• Không có kết quả nào được tìm thấy

DI TRUYỀN LIÊN KẾT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "DI TRUYỀN LIÊN KẾT"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 18

DI TRUYỀN LIÊN KẾT

(2)

Morgan lựa chọn ruồi giấm làm đối tượng thí nghiệm vì chúng dễ nuôi, đẻ nhiều, vòng đời ngắn, số

lượng NST ít, có nhiều biến dị dễ quan sát

(3)

1. Thí nghiệm

Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen,

cánh cụt  F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho F1 lai phân tích (lai với ruồi thân đen, cánh cụt) được F2 có tỉ lệ 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt

(4)

Nhận xét

• Có 2 loại tính trạng là màu sắc thân và độ dài cánh.

• P thuần chủng thân xám, cánh dài lai thân đen, cánh cụt

 F1 là 100% thân xám, cánh dài

Thân xám trội hơn thân đen, cánh dài trội hơn cánh cụt.

Gọi gen B: thân xám, b: thân đen, V: cánh dài, v: cánh cụt.

• Theo phép lai 2 cặp tính trạng, phân li độc lập của

Menđen, ta tiến hành thí nghiệm trên sẽ có kết quả sau

đây:

(5)

P (tc) Xám, dài x Đen, cụt

BBVV x bbvv

G BV x bv

F1 BbVv (100% xám, dài)

 Giống thí nghiệm trên

(6)

F1 lai phân tích (lai với kiểu hình lặn)

Xám, dài x Đen, cụt

BbVv x bbvv

G BV, Bv, bV, bv x bv

F2 1BbVv : 1Bbvv : 1bbVv : 1bbvv

25% xám, dài : 25% xám, cụt : 25% đen, dài : 25% đen, cụ

 Khác thí nghiệm trên. Không có kiểu hình xám, cụt và đen, dài xuất hiện, luôn là xám, dài và đen cụt. Các gen B và V; các gen b và v có liên quan đến nhau.

(7)

2. Giải thích thí nghiệm

Gen thân xám liên kết với gen cánh dài, gen

thân đen liên kết với gen cánh cụt  Sẽ di truyền cùng nhau  Không

xuất hiện “thân xám và cánh cụt” cũng như

“thân đen và cánh dài”

(8)

Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng di

truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen nằm trên

một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

(9)

3. Ý nghĩa của di truyền liên kết

Trong tế bào ruồi giấm có 2n = 8 NST nhưng có đến 4000 gen. Vậy các gen sẽ phân bố như thế nào trên NST?

 Nhiều gen cùng nằm trên một NST

Mỗi NST mang nhiều gen. Các gen phân bố dọc theo

chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết.

(10)

Ý nghĩa: trong chọn giống, chọn những nhóm tính trạng tốt luôn luôn được di truyền cùng với nhau.

Mỗi NST mang nhiều gen. Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết.

Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường ứng với số

NST trong bộ đơn bội của loài. Ví dụ ruồi giấm có

2n = 8  n = 4  có 4 nhóm gen liên kết

(11)
(12)

Tiết 18: DI TRUYỀN LIÊN KẾT

• Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen nằm trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.

• Ý nghĩa: trong chọn giống, chọn những nhóm tính

trạng tốt luôn luôn được di truyền cùng với nhau.

(13)

Tiết 19 BÀI TẬP

01 04

02 05

03 06 aa x aa

Aa x aa Aa x Aa

AA x aa

AA x Aa

AA x AA

(14)

Bài 1 trang 22 SGK

Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.

P: Lông ngắn thuần chủng x Lông dài, kết quả ở F

1

như thế nào trong các trường hợp sau đây?

A. Toàn lông ngắn B. Toàn lông dài

C. 1 lông ngắn : 1 lông dài

D. 3 lông ngăn : 1 lông dài

(15)

- Theo đề bài: lông ngắn là tính trạng trội, lông dài là tính trạng lặn.

- Gọi gen A: lông ngắn, gen a: lông dài

- Sơ đồ lai: P: Lông ngắn (tc) x Lông dài

AA x aa

G: A x a

F1: Aa (100% lông ngắn)

 Chọn câu A

(16)

Bài 2 trang 22 SGK

Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy

định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả sau: P:

Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm F1: 75% thân đỏ thẫm : 25% thân xanh lục. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây:

A. P: AA x AA B. P: AA x Aa

C. P: AA x aa D. P: Aa x Aa

(17)

- Theo đề bài: gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục  đỏ thẫm là tính trạng trội, xanh lục là tính trạng lặn

- F1 thu được 75% đỏ thẫm : 25% xanh lục  (3 trội : 1 lặn)

 P là Aa x Aa

- Sơ đồ lai: P: Aa x Aa

G: A, a x A, a

F1: 1AA : 2Aa : 1aa

(75% đỏ thẫm : 25% xanh lục)

 Chọn câu D

(18)

Bài 4 trang 23 SGK

Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình nào trong các trường hợp sau để

con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh?

A. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (aa)

B. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa)

C. Mẹ mắt xanh (aa) x Bố mắt đen (Aa)

D. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt đen (AA)

(19)

- Theo đề bài: gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh.

- Để con sinh ra có mắt đen (AA hoặc Aa)  bố hoặc mẹ phải cho 1 giao tử A hoặc cả 2 cùng cho giao tử A.

- Để con sinh ra có mắt xanh (aa)  bố phải cho 1 giao tử a và mẹ phải cho 1 giao tử a.

 Câu B và C đều đúng

(20)

Sơ đồ lai chứng minh 2 trường hợp

Câu B. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa)

P : Aa x Aa G : A, a x A, a F1: 1AA : 2Aa : 1aa (3 mắt đen : 1 mắt xanh)

Câu C. Mẹ mắt xanh (aa) x Bố mắt đen (Aa)

P : aa x Aa

G : a x A, a

F1: 1Aa : 1aa

(1 mắt đen : 1 mắt xanh)

(21)

Bài 5 trang 23 SGK

Ở cà chua gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ, dạng quả bầu dục và quả vàng, dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 901 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ,

bầu dục; 301 cây quả vàng, tròn; 103 cây quả vàng, bầu dục.

Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các trường hợp sau:

A. P: AABB x aabb B. P: Aabb x aaBb C. P: AaBB x AABb D. P : AAbb x aaBB

(22)

- Xét kiểu hình F2: 901 quả đỏ, tròn; 299 quả đỏ, bầu dục;

301 quả vàng, tròn; 103 quả vàng, bầu dục  9 : 3 : 3 :1

- Xét tỉ lệ quả đỏ : quả vàng = (901 + 299) : (301 : 103) = 3 : 1  F1 là Aa x Aa. Xét tỉ lệ quả tròn : quả bầu dục = (901 + 301) : (299 : 103) = 3 : 1  F1 là Bb x Bb

- Kết hợp 2 loại tính trạng lại  F1 là AaBb x AaBb - F1 có kiểu gen AaBb và F1 đồng tính quả đỏ, tròn

 P là AABB x aabb hoặc Aabb x aaBB

Mà P là quả đỏ, bầu dục x quả vàng, tròn  P : AAbb x aaBB

 Chọn câu D

(23)

Sơ đồ lai:

P: quả đỏ, bầu dục x quả vàng, tròn

AAbb x aaBB

G: Ab x aB

F1: AaBb (100% quả đỏ, tròn)

F1 x F1: AaBb x AaBb

G: AB, Ab, aB, ab x AB, Ab, aB, ab

F2: 9A_B_

3A_bb 3aaB_

1aabb

9 quả đỏ, tròn

3 quả đỏ, bầu dục 3 quả vàng, tròn

1 quả vàng, bầu dục

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nếu thấy kết quả tính được phù hợp với kết quả phép lai thì có thể kết luận 2 cặp gen quy định 2 loại tính trạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di truyền theo

Hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bàoa. Hiện tượng nhiều nhóm tính

Menđen đã giải thích các kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá

- Hiện tượng di truyền liên kết bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen: các gen quy định các nhóm tính trạng khác nhau có thể cùng nằm trên 1 NST và cùng

 Quá trình phiên mã được bắt đầu khi enzim ARN-polimeraza bám vào vùng khởi đầu của genàgen tháo xoắn và tách 2 mạch đơn, ARN-polimeraza di chuyển dọc theo mạch

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã áp dụng phương pháp PCR kết hợp PFGE để phân tích sự đa dạng di truyền và mối quan hệ của các chủng

Bài 5 (trang 10 SGK Sinh học 12): Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp

- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác