2000 hoặc quả đỏ = 2000 – 1500 = 500 quả

(59)

Câu 1: Biết gen A: hạt vàng, gen a: hạt xanh.

Viết kết quả kiểu gen và kiểu hình của các phép lai sau.

- AA x AA - AA x Aa - AA x aa - Aa x Aa - Aa x aa - aa x aa

Bài tập về nhà (làm vào tập)

(60)

Câu 2: Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong.

a) Cho cây lúa có hạt gạo đục thuần chủng thụ phấn với cây lúa có hạt gạo trong. Xác định kết quả F1.

b) Cho F1 tự thụ phấn, xác định kết quả F2

Bài tập về nhà (làm vào tập)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trình tự gen PB2 của 6 biến chủng virus cúm A/H5N1 nghiên cứu, có số lượng nucleotide và amino acid được mã hóa đúng bằng trình tự gen này, của 19 chủng đại diện

+ Menđen tiến hành thực nghiệm: lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, sau đó theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng

Menđen đã giải thích các kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá

Đối với đề tài nghiên cứu liên quan phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng mạng điện thoại di động của sinh viên Đại học Huế, tác giả kiến nghị các nhà

- Hiện tượng di truyền liên kết bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen: các gen quy định các nhóm tính trạng khác nhau có thể cùng nằm trên 1 NST và cùng

+ Trong ống 1: Tại nhiệt độ thường, enzyme vẫn hoạt động phân giải albumin nhưng với tốc độ chậm hơn. Do đó, ống này cần nhiều thời gian hơn ống 3 để dung dịch

a, Khởi động: (1’)Menđen giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào và ý nghĩa của định luật phân li độc lập trong thực tiễn cuộc sống...

 Quá trình phiên mã được bắt đầu khi enzim ARN-polimeraza bám vào vùng khởi đầu của genàgen tháo xoắn và tách 2 mạch đơn, ARN-polimeraza di chuyển dọc theo mạch